You are on page 1of 3

Sau đây nhóm em xin được phép thuyết trình về đoạn thơ từ “nhớ khi giặc đến giặc

lùng” đến
“vui lên việt bắc, đèo De, núi Hồng” trong bài thơ việt bắc của tác giả Tố Hữu. Đoạn thơ nói lên
sự gắn bó giữa thiên nhiên việt bắc và con người cùng với đó là một bản hùng ca đầy tự hào của
tác giả

“ Nhớ khi giặc đánh giặc lùng”

Tác giả nhớ về lúc kháng chiến, khi quân giặc đến, bầu không khí đó thật cam go, căng thẳng

“Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”

Quân ta đã gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ biết lợi dụng thế mạnh của địa hình nơi Việt Bắc, sức
mạnh của thiên nhiên, quân ta đã đấu tranh anh dũng.

“Núi giăng thành lũy sắt dày


Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.”
Bằng biện pháp nhân hóa: núi giăng, rừng che, rừng vây cùng biện pháp đối lập giữa “che” và
“vây”. Qua đó ta thấy được hình ảnh rừng cây núi đá che chở, bao bọc cho bộ đội trước kẻ thù,
vây bắt quân địch. Trong cuộc kháng chiến đầy gian lao này núi rừng cũng trở nên có chí, có
tình, trở thành những người bạn, những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng. Từ đó ta thấy
được sứ mệnh anh hùng của núi rừng thiên nhiên việt bắc.

“Ai về ai có nhớ không

Ta về ta nhớ phủ Thông đèo Giàng

Nhớ sông Lô nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà”

Tác giả lại liệt kê các địa danh ở Việt Bắc gắn liền với những sự kiện quan trọng như Phủ Thông,
đèo Giàng, là nơi đã diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống pháp. Sông Lô phố Ràng:
Trận sông Lô đánh tàu chiếm Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn phố Ràng. Cao –
Lạng : Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt – Trung. Đó
là những nơi mà người ra đi luôn nhớ về vì nó in dấu những chiến công vang dội và là niềm tự
hào của quân dân ta.

10 câu thơ nói lên sức mạnh đoàn kết của thiên nhiên và con người. Sức mạnh đó đã giúp dân ta
vượt qua những khó khăn và tạo nên những chiến công vang dội.
“Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

Tác giả đã dùng các từ láy như đêm đêm, rầm rập,điệp điệp, trùng trùng cho thấy được khí thế,
sự quyết tâm, sức mạnh tinh thần của hàng nghìn người chiến sĩ đang nối tiếp nhau ra trận.

Biện pháp so sánh “như là đất rung” cho ta thấy được khí thế hào hùng của đoàn quân việt bắc,
khí thế ấy mạnh mẽ đến nổi làm rung đất chuyển trời.

“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” hình ảnh ẩn dụ nói lên đầu súng như là một ánh sao sáng
ngời, là ánh sao soi đường chỉ lối cho người lính để đánh đuổi kẻ thù. Ánh sao còn là biểu tượng
cho lí tưởng cách mạng, niềm tin lac quan trong tâm hồn của người lính.

Bên cạnh những chiến sĩ nơi việt bắc đang chiến đấu từng ngày để bảo vệ đất nước. Ta còn nhìn
thấy hình ảnh đoàn dân công cũng ngày đêm làm nhiệm vụ tiếp lương tải đạn. “dân công đỏ đuốc
từng đoàn, bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

Cách nói khoa trương “bước chân nát đá” cũng cho ta thấy tinh thần yêu nước của toàn dân tộc,
sức mạnh của khối đoàn kết.

“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Hình ảnh đối lập “nghìn đêm” và “ngày mai”. Một bên là bóng tối thăm thảm của kiếp sống nô
lệ, cùng cực còn 1 bên là ánh sáng của niềm tin chiến thắng.

“Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Hình ảnh ánh sáng đèn pha đâm thủng màn đêm dày đặc, ánh sáng lấn át bóng tối. Khẳng định
tương lai tươi sáng của đất nước là một điều chắc chắn sẽ đến.

“tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”


Sau những khó khăn, vất vả, gian khó thì cuối cùng dân ta giành được chiến thắng to lớn: hòa
bình, tây bắc, điện biên, đồng tháp, an khê, việt bắc, đèo De, núi Hồng.

Đoạn thơ trên là một bản hùng ca, qua đó tác giả đã thể hiện một niềm tự hào vô cùng lớn lao
dành cho một việt bắc anh hùng.

You might also like