You are on page 1of 7

VIỆT BẮC

(Tố Hữu)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
- Thơ thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại
nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc
nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang
sử mới của đất nước được mở ra.
- 10/1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương
Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử
ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ này.
b. Bố cục: 2 phần:
- Phần đầu: Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến
- Phần sau: Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ
đối với dân tộc.
c. Kết cấu: Đối đáp trong ca dao.
3. Đoạn trích: Trích phần đầu của bài thơ
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung
1.1. Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của kẻ ở, người đi.
*. Bốn câu thơ đầu: lời giãi bày tâm trạng, cảm xúc của người ở lại (người dân Việt
Bắc):
- Câu hỏi tu từ: “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ không”: tình cảm với người cán bộ
cách mạng.
- Xưng hô “mình-ta”: thân thiết, chân tình (như khúc hát giao duyên)
- Từ ngữ:
+ “Mười lăm năm”:
. Khoảng thời gian từ khi Việt Bắc là căn cứ cách mạng đến khi dời lại về Thủ đô.
. Chiều dài gắn bó với bao thương nhớ vô vàn
+ “Thiết tha”, “mặn nồng”: tình cảm gắn bó lâu dài, sâu nặng giữa Việt Bắc với kháng
chiến, với cách mạng như tình đôi lứa.
- Câu thơ “Mình về … nhớ nguồn?”: nhắc nhở: núi là cội, sông là nguồn, đừng quên cội
nguồn cách mạng Việt Bắc.
*. Bốn câu thơ tiếp: tiếng lòng người về xuôi (người cán bộ kháng chiến) bâng
khuâng lưu luyến.

1
- Từ láy: “bâng khuâng” “bồn chồn”: trạng thái vừa vui buồn, vừa luyến tiếc nhớ
thương, vừa hồi hộp không yên lòng.
- Hình ảnh hoán dụ: “áo chàm”: người dân Việt Bắc trong trang phục truyền thống.
- Cử chỉ: “Cầm tay … hôm nay…!”: lưu luyến, bịn rịn, không nói nên lời.
=> Đánh giá:
- Nội dung: Tình cảm giữa kẻ ở người đi, là khúc hát đồng điệu giữa người dân Việt
Bắc và người cán bộ về xuôi.
- Nghệ thuật: + Thể thơ lục bát, cách xưng hô “mình” – “ta”, lối đối đáp quen thuộc
trong ca dao.
+ Hình ảnh thơ mộc mạc, sử dụng nhiều từ láy giàu sức gợi …
→ Đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu.
1.2. Đoạn 2: 12 câu thơ: Người Việt Bắc khơi gợi, nhắc nhớ lại những kỉ niệm trong
những năm tháng cách mạng, kháng chiến ở Việt Bắc.
- Bốn câu thơ đầu: Cuộc sống khó khăn gian khổ + nhiệm vụ cách mạng cao cả.
+ “Mưa nguồn suối lũ”, “mây cùng mù”: Tả thực thiên nhiên Việt Bắc khắc nghiệt, đầy
thử thách + Ẩn dụ về cuộc sống gian khổ trong kháng chiến → Khơi gợi kỉ niệm của
những ngày gắn bó.
+ “Miếng cơm chấm muối” (cuộc sống thiếu thốn đạm bạc trong kháng chiến) >< “Mối
thù nặng vai” (nhiệm vụ kháng chiến rất nặng nề) → Gợi cuộc sống trong kháng chiến
gian khổ, thiếu thốn nhưng nhiệm vụ cách mạng cao cả, nặng nề
- Bốn câu thơ tiếp: Tình cảm gắn bó sâu nặng, ân tình thủy chung với cách mạng.
