You are on page 1of 6

Họ và tên: Phạm Vũ Ngọc Minh – 12A10

ĐỀ 1: CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP TÌNH QUÂN DÂN QUA 8 CÂU THƠ ĐẦU
BÀI THƠ “VIỆT BẮC”. TỪ ĐÓ NHẬN XÉT VỀ TÍNH DÂN TỘC TRONG
THƠ TỐ HỮU:
“ – Mình về mình có nhớ ta
...
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
A. Mở bài
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại. Các chặng đường thơ
của Tố Hữu gần như song hành với các giai đoạn đấu tranh Cách mạng của đất
nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử và nội dung trữ tình – chính trị đậm
nét.
- Với sự thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách nghệ thuật thơ
Tố Hữu, “Việt Bắc” không chỉ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu mà còn là một trong
những thành công xuất sắc nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. “Việt
Bắc” được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về Cách mạng, về cuộc kháng chiến
và con người kháng chiến.
- Tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc đã được nhà
thơ khắc họa rõ nét trong đoạn thơ sau:
“ – Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
B. Thân bài
1/ Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
Tháng 10 năm 1954, cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ từ biệt
căn cứ địa Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử trọng đại ấy của dân
tộc, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để thể hiện, khẳng định tình cảm gắn bó
của mình với nhân dân Việt Bắc, với Cách mạng.
2/ Vị trí đoạn trích, xác định các luận điểm
Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm, bằng việc sử dụng hình thức đối
đáp trao duyên, Tố Hữu đã làm nổi bật được tình cảm đẹp đẽ, tấm lòng thủy chung
son sắt của người dân Việt Bắc và những cán bộ kháng chiến, giữa người ở lại với
người ra đi.
3/ Phân tích
a/ LĐ1 – Đoạn 1: Lời nhắn nhủ, dò hỏi, niềm trăn trở nhớ thương của người ở
lại với người ra đi.
* Câu chuyển ý: Mở đầu bài thơ Việt Bắc là khung cảnh chia tay của những người
chiến sĩ và người dân nơi đây. Đặc biệt, nội dung chủ yếu của khổ thơ này chính là
nỗi niềm da diết được thể hiện trong hai câu hỏi:
“ – Mình về mình có nhớ ta
Mình về mình có nhớ không”
Trước hết, cặp đại từ “mình – ta” là đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa,
là cách xưng hô bình dị, thương mến của tình yêu đôi lứa và gợi nhắc tới những
câu ca dao gợi cảnh chia tay bịn rịn, nhớ nhung của lứa đôi. Tố Hữu đã mượn một
hình thức quen thuộc của văn hóa dân gian để gửi gắm những nội dung, tình cảm
lớn lao của thời đại mới; hơn nữa, những câu ca dao ngọt ngào của tình yêu đã trở
thành những câu hỏi xao xuyến của nghĩa tình Cách mạng, thể hiện nỗi nhớ nhung
của người ở lại với người miền xuôi. Không những vậy, phép lặp quen thuộc trong
ca dao xưa khiến cho nỗi nhớ trở nên miên man da diết, không thể nguôi ngoai,
đồng thời tạo nên một âm hưởng day dứt, trăn trở, góp phần thể hiện một trong
những cảm hứng chủ đạo của bài thơ: liệu những người chiến thắng có giữ được
tấm lòng chung thủy? Đặc biệt, hai câu thơ lục bát có tới bốn chữ “mình” và chỉ có
một chữ “ta” đem lại cảm giác hình ảnh người ra đi tràn ngập không gian, đầy ắp
trong nỗi nhớ của người ở lại, đồng thời gợi một chút đơn côi, lặng thầm cho hình
ảnh người ở lại nơi núi rừng hoang vắng.
Tiếp ngay sau đó, đối với người ở lại, nỗi niềm nhớ thương da diết ấy được
thể hiện trước hết trong câu hỏi hướng về thời gian:
“ – Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
Đại từ “ấy” trong Tiếng Việt luôn khiến những danh từ chỉ thời gian đứng trước nó
bị đẩy về một quá khứ thật xa xăm, trở thành một khoảng thời gian gợi nỗi nhớ
thương ngậm ngùi tiếc nuối. Trong câu thơ của “Việt Bắc”, mười lăm năm ấy là
khoảng thời gian từ khi kháng Nhật cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc
thắng lợi (1940 – 1954), là khoảng thời gian Việt Bắc trở thành căn cứ địa Cách
mạng, trở thành thủ đô gió làn, đó là thời gian mà “ta” và “mình” từng gắn bó, chia
ngọt sẻ bùi với biết bao nhiêu tình sâu nghĩa nặng “thiết tha mặn nồng”.
