You are on page 1of 5

Luận đề 3: Lời thề thủy chung son sắt và nỗi nhớ về cảnh đẹp thiên

nhiên Việt Bắc thơ mộng, trữ tình, bình dị với nhịp sống đơn sơ, đầm
ấm của người ra đi
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
a. Bốn câu đầu: người cán bộ về xuôi bộc lộ trực tiếp tình cảm của
mình với Việt Bắc. Đoạn thơ như một lời thề “đinh ninh hai mặt một
lời”, thủy chung son sắt
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”
- Xác định lối xưng hô “mình- ta”- người đi kẻ ở
- Hình thức nghệ thuật, nội dung trong đoạn thơ
- Cặp đại từ xưng hô “mình- ta” đậm đà màu sắc ca dao, dân ca
đầy cảm xúc yêu thương. Cặp đại từ “ta- mình” hoán đổi vị trí
cho nhau một cách thật linh hoạt, khéo léo mà rất đỗi tự nhiên.
“Ta- mình”, “mình- ta” cứ quấn quýt hòa quyện vào nhau thật
nồng nàn, máu thịt giữa kẻ ở người đi, tuy hai nhưng lại là một
- - Câu thơ “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh” vang lên như
một lời thề thủy chung son sắt. Câu thơ có tám chữ mà có đến
sáu chữ cùng khẳng định nghĩa tình: Là trước sau như một,
không thay đổi theo thời gian, mặn mà, nồng nàn, tha thiết mà
sâu đậm. Dù cuộc đời có thay đổi, có thăng trầm, biến cố thì
lòng ta vẫn “đinh ninh”, trước sau như một. Tình cảm cách
mạng giữa cán bộ kháng chiến với đồng bào Việt Bắc đã nhập
sâu vào truyền thống thủy chung cao đẹp của con người Việt
Nam
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy, lòng còn trơ trơ”
- - Câu thơ thứ ba là lời đáp của người cán bộ về xuôi. Đồng bào
ở lại đã hỏi “Mình đi mình có nhớ mình?” thì cán bộ đáp “Mình
đi mình lại nhớ mình”. Chỉ thay từ “có” thành chữ “lại” đã đáp
trọn tình ý sâu xa mà đồng bào nhắn gửi:
- + Cán bộ về xuôi chẳng những sẽ nhớ mãi đồng bào ở lại mà
còn chẳng bao giờ quên quá khứ, không đánh mất chính mình.
- + Ở đây, từ “mình” đã có sự chuyển nghĩa: từ “mình” thư nhất
và thứ hai chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba chỉ người
Việt Bắc
- + Như vậy, không còn “ta” với “mình”, chỉ còn “mình” với
“mình” mà thôi. Tố Hữu đã sử dụng từ “mình- ta” thật sâu sắc,
góp phần diễn tả tình cảm sâu nặng giữa người cán bộ với Việt
Bắc
- - Nghĩa tình Cách mạng còn được cán bộ miền xuôi khẳng định
qua lối so sánh đậm màu sắc dân gian “Nguồn bao nhiêu nước,
nghĩa tình bấy nhiêu”.
+ “Nước” trong nguồn bao la, vô tận, không bao giờ vơi cạn.
Người Việt xưa dùng hình ảnh “nước trong nguồn” làm biểu
tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
+ Đến “Việt Bắc”, Tố Hữu lại dùng hình ảnh “nước trong
nguồn” để khẳng định nghĩa tình giữa cán bộ miền xuôi và đồng
bào miền ngược. Khó có cách nói nào về tình nghĩa Cách mạng
thiêng liêng hơn cách nói của Tố Hữu
+ Cặp từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” càng khơi sâu hơn cái vô cùng
vô tận của tình nghĩa sâu nặng
b. Sáu câu tiếp theo: Là nỗi nhớ về thiên nhiên bình dị mà thơ
mộng, nhớ cảnh vật chiến khu Việt Bắc với nhịp sống êm đềm,
đầm ấm
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
-Câu thơ thứ nhất- “Nhớ gì như nhớ người yêu”- diễn tả nỗi nhớ Việt
Bắc qua phép so sánh “như nhớ người yêu”
+ Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết trong trang thơ “Tiếng hát
con tàu” của mình khi nói về mảnh đất ta đã từng gắn bó như