+ Câu hỏi tu từ: “Mình về … nhớ ai”
+ Đại từ phiếm chỉ: “ai”:
+ Từ: “nhớ”
+ Hình ảnh: “trám bùi để rụng”, “măng mai để già”
→ Tâm trạng buồn nhớ, tình cảm sâu nặng của người Việt Bắc với cán bộ kháng chiến
+ Hình ảnh tương phản:
“Hắt hiu lau xám” >< “Đậm đà lòng son”
(Cuộc sống nghèo (Gắn bó ân tình,
khó, cơ cực) thủy chung, son sắt
với cách mạng)
- Bốn câu thơ cuối:
+ Liệt kê: hình ảnh, sự kiện gắn liền với không gian, thời gian lịch sử: “núi non”, “khi
kháng Nhật”, “thuở còn Việt Minh”, “cây đa Tân Trào”, “mái đình Hồng Thái”. → Lời
nhắc nhở: Việt Bắc là cái nôi của cách mạng.
+ Điệp từ “mình” 3 lần khi chỉ người về xuôi, khi chỉ người Việt Bắc → Lời nhắn nhủ:
Việt Bắc với cán bộ tuy hai mà một.
→ Những kỉ niệm về căn cứ cách mạng, về những địa danh lịch sử.
=> Đánh giá:
- Nội dung: Lời khắc khoải nhắc nhớ của người dân Việt Bắc, lời tâm tình của người về:
luôn nhớ về cái nôi cách mạng Việt Bắc
2
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, cách xưng hô “mình” – “ta”, lối đối đáp quen thuộc trong
ca dao, hình ảnh thơ mộc mạc, nghệ thuật điệp từ, đối lập tương phản …
1.3. Đoạn 3: 22 câu thơ: Khẳng định tình cảm sắt son của người cán bộ kháng chiến
với Việt Bắc và nỗi nhớ về thiên nhiên, con người và cuộc sống ở Việt Bắc.
* Bốn câu thơ đầu: khẳng định ân tình sắt son của người cán bộ kháng chiến với Việt
Bắc:
- Bốn chữ “mình-ta” lặp lại sóng đôi xoắn xuýt không thể tách rời + vận dụng sáng tạo
ý của ca dao → Mượn tình cảm lứa đôi để nói đến tình cảm cách mạng khăng khít, bền
chặt.
- Từ láy “mặn mà”, “đinh ninh”: khẳng định chắc nịch về tấm lòng son sắt thủy chung
của người cán bộ về xuôi với Việt Bắc.
- So sánh “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”: Nghĩa tình cách mạng dạt dào
như nước ở đầu nguồn
- Kết cấu “… bao nhiêu … bấy nhiêu”
→ Đậm chất dân gian → Tấm lòng thủy chung, son sắt với cách mạng, với quê hương
kháng chiến
* Mười tám câu thơ tiếp theo: hình ảnh của thiên nhiên, con người, cuộc sống ở Việt
Bắc
- So sánh: “như nhớ người yêu” → Sâu sắc, thường trực.
- Nỗi nhớ về thiên nhiên, về cảnh vật ở Việt Bắc:
+ “Trăng lên đầu núi”
+ “Nắng chiều lưng nương”
+ “Khói cùng sương”
+ “Rừng nứa bờ tre”
+ “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê
→ Vừa hiện thực, vừa hùng vĩ thơ mộng và rất riêng biệt, độc đáo, gắn liền với cách
mạng.
- Nỗi nhớ về con người Việt Bắc trong những ngày khó khăn, gian khổ nhưng đậm đà
tình nghĩa:
+ Hình ảnh tượng trưng “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng” + từ
cùng nghĩa “chia”, “sẻ”, “cùng” → Sự cưu mang, tình cảm chia ngọt sẻ bùi giữa nhân
dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng → Sự tri ân con người Việt Bắc
+ Hình ảnh người mẹ “nắng cháy lưng”: bà mẹ chiến sĩ tần tảo, chắt chiu, cần cù lao
động, góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc
- Nỗi nhớ về cuộc sống ở Việt Bắc:
+ Điệp ngữ “nhớ sao”: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết
+ “lớp học i tờ”, “những giờ liên hoan”: tình quân dân gắn bó.