Nếu câu hỏi thứ nhất làm xao xuyến lòng người khi phảng phất bóng dáng những
câu ca về tình yêu thì câu hỏi thứ hai “mình về mình có nhớ không” lại khiến
người nghe trăn trở suy ngẫm vì sự tha thiết nghiêm nghị trong giọng điệu thơ.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy câu hỏi này hướng tới thời gian:
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Hai vế của câu thơ đan xen những hình ảnh của cả miền xuôi như cây, sông, núi,
nguồn. Hoàn cảnh chia xa, nỗi nhớ và sự gắn bó khăng khít đã hiện ngay trong cả
sự chia tách và đan xen hòa quyện của ngôn từ. Đặc biệt, “nhìn cây”, “nhìn sông”
là những hình ảnh nhắc tới một thực tế chắc chắn trong tương lai khi người kháng
chiến đã về xuôi, đã sống với quê hương, vì thế cũng có thể coi là ước lệ cho việc
trở về với chốn phồn hoa đô hội của người kháng chiến; còn “nhớ núi”, “nhớ
nguồn” là để tâm hồn trở về với quá khứ, với Việt Bắc, điều này tùy thuộc vào sự
thủy chung của người ra đi. Câu thơ thể hiện mối tương quan giữa thực tế và mong
đợi khiến cho những vế câu như tiềm ẩn một chữ “có” trăn trở: nhìn cây có nhớ
núi, nhìn sông có nhớ nguồn, về xuôi rồi có còn nhớ Việt Bắc. Không chỉ có thế,
trong câu hỏi thứ hai, bên cạnh nỗi nhớ nhung, niềm trăn trở của người ở lại, ý thơ
còn đem đến những suy ngẫm sâu xa về nghĩa tình, đạo lý, về cội nguồn chung
thủy, về nét đẹp trong đời sống tinh thần dân tộc: uống nước nhớ nguồn. Đây là
một lẽ sống cao cả, là một tình cảm lớn.
b/ LĐ2 – Đoạn 2: Nỗi lưu luyến nhớ nhung của kẻ đi người ở trong cảnh tiễn
đưa; tình cảm đẹp đẽ của người ra đi với người ở lại
* Câu chuyển ý: Sau lời hỏi, lời nhắn nhủ, gợi nhắc một cách khéo léo của người ở
lại là lời giãi bày, bộc bạch cảm xúc của người ra đi và nỗi nhớ lưu luyến nhớ
nhung trong khung cảnh tiễn đưa đầy bâng khuâng, xao xuyến:
“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
Trước hết, câu thơ đầu nhắc tới “Tiếng ai tha thiết bên cồn” cho thấy những nhớ
nhung xao xuyến, những day dứt trăn trở trong lòng người ở lại đã được người ra
đi cảm nhận và thấu hiểu: Trong đó, đại từ “ai” chỉ người ở lại, nhưng tính chất
phiếm chỉ đã đem lại một cảm giác những câu hỏi tha thiết ở bốn câu đầu là tiếng
của ai đó chưa nhìn rõ mặt, mới chỉ như những âm thanh vọng từ cỏ cây, núi rừng
Việt Bắc, là tiếng lòng của người ở lại, tuy nhiên sự tri âm tri kỷ, đồng thanh tương
ướng đã khiến họ thấu hiểu lòng nhau, người ở lại “thiết tha”, người ra đi thì “tha
thiết”, hô ứng, đồng cảm, đồng vọng.
Không những vậy, những âm thanh ấy quấn quýt vương vấn theo từng bước chân
khiến cho người đi:
“Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”
Sự đăng đối trong hai vế câu thơ đã góp phần thể hiện sự đăng đối đồng điệu trong
cảm xúc con người. Hơn nữa, từ láy “bâng khuâng” gợi ra trạng thái cảm xúc mơ
hồ khó tả bởi sự đan xen buồn vui luyến tiếc nhớ nhung khiến cho con người như
ngơ ngẩn; từ láy “bồn chồn” diễn tả trạng thái thấp thỏm, nôn nao, khiến cho con
người không yên, hơn thế còn diễn tả tâm trạng ngoại hiện trong ánh mắt, dáng vẻ
và hành động. Vì vậy mà câu thơ không chỉ thể hiện nỗi bịn rịn, nhớ nhung trong
lòng mà còn thể hiện bước chân lưu luyến, ngập ngừng của người đi.
