You are on page 1of 4

Việt Bắc ( Đại Lâm )

 Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Tố Hữu là người đại diện xuất sắc
của thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là nhà thơ có phong cách
riêng. Trong sáng tác của Tố Hữu có dòng thơ trữ tình đầm thắm.
Các sáng tác của ông luôn gắn liền với chặng đường quan trọng của
lịch sử dân tộc.
- “Việt Bắc” là khúc ca ân tình chung của những người cách mạng
những người kháng chiến của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ
và còn là khúc ca vang dội đưa ta về với một thời kỳ lịch sử hào
hùng trọng đại của đất nước.
- Dẫn thơ: “...”
 Thân bài:
- Giới thiệu khái quát: Tháng 10/1945, Hồ Chủ tịch ra quyết định dời
căn cứ quân sự, các cơ quan đầu não trung ương Đảng và Chính phủ
từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội.
Chính thời điểm quan trọng đó, bài thơ được viết nên để thể hiện
nỗi lòng của những người chiến sĩ cách mạng phải chia xa núi rừng
Tây Bắc thân thuộc để về một nơi căn cứ mới. Những hình ảnh và kỷ
niệm đẹp về thiên nhiên và con người ở đây được tác giả thể hiện
một cách sống động và đầy chân thực.
 Nội dung:
Nỗi nhớ về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt hào hùng
- Mở đầu bằng chữ “Nhớ”, kỉ niệm về cuộc kháng chiến oanh liệt hòa
hùng được nhà thơ tái hiện qua những thức tranh rộng lớn và kì vĩ của
những ngày Việt Bắc cùng rừng núi và đất trời đánh giặc.
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mệnh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.”
- Đại từ ta mang nghĩa chúng ta, bao hàm cả người dân Việt Bắc và bộ
đội, cán bộ kháng chiến, thậm chí ta bao hàm cả con người với thiên
nhiên, trời đất – nét nghĩa này vừa thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, vừa
làm tăng thêm tầm vóc sử thi cho hình tượng nghệ thuật trong đoạn
thơ.
- Có thể nhận ra sự trùng điệp của ngôn từ đã tái hiện sinh động sự
trùng điệp của địa hình rừng núi – hình ảnh rừng núi giăng kín trong các
chủ ngữ của đoạn thơ từ rừng cây núi đá…đến núi giăng…rừng che…
rừng vây…Tất cả lại được bao phủ trong mệnh mông bốn mặt sương
mù của trời đất khiến người đọc cảm nhận được sự hiểm trở như thiên
la đinạ võng của chiến trường Việt Bắc.
- Những vị ngữ đánh…giăng…che…vây…đem đến sắc thái nhân hóa cho
rừng núi, tạo ra cảm giác như rừng núi cũng góp sức vào cuộc kháng
chiến, rừng núi cùng con người thành sức mạnh to lớn, bền vững ngắn
chạn và vây hãm kẻ thù. Như vậy, cuộc kháng chiến chính
Nghĩa của chúng ta đã có được những thuận lợi nhất của thiên thời, địa
lời, nhân hòa, khi con người đồng lòng, thiên nhiên chung sức.
- Trong bốn câu thơ tiếp theo, sau câu hỏi gợi nhớ. Là lời khẳng
định quen thuộc:
“Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giangf
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà…” - Những
từ nhớ liên tiếp điệp lại trong các dòng thơ cho thấy nỗi nhớ hòa quyện
với niềm phấn khích của chiến thắng đang ào ạt trào dâng trong dòng
hoài niệm. Một loạt các địa danh liên tiếp như: phủ Thông, đèo Giàng,
Sông Lô, Cao – Lạng,…khiến đoạn phảng phất bóng dáng những bài ca
dao xưa
“Chiếu Nga Sơn
Gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định

