You are on page 1of 4

Những năm tháng khói lửa bom đạn trong chiến tranh gian khổ đã đi qua

nhưng những bài thơ, lời ca ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc vẫn
còn vang mãi tới bây giờ. Thơ ca thời kỳ kháng chiến luôn khắc họa những hình
ảnh chân thực về những con người góp phần làm cho đất nước thống nhất, trong
đó có người lính Việt Nam. Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài
thơ hay trong kho tàng thơ ca cách mạng. Đọc bài thơ, người đọc cảm nhận
được cảnh vật núi rừng Tây Bắc hùng vĩ mà nên thơ cùng hình ảnh người lính
Tây Tiến hào hoa, lãng mạn mà vẫn rất dũng cảm, oai hùng và bi tráng trước sự
hi sinh vì tổ quốc. Và nhắc tới Tây Bắc ta không thể quên được bài thơ “Lên
Tây Bắc” của Tố Hữu. Nơi Tây Bắc ấy có Tây Tiến, có sự hoang vu, hùng vĩ
của núi rừng; có cả bóng lưng đầy hiên ngang của người lính nơi ấy. Điều đó đã
được thể hiện rõ ràng qua đoạn thơ sau mà Quang Dũng viết:
“Dốc lên dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thuớ lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Và Tố Hữu viết:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
Quang Dũng và Tố Hữu đều là những nhà thơ viết về cách mạng xuất sắc và
tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Thơ của Quang
Dũng khi viết về người lính chiến thì luôn mang một vẻ hào hoa, lãng mạn cũng
không kém phần hào hùng, bi tráng như một bản anh hùng ca. Còn Tố Hữu,
cách viết của ông luôn thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, với
“Lên Tây Bắc” ông ca ngợi người lính Tây Bắc nhỏ nhắn nhưng lại làm nên
cách mạng hào hùng, ca ngợi tình đồng chí cao. Trong hai bài thơ “Tây Tiến”
và “Lên Tây Bắc” đều có những dòng thơ rất hay viết về phong cảnh thiên
nhiên núi rừng Tây Bắc, vừa có chút tương đồng, lại cũng mang những màu sắc
rất riêng biệt, tiêu biểu là ở hai khổ thơ trên.

Hành trình của những người lính chẳng khác gì chuyến đi sinh tử, với địa hình
vô cùng khắc nghiệt:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Điệp từ “dốc” gợi lên cảnh những đỉnh dốc nối tiếp nhau, hết đỉnh dốc này lại
tới đỉnh dốc khác, chẳng biết bao giờ mới hết. Từ láy “khúc khuỷu”, “thăm
thẳm” gợi lên sự hiểm trở, quanh co, lắt léo gập ghềnh, thêm vào đó là sự chênh
vênh của núi rừng, bên là vách núi bên là vực thẳm, sự hun hút của cung đường.
Cả câu thơ gợi mở một không gian hành quân vừa cao lại vừa sâu rộng và người
lính đang phải nỗ lực hết sức mình để vượt qua những chặng đường đầy nguy
khó. Điệp ngữ “Ngàn thước” kết hợp với nghệ thuật tương phản “lên cao-
xuống”, cũng tiếp tục vừa gợi ra độ cao chót vót của đỉnh dốc, vừa gợi ra độ sâu
thăm thẳm của đáy dốc. Lời thơ làm nổi bật được tính chất hùng vĩ, hiểm trở nổi
bật của núi rừng Tây Bắc và nỗ lực vượt lên trên những khó khăn địa hình hành
quân của người lính chiến lúc bấy giờ.
Từ láy “heo hút” thể hiện sự hoang vắng, lạnh lẽo của núi rừng, nơi dường
như chưa từng có bước chân người đến, chính vì người lính hành quân trên
những ngọn núi cao chót vót, nên những “cồn mây” mới như đang quanh quẩn,
như đùa giỡn dưới chân, ngỡ rằng người chiến binh đang bước đi trên mây chứ
chẳng phải núi rừng. Hình ảnh “súng ngửi trời” là một hình ảnh nhân hóa đầy
sáng tạo của Quang Dũng trong việc miêu tả độ cao, nơi đây có chỗ sâu thăm
thẳm, nhưng có chỗ lại cao chót vót, tưởng như mũi khẩu súng trên vai người
lính chiến có thể chạm đến cả trời xanh kia. Đó là cách cảm nhận thật tinh
nghịch của người lính trẻ lãng mạn, hài hước và hồn nhiên. Tưởng tượng như
người lính chiến từ trên đỉnh núi cao mà phóng tầm mắt xuống, thấy những
cảnh vật mơ hồ không sắc nét, nhưng đó là dấu hiệu của sự sống, “mưa xa khơi”
gợi cảm giác khoan khoái mát lạnh của làn mưa trắng xóa. Đó là nét đẹp lãng
mạn của núi rừng Tây Bắc, đồng thời cũng gợi lên trong tâm hồn người lính
những cảm giác yên bình, về một chốn dừng chân để tiếp thêm động lực.
Nhắc tới Tây Tiến là nhớ tới Tây Bắc, nhắc tới Tây Bắc là ta lại nhớ đến đoàn
quân Tây Tiến. “Lên Tây Bắc” ta có núi rừng đầy hiểm trở, hoang vu nhưng
cũng vô cùng hùng vĩ; có “nắng”, có “núi”, có “gió” và có cả hình ảnh người
lính:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”

