You are on page 1of 3

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn.”


Đó là hai dòng thơ thần bút của chế Lan Viên khi khái quát một quy luật của tình cảm. Quy luật đó đúng với nhiều nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật và càng
đúng với Tố Hữu khi biết thi phẩm Việt Bắc. “Mười lăm năm thiết tha mặn nồng” với đất và người Việt Bắc đã để thương để nhớ trong lòng nhà thơ tài hoa
này về một vùng đất tươi đẹp và ân tình. Gắn bó là thế, sâu nặng là thế mà nãyphải chia ly, lòng kẻ ở- người đi đều ăm ắp nỗi niềm. Đoạn thơ tám dòng mở
đầu thi phẩm sẽ giúp đọc sẽ tìm được sự đồng điệu cảm xúc với nhân dân Việt Bắc và chiến sĩ cách mạng về xuôi trong phút chia ly tiễn biệt đầy lưu luyến.
Nếu chọn một nhà thơ biểu hiện sinh động nhất cho loại hình nghệ sĩ- chiến sĩ rất tiêu biểu cho văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 thì có lẽ không ai xứng
đáng hơn Tố Hữu. Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, sự nghiệp sáng tác của ông song hành với quá trình đấu tranh cách mạng và theo sát các
chặng đường của lịch sử dân tộc.
Một đặc điểm nổi bật trong thơ ca Tố hữu là tính trữ tình- chính trị. Nhà thơ nói về lý tưởng, tình cảm lớn của con người cách mạng... mà cứ như thủ thỉ tâm
sự, như đôi lứa tâm tình. Thơ ông đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Ông hòa quyện giọng lục bát dân gian và lục bát cổ điển, phát
huy tối đa thế mạnh về tính nhạc của tiếng Việt để tạo nên những bài thơ mang giọng du dương, trầm bổng
Sau hiệp định Giơnevơ, miền bắc được giải phóng, 10/1954, Trung ương Đảng và cán bộ rời Việt Bắc để về Hà Nội. Buổi chia tay tình quân dân lịch sử ấy đã
trở thành niềm cảm hứng để Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Trải dài khắp bài thơ là niềm thương nỗi nhớ về những kỷ niệm kháng chiến gian khổ nhưng
nghĩa tình. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố hữu và cũng là thành tựu suất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Là một khúc tình ca và là bản hùng ca cách
mạng. Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940, gồm sáu tỉnh viết tắt là Cao- Bắc- Lạng- Thái- Tuyên- Hà. Nơi đây, trung ương
chính phủ kháng chiến đã được thành lập và điều hành nhiều chiến dịch lớn nên Việt Bắc trở thành thủ đô kháng chiến.
“Thơ là thư kí trung thành của trái tim” (Duy Bralay). Quả thế, những con chữ tưởng như vô tri trên trang giấy nhưng khi được bàn tay tài hoa của nghệ sĩ
sinh con, chúng như được thổi hồn vào. Để rồi những ngôn từ sống động ấy sẽ giúp người sáng tạo ra chúng bộc lộ những nhịp rung của xúc cảm, phơi trải
nỗi niềm của một trái tim chân thành, sâu sắc. Việt Bắc được hình thành từ phút giây tiễn biệt, khi mà nỗi niềm sâu thẳm nhất trong tâm hồn thi nhân đang
rất cần được giãi bày. Được viết trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy nên cảm xúc bao trùm cả thi phẩm là nỗi nhớ nhung, lưu luyến bịn rịn, chân bước đi mà
lòng không đành.
Tám câu thơ đầu (4 câu đầu): bài thơ được cấu trúc theo lối hỏi- đáp như những câu hát giao duyên trong dân ca qua những lời tâm tình, nỗi lòng của kẻ ở
người đi được bộc lộ, đồng thời lối sống nghĩa tình trong truyền thống ứng xử tốt đẹp của nhân dân ta cũng được ngợi ca. (Trích 2 câu đầu)Trong giây phút
bịn rịn chia tay, người ở lại cất lời ướm hỏi với điệp khúc “mình về, có nhớ”. Những câu hỏi tha thiết như chất chứa bao tâm trạng. Vừa gần gũi, thân thương
qua cách xưng hô mình ta và các tính từ thiết tha, mặn nồng, vừa xưa vương chút lo lắng, băn khoăn lại vừa như nhắn nhủ, nhắc nhở người đi. bằng khoan lo
lắng, rằng: người đi rồi, người có nhớ ta? Đến một vùng đất mới, người có bị cuốn theo những mối bận tâm mới, bạn bè mới, khung cảnh mới,... rồi quên ta
không? Đây là nét tâm lý bình thường của những người ở lại trong mọi cuộc chia ly. Cũng bởi băn khoăn nên người ở cũng khéo léo nhắn nhủ tâm tình về lối
sống ân nghĩa, rằng: ân tình sâu nặng giữa “ta” với “mình” không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà là cả quãng thời gian mười lăm năm ròng. Tố Hữu sử
dụng đại từ “mình”, “ta” thường thấy trong ca dao, tục ngữ để bộc lộ mối quan hệ khăng khít giữa quân nhân với nhân dân. Cách xưng hô đầy âu yếm này
thường được dùng cho các cặp đôi, thể hiện qua nhiều câu ca dân gian nổi tiếng.
