You are on page 1of 3

Làm nên thành công và sự khác biệt của Việt Bắc chính là nhờ đại từ xưng hô

“mình ta” và kết cấu như một bài đối đáp giao duyên đậm đà màu sắc dân tộc,
ca dao. Thể hiện điều đó rõ ràng nhất phải kể đến tám câu thơ dưới đây. Chia ra
làm hai phần, khổ thơ là cuộc trò chuyện đối đáp giữa nhân dân Việt Bắc với
người cán bộ về xuôi đong đầy tình cảm. Bốn câu thơ đầu tiên là lời của Việt
Bắc hỏi người ra đi, nhằm khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua và về
không gian cội nguồn nghĩa tình:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ mang âm hưởng dân ca. Câu hỏi hướng về thời
gian là “mười lăm năm ấy”, lúc “mình”- cán bộ về xuôi và “ta”-nhân dân Việt
Bắc còn gắn bó mặn nồng. Quan hệ “mình” – “ta” chỉ là sự phân biệt hai chiều
thân thiết “ta” là “mình” và “mình” cũng là “ta”, chỉ sự gắn bó thân tình giữa
nhân dân và cách mạng. Cách nói vừa quen thuộc vừa thân tình gắn bó vì nó gợi
đến những khúc hát yêu thương tình nghĩa trong văn học dân gian như
“ Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
Giờ đây đôi ta lại phải chia xa, nhưng dẫu xa cách muôn trùng thì hình ảnh của
“mình” lúc nào cũng hiện hữu trong tâm trí của “ta” nhờ chất keo gắn kết
“nhớ”. Nỗi nhớ đau đáu ấy có được là nhờ khoảng thời gian “ mười lăm năm
ấy”. Suốt một quãng thời gian ta đi cùng nhau, cùng đồng cam cộng khổ, sát
cánh qua biết bao gian nan khổ cực. Chẳng có ngôn từ hay từ ngữ nào có thể
cân đo đong đếm tình cảm “thiết tha mặn nồng” ấy cả! Mục đích của 2 câu thơ
trên là xem người ra đi có tình cảm nhưng mình không, bởi khi nói ra lời này thì
người dân Việt Bắc đã khắc sâu tình cảm ấy vào tim mình rồi. “Ta” mong muốn
“mình” ra đi cũng nhớ khoảng thời gian ấy sâu đâm như “ta”. Tố Hữu đã mang
tất cả những kí ức yêu thương ấy để phổ vào cuộc chia tay giữa cán bộ và đồng
bào địa phương.
Đâu chỉ có thời gian mới đáng nhớ, người dân Việt Bắc tiếp tục gợi nhớ người
ra đi với khoảng không gian cội nguồn nghĩa tình
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”
Nỗi nhớ giờ đây không chỉ hướng về nhân dân Việt Bắc mà rộng ra hơn, là
hướng đến “cây, sông”-hiện thân của miền xuôi và “núi, nguồn”-là Việt Bắc.
Kết hợp với hai đối tượng nhớ trên là điệp từ “nhìn” và “nhớ”. Nếu động từ
“nhìn” tác động đến thị giác và hướng đến hiện tại thì “nhớ” lại hướng về quá
khứ và tác động vào tâm tưởng. Sự đan xen những hành động và hình ảnh này
dường như muốn nhắc nhở người ra đi sống ở hiện tại đừng quên quá khứ; sống
ở miền xuôi đừng quên miền ngược, quên những kỷ niệm của một thời đã qua.
Và phải chăng sự gợi nhắc khéo léo và đầy tinh tế ấy là lời dặn dò kín đáo và
chân thành: Việt Bắc là cội nguồn cách mạng, là quê hương dựng nên cộng hòa
và quan trọng hơn cả là chuyến tuyến trung tâm đầu não và nơi nuôi dưỡng biết
bao tâm hồn trong chiến tranh. Vì vậy nhớ Việt Bắc cũng là nhớ về cội nguồn,
làm theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà cha ông ta đã gây dựng nên Chưa
đi mà lòng đã nhớ, chân chưa bước mà trong lòng đã rưng rưng, còn biết bao
điều muốn nói mà chưa kịp bày tỏ. Bốn câu thơ đầu như một chiếc chìa khóa
đánh thức, khơi dậy và diễn tả những cảm xúc, sự quyến luyến thiết tha và sự
băn khoăn trăn trở của người ở lại.
Những câu hỏi xuất phát từ trái tim đã chạm tới trái tim và nhận được sự đồng
