You are on page 1of 6

Lý Ngọc Hương Giang 9A11

Đề: phân tích và cảm nhận bài “Viếng lăng bác” – Viễn Phương
Bài làm
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!”
(Tố Hữu)
Cảm ơn nhà thơ Tố Hữu đã nói thay mọi người nỗi đau mất Bác, một nỗi
đâu, một sự mất mát mà không thể nào bù đấp được. Dù Bác đã ra đi nhưng cuộc
đời của Bác, nhân cách của Bác, tên tuổi của Bác, sự hiện diện của Bác vẫn sống
mãi, vẫn toả sáng mãi trong lòng người dân Việt Nam. Và cũng chính cuộc đời
đáng tự hào của Người đã khơi nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều tác phẩm văn
học nghệ thuật ra đời. “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương cũng ra đời với
mạch nguồn ấy. Ai đã từng đọc bài thơ với giọng điệu vô cùng tha thiết, triều mến
đó làm sao có thể quên được những vần thơ như thế này:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng


Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt


Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng
trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
Mở đầu bài thơ Viễn Phương đã bày tỏ cảm xúc của mình qua lời tự giới
thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Từ “con” mở đầu đọc lên nghe sao mà ấm áp, thân thương. Đó là cách
xưng hô của người miền Nam. Chứa đựng trong cái từ xưng hô đó là cả tình cảm
ấm áp, thiêng liêng sâu nặng của một đứa con dành cho người cha. Nhan đề ở bài
thơ là “viếng lăng Bác” nhưng ở đây tác giả đã chọn từ “thăm”, phải chăng trong
trái tim, trong tâm hồn của nhà thơ Bác vẫn còn sống mãi. Viễn Phương như một
đứa con xa nhà đã lâu, nay về thăm cha. Mấy tiếng “con ở miền Nam” đâu chỉ gợi
cái sự xa xôi, cách trở mà còn chứa đựng nỗi sót xa và niềm tự hào. Sót xa vì miền
Nam đi trước về sau trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Còn tự hào vì
dẫu trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, bao gian khó của chiến tranh, bom đạn
khói lửa người miền Nam vẫn vững long, bền trí bước tiếp. Câu thơ thoạt đọc qua
như một lời thông áo nhưng ẩn chứa trong đó là cả tình cảm ngọt ngào thân thương
của một đứa con miền Nam dành cho cha.
Với niềm sung sướng dâng trào, với niềm vui chất ngất Viễn Phương đã
tập trung chiêm ngưỡng cảnh quan quanh lăng Bác:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
Bằng bút pháp tả thực, tác giả đã giúp ta hình dung một hiện thực trong
màu sương trắng mờ ảo, cảnh quan quanh lăng Bác hiện ra thật lung linh mà cũng
vô cùng thú vị. Màn sương trắng là dấu hiệu của cảnh trời hãy còn sớm tinh mơ.
Ấy thế mà tác giả đã có mặt tự bao giờ! Điều đó chứng tỏ Viễn Phương đã rất
mong mỏi và cũng rất háo hức khi được đến thăm lăng Bác dù chỉ qua việc viếng
lăng. Cây và hoa khắp mọi miền đất nước về khu Ba Đình khoe sắc toả hương,
nhưng ấn tượng nhất với nhà thơ khi đứng trước lăng Bác là hình ảnh “hàng tre” ẩn
hiện trong màn sương trắng. Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ cùng
với hai từ láy “xanh xanh”, “bát ngát” Viễn Phương đã vẽ ra trước mắt người đọc
hình ảnh “hàng tre” xanh tươi bát ngát ở quanh lăng Bác. Qua màn sương “hàng
tre” có nét đẹp vừa thực vừa lung linh mờ ảo. “Hàng tre” là hình ảnh tượng trưng
giàu ý nghĩa cho đất nước, con người Việt Nam. Tre xanh tươi bốn mùa, đất nào
tre cũng mọc được, măng tre vẫn vương thẳng lên bầu trời xanh biểu hiện cho sức
sống mãnh liệt, và ý chí kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam. Tre không
đứng đơn độc một mình mà mọc thành luỹ thành hàng đó là hình ảnh của dân tộc
Việt Nam đoàn kết, gắn bó, yêu thương. Tre được nhân hoá dù trãi qua bao bão táp
mưa sa mà tre không ngã quỵ mà tre vẫn đứng thẳng hàng đó là hình ảnh của người
Việt Nam dẻo dai, bền bỉ không chịu khuất phục trước khó khăn thử thách. Từ bao
đời nay, tre là hình ảnh gần gũi, thân quen với làng quê Việt Nam vì thế khi đến
trước lăng Bác nhà thơ có cảm giác như được đặt chân trở về làng quê Việt Nam
yên bình. Mấy ai qua màu xanh thân quen của hàng tre mà cảm nhận được tầm
vóc, thế đứng, phẩm chất của cả một dân tộc như nhà thơ Viễn Phương, thế mới