“Mình về, mình nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.”
Nói về sự quen thuộc của cách xưng hô “mình” - “ta”, có thể liên hệ đến ca dao:
“Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ
“Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình”
Chữ trung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình”
“Mười lăm năm ấy” là cả một khoảng trời kỷ niệm với bao nhớ thương khiến lòng người ta biển rịn, xao xuyến. trong câu hỏi có cụm từ mười lăm năm là chỉ
khoảng thời gian từ sau khởi nghĩa Bắc Sơn 1940 đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi 1954. Đó là khoảng thời gian Việt Bắc là căn cứ cách
mạng. tình quân dân, rồi tình nghĩa sâu đậm của những con người đã cùng nhau vào sinh ra tử, cùng thề nguyền sống chết cho tổ quốc được độc lập, tự do...
Những tình cảm ấy thật thiêng liêng và cao quý biết bao. Các từ “thiết tha, mặn nồng” là để chỉ mức độ tình cảm, đó là tình cảm gắn bó, sâu nặng. Tình nghĩa
ta mình không phải là thứ tình cảm hơi hợt bề mặt mà lặn xuống chiều sâu tâm hồn nên rất sâu sắc, mặn nồng. Bởi vậy người đừng vội quên. Trích 2 câu kế
đầu) câu hỏi này, người Việt Bắc hỏi người cán bộ: khi về xuôi, nhìn cây thì có nhớ đến núi ở Việt Bắc không, nhìn sông thì có nhớ đến nguồn nước ở Việt Bắc
không. Trong câu hỏi, người Việt Bắc hỏi người cán bộ: khi về xuôi, nhìn “cây” thì có nhớ đến “núi” ở Việt Bắc không, nhìn “sông” thì có nhớ đến nguồn nước
ở Việt Bắc không. Trong câu hỏi, cụm từ “nhìn sông nhớ nguồn” gợi nhớ đến câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” quen thuộc. Như vậy, trong câu hỏi này,
một cách khéo léo, người ở lại như muốn nói với người về, cũng là lời khẳng định của nhà thơ: Việt Bắc là cội nguồn cách mạng, là nguồn gốc của những
chiến thắng vẻ vang để mọi người có thể trở về sum vầy với gia đình người thân yêu ở thời bình. Điều đó thật đúng. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, Việt
Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng, là nơi bác hồ, trung ương đảng và mặt trận Việt Minh lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dẫn tới sự thành công
của cách mạng tháng tám năm 1945, dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Năm 1946, thực dân Pháp trở lại đánh chiếm nước ta, Hà Nội rơi
vào tay giặc, Việt Bắc tiếp tục trở thành căn cứ kháng chiến. Việt Bắc là “An toàn khu”(ATK), đã che chở, bảo vệ các cơ quan trung ương của đảng và chính
phủ trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ” Lừng lẫy năm châu,chấn động địa
cầu”, đưa dân tộc Việt Nam lên tầm cao của thời đại. Việt Bắc đúng là cội nguồn, là cái nôi của cách mạng. Vì vậy, kết thúc phần đầu bài thơ Việt Bắc, Tố hữu
đã viết “ Mười lăm năm ấy ai quên- Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”. Cả bốn câu thơ, qua lời ướm hỏi, đã khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã
qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình,. Qua đó thể hiện tâm trạng người ở lại: lưu luyến, bâng khuâng trong buổi chia tay, nhắn nhủ, tâm tình cùng người
về xuôi về nghĩa tình cách mạng. Bốn câu thơ sau là lời đáp của người về bộc lộ tiếng lòng bâng khuâng, lưu luyến.( Trích 4 câu đầu) Ở hai câu thơ đầu, người
về không trả lời câu hỏi của người ở lại mà đưa ra câu hỏi nhưng là để bộc lộ tâm trạng. Từ “ai” phiếm chỉ, nhưng ở đây là chỉ người Việt Bắc, tính từ “tha