Sang đến câu thơ thứ ba, trong giờ phút chia li, nếu “tiếng ai” là những âm thanh
mơ hồ - thực ra nó là tiếng lòng của người ở lại, tiếng vọng từ trong tâm tưởng,
trong cảm nhận của người ra đi thì hình ảnh “chiếc áo chàm” lại cụ thể đến nao
lòng:
“Áo chàm đưa buổi phân li”
Đây là hình ảnh biểu tượng đơn sơ, xúc động về người dân Việt Bắc nghèo khổ,
nghĩa tình, sắc áo chàm vì thế in đậm trong nỗi nhớ thương của người miền xuôi;
Trong đó, hình ảnh hoán dụ vừa gợi ra hình ảnh đặc trưng trong trang phục của
người dân Việt Bắc vừa khắc họa tính cách mộc mạc, lòng son sắt của họ đối với
Cách mạng. Câu thơ đồng thời cho thấy được sự sâu xa, niềm cảm phục thương
mến của người đi với những người dân Việt Bắc.
Cuối cùng, câu thơ thứ tư là những nỗi niềm lưu luyến trong cảnh chia tay được
thể hiện rõ nét trong cử chỉ “cầm tay nhau” chứa chan ân tình xúc động:
“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Câu thơ thể hiện với một ý thơ sâu sắc: chia tay trong sự im lặng vì “biết nói gì
hôm nay” khi mọi lời nói đều bất lực, đều không thể diễn tả được nỗi niềm đang
dâng trào mãnh liệt; Sự ngập ngừng đặc biệt hiện ra trong nhịp thơ 3/3/2 bồn chồn
day dứt thay thế cho nhịp chảy êm đềm thông thường của thể thơ lục bát.
Như vậy, đoạn thơ đã miêu tả khung cảnh chia tay giữa người dân Việt Bắc với
những người kháng chiến từ nỗi bâng khuâng trong tâm trạng, sự ngập ngừng mỗi
bước chân đi, cử chỉ cầm tay nhau thân thương trìu mến cho đến cả sự im lặng,
không lời vì xúc động... Bốn câu thơ vừa là sự đồng vọng, nhớ nhung của người về
xuôi đối với người ở lại, vừa tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn lưu luyến sâu nặng
nghĩa tình trong ngày chiến thắng.
* Đánh giá chung: Bài thơ “Việt Bắc” nói chung và đoạn thơ nói riêng đã gợi lên
được tình cảm son sắt, thủy chung, đồng lòng, thấu hiểu giữa người dân Việt Bắc
với những cán bộ kháng chiến.
* Chuyển ý: Chỉ bằng một đoạn thơ ngắn, Tố Hữu đã tái hiện sống động khung
cảnh chia li đồng thời làm cho lời thơ ngọt ngào, tha thiết tựa như một lời tâm tình.
Và một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một bức họa sâu sắc như vậy đó
chính là tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
4/ Nhận xét: Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu
Tính dân tộc đã thấm đẫm trong đoạn thơ nói riêng và trong thơ Tố Hữu nói
chung. Nó đã trở thành đặc trưng phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu. Đặc biệt,
tính dân tộc thể hiện ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức của đoạn trích.
Đối với nội dung, đó chính là những cảnh sắc thiên nhiên, không gian quen thuộc
của núi rừng Việt Bắc được nhà thơ khắc họa đậm nét trong đoạn thơ với sông,
núi, nguồn... Không những vậy, điều đó còn thể hiện được vẻ đẹp của “tình cảm
lớn” trong hồn thơ Tố Hữu: tình cảm thủy chung, son sắt, nghĩa tình, giàu yêu
thương giữa Cách mạng với nhân dân. Tính dân tộc không chỉ thành công trên bình
diện nội dung mà còn đậm nét qua nghệ thuật với cách nói giàu hình ảnh, sử dụng
ngôn ngữ gần gũi với đời sống, mang chất liệu dân gian, giọng điệu ngọt ngào.
Ngoài ra, thể thơ lục bát truyền thống cùng với lối đối đáp xưng hô “mình – ta”
quen thuộc mang đậm màu sắc ca dao dân ca.
C. Kết bài
Tám câu thơ đầu bài thơ “Việt Bắc” là mình chứng cho sự thành công của
thơ Tố Hữu trong việc kết hợp hai yếu tố: Cách mạng và Dân tộc trong hình thức
đẹp đẽ của thơ ca. Tính dân tộc là một trong những đặc điểm nổi bật làm nên
phong cách thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp của thơ ca truyền thống nhưng
vẫn mang đậm hồn thơ của thời đại cách mạng.

You might also like