You are on page 1of 2

Bốn câu thơ đầu là khúc dạo đầu ân tình chung thủy và niềm trăn trở nhớ thương

của
người ở lại với người ra đi. Nỗi niềm da diết được thể hiện trong hai câu hỏi:  

Mình về mình có nhớ ta?


Mình về mình có nhớ không?

Mình và ta là đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa, là cách xưng hô bình dị,
thương mến của tình yêu đôi lứa. Hai câu hỏi trong đoạn mở đầu đã nhắc tới những câu ca dao
nói về cảnh chia tay của lứa đôi: Mình về có nhớ ta chăng – ta về ta nhớ hàm răng mình cười. Tố
Hữu đã mượn hình thức ngôn từ quen thuộc của văn hóa dân gian để gửi gắm những nội dung
tình cảm to lớn của thời đại mới. Tác giả đã sử dụng phép điệp vô cùng tài tình, càng nhấn mạnh
khiến cho cảm xúc của các câu thơ trở nên da diết, trăn trở hơn bao giờ hết.

Nỗi niềm của người ở lại đã được thể hiện trước hết ở hai câu thơ đầu tiên:

Mình về mình có nhớ ta?


Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Cụm từ mười lăm năm chỉ mang tính chất tương đối ở nghĩa đen, nhưng nghĩa bóng
chính là chỉ một khoảng thời gian dài đằng đẵng, đủ để con người gắn bó dài lâu và trở thành
thói quen cuộc sống của nhau. Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian Việt Bắc trở thành căn cứ
địa của cách mạng, đó là thời gian mà “ta” và “mình” từng gắn bó, chia ngọt sẻ bùi với biết bao
nhiêu tình sâu nghĩa nặng, thiết tha mặn nồng. Câu thơ gợi liên tưởng tới Thuý Kiều bị lưu lạc
“mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”, thể hiện một tình cảm to lớn vượt qua cả thời gian, bất
biến dù thời gian chảy trôi. Như tình cảm của người dân Việt Bắc dành cho các người lính.

Câu hỏi thứ hai của người ở lại khiến người đọc trăn trở suy ngẫm về sự tha thiết, nghiêm
nghị trong giọng điệu của câu thơ.  
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Hai vế của câu thơ đan xen những hình ảnh của cây, sông, núi, nguồn. Mai đây, khi người
kháng chiến đã về xuôi, về với Hà Nội phồn hoa liệu có còn nhớ núi, nhớ nguồn – nhớ về Việt
Bắc? Khi ta đã có tình cảm gắn bó vô cùng sâu nặng với một ai đó, thì sự lãng quên hiển nhiên
trở thành điều mà chúng ta sợ nhất. Sợ rồi một ngày chẳng thể gặp lại, từng kí ức cũng dần chìm
sâu, chúng ta không còn được hiện diện, hay từng mảnh kí ức, từng sự vật chẳng còn mối liên hệ
nào tới hiện tại của nhau cả.

Nối tiếp sự lưu luyến cùng niềm trăn trở nhớ thương mà người dân Việt Bắc dành cho các
anh bộ đội, chính là cảnh chia tay đầy cảm xúc giữa những con người đã từng gắn bó với nhau.

Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Câu thơ đầu cho thấy những nhớ nhung xao xuyến, những day dứt trăn trở trong lòng
người ở lại đã được người ra đi thấu hiểu, cảm nhận. Ở trong lòng của những người ở lại, có nỗi
nhớ thương, sự day dứt không muốn rời xa, bật lên thành tiếng tha thiết, đau đáu tâm can. Đại từ
Ai không xác định cụ thể một người nào mà có thể hiểu đó là tiếng lòng của người ở lại, là âm
thanh vang vọng của cả núi rừng Việt Bắc, bao trùm một nỗi day dứt khôn nguôi.

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Về phía những người lính, những người ra đi, cảm xúc họ giờ đây thật khó tả. Trong lòng
vừa có sự háo hức khi sắp có một chương mới trong cuộc đời đó là cùng xây dựng một đất nước
độc lập ở thủ đô Hà Nội với chiến thắng vẻ vang, lại vừa có sự quyến luyến day dứt, không nỡ
rời xa những con người Việt Bắc, thiên nhiên núi rừng thân thương.Thật nhiều cảm xúc đong đầy
trong lòng người lính, quá nhiều sự rối ren trong lòng, khiến cho họ chẳng thể nói lời nào, mà chỉ
có thể bịn rịn, ngập ngừng bước đi.

Áo chàm đưa buổi phân li 


Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay 

 Hình ảnh hoán dụ về chiếc áo chàm vừa gợi ra trang phục đặc trưng của người Việt Bắc
vừa khắc họa tính cách mộc mạc, tấm lòng son sắt của họ với cách mạng, với kháng chiến. Nỗi
niềm lưu luyến trong cảnh chia tay được thể hiện rõ nét trong cử chỉ cầm tay nhau chứa chan ân
tình xúc động. Cụm từ biết nói gì hôm nay cho thấy rõ những tình cảm trào dâng. Biết
nói gì” không phải không biết nói gì, không có gì để nói mà là biết nói sao cho thỏa nỗi nhớ
thương đang dâng đầy.Dấu ba chấm cuối câu là cả sự im lặng không lời đầy cảm xúc. Sự ngập
ngừng đặc biệt hiện ra trong nhịp thơ 3/3/2 bồn chồn day dứt thay thế cho nhịp chẵn êm đềm của
thể thơ lục bát. 

Bốn câu thơ vừa là sự nhớ nhung của người về xuôi với người ở lại, vừa tái hiện cảnh
tiễn đưa bịn rịn, lưu luyến sâu nặng nghĩa tình trong ngày chiến thắng – chia tay.

You might also like