You are on page 1of 6

Nỗi nhớ khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến, khí thế dũng mãnh

của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam

1) Luận điểm 1: Hình ảnh đoàn quân


*Hai câu đầu của đoạn thơ thể hiện hình ảnh Việt Bắc trong mùa chiến dịch:
“ Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung ”
+ “Những”: đại từ chỉ số nhiều
+ “Việt Bắc”: là địa bàn hoạt đông của quân và nhân dân ta kháng chiến chống pháp
- “Những đường Việt Bắc” : Ám chỉ nhiều con đường do dân và quân Việt Bắc mở ra để phục
vụ sản xuất và kháng chiến. Như tác giả đã từng viết: “Đường ta rộng thênh thang tám thước. “
(Ta đi tới – Tố Hữu). Đó là những con đường có thật và đi cùng với nước ta trong công cuộc
kháng chiến và sau này trong xây dựng đất nước: “Đường Bắc Sơn, đường Đình Ca, đường qua
Tây Bắc, đường lên Điện Biên, đường Thái Nguyên…”. Ngoài ra những con đường đấy đầy ý
nghĩa tượng trưng, khái quát cho cả quá trình đi của kháng chiến và cách mạng.
+ “Của” : là danh từ chỉ sự sở hữu
- Hai chữ “của ta” vang lên chắc nịch và đầy hùng hồn thể hiện niềm tự ý thức được những con
đường ấy thuộc quyền sở hữu của ta mà ta phải dành lại.
“Những con đường Việt Bắc của ta” ám chỉ những con đường Việt Bắc ấy thuộc quyền sở hữu
và chỉ riêng của nước ta và nhân dân đang dần được giải phóng

- Ta thấy được âm hưởng hùng tráng của câu thơ vang lên từ những từ láy “đêm đêm”, “rầm rập”
và hình ảnh “đất rung”. Ta hình dung ra được đoàn quân Việt Bắc hành quân trong ban đêm
+ “Đêm đêm”: từ láy chỉ sự lặp đi lặp lại ở mỗi buỗi tối
+ Từ láy tượng thanh “Rầm rập”: là âm thành của đoàn quân hành quân vừa đông đảo tràn đầy
sự hào hùng và mạnh mẽ. Gợi lên nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của số lượng người đông dảo
cùng hành quân => tạo thành một sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển mặt đất.
-Hình ảnh so sánh, cường điệu:
Đêm đêm rầm rập như là đất rung ”
- Hình ảnh “đất rung” được dùng để so sánh cho cuộc hành quân của đoàn quân => Sự mạnh mẽ
và khí thế hùng hục cuộc hành quân khiến cho đất cũng phải rung, nêu bật sức mạnh đại đoàn
kết của quân dân ta, chung sức chung lòng đưa cuộc kháng chiến thắng lợi. Đêm nào cũng
như đêm nào, cuộc hành quân của đoàn người ra trận như tạo ra những cơn địa chấn mạnh
trong lòng đất. Hình ảnh hành quân khiến cho ta hình dung tơi một cuộc diễu binh hùng tráng
của cả dân tộc:
“Xuân hãy xem cuộc diễu binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ ”.
(Chào Xuân 67 - Tố Hữu)
- Hình tượng người lính hành quân trong đêm gợi nhớ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
“Quân xanh màu lá giữ oai hùng”
- Màn đêm như trở thành người bạn thân thiết che chở cho ta, ban ngày địch ném bơm, tấn công
trực tiếp thì ban đêm là lúc ta lấy lại ưu thế.
=> Hai câu thơ thể hiện cho sự vất vã, khó khăn của những người lính khi ban đêm là lúc
nghỉ ngơi nhưng vẫn vác súng cùng nhau chiến đấu. Ngoài ra hai câu thơ còn thể hiện
khống khí oai hùng của những người lính, chiến đấu hết mình để dành lại lãnh thổ và đất
nước của họ bất chấp khó khăn nguy hiểm.