thiết” cất lên trong câu, lắng đọng và vang vọng mãi trong trí nhớ người ra đi. Thấu hiểu nỗi lòng kẻ ở, người đi đã vỗ về làm ăn lòng người đưa tiễn đang bịn
rinn nhớ thương, băn khoăn. tuy không trả lời trực tiếp câu hỏi nhưng tâm trạng “bâng khuâng, bồn chôn”, cùng với cử chỉ cầm tay nhau xúc động bồi hồi đã
nói lên tình cảm: Chưa xa đã nhớ, trân các bước nhưng lòng lưu luyến không đành. “Tiếng ai” mà tha thiết, mà bịn rịn, mà làm lòng người lưu luyến bâng
khuâng? Áo chàm là một hoán dụ nghệ thuật độc đáo, diễn tả sự khắc sâu trong tâm chí người ra đi hình ảnh của những con người Việt Bắc bình dị mà thân
thương. Trang phục truyền thống quen thuộc của người dân Việt Bắc đã trở thành kí ức tươi đẹp của người ra đi, để rồi mỗi lần nhớ về, đất và con người Việt
Bắc lại chiếm trọn trái tim mình. Lời hỏi của người ở lại đã khéo nhưng câu trả lời của người ra đi còn khéo hơn. Không phải là lời khẳng định có không mà là
những cử chỉ, là ánh mắt thay cho lời muốn nói. Câu thơ bỏ lửng “biết nói gì hôm nay…” diễn tả thái độ nghẹn ngào không nói nên lời của người cán bộ giã từ
Việt Bắc về xuôi. Hẳn là trong giây phút này không ai mà không xúc động nghẹn ngào Để rồi rưng rưng nước mắt. Lúc gian khó ở bên nhau, giờ hòa bình độc
lập lại phải xa nhau. Tình nghĩa sắc son, mặn nồng nhưng cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến lúc phải chia ly. Biết nói gì đây vì lòng ngổn ngang tâm trạng? Biết nói
gì đây vì ngôn từ nào có thể diễn tả hết nỗi nhớ thương? Và bởi vậy, cách cầm tay nhau siết nhẹ, ánh mắt sâu thẳm như rọi thẳng vào tâm hồn… sẽ thay cho
bao lời muốn nói. Chúng ta có thể liên hệ đến lời thơ của Lưu Quang Vũ:
“Phút chia tay ta chỉ nắm tay mình
Điều chưa nói mà bàn tay đã nói
Mình đi rồi hơi ấm còn để lại
Còn bồi hồi trong những ngón tay ta”
(“Hơi ấm bàn tay” - Lưu Quang Vũ) Như vậy, hòa cảm xúc và tám dòng đầu của thi phẩm Việt Bắc, độc giả đã được trải nghiệm nỗi niềm lưu luyến, bịn rịn của
kẻ ở người đi trong giờ phút chia ly. Qua nỗi niềm ấy, người đọc hiểu thấu vẻ đẹp của tình quân dân sâu nặng, đồng thời thấy được Việt Bắc là cội nguồn cách
mạng. Những vần thơ ngắn gọn, thắm đượm tình cảm đã làm xúc động biết bao con tim độc giả bao thế hệ. Từ đó, mỗi người tự nhủ lòng hãy giữ gìn lối sống
nghĩa tình để tâm hồn được thăng hoa cùng những giá trị nhân văn cao đẹp. Đoạn thơ nói riêng, bài thơ Việt Bắc nói chung, đúng là một bản tình ca ca ngợi
đất nước và tình cảm cách mạng cao đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Nhận xét về chất trữ tình- chính trị của đoạn thơ. Một đặc điểm nổi bật trong thơ Tố hữu là tính trữ tình chính trị. Đặc điểm này được thể hiện rõ ngay tám
dòng thơ đầu của thi phẩm Việt Bắc. Bài thơ được viết nhân sự kiện chia tay tình quân dân, tức là nhà thơ nói về lẽ sống lớn, nói về sự gắn bó quân- dân. Vậy
mà cái nội dung đậm màu sắc chính trị đó lại được diễn tả bằng hình thức đậm chất trữ tình. Nói về lý tưởng, tình cảm lớn của con người cách mạng…mà cứ
như thủ thỉ tâm sự, như đôi lửa tâm tình. Đặc điểm này làm cho thơ Tố hữu trở nên gần gũi với điệu hồn, tình cảm của cả quân và dân, của đông đảo người
đọc bao thế hệ. Đây chính là dư ba là đồ ngân vang của ngôn ngữ thơ trong tâm hồn độc giả.
