You are on page 1of 9

Đoạn thơ đầu

“Mình về mình có nhớ ta


Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Nội dung đoạn 1: “Sắc thái tâm trạng và lối đối đáp của nhân vật trữ
tình”
Nỗi niềm của người ở lại:

Mình về mình có nhớ ta


Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

-Đoạn thơ trên là 2 câu hỏi của người ở lại


- là lời của những người ở lại - nhân dân Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi
gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa
tình.
- Cách xưng hô mình – ta:
+ Gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó.
+ Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân ca.
+ Mình- ta đặt ở đầu câu thơ tạo cảm giác xa xôi, cách biệt, ở giữa là
tâm trạng băn khoăn của người ở lại.
=> Tạo không khí trữ tình cảm xúc.
- Điệp từ "nhớ" thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng
-Điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” : lời ướm hỏi, khơi gợi lại những
kỉ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt
Bắc nghĩa tình.
- Sự láy đi láy lại của câu hỏi tu từ đã xoáy sâu vào nỗi nhớ và sự day
dứt khôn nguôi.
+ "Mười lăm năm ấy" gợi tháng ngày đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ
bùi
+ "Thiết tha mặn nồng” gợi đến tình cảm giữa người dân Việt Bắc và
người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt.
+ Những hình ảnh "cây", "núi", "sông", "nguồn" quen thuộc gợi nhắc lối
sống ân nghĩa thủy chung.
=> Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ, một nỗi nhớ về thời gian “mười
lăm năm”, một nỗi nhớ về không gian: sông, núi, nguồn.
=> Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt
Bắc với người lính.
=> Người ở lại thiết tha, luyến tiếc, khơi gợi trong lòng người ra đi kỉ
niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Tâm trạng của người ra đi

Áo chàm đưa buổi phân li


Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

-Đoạn thơ trên là lời đáp của người ra đi


- là lời của người đi - các cán bộ chiến sĩ cách mạng, tiếng lòng của
người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ
thương, bịn rịn.
- Đại từ "ai" ngân vang cùng sự "tha thiết" đã nhấn mạnh vào tình cảm,
cảm xúc đặc biệt cùng với những tính từ miêu tả cảm xúc như “bâng
khuâng” là nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả
sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng.
→ Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở,
bịn rịn, phân vân.
- “Áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt
Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi
kết hợp hợp với “phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn
hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại
-“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”: không phải không có gì để nói
với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng
không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn
nói.
-Phép im lặng (dấu “…”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay
như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa
người đi và kẻ ở.
- Nhịp thơ đang đều đặn, uyển chuyển đến đây thay đổi ngập ngừng thể
hiện tâm trạng bối rối.
-Hoán dụ gợi hình ảnh quen thuộc người dân VB và diễn tả tình cảm tha
thiết sâu nặng của đồng bào Việt Bắc đối với cán bộ về xuôi.
-Cách ngắt nhịp 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm.
=> Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa,
ân tình, thủy chung.

You might also like