vọng của trái tim. Bốn câu thơ kể tiếp dường như là câu trả lời của người về
xuôi, mang theo tiếng lòng cùng biết bao nỗi nhớ thương, bịn rịn, tha thiết
không kém người ở lại.
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”
Tiếng “ai” bật lên đầy bâng khuâng, xao xuyến mà cũng thiết tha lạ lùng. Đó là
một đại từ phiếm chỉ, không dùng để hỏi bởi lúc này người đang “tha thiết bên
cồn” cũng chẳng rõ là “ta” hay “mình” nữa. Sự tri âm tri kỉ đồng thanh tương
ứng đã khiến họ thấu hiểu tiếng lòng của nhau. Câu thơ thứ hai chất chứa nhớ
nhung, lưu luyến, bịn rịn. Ta “bồn chôn bước đi” bởi tình cảm người ở quá đỗi
chân thành, kỷ niệm trong 15 năm ở nơi này đã hóa thành tâm hồn mất rồi
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
Cảm xúc lúc này của “ta” lại buồn vui lẫn lộn. Vui vì cách mạng thành công và
lại được trở về quê hương, buồn vì phải xa Việt Bắc, xa mảnh đất với biết bao
kỷ niệm này. Nhưng phong vị của bài thơ lại khiến buồn nhiều hơn vui; bởi
không biết bao giờ mới độc lập hoàn toàn để có thể quay trở lại với Việt Bắc,
được hòa mình vào không gian cội nguồn này một lần nữa.
Dường như trong lời đáp lại của người đi hiện lên chân dung của kẻ ở thông qua
màu áo chàm dung dị, thân thương
“Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
“ Áo chàm” là ấn dụ chỉ cuộc sống gian khổ, thiếu thốn, đồng thời là hoán dụ
chỉ người dân Việt Bắc. Dù manh áo đã bạc sờn đôi vai, nhưng không vì thế mà
tình cảm vơi đi phần nào. Ẩn sau tấm áo ấy là tấm lòng son sắt của người dân
Việt Bắc. Làm sao có thể quên được màu áo ân tình ấy, màu áo của những con
người chan chứa nghĩa tình đậm đà lòng son với cách mạng, với kháng chiến,
với người cán bộ về xuôi. Những con người ấy đã đóng góp một phần không
nhỏ vào chiến thắng vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Pháp. Biết bao kỉ
niệm muốn nhắc đến, còn nhiều điều muốn nói lắm. Nhưng trong giờ phút chia
ly ngắn ngủi này, chẳng thể nào nói hết ra được, chỉ đành “biết nói gì” mà thôi.
Câu cuối cách ngắt nhịp rất lạ, bởi vì câu thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn
không ngắt nhịp lẻ - nhịp thơ 3/3/2 kết hợp dấu chấm lửng cuối dòng diễn tả
trước mắt chúng ta sự ngập ngừng sự bối rối khi phải chia tay, không phải là
không biết nói gì mà là nghẹn ngào, mà là sóng lòng đang dâng lên đến mức
không thể nói được gì. Chính vì thế mà người đi đành trao tặng cho người ở lại
cái “cầm tay” để thay lời muốn nói. Tình cảm trong suốt mười lăm năm qua dồn
nén, chất chứa trong cái nắm tay này. Tuy không nhiều lời nhưng cũng đủ để họ
hiểu tâm tình của nhau rồi. Cuộc chia tay giữa mình và ta hiện lên thật bịn rin,
nhớ thương nhưng không buồn đau, bi lụy. Nó chất chứa những ân tình, thủy
chung khó lòng quên được.
“Thơ là đi giữa vực nhạc và ý. Rơi vào vực ý, thì thơ sẽ rất sâu, nhưng sẽ rất dễ
khô khan. Rơi vào vực nhạc thì thơm rất dễ say đắm lòng người nhưng cũng dễ
nông cạn”. Vậy mà Tố Hữu lại trung hòa được hai vực ấy lại còn “vừa ru người
trong nhạc vừa thức người bằng ý”. Nói “Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố
Hữu đã bước lên” quả không sai. Thể thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc kết
hợp với lối hát đối đáp đầy tình tứ bằng giai điệu phong phú của bài thơ khiến
tình cảm sâu đậm giữa nhân dân Việt Bắc và người cán bộ về xuôi càng dễ dàng
thấm sâu vào lòng người đọc

You might also like