You are on page 1of 17

B.

KIẾN THỨC TÁC PHẨM VÀ MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

I.Gợi ý phân tích tác phẩm

1.Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): Nỗi nhớ về con đường hành quân giữa đại
ngàn Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng trữ tình:

“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !


Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm


Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa


Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói


Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

a. Hai câu thơ đầu là cảm hứng chủ đạo cho toàn đoạn thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”

-Hai chữ “xa xôi” tạo nên nỗi niềm bâng khuâng, da diết, tiếc
nuối, ngẩn ngơ. Điệp từ “nhớ”khắc họa nỗi nhớ như thác lũ ùa về. Đó là
nỗi nhớ về Sông Mã (chứng nhân lịch sử), nhớ đồng đội (Tây Tiến), nhớ
“núi rừng” (địa bàn hoạt động).

-Nỗi nhớ ấy được diễn tả bằng từ láy “chơi vơi”. Đó là nỗi nhớ da
diết, miên man, lửng lơ, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có
cảm giác đứng ngồi không yên.

-Nghệ thuật điệp vần “ơi”-“chơi vơi” là vần bằng tạo âm hưởng
của tiếng gọi đồng vọng miên man không dứt làm câu thơ sâu lắng, bồi
hồi, cứ thế ngân dài tha thiết vọng vào lòng người, vào không gian xa
thẳm mênh mông của thế giới hoài niệm.

b. Mười câu tiếp: Đường hành quân hiện lên hùng vĩ mà nên thơ; người
lính gian lao mà hào hoa, hào hùng.

Thiên nhiên hùng vĩ, khắc nghiệt, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình:

-Nhiều địa danh xa lạ được nhắc đến tạo cảm giác hoang vu, bí ẩn về những
vùng đất xa xôi, hẻo lánh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Muông, Mường Hịch, Mai
Châu…

 Ấn tượng về miền Tây Bắc trước hết là Sương:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi


Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
-Miền Sài Khao đầy khắc nghiệt: “Sài Khao sương lấp toàn quân mỏi”. Ý
thơ toát lên hiện thực gian khổ của người lính. Sương dày, sương mù đến độ
“lấp” cả đoàn quân. Chữ “mỏi” gợi cảm giác về sự mệt mỏi, rã rời được gợi ra
từ “sương lấp”.

-Mường Lát lại hiện lên mông lung huyền ảo qua cụm từ: “hoa về trong
đêm hơi”.

+ “Đêm hơi” là cách nói khác đi của “đêm sương”; kết hợp sáu thanh
bằng của câu thơ làm cái khắc nghiệt giảm đi thay vào đó là cảm giác êm ái,
nhẹ nhàng, bâng khuâng.

+ “Hoa về” vừa được biểu hiện là những bó đuốc trên tay người lính đi
qua màn sương lung linh như hoa; vừa được biểu hiện là trên tay các anh
đang cầm những bông hoa hái dọc đường hành quân hay các anh chính là
những bông hoa đang về với bản làng.

 Ấn tượng thứ hai về Tây Bắc là Dốc và Đèo cao:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm


Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

+ Điệp từ “dốc” được nhắc lại hai lần cùng cách ngắt nhịp 4/3 làm câu thơ
rơi vào từ “dốc”. Có thể hình dung đèo tiếp đèo, dốc tiếp dốc cứ thế lên cao rồi
lại xuống thấp. Sử dụng nhiều từ láy tạo hình: khúc khuỷu (quanh co khó đi),
thăm thẳm (vừa sâu lại vừa cao), heo hút (xa cách cuộc sống con người).
+ Câu thơ 7 chữ mà có tới 5 thanh trắc: dốc-khúc-khuỷu-dốc-thảm tạo cảm
giác trúc trắc, mệt mỏi gây ấn tượng về con đường hiểm trở. Đây cũng là chất
nhạc trong thơ Quang Dũng đầy gân guốc, rắn rỏi.

+ Từ láy “heo hút”-gợi độ cao-xa-vắng.

+ Nhân hóa “súng ngửi trời”-vừa gợi lên độ cao rợn ngợp vừa pha chút
hóm hỉnh, hài hước của lính.

+ Điệp ngữ “ngàn thước”- khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, chênh vênh kỳ thú của
núi rừng miền Tây.

+ “Lên-xuống”- tương phản hai động từ trong hai vế câu đã tạo ra cảm giác
như con đường hành quân bị bẻ đôi ra. Nhìn xuống hay nhìn lên đều thăm thẳm,
rợn ngợp. Có khi đường lên thì dựng đứng, nhìn qua bên kia thì vực sâu đổ xuống
hun hút hiểm trở.

