You are on page 1of 8

a.

bốn câu thơ đầu là khúc dạo đầu ân tình thủy chung và niềm trăn trở
nhớ thương của người ở lại với người ra đi.
- Nội dung chủ yếu của hai cặp câu lục bát này chính là những nỗi niềm da
diết được thể hiện trong hai câu hỏi:
“Mình về mình có nhớ ta?”
…. “Mình về mình có nhớ không?”
- “Mình” và “ta” là những đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa, là
cách xưng hô bình dị, thương mến vô cùng của tình yêu đôi lứa. Hai câu hỏi
trong đoạn mở đầu đã gợi nhắc tới những câu ca dao nói về cảnh chia tay bịn
rịn nhớ nhung của lứa đôi: “Mình về có nhớ ta chăng – Ta về ta nhớ hàm
răng mình cười”, hay “Mình về ta chẳng cho về - Ta nắm vạt áo ta đề câu
thơ”; “Mình về ta dặn câu này – Dặn dăm câu nhớ, dặn vài câu thương”;
“Mình về có nhớ ta chăng – Ta như lạt buộc khăng khăng nhớ mình”.

+ Tố Hữu đã mượn một hình thức ngôn từ quen thuộc của văn hóa dân gian
để gửi gắm những nội dung tình cảm lớn lao của thời đại mới; những câu ca
ngọt ngào của tình yêu đã trở thành những câu hỏi xao xuyến của nghĩa tình
cách mạng, thể hiện nỗi nhớ nhung của người ở lại với người về xuôi.

+ Đoạn thơ sử dụng phép lặp quen thuộc trong ca dao xưa khiến nỗi nhớ trở
nên miên man, da diết, không thể nguôi ngoai; cũng đồng thời tạo nên âm
hưởng day dứt, trăn trở góp phần thể hiện một trong những cảm hứng chủ
đạo của bài thơ: liệu những người chiến thắng có giữ được tấm lòng chung
thủy, có mãi nhớ tất cả những gì đã góp phần làm nên chiến thắng?
+ Hai câu thơ lục bát có tới 4 chữ “mình” và chỉ có một chữ “ta”. Tương
quan ngôn từ ấy đã đem lại cảm giác hình ảnh người ra đi tràn ngập không
gian, đầy ắp trong nỗi nhớ của người ở lại, cũng đồng thời gợi một chút đơn
côi, lặng thầm cho hình ảnh người ở lại nơi núi rừng hoang vắng, hắt hiu….
- Nỗi niềm người ở lại được thể hiện trước hết trong câu hỏi hướng về thời
gian:
“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
+ Trong tiếng Việt, đại từ “ấy” luôn khiến những danh từ chỉ thời gian đứng
trước nó bị đẩy về một quá khứ thật xa xăm, trở thành khoảng thời gian gợi
nỗi nhớ thương, ngậm ngùi, tiếc nuối.
+ Trong câu thơ của “Việt Bắc”, “mười lăm năm ấy” là khoảng thời gian từ
“khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh” (1941-1945), và sau đó là những năm
tháng kháng chiến chống Pháp (1946-1954), là khoảng thời gian Việt Bắc
trở thành căn cứ địa của cách mạng, trở thành Thủ đô gió ngàn, đó là thời
gian mà “ta” và “mình” từng gắn bó, chia ngọt sẻ bùi với biết bao nhiêu tình
sâu nghĩa nặng, biết bao nhiêu “thiết tha mặn nồng”.