thấy nhà thơ vô cùng tinh tế và sâu sắc. Bớt chợt ta nhớ đến những dòng thơ của
Nguyễn Duy:
“Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?”
Tre trong thơ của Viễn Phương còn gợi ta nhớ đến cây tre đằng ngà cùng
Thánh Giống đánh giặc Ân ngày đó. Tre giữ làng, giữ nước. Cảm xúc trào dâng
không thể dồn nét, buộc tác giả phải thốt lên tiếng “ôi”. Đó là cảm xúc tự hào xen
lẫn chút ngạc nhiên, ngạc nhiên vì không nghĩ rằng quanh lang Bác lại là một hang
tre bình dị đến nao lòng, cứ ngỡ phải là một bức tường thành vững chắc đầy kiên
cố.
Chỉ một khổ thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc
chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.
Với cảm xúc dâng trào ấy, nhà thơ đã thả hồn liên tưởng tới hình ảnh vĩ đại khi
bước đến gần lăng Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết trang hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân…”
Bài thơ bỗng rực rỡ hẳn lên bởi hình ảnh của hai mặt trời. Mặt trời trong câu thơ
đầu là mặt trời của tạo hoá được nhân hoá trở nên có hồn, ngày nào cũng đi qua
trên lăng đến với Bác. Mặt trời tự nhiên là nguồn sáng cho vạn vật mà còn cảm
thấy không sáng bằng, không rực rỡ bằng sắc đỏ của “mặt trời trong lăng”. “Mặt
trời trong lăng” là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo là Bác Hồ bĩ đại. Mặt trời của vũ trụ
chiếu sáng, toả ngàn tia nắng ấm, mang sự sống đến cho muốn loài. Bác là người
mang ánh sáng độc lập, tự do đến cho dân tộc, Người được ví như vàng thái dương
chói lọi, sưởi ấm cho nhân loại. Mặt trời vũ trụ trường tồn cũng chính là lời khẳng
định Bác bất tử trong lòng người dân Việt Nam. Những tia nắng ấm áp của mặt trời
gợi ta nghĩa đến tình cảm ấm áp Bác dành cho mọi người. Qua hình ảnh ẩn dụ ấy,
Bác vừa vĩ đại vừa gần gũi thân thương. Mỗi ngày trong cuộc sống của người Việt
Nam có hai mặt trời chiếu rọi: một mặt trời soi sáng đường đi, một mặt trời sưởi
ấm tâm hồn. Mặt trời vũ trụ cũng có ngày bị mây che khuất, còn “mặt trời trong
lăng” thì luôn luôn toả sáng. Mượn cái kì vĩ của thiên nhiên để so sánh ngầm với
Bác, hình ảnh ẩn dụ ấy thể hiện sự tôn kính và niềm tự hào về Bác. Không riêng gì
Viễn Phương, những nhà thơ khác cũng mượn hình ảnh của mặt trời để nói về Bác.
Hình tượng Bác Hồ rực sáng và lớn lao vô hạn qua trí tưởng tượng mãnh liệt của
nhà thơ Tố Hữu:
“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”
Tố hữu đã sáng tạo thành công hình tượng lãnh tụ chân thực và độc đáo:
bác hồ tượng trưng cho chân lý, cho nhân đạo, văn minh và sức mạnh bách chiến
bách thắng của quân dân ta, tượng trưng cho cái đẹp và cái cao cả – đối lập một
trời một vực với cái xấu xa, thấp hèn và khiếp nhược của kẻ thù. Không chỉ có một
ngày, hai ngày mà “ngày ngày” đều có người đến viếng lăng Bác. Trong khung
cảnh trang nghiêm, tĩnh lặng ấy, ai cũng xúc động, thành kính và tỏ lòng biết ơn
sâu sắc. Hình ảnh “dòng người” giúp người đọc hình dung người vào viếng lăng
Bác nhiều vô kể, “dòng người” cũng chính là dòng tình cảm bất tận mà mọi người
dành cho Bác. Câu thơ nặng trĩu nỗi niềm nhớ thương, tiếc nuối. “Tràng hoa” ở
đây không chỉ là hương thơm của thiên nhiên đất trời mà được kết tinh từ những
tấm lòng, tình cảm yêu thương, từ cuộc sống đẹp của mọi người kính dâng lên Bác.
Khổ thơ khép lại bằng một hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân”. Không
chỉ mượn tuổi đời để nói đến một con người mà hình ảnh ấy còn ca ngợi cuộc đời
và sự nghiệp cống hiến của Bác. Cuộc đời bảy mươi chín tuổi của Bác đẹp như
“bảy mươi chin mùa xuân”. Bác đã dâng trọn tuổi xuân của mình cho đất nước,
cho dân tộc.
Vào bên trong lăng Bác, thấy Bác đang nằm đó, nhà thơ lại một lần nữa cố giấu
tiếng nấc nghẹn ngào:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
Tác giả đã cho ta cảm nhận không gian và thời gian như ngưng đọng
trước một hình ảnh thiêng liêng. Tác giả đã sử dụng từ “giấc ngủ” điều đó một lần
nữa khẳng định ý nghĩa Bác vẫn còn sống mãi, Người chỉ ngủ một giấc bình yên.
Khi còn sống, đất nước còn chìm trong bóng đêm nô lệ, lo lắng cho vận mệnh
nước nhà người chẳng có được giấc ngủ bình yên. Chỉ khi đất nước được độc lập,
