You are on page 1of 2

MỞ BÀI

Khác với hồn thơ sôi nổi, nhiệt huyết gắn với công cuộc đổi mới sau cách mạng tháng 8. Thơ Huy Cận những
năm trước cách mạng lại mang nét u sầu, buồn bã trước thời cuộc. Chẳng thế mà "Tràng giang" ra đời lại khắc họa
nét cô đơn của cá thể trước không gian bao la của thiên nhiên. Cùng với nét u buồn khắc khoải trước không gian
mênh mông, bài thơ còn là nỗi nhớ quê hương, thương đất nước đang chìm trong tang thương của thi sĩ.

(1) Đặc biệt khổ thơ đầu của bài thơ đã miêu tả xuất sắc cảnh sông nước mênh mang, heo hút của sông Hồng,
đồng thời thể hiện tâm trạng của người thi sĩ trước không gian vô tận:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền suôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”

(2) Đặc biệt khổ thơ thứ hai của bài thơ đã miêu tả cái nhìn bao quát toàn cảnh sông dài, trời rộng đến bâng
khuâng để thế hiện tâm trạng của thi sĩ trước không gian vô tận:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu”

(3) Đặc biệt khổ thơ thứ ba đã bộc lộ nỗi niềm tuyệt đối của nhà thơ:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Khồng cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xa tiếp bãi vàng”

(4) Đặc biệt khổ thơ cuối của bài thơ đã đặc tả nỗi nhớ trào dâng của tác giả, một nỗi nhớ quê hương da diết
khi đứng trước hoàng hôn, nơi sông dài trời rộng:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Bài thơ được sáng tác vào mùa thu năm 1939, in trong tập "Lửa thiêng" - tập thơ tiêu biểu và nổi tiếng của Xuân
Diệu trước cách mạng tháng tám 1945. Cũng chính tập thơ này đã đưa ông trở thành gương mặt tiêu biểu của phong
trào "Thơ mới" thời kì đầu.
Ngay khi đọc tên bài thơ "Tràng giang" người ta có thể hình dung được tư tưởng và tâm tư mà tác giả gửi trong
đó. Nhan đề bài thơ là từ Hán Việt "Tràng giang", hai từ này nghĩa là "sông dài", tạo sắc thái trang trọng, cổ kính.
Thêm vào đó, điệp vần "ang" - một âm vang xa mà rộng, mà dài, kéo mãi gợi nên một không gian bao la rộng lớn dài
thật trang nghiêm. Cùng với nhan đề, đề tựa của bài thơ cũng rất đặc biệt "Bâng khuâng trời rộng, nhớ sông dài".
Phải chăng "bâng khuâng" chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ để tác giả gửi gắm nỗi buồn vô hình của mình. Hình
ảnh con người thật là nhỏ bé cô đơn trước cảnh "trời rộng, sông dài".

THÂN BÀI
KẾT BÀI

Có thể nói, Huy Cận đã sử dụng hiệu quả những biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Những hình ảnh thơ gợi cảm cùng
phép đối và các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, các từ láy đã giúp người đọc cảm nhận được cái tôi nhỏ bé, suy tư giữa
cuộc đời. Cùng với đó là sự kết hợp với dấu ấn cổ điền Đường thi: qua việc sử dụng các từ Hán Việt tạo không khí
trang trọng, sự tương xứng nhịp nhàng. Và dấu ấn hiện đại trong thơ tượng trưng Pháp: qua việc sử dụng thi liệu rất
mới mẻ và hiện đại hơn cả là cảm xúc vì chưa bao giờ người ta thấy thơ lại mang một nỗi buồn lớn đến thế, một nỗi
buồn tưởng chừng kéo dài đến hàng ngàn, hàng vạn năm. Đó là nỗi buồn của một thế hệ nhà thơ mới trong một xã
hội xấu xa thối nát, họ rơi vào bế tắc trong việc tìm lối thoát. Khổ thơ cũng như toàn bộ bài thơ không chỉ là nỗi buồn
mà còn là bức tranh cảnh vật rất đỗi Việt Nam, với những hình ảnh quen thuộc với người Việt Nam như dòng sông,
sóng gợn, con thuyền, cành củi khô dập dềnh, cánh bèo trôi dạt, một buổi chợ chiều, một chuyến đò ngang, cánh
chim bay… Vì thế xét ở một góc độ nào đó, Tràng Giang là một bài thơ ca hát về non sông đất nước, do đó dọn
đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc thiết tha.

Ai đó đã từng nói cuộc sống là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá, là cái đích cuối cùng của thơ ca.
Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn bắt rễ từ đời sống hiện thực sẽ có sức lan tỏa mãi trong trái tìm người
đọc. Tràng Giang của Huy Cận bắt nguồn từ hiện thực, từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước với con thuyền,
cành củi trôi dạt,… từ tình cảm đau thương của đất nước và đã thể hiện được những nỗi niềm nhà thơ muốn ký thác
để rồi tạo ra một tác phẩm xuất sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc về thơ ca Việt Nam giai đoạn trước cách
mạng.

You might also like