máu thịt, như tâm hồn:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”
- Và tâm trạng người cán bộ về xuôi lúc này cũng không nằm
ngoài cảm xúc ấy. Chia xa mảnh đất mình từng gắn bó, ai chẳng
nhớ chẳng thương. Thế nhưng hiếm có thi sĩ nào mang trong
lòng nỗi nhớ da diết , khắc khoải, cháy bỏng khi giã từ như
trong thơ Tố Hữu “Nhớ gì như nhớ người yêu”
- + Một dòng thơ có điệp hai lần từ “nhớ” cùng với hình ảnh so
sánh, ví von thật lãng mạn, tình tứ
- + Nỗi nhớ về Việt Bắc được cảm nhận như nỗi nhớ thương
người yêu. Có khi ngẩn ngơ, ngơ ngẩn; có khi bồn chồn, bối rối,
bổi hổi, bồi hồi; có khi da diết khắc khoải, khi lại đau đáu thăm
thẳm, làm ta nhớ đến ý thơ trong ca dao:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”
+ Với hình ảnh so sánh này, Tố Hữu thực sự là một tình nhân
đắm đuối trước Việt Bắc, trước nhân dân, đất nước mình. Tứ thơ
“Nhớ gì như nhớ người yêu” đã đưa thi phẩm “Việt Bắc” trở
thành khúc tình ca bậc nhất trong thơ ca Cách mạng. Quả không
sai khi Xuân Diệu nhận xét: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên
đến trình độ thơ rất trữ tình”
+ Khám phá câu thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu”, ta vỡ lẽ ra
rằng: với kết cấu đối đáp cùng cách xưng hô “mình- ta” trong
Việt Bắc không đơn thuần là sáng tạo hình thức, là câu chuyện
ngôn ngữ, mà còn là tình cảm giữa cán bộ Cách mạng và đồng
bào chiến khu tha thiết, mặn nồng như tình yêu đôi lứa
- Năm câu còn lại: chỉ các đối tượng “nhớ” của cán bộ qua phép
liệt kê “ trăng đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng
sương”, thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo
+ Như một bức họa thiên nhiên thơ mộng, hữu tình về cảnh rừng
núi chiến khu Việt Bắc với các hình ảnh “trăng lên” huyền ảo,
“nắng chiều” tỏa khắp, bản làng ẩn hiện thấp thoáng trong
sương khói bồng bềnh…Không miêu tả chi tiết, nhà thơ chỉ
chấm phá, khơi gợi, nhưng với người trong cuộc chỉ chừng ấy
thôi cũng đủ làm bồi hồi, xao xuyến trong giờ khắc chia tay
+ Hòa cùng vẻ đẹp bình dị và thơ mộng của thiên nhiên Việt
Bắc là hình ảnh con người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu
khó trong lao động, và cả cuộc sống êm đềm, bình dị “sớm
khuya bếp lửa người thương đi về”. Cách nói “người thương”
cùng “bếp lửa” thật khéo léo, nhiều sức gợi, chứa chan tình cảm
dịu dàng mà nồng nàn, yêu thương, gợi ta nhớ đến lời người con
gái trong “Tiễn dặn người yêu”:
“Lửa sàn hoa để bạn trai xa hơ áo
Em chẻ đóm chờ mồi thuốc anh yêu”.
- Và hẳn trong trái tim nhà thơ đã gửi lại yêu thương đến hình ảnh
người con gái Việt Bắc biết hy sinh vì Cách mạng.
+ Các hình ảnh “trăng lên, nắng chiều, sơm khuya” gợi nỗi nhớ
sâu nặng, nỗi nhớ bao trùm cả thời gian và không gian.
+ Kết thúc khổ thơ, tình cảm lan tỏa khắp núi rừng Việt Bắc là
những kỷ niệm chung và riêng đan xen, lần lượt hiện lên trong
trí nhớ của người ra đi. Những hình ảnh “rừng nứa, bờ tre, ngòi
Thia, sông Đáy, suối Lê” cho thấy cảnh vật Việt Bắc phong phú,
đa dạng. Những cái tên ấy có lẽ không chỉ đơn thuần là địa
danh, cảnh vật mà còn ẩn dấu bao kỉ niệm, cảm xúc còn đọng
lại, và đong đầy bao thương nhớ.
+ Từ “vơi đầy” vừa chỉ mực nước của sông suối vừa gợi nỗi nhớ
“vơi” rồi “đầy”, dạt dào, da diết của người về.

You might also like