12 dòng đầu đoạn trích là tâm tình của người ở lại, gợi lên những kỷ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong
những năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến: trích 12 dòng
Đoạn thơ 12 dòng thuộc phần hai của đoạn trích đã nối tiếp nỗi lòng, cảm xúc của kẻ ở, người đi đã được diễn tả tám dòng đoạn thứ nhất. Với 4 câu thơ đầu
tiên, nỗi niềm như được tháo gỡ, người ở lại dốc lòng tâm tình. Cứ một vòng lục hỏi có nhớ là dòng bác nhắc lại một kỉ niệm giữa ta với mình. Từng lời thơ
gợi nhắc biết bao ân tình, biết bao gắn bó. Từ những ngày đầu kháng chiến gian khổ khi quân và dân cùng nhau vượt “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng
mù”. Đến cảnh chân chia những thiếu thốn vật chất: “miếng cơm chấm muối”, chung chia trách nhiệm trả mối thù cho dân tộc “mối thù nặng vai”. Lời hỏi gợi
nhắc những tháng ngày đầu gian khó khi xây dựng lực lượng ở chiến khu Việt Bắc. Những ngày quân ta còn thiếu lực ta còn yếu… trong khi quân giặc lại ngày
đêm bắn phá, truy lùng. Những người dân Việt Bắc đã nuôi giấu, dẫn đường các chiến sĩ miền xuôi băng rừng để chống chọi với quân thù. Chính sự đoàn kết
đồng lòng giữ quân và dân đó đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, sức mạnh khối đại đoàn kết giúp quân dân ta vượt lên mọi khó khăn thử thách để đến
ngày thắng lợi vinh quang. Quả là một khi quân dân gắn bó keo sơn như một thì khó khăn nào cũng sẽ vượt qua, kẻ thù nào cũng sẽ đánh thắng. 4 câu thơ
tiếp theo người Việt Bắc tiếp tục hỏi người cán bộ (trích … đậm đà lòng son). Câu hỏi thứ nhất, người Việt Bắc hỏi: cán bộ về xuôi rồi thì “rừng núi nhớ ai” mà
trám để “rụng”, măng để “già”. “Rừng núi” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người Việt Bắc. “Ai” là đại từ phiếm chỉ đặt trong văn cảnh, “ai” là chỉ người cán bộ, là
cách nói lắp lưng dễ thương. Đây là câu hỏi tu từ, thể hiện người Việt Bắc phải xa cán bộ nên buồn, nhớ, chán để rụng không nhặt, măng để già không hái. Đó
là biểu hiện tình cảm sâu nặng của người Việt Bắc với người cách mạng. Câu hỏi thứ hai, người Việt Bắc hỏi người cán bộ: khi về xuôi rồi thì có nhớ những
nhà ở Việt Bắc trong cảnh “Hắt hiu lau xám” nhưng lại “đậm đà lòng son” không? “Hắt hiu lau xám- đậm đà lòng son” là hình ảnh vừa ẩn dụ, vừa tương phản,
thể hiện con người Việt Bắc dù sống trong cảnh nghèo nhưng tấm lòng vẫn luôn thuỷ chung, sắc son với cách mạng. 4 câu hỏi cuối vẫn là câu hoti của người
Việt Bắc (trích) Câu hỏi thứ nhất, người Việt Bắc hỏi người cán bộ về xuôi rồi có còn nhớ tới núi non ở Việt Bắc không? Có nhớ thời kỳ chống Nhật, lúc Việt
Minh còn hoạt động ở Việt Bắc hay không? Câu thơ có liệt kê hình ảnh và sự kiện để nhắc người cán bộ về xuôi rằng: Việt Bắc là nơi có mặt trận Việt Minh
lãnh đạo cuộc cách mạng đánh Pháp đuổi Nhật, Việt Bắc là căn cứ quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ trước 1945. Câu hỏi thứ hai, Người
Việt Bắc cần hỏi người cán bộ ”Mình đi, mình có nhớ mình?” hay không, có nhớ cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái hay không? Câu hỏi hơi lạ, sao lại là
“mình có nhớ mình”? Đây chính là cách nói rất sâu sắc: từ “mình” thứ nhất và thứ hai là chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba chỉ người Việt Bắc. Giữa
người Việt Bắc và cán bộ như đã có sự gắn bó mật thiết, hòa nhập, tuy hai nhưng đã trở thành một. Trong câu hỏi, người Việt Bắc còn kể tên hai địa danh Tân
