You are on page 1of 2

ĐOẠN THƠ THỂ HIỆN SỨC MẠNH VÀ NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN TA TRONG

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở CHIẾN KHU VIỆT BẮC

1. PHÂN TÍCH SÁU CÂU ĐẦU


“ Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm râm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc tưng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
Sáu câu thơ đầu thể hiện sức mạnh của nhân dân, dân tộc trong cuộc kháng chiến
chống Pháp
- Khí thế hao hùng, sức mạnh vô song của cuộc kháng chiến gợi lên từ hình ảnh những nẻo
đường chiến khu VB, từ không khí sôi động những ngày chiến dịch. Từ khắp nẻo đường
của Tổ quốc, những đoàn quân cùng hướng về mặt trận, tạo nên những gọng kìm vây bọc
quân thù. Hai chữ “của ta’ vang lên dõng dạc, tự hào, mang niêm kiêu hãnh của những
con người làm chủ, khẳng định VB là chiến khu tự do
+ Không khí sôi động của những ngày chiến dịch còn gợi lên qua từ láy “rầm rập” và biện
pháp nghệ thuật so sánh “như là đất rung”. Từ “rầm rập” gợi hình ảnh và âm thanh, nó diễn
tả bước chân đi của đoàn người ra trận tấp nập, rộn ràng đầy khí thế. Cảm hứng anh hùng ca
thật đậm nét qua nghệ thuật so sánh “như là đất rung”, những bàn tay mở đường, xẻ núi, san
đồi, những bước chân đạp bằng mọi gian lao có thể lay trời chuyển đất.
- Sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại được thể hiện qua hình ảnh bộ đội chủ
lực và những đoàn dân công trên đường ra trận
+ Bộ đội chủ lực với khí thế hùng dũng “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Hình ảnh
“ánh sao đầu súng” vừa hiện thực vừa lãng mạn. Người đọc có thể cảm nhận từ hình ảnh
này về người lính hành quân chiến đấu, mũi súng chạm ánh sao nơi vành mũ, hoặc mũi súng
chạm cả tới sao trời. Hình ảnh ngời sáng “ánh sao đầu súng” kết hợp với hình ảnh chiếc mũ
nan giản dị của một thời thiếu thốn làm ngời lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội cụ
Hồ. (Liên hệ: “Đầu súng trăng treo”- Chính Hữu- thi vị, trữ tinh, lãng mạn, bay bổng; “súng
ngửi trời”- Quang Dũng- hóm hỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên)
+ Những đoàn dân công bên bỉ tiếp lương tải đạn lên chiến trường phới phới niềm vui “đỏ
đuốc từng đoàn”. Cuộc hành quân vĩ đại lấp lánh ánh sao, rạng ngời lửa đuốc, đường ra trận
rộn ràng như hội hoa đăng.
- Để diễn tả sức mạnh và khí thế hào hùng, tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật đậm yếu tố
anh hùng ca, yếu tố sử thi. Yếu tố anh hùng ca, yếu tố sử thi thể hiện qua từ ngữ, hình
ảnh, nhịp điệu câu thơ
+ Về từ ngữ, đoạn thơ xuất hiện nhiều động từ mạnh, tạo thành những chuyển rung dữ dội:
“rầm rập, đất rung, quân đi, nát đá, lửa bay”. Nghệ thuật điệp từ ở mức cao nhất: “đêm
đêm, rầm rập, điệp điệp trùng trùng”, vừa cực tả khí thế vừa có tác dụng tạo hình. Nó gợi
lên hình ảnh những đoàn quân ra trận nối dài vô tận, hùng dũng như núi rừng trùng điệp
+ Đoạn thơ xuất hiện những hình ảnh với vẻ đẹp kì vĩ, mang tầm vóc, sức mạnh của thiên
nhiên, vũ trụ: “đất rung, bước chân nát đá- muôn tàn lửa bay”. Hình ảnh có sự kết hợp giữa
hiện thực và lãng mạn khi khắc họa những đoàn quân và những đoàn dân công trên đường ra
mặt trận
+ Nhịp điệu câu thơ mạnh, gợi những bước chân thần tốc, bước hành quân vũ bão như nhịp
2/4 hay 2/2 của “quân đi/ điệp điệp trùng trùng”; “Dân công/ đỏ đuốc từng đoàn”; “Bước
chân/ nát đá/ muôn tàn/ lửa bay”

2. HAI CÂU TIẾP THEO


“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Hai câu thơ này thể hiện niềm tin tưởng lạc quan vào thắng lợi của cuộc kháng chiến
và tương lai dân tộc
- Hai câu thơ bắt nguồn từ hình ảnh và cảm xúc thực mà tác giả từng được chứng kiến:
những đoàn xe vận tải, tiếp lương chở đạn ra chiến trường, ánh đèn pha bật sáng xua tan
màn đêm dày đặc. Từ hình ảnh thực, câu thơ vươn tới tầm khái quát mang ý nghĩa biểu
tượng: ánh đèn pha rực chiếu, biểu tượng cho tương lai ngời sáng
- Hình ảnh được đặt trong sự đối lập, tương phản “thăm thẳm sương dày/ đèn pha bật
sáng” càng làm ngời sáng lên niềm tin từ trong khó khăn, gian khổ. Tất cả tạo thành một
bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của nhân dân, của lòng yêu nước, để
khẳng định niềm tin vào tương lai tất thắng.

3. BỐN CÂU CUỐI


“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Kết thúc là một niềm vui trọn vẹn lớn lao, niềm vui tất thắng, khúc ca khải hoàn
- Tác giả sử dụng điệp từ “vui” thể hiện niềm vui bất tận, tràn ngập khắp nơi. Bởi lẽ, cuộc
kháng chiến của dân tộc ta đã giành thắng lợi vẻ vang.
- Hình thức liệt kê “Hòa Bình, tây bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, đèo De, núi
Hồng”, ý muốn nói khắp mọi miền Tổ quốc, từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền núi đến
đồng bằng, từ miền ngược đến miền xuôi, từ địa đầu Tổ quôc đến mũi Cà Mau đều vang
lên khúc ca khải hoàn, say sưa ngập tràn trong niềm vui chiến thắng

4. KHẲNG ĐỊNH
- Về nghệ thuật: đoạn thơ vận dụng thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, giàu tính dân tộc,
nhịp thơ dồn dập, lời thơ rắn rỏi dứt khoát, trầm hùng kết hợp những hình ảnh tiêu
biểu vừa hiện thực vừa lãng mạn cùng với phép điệp phụ âm “đ”, tác giả đã mang
đến cho đoạn thơ âm hưởng anh hùng ca, mang dáng dấp sử thi hiện đại và làm bật
lên hình ảnh đất nước “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
- Về nội dung: nhà thơ đã khắc họa thành công bức tranh hoành tráng trên đường ra
trận của quân và dân ta thời kháng chiến chống Pháp với khí thế sục sôi bất khuất
hào hùng của cả dân tộc “ Có nơi đâu đẹp tuyệt vời/ Như sông như suối như người
Việt Nam” (Nguyễn Đình Thi)

You might also like