You are on page 1of 3

Đề 5: Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc:

Những đường Việt Bắc của ta


Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sang như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng.

I. Mở bài:( Tham khảo đề trước)


II. Thân bài:
1. Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác
- Nội dung chính: Cả bài thơ dâng đầy nỗi nhớ, nỗi nhớ khởi đầu từ cuộc chia tay của anh cán bộ
miền xuôi với người dân VB
2. Dẫn dắt
- Vị trí: - Đoạn thơ được phân tích thuộc Phần I (90 câu thơ) của bài thơ Việt Bắc
- Nội dung đoạn thơ trước:
Nếu như những đoạn thơ trước tác giả diễn tả một Việt Bắc nghĩa tình thủy chung son sắt với giọng
thơ ngọt ngào đằm thắm
- Nội dung đoạn thơ này:.. thì ở đoạn thơ này tác giả tái hiện lại một Việt Bắc tưng bừng khí thế
chiến đấu và chiến thắng qua giọng thơ sôi nổi hào hùng. Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ của anh bộ đội
kháng chiến về những năm tháng kháng chiến gian khổ và anh dung từ đó khắc họa bức tượng đài tổ
quốc đi từ đau thương đến chiến thắng với một bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn mang niềm
tin và niềm lạc quan mạnh mẽ.
3. Phân tích đoạn thơ
* Câu 1,2: Những nẻo đường Việt Bắc
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
- Hai câu thơ tái hiện lại không khí của thời đại chiến đấu. Từ mọi miền TQ những đoàn quân cùng
dân công hướng về mặt trận với sự sôi động của những ngày tổng tiến công
- Cụm từ “những đường Việt Bắc ” vừa gợi ra một không gian rộng lớn khắc họa hình ảnh những
con đường cụ thể trải khắp núi rừng đồng thời còn mang ý nghĩa biểu tượng cho con đường cách
mạng như Tố Hữu từng ca ngợi: "Đường cách mạng dài theo kháng chiến”
- Hình ảnh những con đường Việt Bắc đi liền với hai chữ “của ta” khắc họa tư thế làm chủ tự tin
vững mạnh của quân và dân ta. Đồng thời khẳng định Việt Bắc là mảnh đất của niềm tự hào sâu sắc.
Ý thơ này có sự gặp gỡ với cảm xúc của NKĐ trong bài thơ “Đất Nước”:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
- Hình ảnh con đường ra trận được tác giả đặc tả trong không gian : đêm đêm” thể hiện một thời
gian liên tục gợi hình ảnh một đoàn quân nối tiếp bền bỉ bất tận từ đêm này sang đêm khác. Hai chữ
“ rầm rập” vừa gợi âm thanh vừa gợi hình ảnh. Nó diễn tả được sự đông vui náo nức cùng sức mạnh
của quân và dân ta.
- Câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh
“ Đêm đêm …rung” kết hợp với nhịp thơ nhanh mạnh. Âm hưởng thơ tưng bừng rộn rã khiến ta có
cảm giác như cả núi rừng đang rung chuyển bởi sức mạnh của con người được đo bằng thước đo
sông núi.
*Câu 3,4: Hình ảnh đoàn quân
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan”
- Hai câu thơ xuất hiện những từ láy mang giá trị tạo hình cao “điệp điệp trùng trùng”. Đã miêu tả
hình ảnh đoàn quân ra trận dài vô tận tựa như núi rừng trùng điệp đông đảo, mạnh mẽ.
- Bên cạnh đó hình ảnh thơ vừa mang chất hiện thực vừa mang cảm hứng lãng mạn ánh sao…nan.
+ Đây là cảnh thực người lính hành quân trong đêm có sao sáng dẫn đường có thiên nhiên làm bạn.
+ Hình ảnh thơ còn mang nghĩa tượng trưng. Người đọc cảm nhận được như đất trời đang hành
quân cùng người lính. Vẻ đẹp này ta từng gặp trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu “đầu sung
trăng treo”. nếu trăng trong đồng chí của Chính Hữu là ánh trăng hòa bình thì ánh sao trong Việt
Bắc mang vẻ đẹp lí tưởng của niềm lạc quan, chiến thắng. Từ đó khắc họa hình ảnh người lính vừa
giản dị vừa lãng mạn anh hùng.
+ Mặt khác hình ảnh thơ ngợi ca sức mạnh, tư thế vóc dáng của người lính sáng tựa sao rời. Đó là