Một đoạn thơ mang đầy yếu tố lãng mạn, mang đến sự hùng vĩ của thiên nhiên
và cái nhìn về người lính đầy hiên ngang. Với câu thơ đầu, có lẽ là “nắng chiều”
hiện lên rồi nên ta mới thấy được hình ảnh của “anh” – người lính Tây Bắc.
“Rất đẹp” được đặt lên đầu câu như muốn nhấn mạnh đây là hình ảnh rất đẹp,
một người lính hiện lên dưới ánh nắng chiều đẹp đẽ. Anh đang hăm hở trèo lên
dốc, không ngại nhọc mệt, “nắng chiều, bóng dài, đỉnh cheo leo, vai vươn tới,
gió reo”. Một chiếc bóng đứng trên đỉnh dốc cao đầy nguy hiểm, tác giả đã sử
dụng phép hoán dụ để làm nổi bật được cảnh thiên nhiên đất trời; “cheo leo”
như thể hiện sự nguy hiểm ấy, nó mang đến cảm giác một đỉnh dốc cao không
hề có chỗ dựa, tựa như người lính có thể vấp ngã bất cứ lúc nào. Thế nhưng dù
cho là có nguy hiểm bao nhiêu thì người lính vẫn đứng ở nới đỉnh dốc đấy,
mang trong mình một tư thế hiên ngang, dũng cảm – tư thế của người đứng đầu
mảnh đất ấy.
Tây Bắc với núi non hùng vĩ, với những hàng cây xanh phủ một màu xanh
tốt nổi bật giữa nền trời; và nơi núi rừng cũng phải nhường lại cho ý chí chiến
đấu kiên cường, tinh thần vượt gian khổ, quyết tâm vượt lên dốc núi , đèo cao
của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Súng đạn mang nặng
đôi vai, dốc núi đè cao những người lính vẫn phơi phới lạc quan yêu đời , hành
quân vượt lên phía trước. “Lá ngụy trang” là hình ảnh người lính đội những lá
cây ngụy trang để tránh địch, nơi núi đèo như vậy thì sự nguy hiểm là không thể
tránh khỏi vậy nhưng dù có khó khăn bao nhiêu họ vẫn kiên cường, bất khuất
như vậy. Họ – những người lính sẵn sàng vì Tổ quốc mà chiến đấu.

Điểm chung của hai đoạn thơ là đều nói về núi rừng Tây Bắc, nói về cảnh
sắc thiên nhiên nơi đây, đó là tấm lòng trân trọng, gắn bó trong suốt những năm
tháng kháng chiến đầy gian khổ. Cả hai bức tranh thiên nhiên đều bộc lộ được
những nét hung hiểm, dữ dội của thiên nhiên nơi đây, một cách tinh tế. Tuy
nhiên trong “Tây Tiến”, phong cảnh thiên nhiên Tây Bắc được tả một cách rất
chân thực, nhiều những từ ngữ phóng đại, lối liên tưởng độc đáo thú vị, bằng
một hồn thơ rất lãng mạn, hào hoa của Quang Dũng, khiến phong cảnh thiên
nhiên và hình ảnh người lính như mang chất nhạc trong một bản trường ca anh
hùng. Còn với “Lên Tây Bắc”, Tố Hữu lại nghiêng về cảm xúc nhớ nhung, niềm
tự hào, giọng thơ nồng nàn, ấm áp nghĩa tình, thiên nhiên hiện ra dữ dội chỉ đối
với kẻ thù, còn với quân dân ta thì nó lại trở nên thân thuộc, yêu thương, bảo
bọc cho quân đội ta trong kháng chiến.\
Chiến tranh đã lùi xa nhưng âm vang vọng của nó thì còn mãi. “Tây Tiến”
và “Lên Tây Bắc” chính là một trong những bài ca không thể nào quên của
những năm tháng trường kì chống Pháp. Có thể nói, tinh hoa của hai bài thơ đều
được hội tụ lại trong hai khổ thơ trên. Họ đã dựng lên bức tranh thiên nhiên
hùng vĩ, mĩ lệ của núi rừng miền Tây, nơi nhà thơ cùng đoàn quân Tây Tiến đã
từng hoạt động, chiến đấu; cũng là nơi mà khi ta nhớ đến đoàn quân Tây Tiến
thì ta sẽ nhớ đến chốn ấy – mảnh đất Tây Bắc hùng vĩ. Thông qua hai bài thơ,
người đọc có thể thấy được cảnh vật ở nơi Tây Bắc nước ta thật tươi đẹp, mỗi
vùng đất lại được miêu tả bằng cách nhìn riêng nhưng nổi bật hơn cả là sự tự
nhiên, hoang dã đầy sức sống. Những bức tranh ấy như lời kêu gọi con người
hôm nay càng phải biết trân trọng, yêu quý hơn nữa từng mảnh ghép quý giá
của thiên nhiên đất trời. Biết ơn những người chiến sĩ đã ngã xuống cho chúng
ta hòa bình ngày hôm nay.

You might also like