 Ấn tượng về mưa: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

- Năm câu trên tả cái dữ dội, câu thơ thứ sáu lại dệt nên bởi những thanh
bằng mang nét mềm mại: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

+ “Nhà ai” – gợi cảm xúc bâng khuâng.

+ “Mưa xa khơi” – cảnh tượng thơ mộng, trữ tình.

- Lắng đọng trong những thanh bằng là sự thăng hoa của tâm hồn người
lính. Vượt qua mọi mỏi mệt, tâm hồn những anh lính trẻ vẫn đầy mơ mộng, lạc
quan.
 Sự kết hợp các thanh bằng trắc trong sáu dòng thơ trên tạo cho đoạn thơ giàu âm
điệu. Nói như Xuân Diệu “đọc Tây Tiến, người đọc như ngậm âm nhạc trong
miệng”.

Ấn tượng về âm thanh hoang dã rùng rợn:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét


Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

+ Điệp ngữ “chiều chiều” – “đêm đêm” gợi thời gian liên tục, nguy hiểm
luôn rình rập.

+ Nhân hóa “thác gầm thét”, “cọp trêu người” – khẳng định oai linh, linh
thiêng, bí ẩn ngàn đời của đại ngàn Tây Bắc. Qua đó tô đậm vẻ đẹp hình tượng
người lính kiên cường vượt bao gian khó.

 Hình ảnh người lính hiện lên:

- Tinh nghịch, hóm hỉnh, lạc quan: cách nói “súng ngửi trời” thể hiện vẻ
đẹp của người chiến binh dũng cảm, họ đang chiến lĩnh tầm cao mà đi tới. Từ đó
có thể thấy vẻ đẹp con người ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ.

- Lãng mạn: Trong gian khổ nhưng vẫn cảm nhận và thưởng ngoạn được
cái đẹp của thiên nhiên: hùng vĩ, hiểm trở nhưng cũng rất trữ tình lãng mạn.

- Hi sinh anh dũng:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa


Gục lên súng mũ bỏ quên đời !”

+ Từ láy “dãi dầu” – gợi tả sự vất vả, gian khổ, dầm sương dãi nắng.
+ Phép tu từ nói giảm nói tránh “không bước nữa” rồi “bỏ quên đời” làm
cái bị lụy giảm đi, người lính hiện lên ngang tàng, coi thường hiểm nguy, coi
thường cái chết. Ý thơ còn khẳng định tinh thần người lính: thân xác gửi lại chiến
trường nhưng anh linh vẫn mãi theo chân đồng đội, sống hay chết đều không bỏ
đội ngũ, không bỏ lý tưởng.

c. Hai câu thơ cuối cảm xúc thương nhớ phả vào nỗi nhớ bản làng:

“Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói


Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

+ Từ cảm thán “nhớ ôi” – từ “ôi” vần bằng tạo âm hưởng nỗi nhớ kéo dài
mênh mang.

+ “cơm lên khói”, nhớ “thơm nếp xôi” là nhớ hương vị của núi rừng cũng là
hương vị của tình quân dân.

+ Chữ “mùa em” là một sáng tạo ngôn ngữ để chỉ vẻ đẹp của những cô
thiếu nữ Mai Châu từ vóc dáng đến hương xuân nồng nàn.

+ Vẻ đẹp của nghĩa tình quân dân, của em, của nếp xôi đã hòa quyện vào
nhau làm nên nỗi nhớ bâng khuâng đọng mãi trong lòng người. Cũng từ đó mọi
mệt mỏi của chặng đường hành quân đã qua dường như tan biến.

d. Nghệ thuật: Thủ pháp tương phản, đối lập; các biện pháp tu từ: so sánh, nhân
hóa, cảm thán… bút pháp sử thi lãng mạn hào hùng.

2. Đoạn 2: Nỗi nhớ về đêm liên hoan văn nghệ và cảnh chia tay trên nền sông
nước Tây Bắc:
a. Dấu ấn đêm liên hoan văn nghệ:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa


Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

+ “Doanh trại” là cách nói lãng mạn hóa để tạo không gian, không khí lễ
hội trở nên hoành tráng.

+ “Bừng” – động từ -chỉ sự tưng bừng náo nhiệt của đêm hội. “Bừng” chỉ
ánh sáng của “đuốc hoa”, của lửa trại, của không khí náo nhiệt, cũng còn có
nghĩa là sự bùng lên của tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười nói tưng bừng rộn rã.

+ Từ “đuốc hoa” trong nghĩa Hán Việt có nghĩa là nến hoa chúc – biểu
tượng cho hạnh phúc của uyên ương. Ở đây, Quang Dũng dùng chữ “đuốc hoa”
với ý nghĩa lãng mạn chỉ niềm vui, hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ trẻ.