2
Lụa hàng Hà Đông”
- Đó cũng đồng thời là các địa danh gắn với các trận đánh, các chiến dịch
lịch sử; nhịp thơ dồn dập như mô phỏng khí thế thần tốc, hào hùng của
quân dân ta trong các kháng chiến oanh liệt, vang dội ngày kháng chiến.
2. Những con đường Việt Bắc ban đêm:
- Hình ảnh những con đường được nhắc đến trong niềm tự hào sâu sắc:
“Những đường Việt Bắc của ta”
- Nếu hình ảnh Đất trời ta… trong đoạn thơ trên là biểu tượn cho
thiên nhiên, trời đât thì hình ảnh Những đường Việt Bắc tỏng
đoạn này lại hướng tới con người. Câu thơ chan chứ niềm tự hào
vì cảm giác được làm chủ những không gian rộng lớn của Tổ quốc.
Cảm hứng này đã nhiều lần xuất hiện trong thơ ca cách mạng,
trong các cụm từ ngữ mang tính chất sở hữu như câu thơ:
“Mây của ta, trời thắm của ta
Nước Việt dân chủ cộng hòa”
(Ta đi tới – Tố Hữu)
Hoặc:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta…
Những ngả đường bát ngát…”
(Nguyễn Đình Thi)
- Trong dòng hoài niệm của người đi, những con đường ấy là không
gian lớn lao cho người xuất hiện, trước hết, kí ức hướng về
những đoàn quân ra trận với khí thế:
“Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng”
-Câu thơ trên miêu tả âm thanh của tiếng bước chân người. Từ láy rầm
rập cho thấy đây là những âm thanh nhanh, mạnh, dồn dập của những
đoàn quân đều bước trong đêm. Từ láy điệp điệp trùng trùng trong câu
thơ tiếp theo đã làm hiện lên cảnh đoàn quân ra trận vừa đông đảo,
vừa mạnh mẽ, hào hùng. Hình ảnh so sánh trong câu thơ đêm đêm rầm
3
rập như là đất rung, những từ láy tượng thanh, tượng hình, và những
phụ âm rung trong các tiếng của hai câu thơ: Rầm rập, rung, điệp điệp
trùng trùng càng làm rõ hơn cảm giác: những đonà quân ngày đêm ra
trận với khí thế mạnh mẽ như trời rung đất chuyển.
 Đánh giá:
- Việt Bắc như một bản trường ca về cuộc kháng chiến chống Pháp
trong gai, gian khổ nhưng đầy tự hào, anh dũng. Ở đó còn là nỗi nhớ
thương da diết, khôn nguôi giữa những người cách mạng và Việt
Bắc, tình cảm tha thiết, đậm sâu, giữa quân và dân ta. Từng lời thơ
còn thắm đượm tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào non
sông gấm vóc
 Nghệ thuật:
- Tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ
hiệu quả như nhân hóa, so sánh, từ láy, đại từ, đại từ nhân sưng độc
đáo. Cùng với thể thơ lục bát quen thuộc trong thơ ca Việt Nam và
pha nét chấm phá đối đáp ca dao độc đáo, sáng tạo. Đoạn thơ đã nói
lên nỗi lòng của tác giả đằng sau nỗi nhớ ấy là những tâm tư tình
cảm của nhà thơ dành cho đồng bào Việt Bắc. Đặc biệt, đoạn thơ là
sự kết hợp khéo léo hài hòa của chất trữ tình và chính trị, biểu hiện
rõ trong nỗi nhớ người ra đi và thể hiện qua sự vận động từ nội
dung đến nghệ thuật.
 Kết bài:
Bài thơ lục bát sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo bút pháp tả
cảnh ngụ tình để lại cho người đọc ấn tượng khó phai về cuộc kháng
chiến lịch sử của dân tộc. Tố Hữu đã khắc họa thành công những sự
kiện, những kỉ niệm thời kháng chiến với những cảm xúc trọn vẹn,
đó chính là khúc hát tâm tình và truyền thống, đạo lí cội nguồn của
dân tộc.

You might also like