Trào và Hồng Thái, hai địa danh gắn với hai sự kiện quan trọng trước cách mạng tháng tám, để khẳng định Việt Bắc chính là cái nôi của cách mạng, là cội
nguồn cách mạng. những tên đất, tên làng đó đã trở thành quê hương cách mạng mà ai đi xa cũng lưu luyến nhớ về. Mái đình, cây đa còn là những biểu
tượng của văn hóa làng xã Việt Nam, kết lại lời nhắc nhở là những hình ảnh gửi truyền thống dân tộc, kẻ ở như tha thiết nhắn gửi người đi về việc giữ gìn cội
nguồn văn hóa cha ông. Cả đoạn thơ, từ “mình” kết hợp với hai từ “đi- về” biến hóa, luân phiên linh hoạt: “mình đi- mình về- mình về- mình đi…” gợi ra được
cuộc chia tay không phải là vĩnh viễn chia tay mà vẫn gắn bó bên nhau. Điệp từ “có nhớ” là tâm tình người về với Việt Bắc. Thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ
nhàng, sâu lắng góp phần chuyển tải tình cảm tha thiết của Việt Bắc với cách mạng, của con người Việt Nam kháng chiến. bằng nhiều biện pháp nghệ thuật
qua lời hỏi của người Việt Bắc, đoạn thơ đã tái hiện được hình ảnh căn cứ Việt Bắc thời kỳ trước cách mạng tháng tám 1945. Đoạn thơ cũng khắc họa được
hình ảnh con người Việt Bắc có tình cảm gắn bó sâu nặng, thuỷ chung với cách mạng. Qua đoạn thơ, tác giả ca ngợi con người Việt Bắc, khẳng định vai trò
quan trọng của Việt Bắc đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước thời kỳ 1945, Việt Bắc là “Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà”.
“Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác hay cả bài”. Cái tiêu chí đánh giá thơ hay mà nhà thơ Xuân Diệu đưa ra để đặt vai trò của phương diện nội dung và hình thức
ngang hàng nhau. quả thế, mỗi khi hòa vào không gian nghệ thuật của một thi phẩm, người đọc không chỉ rung cảm trước sự sâu sắc trong nội dung hay sự
cao đẹp trong tư tưởng…Mà còn chìm đắm vào những sáng tạo vô biên của người nghệ sĩ trên phương diện hình thức thể hiện. Việt Bắc đã chứng tỏ khả
năng vận dụng thể thơ lục bát bậc thầy của Tố hữu. Tố hữu còn khai thác một khả năng khác của thể thơ dân tộc này: chất sử thi làm nên những bản hùng ca.
sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để nâng cao khả năng biểu đạt của ngôn ngữ thơ.Linh hoạt, đa dạng trong cách sử dụng từ ngữ khiến nhiều hình
ảnh thơ tạo được sự ngân vang trong lòng độc giả. Đặc biệt là lối điệp từ ngữ với nhiều biến thể, cách phát huy tối đa hiệu quả biểu đạt của các từ láy và các
tính từ chỉ cảm xúc. Hệ thống thi ảnh mang đậm hơi thở dân gian khiến cho lời thơ như những dòng tâm tình cất lên từ cuộc sống đời thường. Cảm giác gần
gũi, thân thuộc còn được bồi đắp từ vô số những liên tưởng, ví von. Cùng với đó là kết cấu đối đáp tựa những câu hát giao duyên và lối xưng hô rất dân dã
“ta- mình”.
Shelly, nữ nhà văn nổi tiếng người anh từng khẳng định: “ thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”. Quả vậy, có những giá trị
vĩnh hằng của cuộc sống được lưu giữ nhờ những vần thơ, có những nhịp ngân của tâm hồn được in dấu lại trên từng con chữ. Bởi vậy mà thơ ca ra đời để
làm bạn với con người, để đồng cảm, sẻ chia với mọi vui buồn của con người trong cuộc sống. Chính sự đồng điệu này mà nỗi niềm về những kỉ niệm cách
mạng và kháng chiến được tác giả khéo léo thể hiện như câu chuyện tình yêu lứa đôi trong buổi chia tay, trải qua bao sự băng hoại của thời gian, vẫn gây
được niềm đồng cảm lớn trong trái tim độc giả bao thế hệ.

You might also like