+ Nếu câu hỏi thứ nhất “Mình về mình có nhớ ta?” làm xao xuyến lòng
người khi phảng phất bóng dáng những câu ca về tình yêu thì câu hỏi thứ hai
“Mình về mình có nhớ không?” lại khiến người nghe trăn trở suy ngẫm vì sự
tha thiết, nghiêm nghị trong giọng điệu thơ.
- Câu hỏi thứ hai này hướng tới không gian:
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
+ Hai vế của câu thơ đan xen những hình ảnh của cả miền xuôi như “cây”,
“sông” và miền núi như “núi”, “nguồn”. Hoàn cảnh chia xa, nỗi nhớ và sự
gắn bó khăng khít đã hiện ngay trong cả chia tách và đan xen hòa quyện của
ngôn từ.
+ “Nhìn cây”, “nhìn sông” là những hình ảnh nhắc tới một thực tế chắc chắn
trong tương lai khi người kháng chiến đã về xuôi, đã sống với quê hương,
với đồng bằng, vì thế cũng có thể coi là biểu tượng cho việc trở về của người
kháng chiến với chốn đô hội phồn hoa;
+ Còn “nhớ núi”, “nhớ nguồn” là để tâm hồn trở về với quá khứ, với Việt
Bắc Câu thơ thể hiện mối tương quan giữa thực tế và mong đợi khiến những
vế câu như tiềm ẩn một chữ “có” trăn trở: nhìn cây có nhớ núi, nhìn sông có
nhớ nguồn, về xuôi rồi có còn nhớ Việt Bắc…?
+ Trong câu hỏi thứ hai, bên cạnh nỗi nhớ nhung, niềm trăn trở của người ở
lại, ý thơ còn đem đến những suy ngẫm sâu xa về nghĩa tình, đạo lí, về cội
nguồn chung thủy, về nét đẹp trong đời sống tinh thần của một dân tộc luôn
nhắc nhau: uống nước nhớ nguồn. Đây cũng là một lẽ sống cao cả, một tình
cảm lớn đã nhiều lần xuất hiện trong thơ Tố Hữu (Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
– Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm).

b. Bốn câu tiếp – cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến nhớ
nhung của người đi, kẻ ở.
- Câu thơ đầu nhắc tới “Tiếng ai tha thiết bên cồn” cho thấy những nhớ
nhung xao xuyến, những day dứt trăn trở trong lòng người ở lại đã được
người ra đi thấu hiểu, cảm nhận.
+ “Ai” chính là người ở lại, nhưng tính chất phiếm chỉ đã đem lại cảm giác
những câu hỏi tha thiết ở 4 câu đầu là tiếng của ai đó chưa nhìn rõ mặt, mới
chỉ như những âm thanh vọng từ cỏ cây, núi rừng Việt Bắc, là “tiếng lòng”
của người ở lại, tuy nhiên, sự tri âm tri kỉ, “đồng thanh tương ứng” đã khiến
họ thấu hiểu lòng nhau, người ở lại “thiết tha”, người ra đi “tha thiết”, hô
ứng, đồng cảm, đồng vọng.

-Những âm thanh ấy cứ quấn quít, vương vấn theo từng bước chân khiến
người đi:
“Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”

+ “Bâng khuâng” là từ láy gợi ra những trạng thái cảm xúc mơ hồ khó tả bởi
sự đan xen buồn vui, luyến tiếc, nhớ nhung khiến con người như ngơ ngẩn.
+ “Bồn chồn” là tâm trạng thấp thỏm nôn nao khiến con người không yên,
tuy cũng là từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc nhưng “bồn chồn” nhiều khi
không dừng lại ở những nỗi niềm trong tâm tưởng mà còn có thể ngoại hiện
trong ánh mắt, dáng vẻ, hành động…
=> Vì thế, câu thơ không chỉ thể hiện nỗi bịn rịn, nhớ nhung trong lòng mà
còn gợi tả cả những bước chân ngập ngừng, lưu luyến của người đi.