+ Ngày tháng cơ quan “gian nan” vẫn “ca vang núi đèo”: tinh thần lạc quan, yêu đời +
“Tiếng mõ rừng chiều” và “chày đêm nện cối đều đều suối xa”: âm thanh thường nhật
phản ánh cuộc sống yên ả, bình dị nơi núi rừng.
3
=> Đánh giá:
- Nội dung: Nỗi nhớ của người về xuôi, về thiên nhiên, con người và cuộc sống ở
Việt Bắc, sự tri ân đối với vùng đất và con người Việt Bắc sâu nặng nghĩa tình, đã
đóng góp công sức của mình vào sự thành công của cuộc kháng chiến.
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, cách xưng hô “mình” – “ta”, lối đối đáp quen
thuộc trong ca dao, hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, chất dân gian …
1.4. Đoạn 4: 10 câu thơ tiếp theo: Nỗi nhớ về vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa và con người
Việt Bắc.
* Hai câu thơ đầu: bộc lộ nỗi nhớ:
- Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh tâm trạng và tình cảm sâu nặng của người ra đi.
- “Hoa cùng người”
+ “Hoa”: cái đẹp của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc
+ “Người”: người dân Việt Bắc sâu nặng nghĩa tình, đã từng gắn bó ân tình với người
đi, với cách mạng.
* Bốn cặp câu lục bát còn lại: bức tranh liên hoàn về con người và thiên nhiên Việt Bắc.
- Bức tranh mùa đông:
+ Thiên nhiên: Rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi → Rực rỡ, thắm tươi, ấm áp.
+ Con người: Khỏe khoắn, tự do lao động, làm chủ tình thế, đầy kiêu hãnh, vững chãi.
- Bức tranh mùa xuân:
+ Thiên nhiên: Mơ nở trắng rừng → Thanh nhẹ, thơ mộng, sáng trong, tràn trề sức sống
+ Con người: Khéo léo, tỉ mỉ, tài hoa
- Bức tranh mùa hạ:
+ Thiên nhiên: Ve kêu, phách đổ vàng → Sống động, hữu tình
+ Con người: Cần cù, chịu thương chịu khó
- Bức tranh mùa thu:
+ Thiên nhiên: Trăng rọi hòa bình → Mát dịu, huyền ảo, lung linh
+ Con người: Ân tình thủy chung với cách mạng
=> Đánh giá:
- Nội dung: Đoạn thơ là bức tranh Việt Bắc tuyệt diệu, nên thơ có sự hài hòa
giữa cảnh và người. Thiên nhiên mỗi mùa mang những nét đẹp riêng, độc đáo, mỗi mùa
mỗi cảnh. Con người xuất hiện giữa thiên nhiên làm cho bức tranh thiên nhiên thêm
sống động, trữ tình. Đó là vẻ đẹp của Việt Bắc đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng
người cán bộ về xuôi.
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, cách xưng hô “mình” – “ta”, lối đối đáp quen
thuộc trong ca dao, hình ảnh thơ sinh động …
1.5. Đoạn 5: 10 câu thơ tiếp: Nỗi nhớ về sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người trong
kháng chiến, nhớ về những chiến công vang dội.
* Câu thơ “Nhớ khi giặc đến giặc lùng” gợi lên bối cảnh chiến tranh tao loạn, giặc truy
lùng cán bộ cách mạng và nhân dân.
* Ba câu thơ tiếp theo: ca ngợi vai trò của thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc: Nhân hóa
+ “Rừng cây núi đá” cùng đánh Tây,
4
+ “Núi giăng thành lũy”, rừng “che bộ đội”, “vây quân thù” …
→ Thiên nhiên núi rừng sống động, kiêu hùng cùng con người diệt giặc.