*Hai câu thơ tiếp theo: Hình ảnh đoàn quân


“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
+ Điệp ngữ “điệp điệp trùng trùng” gợi lên sự đông đảo lớn mảnh của quân đôi ta cho thấy được
sự trưởng thành và quân đội Việt Nam đã thực sự lớn mạnh cả về chất và lượng có thể đương
đầu với kẻ thù to lớn như thực dân Pháp.
+ Hai từ láy “điệp điệp” và “trùng trung” không chỉ gợi lên hình ảnh đoàn quân dài vô tận mà
còn lột tả được không khí tự tin, hồ hởi, cùng với sức mạnh khí thế của đoàn quân. Lúc này đoàn
quân Việt Bắc mang dáng dấp của quân nhà Trần với hào khí Đông A thời xưa:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”
(Thuật Hoài- Phạm Ngũ Lão)
Hay câu văn trong tác phẩm “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”: Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Câu thơ được viết bằng bút pháp cường điệu mang đậm cảm hứng anh hùng ca, thể hiện niềm
phơ phới về sức mạnh của một dân tộc chiên đấu vì độc lập, tự do
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
+ Hình ảnh “ánh sao” vừa mang ý nghĩa thực là ánh sáng của những ngôi sao bầu bạn với người
lính vừa mang nghĩa tượng trưng cho ánh sáng của lý tưởng soi đường chỉ lói
- Giống với hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Ánh sao đầu
súng” đặc tả được tính cách trẻ trung, yêu đời, tinh nghịch của những anh lính trẻ mang đầy
hoài bảo quyết tâm ra trận. Đó là cuộc hành quân lớp quân này nối tiếp lớp quân kia, ánh sao
trên mũ người đi đằng trước như gắn liền với đầu súng người đi đằng sau. Nếu ánh trăng trong
thơ Chính Hữu tượng trưng cho hoà bình thì ánh sao của Tố Hữu tượng trưng cho lí tưởng cao
đẹp mà người chiến sĩ hướng tới.
+ “Mũ nan”: là mũ đan bằng nan tre mà đồng bào Việt Bắc đã tặng cho những người kháng
chiến khi đang thiếu thốn về mặt vật chất. Ta thấy được tình quân dân và nghĩa đồng bào của
quân đội Việt Bắc và người dân.
- Ba hình ảnh súng – sao – mũ như đi cùng nhau. Hợp thành một hình tượng đẹp về tính chất
cao cả của cuộc kháng chiến, toàn dân – cả đất trời cũng tham gia với Việt Bắc mùa chiến dịch
=> Từ những từ láy “điệp điệp”, “trùng trùng” và những hình ảnh của “sao”, “súng”, mũ.
Tố Hữu đã dựng lên trước mắt người đọc về vẽ đẹp của đoàn binh ra trận đầy hùng hồn
và mạnh mẽ trong ban đêm.
Không chỉ có bộ đợi với sức mạnh, khí thế mà hình ảnh đoàn dân công cũng được tác giả miêu
tả với khí thế hừng hực.
2) Luận điểm 2: hình ảnh của đoàn dân công
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. ”
+ “Dân công” là danh từ Người công dân làm nghĩa vụ lao động chân tay trong thời gian quy
định ám chỉ những người mở đường, xẻ núi, quang gánh xe thồ vận chuyển lương thực, thuốc
men, đạn dược.
- “Đỏ đuốc từng đoàn “  khí thế hừng hực. Biện pháp đảo ngư “Dân công đỏ đuốc từng đoàn”
đã nhấm mạnh vai trò của người nhân công, họ tựa như những ngọn đuốc đỏ rực soi đường
trong đêm tối gợi lên không khí vui tươi, náo nức.
- Hình ảnh cường điệu “Bước chân nát đá” lấy ý từ thành ngữ “chân cứng đá mềm” thể hiện sức
mạnh, quyết tân san bằng trở ngại của những con người với bản chất hiền lành được thể hiên
qua câu thơ
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm/ Tập khiên, tập súng, tập mác, tập
cờ, mắt chưa từng ngõ.” (“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” - Nguyễn Đình Chiểu)
- Hình ảnh “muôn tàn lửa bay” tăng sức gợi hình gợi cảm. Ta có hiểu theo hai cách. Đó là lửa
bay lên từ ngọn đuốc trong đêm tối hay là ngọn lửa bùng cháy trong con tim yêu nước của đoàn
dân công.
=> Hai câu thơ đã thể hiện sự cống hiến hết mình của đoàn dân công. Họ tựa như những
ngọn đuốc đỏ soi đường cho đoàn binh trong đêm tối và khí thế xung thiên hăm hở với lý
tương “Quốc tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Không chỉ có quân mà còn có dân, vậy thì sức mạnh của sự đoàn kết giữa quân và dân đã làm
nên chiến thắng của dân tộc
*Hai câu tiếp theo là hình ảnh đoàn xe ra trận:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
+“Nghìn đêm thăm thẳm”: Chỉ màn đêm luôn tối thăm thẳm lạnh lẽo bất tận. Có thể hiểu đây là
đất nước ta khi bị đô hộ. Bị tước đi quyền tự do như chìm vào màn đêm thăm thẳm bất tận.
- Hình ảnh “Nghìn đem thăm thẳm sương dày” đặc tả cho thiên nhiên khắc nghiệt ở Việt Bắc
vào đêm tối. Đềm nào cũng chìm trong màn sương dày, lạnh lẽo hay là Việt Bắc luôn chìm
trong hoàn cảnh gian khổ, giặc dữ hoành hành, khó khăn vây bủa.
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
+ “Đèn pha”: là những chiếc đèn nhỏ được gắn ở đầu xe.
+ “Bật sáng”: là hai từ diễn tả khoảng khắc ánh sáng xuất hiện chói loá.
- Hình ảnh so sánh đèn pha từ đoàn xe ra trận xé rách màn sương, chiếu rực rỡ như “ngày mai
lên”. Đây là ánh sáng từ niềm tin tràn ngập lòng người trước khí thế mạnh mẽ của quân dân ta
khi kháng chiến bước vào giai đoạn cuối. Ngoài ra sự tương phản của “Nghìn đêm thăm thẳm”
và “Ánh sáng của ngày mai lên” càng làm tăng giá trị của cuộc kháng chiến. : sự tương quan
đối lập giữ bóng tối và ánh sáng -> bóng đêm đen tối thăm thẳm ( gợi kiếp sống nô lệ của dân
tộc dưới ách đô hộ của kẻ thù) >< ánh sáng của niềm tin vào ngày chiến thắng huy hoàng, tốt
đẹp.
Tổng kết
-Đoạn thơ dù nói về Việt Bắc lúc ban đêm nhưng lại có rất nhiều chi tiết nói về ánh sáng. Ánh
sáng của ánh sao, bó đuốc của muôn tàn lửa bay, của đèn pha ô tô… Ánh sáng dần lấn át đi
màn đêm, cuối cùng đã xé toang màn đêm dày đặc vây kín Việt Bắc. Tất cả đều phản ánh cho
sự chiến thăng của Cách mạng, của Đảng và của nhân dân ta
-Bằng cách sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật kết hợp với chất liêu dân gian đã khắc
hoạ bức tranh Việt Bắc ở nhiều gốc độ. Tác giã đã đặt “ống kín” của mình ở nhiều vị trí, đặc tả
từng hình ảnh một cách sinh động. Với nhịp thơ nhanh và âm hưởng vang vọng, đoạn thơ đã lột
tả được không khí, khí thể mạnh mẽ của nhân dân ta trong chiến đấu.