- Trong giờ phút chia li, nếu “tiếng ai” là những âm thanh mơ hồ vì thực ra
nó là tiếng lòng người ở lại, là tiếng vọng từ trong tâm tưởng, trong cảm
nhận của người ra đi thì hình ảnh chiếc “áo chàm” lại cụ thể đến nao lòng:
“Áo chàm đưa buổi phân li”
+ Đây là biểu tượng đơn sơ mà xúc động về những người dân Việt Bắc
nghèo khổ, nghĩa tình. Sắc áo chàm có thể nhòa mờ trong khói sương rừng
núi nhưng sẽ vĩnh viễn in đậm trong nỗi nhớ thương của người về xuôi.
+ Hình ảnh hoán dụ về chiếc “áo chàm” vừa gợi ra trang phục đặc trưng của
người Việt Bắc vừa khắc họa tính cách mộc mạc, tấm lòng son sắt của họ
với cách mạng, với kháng chiến. Câu thơ đồng thời cho thấy sự xót xa và
niềm cảm phục, thương mến của người đi với những người Việt Bắc.
+ Những nỗi niềm lưu luyến trong cảnh chia tay được thể hiện rõ nét trong
cử chỉ “cầm tay nhau” chứa chan ân tình xúc động; trong sự lặng im vì “biết
nói gì hôm nay”, khi mọi lời nói đều bất lực, đều không thể diễn tả những
nỗi niềm đang dâng trào mãnh liệt
- Sự ngập ngừng đặc biệt hiện ra trong nhịp thơ 3/3/2 bồn chồn day dứt thay
thế cho nhịp chẵn êm đềm thông thường của thể thơ lục bát:
“Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay”
+ Cử chỉ “cầm tay nhau” thân thương, trìu mến cho đến cả sự im lặng không
lời đầy xúc động…
+Bốn câu thơ vừa là sự đồng vọng, nhớ nhung của người về xuôi với người
ở lại, vừa tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn, lưu luyến sâu nặng nghĩa tình trong
ngày chiến thắng.
12 CÂU TIẾP THEO
C. nếu 2 câu hỏi ở phần đầu mới chỉ gợi ra hình ảnh khái quát của chiến
khu ‘ mười lắm năm ấy’ thì với những gắn thiết tha của chiến khu Việt
Bắc với ‘ núi’ , với ‘nguồn’ thân thuộc thì những câu hỏi trong đoạn thơ
sau đã hướng tới những kỉ niệm thật cụ thể xúc động:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
+ Những gian khổ, thiếu thốn, khó khăn khi cách mạng còn trứng nước, những ngày
Bác Hồ mới về nước “nhóm lửa” tại Pắc Bó, Cao Bằng. “Mưa nguồn suối lũ những mây
cùng mù” nơi chiến khu giữa vòng vây của giặc Pháp, giặc Nhật đã trở thành kỉ niệm
sâu sắc trong lòng kẻ ở người về.

+ “nhớ chiến khu” : Nỗi nhớ ấy lại hướng về chiến khu Việt Bắc.
+ ”miếng cơm chấm muối“: ” là hình ảnh chân thực được rút ra từ kháng chiến đầy
gian nan. Nhân dân Việt Bắc luôn dành cho cán bộ những gì được coi là tốt
nhất của họ đối với người đã hi sinh vì đất nước.

+ “mối thù nặng vai” đã cụ thể hoá, vật chất hoá mối thù của nhân dân ta với quân
xâm lược. Hai hình ảnh ấy đối xứng và kết lại với nhau tạo nên một ý nghĩa mới mẻ, sâu
xa: mối tình đoàn kết chiến đấu cùng chung gian khổ, cùng mang một mối thù thực dân là
cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng vang dội, chiến công chói lọi
Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
     Băm xương thịt mày, tao mới hả.
           (Dọn về làng – Nông Quốc Chấn
“Mình về, rừng núi nhớ ai ? 
Trám bùi để rụng, măng mai để già”
Câu thơ vẫn mang hình thức của 1 câu hỏi nhưng không dùng để hỏi người đi chỉ đề thể
hiện nỗi lòng của người ở lại .

+ ‘rừng núi’ là hoán dụ cho người dân VB ở lại rừng xanh núi đó
+ “ai” chính là ‘mình’- người ra đi. Ý muốn nói đến cán bộ, đây là một cách
bày tỏ tình cảm một cách ẩn ý, không nói thẳng.
+ “Trám bùi để rụng, măng mai để già” : Nghệ thuật lấy cái có là trám bùi,
măng mai vốn là những những sản vật quen thuộc và quý giá của núi rừng
Việt Bắc để nói về cái không là sự hụt hẫng trong lòng của nhân dân ở lại khi
cán bộ đã ra về.
➞ Khi cán bộ đã về thì Trám cũng chỉ để rụng, măng mai cũng để già

“Mình đi, có nhớ những nhà


Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
+ “nhớ những nhà” : Đó là những mái nhà, bản làng đầy ắp những tình cảm
quân – dân.
+ “Hắt hiu lau xám” :  là những mái lán, lều lợp bằng cỏ lau trở nên cô đơn,
vắng vẻ khi cán bộ lên đường
+ “đậm đà lòng son” : Thể hiện tình cảm, tấm lòng thủy chung giữa nhân
dân và cán bộ
➞ Dù thiếu thốn về cái ăn , chỗ ở thế nhưng nhân dân vẫn luôn ở cạnh người
cán bộ.