+ “Kìa em” – từ cảm thán thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người
lính. Hà Thành trước vẻ đẹp của cô gái vùng cao trong trang phục “xiêm áo” lộng
lẫy cùng dáng vẻ “e ấp” rất thiếu nữ. Cụm từ “tự bao giờ” bộc lộ cảm xúc ngẩn
ngơ, ngỡ ngàng, đắm say của những chàng lính trẻ.

+ “Khèn lên” – tiếng khèn của những nhạc công Tây Bắc; “man điệu” – vũ
khúc của những cô gái dân tộc đang xoay tròn trong điệu múa truyền thống.

+ “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” – câu thơ với sáu thanh bằng tạo nên
độ phiêu du, phiêu lãng chắp cánh cho tâm hồn những người lính thăng hoa, mọi
cảm giác mệt mỏi, vất vả đều tan biến, những mất mát, gian khổ như bị đẩy lùi.
Thêm vào đó là lòng yêu đời, yên miền đất lạ. Chính vì thế, niềm lạc quan yêu
đời đã nâng bước họ mạnh mẽ hơn trên con đường hành quân phía trước.

b. Bốn câu sau là khung cảnh chia tay trên nền sông nước Tây Bắc:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy


Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- “Chiều sương ấy” – thời gian không xác định cụ thể nên gợi nỗi buồn bâng
khuâng. Chữ “ấy” – đại từ, đặt sau từ chỉ thời gian “chiều sương” gợi về ký ức
chưa xa.

- Câu hỏi tu từ “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” làm xao xuyến lòng người. Phép
nhân hóa – “hồn lau” kết hợp cụm từ “nẻo bến bờ” gợi cảm giác mênh mông
hoang vắng, tĩnh lặng, giàu chất thơ. Phải là một hờn thơ nhạy cảm, tinh tế, tài
hoa và lãng mạng mới cảm nhân được vẻ đẹp nên thơ ấy. Ý thơ mang đến hai
cách hiểu:

+ Buổi chia tay trong “chiều sương ấy” làm tâm trạng người đi như nhuốm cảnh
lên vật, nhuốm lên “hồn lau”.

+ Cách hiểu thứ hai là: Cuộc đời người chiến binh gắn liền với hoa lau Tây Bắc.
Nay “xa rồi” nên nỗi nhớ càng trở nên xao xác, bâng khuâng.

- Không gian nên thơ ấy làm nền cho người xuất hiện: “Có nhớ dáng người
trên độc mộc”. Điệp ngữ “có thấy – có nhớ” luyến láy như khắc chạm vào lòng
người một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng khôn nguôi. “Dáng người trên độc mộc” ở
đây có thể hiểu là hình ảnh mềm mại, uyển chuyển của những cô gái vùng cao
đang đưa các chiến sĩ vượt sông. Cũng có thể hiểu là hình dáng kiêu dũng của các
chiến sĩ Tây Tiến đang chèo chống con thuyền vượt sông, vượt thác dữ tiến về
phía trước.

- Câu thơ cuối sử dụng nghệ thuật tương phản: “Trôi dòng nước lũ hoa
đong đưa”. Đó là sự tương phản giữa cái dữ dội của thiên nhiên “Trôi dòng nước
lũ” với cái mềm mại, dễ thương “hoa đong đưa” đã làm cho thiên nhiên hòa hợp
cùng với cảm xúc con người. Từ láy “ đong đưa” được sử dụng rất gợi. Không
phải cánh hoa rừng trôi nổi dập dềnh trên dòng nước lũ mà là “đong đưa” theo
gió. Dáng hoa ấy hòa hợp với “dáng người trên độc mộc” làm nên một bức tiểu
hóa thật lãng mạng mà cũng thật hào hùng.

c. Tổng kết nghệ thuật: phép nhân hóa đầy sức gợi, phép điệp làm cho câu thơ
luyến láy. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, hồn thơ mang đậm chất lãng mạn,
hào hoa.

Tóm lại, tám câu thơ của khổ hai đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên, con
người miền Tây Bắc với vẻ đẹp mĩ lệ, trữ tình. Chất nhạc, chất họa, chất mơ
mộng hòa quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái
đẹp. Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại, tinh tế, uyển chuyển. Đây là
đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài
thơ.

3. Đoạn 3: Hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên giữa bao gian khổ thiếu
thốn.
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ


Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

a. Vẻ đẹp bi tráng của người lính.

