You are on page 1of 2

Thơ là sự giãi bày đời sống tình cảm, "là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ

nhất
của tâm hồn khi đụng chạm đến cuộc sống" (Nguyễn Đình Thi). Tình cảm ấy
là những trạng thái cảm xúc mà người nghệ sĩ từng trải qua, từng sống trong
những cung bậc ấy. Thơ không chấp nhận thứ tình cảm hời hợt, mờ nhạt.
Nếu nhà thơ không viết thơ bằng nước mắt, bằng máu của chính mình,
không sâu sắc với những tình cảm của con người thì thơ sẽ thiếu sức sống,
chỉ có thể làm được những bài thơ vô hồn, chỉ là những câu chữ hoa mĩ
được ép khô trên giấy.
Tố Hữu đã viết "Việt Bắc" bằng cảm xúc bâng khuâng, da diết khi phải chia
tay đồng bào Việt Bắc với biết bao kỉ niệm ngọt bùi khó quên của một thời
gắn bó. Hình thức là đối đáp giữa kẻ ở - người đi nhưng thực chất là lời độc
thoại nội tâm, đắm mình trong hoài niệm quá khứ của tác giả.
Trong cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc với những người chiến sĩ Cách
mạng về xuôi, người ở lại là những người lên tiếng trước bởi họ đã nhạy cảm
nhận ra sự thay đổi của hoàn cảnh nên bồn chồn, lo lắng không yên. Trong
âm hưởng ngọt ngào của ca dao, những câu hỏi của người ở lại cất lên như
chất chứa bao nỗi niềm vấn vương, lưu luyến:
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"
Mười lăm năm gợi ra hành trình từ những ngày đầu Cách mạng với cuộc khởi
nghĩa Bắc Sơn năm 1940 và sự kiện năm 1941, sau những năm bôn ba khắp
năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở về Tổ Quốc, người
chọn Việt Bắc làm căn cứ địa Cách mạng:
"Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về. Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ."
Nhà thơ đã sử dụng sáng tạo hai đại từ "mình - ta" vốn là cách xưng hô lứa
đôi quen thuộc trong ca dao với biết bao tình cảm mến thương dạt dào:
"Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười."
Hay
"Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ."
Tố Hữu đã mượn hình thức quen thuộc của văn học dân gian để thể hiện một
vấn đề có tính chất lịch sử. Từ những câu ca ngọt ngào của tình yêu đã trở
thành "khúc tâm tình" của kẻ ở - người đi, từ cách xưng hô lứa đôi trở thành
tiếng gọi thân thương của những ngươi đồng chí, đồng bài khiến cho tình
cảm trở nên đẹp đẽ, gắn bó.
Với biện pháp điệp ngữ "mình có nhớ ta", "mình có nhớ không" đã tạo nên
giọng thơ đầy lưu luyến, thể hiện sự day dứt, bịn rịn, băn khoăn của người ở
lại và cả nỗi lo sợ người ra đi sẽ không giữ được tình cảm thủy chung với Việt
Bắc. Đó đồng thời là lời nhắn ngủ với người ra đi đừng bao giờ quên quê
hương nghĩa tình cách mạng với những kỉ niệm mặn nồng keo sơn.
"Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa."
Sau những câu hỏi ấy, người ở lại đã khơi gợi những kỉ niệm khó quên ở Việt
Bắc với thời gian "mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng". Mười lăm năm ấy
đủ đong đầy bao nghĩa tình sâu nặng như phảng phất âm hưởng của thơ
Kiều:
"Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình."
Đó là khoảng thời gian "Từ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh", là những
ngày tháng mà đồng bào Việt Bắc đã cưu mang cán bộ. Họ đã từng gian khổ
có nhau, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, thủy chung gắn bó. Mười lăm
năm vào sinh ra tử với biết bao kỷ niệm chiến đấu, bao ân tình đằm thắm khó
quên.
Không chỉ nhớ về thời gian, người ở lại như muốn người ra đi nhớ về không
gian Việt Bắc, thủ đô gió ngàn, căn cứ địa Cách mạng "nhìn cây nhớ núi, nhìn
sông nhớ nguồn". Nhớ núi, nhớ nguồn là nhớ về khung cảnh thiên nhiên, nhớ
về quê hương Cách mạng, ngọn nguồn của Cách mạng, đó không chỉ là
không gian vô hồn mà đã trở nên rất đỗi thân quen, in dấu từng bước chân,
lưu giữ bao kỉ niệm. Câu thơ vừa có tình cảm lưu luyến, hụt hẫng trong lòng
người ở lại vừa như lời dặn dò kín đáo với người ra đi đừng quên đạo lí
"uống nước nhớ nguồn".
"Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm."

You might also like