“Mình về, còn nhớ núi non


Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh”
+ Vì là một người chiến sĩ cách mạng làm thơ nên Tố Hữu đã khéo léo lồng
ghép lịch sử vào thơ ca của mình.
+ Việt Minh và kháng Nhật đều là những tổ chức Cách mạng của Việt Nam.

“Mình đi, mình có nhờ mình


Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
+ Đây là lời ướm hỏi của nhân dân
+ 3 đại từ “mình” ở đây có nghĩa là cán bộ ra về, liệu có nhớ đến chính hình
ảnh của họ khi còn ở Việt Bắc hay không.
+ ” Tân Trào, Hồng Thài, mái đình, câu đa”: Tố Hữu cố gắng làm mờ đi nét
chính trị trong thơ ca và làm nổi bật lên nét trữ tình trong tác phẩm này của
mình.
⇒ Tất cả các câu thơ trên chính là nỗi lòng của nhân dân, gợi nhớ
lại những kỷ niệm của cán bộ đối với nhân dân.
10 CÂU THƠ CUỐI
D. Có thể nhận ra ngôn ngữ giao đổi trong đoạn thơ đầu khi sau
những câu hỏi trăn trở của người ở lại là những đồng vọng xao
xuyến của người ra đi. Những câu thơ cuối tiếp tục là sự khẳng định
nỗi nhớ thủy chung son sắt của người ra đi khi từ biệt quê hương
cách mạng về xuôi:

Ta với mình, mình với ta


Lòng ta, sau trước,mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…

 4 câu thơ là lời tâm sự của người ra đi


. Câu thơ đầu gồm 2 tiểu đối trong đó sử dụng phép lặp đan xen giữa
‘ta’-‘mình’ cùng với từ ‘với’ kết nối
Ta với mình, mình với ta
Đại từ “mình – ta” sử dụ ng linh hoạ t tạ o sự hò a quyện, gắ n bó má u thịt, gắ n
kết giữ a ngườ i đi, kẻ ở , khắ ng khít khô ng thể tá ch rờ i
-Sau câ u thơ thể hiện sự gắ n bó thâ n thiết là mộ t lờ i khẳ ng định sắ t son:
Lòng ta, sau trước,mặn mà đinh ninh
-Nghĩa tiếng Há n củ a cụ m từ ‘trước sau’ chính là ‘chung thủ y’- số ng có trướ c
có sau, thủ y chung như mộ t. Sau trướ c cò n gơi mộ t khoả ng thờ i gian dà i từ quá
khứ qua hiện tạ i đến tương lai,’thứ c lâ u mớ i biết đêm dà i..’ -> thờ i gian khiến con
ngườ i thêm hiểu lò ng nhau. Khi đã có nhữ ng nă m thá ng gắ n bó trong quá khứ ,
nhữ ng khó khă n gian khổ cù ng nhau chung vai gá nh vá c , nhữ ng tâ m tình cù ng
nhau chia sẻ đã khiến tình cả m giữ a họ thêm ‘mặ n mà ’ ‘sâ u nặ ng’.
-‘ đinh ninh’ là chắ c chắ n, là khô ng đổ i, khô ng quên-tình cả m đã ‘ mặ n mà ’
trong quá khứ sẽ mã i bền chặ t theo thờ i gian khô ng bao giờ phai, thay đổ i.
Hai câ u cuố i như 1 lờ i thủ y chung:
Mình đi, mình lạ i nhớ mình
Nguồ n bao nhiêu nướ c, nghĩa tình bấ y nhiêu…
Chữ "lạ i": thanh trắ c ở â m vự c trầ m nhấ t > câ u trả lờ i vừ a là lờ i khẳ ng định,
vừ a là mộ t nguyện thề thiêng liêng vớ i ngườ i ở lạ i, vớ i chính mình.
• Gắ n vớ i câ u hỏ i "Mình đi mình có nhớ mình" > Sự vậ n dụ ng sá ng tạ o cấ u trú c
ca dao (Thuyền về có nhớ bến chă ng/ Bến thì mộ t dạ khă ng khă ng đợ i thuyền):
khô ng chỉ có mộ t vế đơn độ c- vế hỏ i vừ a như nêu bă n khoă n, vừ a khẳ ng định
lò ng thuỷ chung củ a bến đợ i mà cò n có vế đá p để nó i rõ sự chung thuỷ sắ t son
củ a ngườ i ra đi.
- Cá ch so sá nh, cá ch đo đếm đậ m mà u sắ c dâ n gian: Nguồ n bao nhiêu nướ c,
nghĩa tình bấ y nhiêu diễn tả đượ c nghĩa tình cá ch mạ ng là vô hạ n tậ n, như suố i
nguồ n khô ng bao giờ vơi cạ n > khẳ ng định lò ng thủ y chung son sắ t vớ i cá ch
mạ ng, vớ i quê hương khá ng chiến củ a ngườ i cá n bộ vê xuô i.