→ Lòng tri ân, sự gắn bó của cán bộ cách mạng với núi rừng Việt Bắc
* “Mênh mông bốn mặt sương mù” vừa gợi vẻ đẹp huyền ảo thơ mộng của núi rừng
Việt Bắc + ẩn dụ: khó khăn vất vả
* “Đất trời ta cả chiến khu một lòng”: niềm tin, niềm tự hào về chiến khu Việt Bắc + ca
ngợi sự đoàn kết gắn bó một lòng giữa thiên nhiên và con người, giữa cán bộ cách mạng
và người dân Việt Bắc.
* Bốn câu còn lại: nỗi nhớ về những trận thắng vang dội của quân và dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Pháp:
- Giọng thơ sôi nổi, phấn khởi, hào hùng
- Nhịp thơ ngắn, nhanh, gấp
- Điệp từ “nhớ”
- Thủ pháp liệt kê: Phủ Thông, Đèo Giàng, Sông Lô, Phố Ràng, Cao-Lạng …
→ Diễn tả những trận thắng liên tiếp giòn giã.
 Đánh giá:
- Nội dung: Ca ngợi sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người, đó là yếu tố tạo nên
sức mạnh của cuộc kháng chiến qua đó thể hiện lòng tri ân đối với VB. Đoạn thơ
còn thể hiện niềm vui, phấn khởi trước những chiến công liên tiếp, vang dội.
- Nghệ thuật: + Thể thơ lục bát, cách xưng hô “mình” – “ta”, lối đối đáp quen
thuộc trong ca dao, hình ảnh thơ sinh động …
+ Nhân hóa, điệp từ, liệt kê, giọng thơ sôi nổi hào hùng.
1.6. Đoạn 6: 12 câu thơ tiếp: Nỗi nhớ về Việt Bắc với khí thế ra trận và niềm vui chiến
thắng của quân và dân ta.
* Tám câu thơ đầu tái hiện bức tranh toàn cảnh quân và dân ta trong mùa chiến dịch ở
Việt Bắc:
- Khái quát không khí ra trận:
+ “Những đường Việt Bắc”: mọi nẻo đường Việt Bắc → Vai trò của Việt Bắc trong
kháng chiến.
+ “của ta”: niềm vui, niềm tự hào khi làm chủ quê hương đất nước.
+ “Những đường Việt Bắc” + “đêm đêm” → Không gian rộng lớn và thời gian đằng
đẵng của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì.
+ Từ láy “rầm rập” + so sánh cường điệu “như là đất rung” → Sức mạnh đoàn quân +
nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một lực lượng đông đảo
→ Nêu bật sức mạnh đoàn kết của quân dân ta
- Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận:
+ Điệp từ “điệp điệp trùng trùng”: hình ảnh đoàn quân đông đảo, bước đi mạnh mẽ →
Sự trưởng thành của quân đội ta, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.

5
+ “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”: đẹp, thật lãng mạn → Các chiến sĩ vẫn lạc
quan, yêu đời yêu thiên nhiên.
- Hình ảnh từng đoàn dân công hối hả tải đạn, tải lương thực ra chiến trường phục vụ
cho tiền tuyến:
+ Hình ảnh từng đoàn dân công với những bó đuốc cháy sáng rực trên tay vừa chân thực
vừa lãng mạn
+ Cách nói thậm xưng “bước chân nát đá”: vận dụng sáng tạo thành ngữ “chân cứng đá
mềm” nhằm tô đậm và làm nổi bật sức mạnh toàn dân trong kháng chiến
 Sáu câu thơ không chỉ nói đến sức mạnh phi thường của quân và dân ta mà còn nói
tới quy mô rộng lớn: Cả Việt Bắc cùng ra trận.
- Hình ảnh của những đoàn xe vận tải:
+ Ánh đèn pha bật sáng xuyên thủng màn sương đêm dày đặc của núi rừng Việt Bắc để
ra trận → Sự trưởng thành của quân đội ta
+ Hình ảnh ẩn dụ:
. “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày”: những đêm trường tăm tối khổ đau, khi dân ta bị
giày xéo dưới gót giày của bọn xâm lược
. “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”: hình ảnh đất nước chuyển mình dữ dội: ngày
mai huy hoàng đã đến, tương lai tươi sáng đang chào đón cả dân tộc.
