You are on page 1of 2

Khổ 2

Nhà thơ Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn
nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước. Ông là nhà thơ gắn bó với Tổ quốc,
quê hương bằng những lời thơ dung dị, sâu sắc, thiết tha, đâm màu sắc Nam Bộ. Điều đó
được thể hiện rõ nét qua tác phẩm “Viếng lăng Bác” là tình cảm trân quý, là sự yêu thương
chân thành đối với vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta với khổ thơ thứ hai bộc lộ cảm xúc của
nhà thơ khi cùng dòng người vào thăm lăng Bác.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân
Năm 1976, khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, nhà thơ Viễn Phương lần đầu ra thăm
miền Bắc, vào viếng lăng Bác. Trước cảm xúc dâng trào của ông, bài thơ được ra đời. Vì thế,
xuyên suốt cả khổ thơ là nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả khi đứng ở thềm lăng.
Và tấm lòng thành kính, biết ơn đối với người cha kính yêu đã được gói gọn vào trong hình
ảnh ẩn dụ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng


Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Hình ảnh mặt trời đã được nhắc đến ở cả hai câu thơ đầu tiên của khổ. Nếu “mặt trời đi qua
trên lăng” là hình ảnh tả thực mặt trời của thiên nhiên, là nguồn sáng lớn nhất rực rỡ và vĩnh
viễn trên thế gian, mang lại ánh sáng và sự sống cho con người thì hình ảnh ẩn dụ “mặt trời
trong lăng” là Bác Hồ. Bởi lẽ, Người là nguồn sưởi ấm, nguồn soi sáng cho con đường cách
mạng Việt Nam. Bác đã dành cả cuộc đời tìm ra đường đi cho dân tộc, hy sinh cả cuộc đời
mình vì hạnh phúc của nhân dân. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ
quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa
thắm cho đời. Cách so sánh Bác như mặt trời đã thể hiện sự vĩnh hằng của Bác trong lòng
người dân Việt Nam. Bác tựa như vầng dương ngày ngày vẫn hiện hữu, vẫn trường tồn cùng
dân tộc. Đồng thời câu thơ ấy cũng để thể hiện tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân
tộc.

Hòa vào dòng người vô tận với tấm lòng thành kính vô bờ, nhà thơ ví hình ảnh dòng người
như tràng hoa đẹp đầy hương thơm và sắc thắm dâng lên Bác :

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ


Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Điệp ngữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác
trong lòng nhân dân. Ngày ngày những người con của dân tộc vẫn hướng về Người, vẫn ghi
nhớ sự hy sinh lớn lao của Người cho đất nước. Một niềm thương nhớ canh cánh trong lòng.
Niềm thương nhớ ấy kết thành cả một “tràng hoa” đầy hương và sắc dâng lên cho Người.
Tràng hoa ở đây không chỉ là hoa của thiên nhiên trời đất dâng cho Người mà là cả một tràng
hoa của niềm thương nhớ, biết ơn, ngưỡng mộ, thành kính đối với Bác. Hình ảnh ẩn dụ “dâng
bảy mươi chín mùa xuân“ đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín
năm sống và cống hiến, bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng
nước nhà. Tràng hoa để dâng lên cho Bác tựa như nói lên rằng Bác mãi sống trong lòng của
người dân, dân tộc mãi dành cho Người sự thành kính thiêng liêng nhất.

Và không chỉ có nhà thơ Viễn Phương, nhà thơ Tố Hữu cũng đã dành một tình cảm vô
cùng đặc biệt đối với Bác. Tình cảm ấy được ông thể hiện qua tác phẩm “Sáng tháng năm”
của chính bản thân mình và đặt vào trong những vần thơ:
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người
Đại từ “Người” ông dùng để gọi Bác nói lên sự tôn kính dành cho người đã lãnh đạo, góp
phần cho đất nước ta được yên bình như ngày hôm nay. Nhà thơ cũng sử dụng hình ảnh ẩn dụ
“một mặt trời cách mạng” để ví hình ảnh của Bác cao quý, sáng ngời, vĩ đại như mặt trời của
thiên nhiên, tạo hóa. “Mặt trời” đã soi sáng đường đi cho dân tộc ta thoát khỏi ách đế quốc
thực dân, thoát khỏi kiếp nô lệ tối tăm suốt ngần năm ấy. Tố Hữu đã sử dụng phép so sánh đế
quốc tần ác với loài dơi – một loài động vật sống trong bóng tối. Như thế, ông đã ví các nước
thực dân là những kẻ tội lỗi, chỉ biết bốc lột sức lao động của nhân dân ta, điều đó thật sự rất
tàn nhẫn. Và khi đất nước ta dành được độc lập thì “loài dơi” ấy lại “hốt hoảng” đến “chập
choạng” bởi sự thua cuộc của họ. Ngôn ngữ thơ giản dị cùng với nghệ thuật so sánh đã làm
tăng sức gợi tả cho đoạn thơ. Qua đó, thể hiện công lao to lớn, vĩ đại của Bác đối với quê
hương, dân tộc.
Nhà thơ Viễn Phương và cả nhà thơ Tố Hữu đều đã thể hiện tình cảm sâu lắng, kính trọng
dành cho Bác qua từng lời thơ nhằm ca ngợi sự vĩ đại và công sức mà Bác đã dành trọn cuộc
đời để xây dựng nên đất nước thanh bình, tự do bây giờ.
Khổ thơ thứ hai trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương chính là khổ thơ cảm động
nhất và thể hiện rõ sự vĩnh hằng và trường tồn của Bác Hồ trong lòng mỗi con dân Việt Nam.
Bởi vậy, có thể nói đây là khổ thơ kết tinh trọn vẹn vẻ đẹp của Bác - người cha già cống hiến
trọn vẹn tuổi xuân cho non sông, đất nước.

You might also like