Giọng điệu: tha thiết, ví như là mộ t lờ i thề thủ y chung son sắ t


Nghệ thuật: +cá c từ lá y “mặ n mà ”, “đinh ninh” cũ ng khẳ ng định nghĩa tình
bền chặ t củ a tá c giả vớ i Việt Bắ c
+Biện phá p so sá nh: “bao nhiêu nướ c” “bấ y nhiêu” đã gợ i tình
cả m bao la giữ a nhà thơ và Việt Bắ c

Sau khi khẳ ng định tấ m lò ng trướ c sau như nhấ t, ngườ i ra đi nhớ về mộ t Việt
Bắ c ắ p đầ y kỉ niệm. Hình ả nh chiến khu cà ng số ng độ ng bao nhiêu cà ng cho thấ y
nỗ i nhớ , tình cả m kẻ đi vớ i ngườ i ở tươi mớ i bấ y nhiêu. Cả nh sắ c thiên nhiên,
cuộ c số ng sinh hoạ t, kỉ niệm khá ng chiến lầ n lượ t hiện hình nổ i sắ c.

Nhớ gì như nhớ người yêu


Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
 Cho thấy nỗi nhớ cuộc sống ở Việt Bắc
+ Biện pháp so sánh: “như nhớ người yêu” cho thấy sắc thái cao nhất của nỗi nhớ.
thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm. Cách so sánh này mới lạ sáng tạo, chỉ với
"như nhớ người yêu" mà người đọc có thể thấy hết được tình cảm của người ra đi.
+Phép điệp: nhớ, nhớ từng giúp nhấn mạnh nỗi nhớ tha thiết,
sâu sắc
Hình ảnh gợi cảm đầy thi vị :bản khói cùng sương, bếp lửa, trăng lên đầu núi, rừng
nứa bờ tre, Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê ... gợi nhớ những nét nhớ nhung tưởng như
nhẹ nhàng mà lại hóa tha thiết, mãnh liệt

“Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” -> các từ ngữ đầy sức gợi hình giúp
khắc họa sự san sẻ khó khăn, chia ngọt sẽ bùi giữa những người cách mạng với núi
rừng Tây Bắc

 6 câu cuối: +Đã khắc họa cuộc sống lam lũ, cực nhọc nhưng thủy chung
+ Hình ảnh thiên nhiên núi rừng và con người Việt Bắc luôn in đậm
trong tâm trí của tác giả, những người về xuôi
+ Tình cả m châ n thà nh, tha thiết củ a ngườ i cá n bộ khá ng chiến
>>> Qua đó thể hiện tình cả m củ a Tố Hữ u vớ i Việt Bắ c, vớ i Cá ch
mạ ng: yêu mến, tự hà o, biết ơn. Đoạ n thơ gợ i lên trong lò ng ngườ i đọ c tình
mến yêu Việt Bắ c, tự hà o về đấ t nướ c và con ngườ i Việt Nam

You might also like