tự do Bác mới có được giấc ngủ bình yên thanh thản. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ
những câu thơ viết về nỗi lo của bác:
“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Nhà thơ có sự liên tưởng thật độc đáo, ánh đèn vàng dịu dàng trong lăng
được ngỡ là ánh trăng, giấc ngủ của người trở nên đẹp và thi vị biết bao. Hình ảnh
gợi nhớ khi còn sống - thuở sinh thời, Bác rất yêu trăng. Trăng là bạn tri âm, tri
kỷ , trăng tràn ngập trong câu thơ của Bác. Trăng vào tận nhà tù “ngắm nhà thơ”,
trăng còn cùng Bác ở chiến khu Việt Bắc: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”,
trăng cùng bác bàn bạc việc quân: “khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Và
giờ đây trong giấc ngủ vĩnh hằng Bác cũng có trăng làm bạn. Một lần nữa nhà thơ
đã mượn hình ảnh ẩn dụ để ca ngợi Bác. Ánh sáng của vầng trăng dịu nhẹ, trong
trẻo chiếu xuống lăng Bác. Vầng trăng dịu ngọt ấy gợi ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp
của Bác. Vầng trăng dịu hiền là biểu tượng về con người Bác, tấm lòng nhân ái bao
la của Bác. Từ hình ảnh vầng trăng, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến trời xanh.
Đó cũng là biểu tượng về Bác. Trời xanh bao la vô cùng cũng như tình yêu thương
vô bờ bến Bác dành cho mọi người. Những vần thơ của Viễn Phương làm ta nhớ
đến mấy câu thơ của Tố Hữu:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non song, mọi kiếp người”
Trời xanh vẫn hiện hữu trên đầu ta cũng như bác vẫn sống mãi trong
lòng mọi người. Bác không mất người chỉ hóa thân thành mặt trời, trời xanh vẫn
luôn ở bên cạnh chúng ta. Cặp từ “vẫn…mà” giúp người đọc nhận ra sự đối lập
giữa tình cảm và lý trí. Trong trái tim yêu thương của nhà thơ Bác vẫn còn sống
mãi, nhưng trong nhận thức Bác đã ra đi, điều đó không ai có thể phủ nhận và nghĩ
đến sự thật ấy nhà thơ “nghe nhói” ở trong tim. Từ “nhói” có âm điệu cao hẳn
trong câu thơ chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc. Trong chữ nhói ấy có tình yêu
thương sâu sắc, có sự xót xa tiếc nuối, và nỗi đau đớn tột cùng từ sâu thẳm trái tim.
Cái nhói đâu ấy đâu chỉ của mỗi Viễn Phương mà còn là cả của một dân tộc Việt
Nam.
Tình cảm ấy đã làm cho nhà thơ lưu luyến khi phải rời xa lăng Bác:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Chỉ mấy từ "thương trào nước mắt" cũng đủ thể hiện tình cảm trào dâng mãnh liệt
và rất chân thành của tác giả. Xúc động nghẹn ngào dòng nước mắt tuôn rơi thay
lời nói thể hiện tình cảm ấm áp dành cho Bác, Viễn Phương dù đã từng tham gia
kháng chiến Nam Bộ là một người chiến sĩ mạnh mẽ anh dũng mà khi chứng kiến
Bác nằm trong lồng kính thì cũng phải rơi nước mắt. Từ tình cảm sâu sắc mãnh liệt
ấy, Viễn Phương đã đi đến ước nguyện chân thành, cái ước nguyện toát lên qua
điệp khúc "muốn làm". Đây là lúc thể hiện ước nguyện tha thiết của mình nhưng
lại không có từ xưng hô "con" phải chăng tiếng lòng của nhà thơ đã hòa cùng tiếng
lòng của mọi người. Viễn Phương mượn ba hình ảnh ẩn dụ để gửi gắm ước nguyện
được ở bên bác. Hóa thân thành "con chim" cất tiếng hót, nhà thơ mong muốn
mang đến niềm vui đến cho Bác. Đóa hoa ước nguyện của Nhà thơ cũng sẽ góp
chút hương sắc làm đẹp thêm cho Lăng Bác. Hóa thân thành một cây tre trong
hàng tre quanh lăng Bác, tác giả khao khát được ở bên bBác canh giấc ngủ bình
yên cho Bác. Hình ảnh cây tre trung hiếu còn bật lên trong tâm niệm sống của Viễn
Phương trung với nước, hiếu với dân, đi tiếp con đường của Bác. Những gì Viễn
Phương muốn hóa thân thật nhỏ bé đơn sơ gần gũi, nhưng vẫn đủ thể hiện tình cảm
ngọt ngào ấm áp, sâu sắc dành cho Bác.
Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày
tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền
Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt
Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, tôi cảm thấy
rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của
Bác, như vậy chúng ta cần phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, để những công
ơn to lớn của Bác không bị bỏ phí.

You might also like