* Bốn câu thơ cuối là khúc ca chiến thắng, niềm vui thắng trận
- Điệp từ “vui” có mặt trong bốn câu thơ
- Phép liệt kê: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên … diễn tả những chiến công vang dội từ
khắp mọi miền đất nước báo về trong không khí náo nức, phấn khởi.
- Nhịp thơ nhanh, gấp, dồn dập, thể hiện niềm vui không nén nổi của toàn dân tộc trước
những chiến công vang dội.
- Các từ ngữ “vui từ”, “vui lên”, “vui về” hướng tới Việt Bắc: Khẳng định: Việt Bắc
chính là cái nôi của Cách mạng, là cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp
→ Lòng tri ân với Việt Bắc.
 Đánh giá:
- Nội dung: Đoạn thơ thể hiện khí thế hào hùng, sôi nổi của quân và dân ta trong
cuộc kháng chiến chống Pháp; đồng tái hiện lại một giai đoạn phải công quyết liệt
với những chiến thắng lẫy lừng.
- Về nghệ thuật: Đoạn thơ giàu tính chất sử thi: hình ảnh thơ lớn, trang trọng,
nhiều từ ngữ có giá trị tượng thanh, tượng hình… thể thơ lục bát được sử dụng
điêu luyện.
1.7. 8 câu thơ tiếp theo: Ca ngợi Việt Bắc, khẳng định vai trò của Việt Bắc trong
kháng.
Việt Bắc là trái tim, là cơ quan đầu não của cách mạng; các chủ trương đường lối của
trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc tỏa đi khắp nước, chỉ đạo sự nghiệp cách
mạng.

6
1.8. Đoạn 8: 8 câu thơ cuối: Ca ngợi Việt Bắc, khẳng định vai trò của Việt Bắc trong
kháng chiến, ca ngợi Đảng, Bác Hồ.
* Bốn câu thơ đầu: Ca ngợi Việt Bắc, ca ngợi Bác Hồ:
- Lối điệp cấu trúc + hình ảnh: “u ám quân thù”, “đau đớn giống nòi” → Hiện thực đau
thương của một dân tộc bị giặc ngoại xâm.
- Từ “nhìn” và “trông” + hai hình ảnh: “Cụ Hồ sáng soi”, “mà nuôi chí bền” → Hướng
về Việt Bắc - trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến:
+ “Cụ Hồ sáng soi”: ánh sáng của lí tưởng soi đường cho dân tộc
+ “Mà nuôi chí bền”: nhìn về Việt Bắc có Đảng, Chính phủ, Bác Hồ để nuôi lòng tin và
ý chí chiến đấu.
* Bốn câu thơ cuối: khẳng định cán bộ về xuôi sẽ không quên chiến khu cách mạng Việt
Bắc:
- “Mười lăm năm ấy” - 15 năm Việt Bắc là quê hương cách mạng
- “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”: hai địa danh nổi tiếng gắn liền với hai sự
kiện cách mạng đã từng diễn ra ở Việt Bắc → Khẳng định cán bộ sẽ luôn nhớ về Việt
Bắc - cái nôi của cách mạng
=> Đánh giá:
- Nội dung: Đoạn thơ khẳng định vai trò của Việt Bắc, của Đảng và Bác Hồ đối
với cuộc cách mạng của dân tộc. Qua đó, thể hiện lòng tri ân, tình cảm và lòng tin của
người cán bộ cách mạng với quê hương cách mạng Việt Bắc, với Đảng, Bác Hồ.
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát hình ảnh thơ sinh động, nghệ thuật điệp cấu trúc, ẩn
dụ, liệt kê … phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.
2. Nghệ thuật
Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục
bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình-ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi, …
3. Ý nghĩa văn bản
Bản hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng
chiến

You might also like