sức mạnh mang tính sử thi. Đây là cảm hứng ngợi ca.
* Câu 5,6: Hình ảnh dân công
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
- Hai câu thơ khắc họa hình ảnh dân công san đường, xẻ núi tải lương thực … ra chiến trường. Đây
là cảnh tượng rất hoành tráng của cuộc chiến tranh nhân dân.
- Hình ảnh “đỏ đuốc từng đoàn” là hình ảnh thơ giàu ý nghĩa vừa gợi sự đông vui vừa là biểu tượng
cho ngọn lửa nhiệt huyết của lí tưởng sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc vừa là ngọn lửa ấm áp nghĩa
tình mà hậu phương dành cho tiền tuyến.
-Cách đặc tả “bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” đã phản ánh sức mạnh kì diệu của nhân dân ta.
Đó là sức mạnh lấn át cả thiên nhiên đất trời. Chính sức mạnh ấy đã làm nên chiến thắng Điện Biên
lừng lẫy chấn động địa cầu.
*Câu 7,8: Ý thơ hướng về tương lai thể hiện một niềm tin chiến thắng.
“ Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
- Hình ảnh thơ bắt nguồn từ cảm xúc hiện thực đó là hình ảnh những đoàn xe ô tô nối đuôi nhau ra
chiến trường ánh đèn pha bật sáng xé tan màn đêm dày đặc của núi rừng. Từ cảm xúc hiện thực này
Tố Hữu muốn ca ngợi sức mạnh của lực lượng cơ giới của quân ta
- Hai câu thơ này còn mang ý nghĩa biểu tựong ẩn dụ:
+ “Nghìn đên thăm thẳm sương dày” ý thơ muốn nói đến những năm tháng đau thương nô lệ
của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
+“ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” là biểu tượng cho tương lai tươi sáng cho độc lập tự
do của dân tộc.
->Hai câu thơ mang niềm lạc qua tin tưởng mãnh liệt với âm hưởng lãng mạn cách mạng khỏe
khoắn đã dựng lên bức tượng đài đất nước Việt Nam đi từ đau thương đến quật khởi anh hùng.
*4 câu cuối: Niềm vui chiến thắng
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp. An Khê,
Vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồn.
- Tố Hữu có cách viết rất hay để diễn tả niềm vui chiến thắng “tin vui, vui từ, vui về, vui lên”
không phải là một hai nơi rời rạc mà là “trăm miền”. Cách diễn đạt ấy thể hiện niềm vui thắng trận
như reo lên trong lòng hàng triệu con người. Bao trùm khắp chiều rộng và chiều dài của đất nước từ
Bắc vào Nam.
- Trong 4 câu thơ xuất hiện nhiều địa danh “Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê”
mỗi địa danh đều ghi tên các chiến công và đều là những mảnh đất thân yêu nghĩa tình.
3. Đánh giá kết luận
- Đoạn thơ làm sống lại không khí hào hùng của một thời lịch sử không thể nào quên.
- Viết về Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng, Tố Hữu không viết riêng về một vùng đất mà trở thành
biểu tượng chung cho sức mạnh kháng chiến, cho linh hồn cách mạng, cho ý chí của toàn dân trong
cuộc trường chinh vĩ đại.
- Đoạn thơ giàu chất “sử thi” thể hiện rõ khả năng tạo được một bức tranh hoành tráng về lịch sử
dân tộc, gợi niềm tự hào về truyền thống yêu nước, anh hùng của dân tộc ta.
III. Kết luận.
- Bằng nguồn cảm hứng mạnh mẽ, chân thực của một hồn thơ tài năng và sáng tạo. Chỉ với 12 câu
thơ mà Tố Hữu đã tái hiện lại được một bức tranh hoành tráng về sức mạnh to lớn của Đất Nước và
con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử hào hùng. Cho đến nay đã hơn nửa thế kỉ trôi qua
nhưng mỗi khi đọc những vần thơ này ta lại cảm nhận được một ngọn lửa nhiệt tình Cách Mạng,
ngọn lửa ấy đang thôi thúc chúng ta hành động vì một nước Việt Nam ngày càng tươi sáng hơn.
- Qua đoạn thơ này ta dễ dàng nhận thấy được tính trữ tình chính trị, tính dân tộc đậm đà, cảm hứng
lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong phong cách thơ Tố Hữu.

You might also like