Tin vui chiến thắng trăm miền


Hoà Bình , Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng"

-Ở đây “Tin vui” là Trăm miền, không phải một miền, để chỉ chiến thắng sẽ là niềm vui lớn đến với toàn
dân tộc. Điệp từ vui, cùng cụm từ "vui" lặp lại bốn lần cùng với các cụm từ "vui về", "vui từ", "vui lên"
vừa gợi được không khí phấn chấn, rộn ràng lại vừa gián tiếp khẳng định: Việt Bắc chính là căn cứ đầu
não của cuộc kháng chiến nên tin thắng trận trên khắp mọi miền đất nước dồn tụ về Việt Bắc rồi lại toả
đi trăm hướng.
- Điều đáng chú ý là sự xuất hiện của hàng loạt địa danh. Thơ ca kháng chiến có nhiều bài nhắc đến tên
của những địa phương gắn liền với các sự kiện lịch sử. Chẳng hạn như bài Tây Tiến của Quang Dũng, bài
Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm… Những cách đưa địa danh vào thơ của Tố Hữu có khác. Nếu Quang
Dũng chú ý tới những tên đất gợi ấn tượng về sự xa xôi, hoang dã, heo hút và bí ẩn; Hoàng Cầm chú ý tới
những cái tên gợi lên những sắc màu truyền thống của quê hương thì Tố Hữu lại quan tâm tới những địa
danh lừng lẫy chiến công mà tên gọi của chúng làm náo nức lòng người.
Phép liệt kê hàng loạt địa danh gắn liền với những chiến thắng vang dội của quân và dân ta: "Hoà Bình,
Tây Bắc, Điện Biên", "Đồng Tháp, An Khê", "Việt Bắc, đèo De, núi Hồng",... đã cho thấy tầm vóc của cuộc
kháng chiến và chiến thắng oanh liệt của ta. Chưa bao giờ những địa danh hành chính lại chan chứa chất
thơ và vang vọng đến thế
-> Đoạn thơ giàu chất sử ca và thể hiện rõ khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về cách
mạng của Tố Hữu
Những niềm vui này cũng như niềm vui được tác giả Tạ Hữu Thiên thể hiện trong bài thơ "Cờ Trắng” .
“Quân ta vây hãm bốn bề
Nhìn cờ trắng ở khu D mỉm cười;
Cười rằng: Tây hỡi, Tây ơi!
Trước sau bay cũng đi đời nhà ma!”

Tiểu kết:Tóm lại, chỉ với những câu thơ trên đã cho ta thấy được một bức tranh "Việt Bắc ra quân" thật
đẹp với niềm vui chiến thắng của quân và dân ta trong những ngày kháng chiến chống thực dân pháp
gian khổ rất hoành tráng, đầy hào khí. Qua đó, bộc lộ niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ về sức mạnh
đoàn kết vĩ đại của dân tộc. Đoạn thơ mang âm điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ, sử dụng nhiều hình ảnh
phóng đại kết hợp thể thơ truyền thống cho thấy đây là đoạn thơ tiêu biểu góp phần tạo nên thành công
cho tác phẩm cũng như cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.

NỘI DUNG NGHỆ THUẬT: -> Thể thơ lục bát quen thuộc kết hợp với cách ngắt nhịp mạnh mẽ, hình ảnh
thơ hào hùng đã tái hiện được một bức tranh đậm chất sử thi về một Việt Bắc đầy tính chiến đấu.
Linh hoat sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: từ lấy, phép liệt kê, điệp âm, điệp từ... đã làm
màu sắc biến ảo không ngừng, tác động đến nhiều giác quan cua người đọc.

You might also like