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc


Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

- Ngoại hình: “không mọc tóc” rồi “Quân xanh màu”, dáng vẻ “dữ oai
hùm”. Đây là bức tranh tả chân về người lính. Người lính ốm yếu, tiều tụy, đầu
trọc, da dẻ xanh như màu lá. Đó là nguyên do của những tháng ngày hành quân
vất vả vì đói vì khát, là dấu ấn của những trân sốt rét ác tính làm tóc rụng không
mọc lại được, da dẻ thì héo úa xanh xao. (Dẫn chứng thêm)

- Phẩm chất tâm hồn:

+ Sử dụng phép tương phản giửa bên trong và bên ngoài; giữa ngoại hình và
tâm hồn. Từ đó ý thơ làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng của người lính.

+ “Không mọc tóc” – cách nói chủ động, lạc quan, coi thường gian khổ.
+ “Đoàn binh” – từ Hán Việt , gợi sự đông đảo, hùng mạnh (khác với “đoàn
quân” – ít ỏi, ít sức gợi)

+ “Dữ oai hùm”, “mắt trừng” – khí thế hiên ngang, dũng mãnh, áp đảo kẻ
thù. Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ
núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ khó khăn.
Đoàn quân vì thế “ốm mà không yếu, bi mà không lụy” (Trần Lê Văn)

b. Tâm hồn lãng mạn hào hoa

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới


Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

-Hai chữ “Mắt trừng” gợi nhiều liên tưởng: “mắt trừng” là mắt mở to nhìn
thẳng về phía kẻ thù với chí khí mạnh mẽ thề sống chết với kẻ thù. Đôi mắt ấy
“gửi mộng qua biên giới” – mộng giết giặc, mộng lập công, mộng hòa bình.

- “Mắt trừng” còn là đôi mắt có tính, đôi mắt “mộng mơ” thao thức nhớ về
quê hương Hà Nội. Và trong bóng Hà Nội nào có thể quên một dáng “kiều
thơm”.

- “Kiều” – chỉ người con gái đẹp; “kiều thơm” – đó là bóng hình của những
người bạn gái Hà Nội, thanh lịch, yêu kiều, diễm lệ. Với ý nghĩa ấy ta thấy, người
lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà
còn rất hào hoa, lãng mạn. Chính tình yêu thương là động cơ đẹp đẽ để họ ra đi
chiến đấu, còn lý tưởng cách mạng lại khiến tình yêu thương thêm cao cả, lớn
lao.

c. Lí tưởng của thời đại: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.


“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

- Câu thơ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” ngắt nhịp 4/3 khiến trọng tâm
câu thơ rơi vào chữ “mồ” – một âm tiết mang thanh bằng ở âm vực thấp, và gợi ý
niệm về cái chết.

+ “biên cương”, “viễn xứ” – từ Hán Việt gợi không khí cổ kính, gợi không
gian biên giới xa xôi, heo hút hoang lạnh. Nhà thơ nhìn thẳng vào sự khốc liệt
của chiến tranh, miêu tả về cái chết, không né tránh hiện thực. Trần Lê có nhận
xét “Tây Tiến phảng phất nét buồn đau, nhưng buồn đau mà không hề bi lụy”.
Quả đúng như vậy, câu thơ tiếp theo dữ dội như một lời thề sông núi:

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

- Bốn từ “chẳng tiếc đời xanh” vang lên khảng khái, vừa gợi vẻ phong trần
đồng thời mang vẻ đẹp thời đại “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Câu thơ gợi
liên tưởng đến hình ảnh những con người thuở ấy ra đi “đầu không ngoảnh lại”,
ra đi “không vương thê nhi”, coi cái chết ngoài chiến trường, lấy da ngựa bọc
thây là một niềm kiêu hãnh của trai thời loạn. Hình ảnh ấy không chỉ mang vẻ
đẹp của người lính cụ Hồ mà còn phảng phất tinh thần hiệp sĩ.

d. Sự hi sinh bi tráng của người lính:

“Áo bào thay chiếu, anh về đất


Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
- Cách nói “áo bàn thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hi
sinh của người lính. Sự thật khi người lính ngã xuống chỉ có manh chiếu rách
liệm thân mà thôi.

- “Anh về đất” là cách nói giảm, nói tránh đi cái chết làm câu thơ bi mà
không lụy. Ý thơ từ đó mang các anh về với thế giới của vĩnh hằng, thế giới của
“những người chưa bao giờ khuất – đêm đêm rì rầm trong tiếng đất – những
buổi ngày xưa vọng nói về” (Nguyễn Đình Thi)

- Nhân hóa “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” khúc tráng ca bi hùng.
Tiếng gầm ấy là khúc nhạc bi tráng, khúc nhạc thiêng tiễn đưa người lính về với
nơi an nghỉ cuối cùng.

e. Tổng kết nghệ thuật: Thành công của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói
chung là việc nhà thơ sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: phép tương phản, đối
lâp gây ấn tượng mạnh. Đối lập, tương phản giữa ngoại hình ốm yếu, tiều tụy
với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ ở bên trong; sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc
thái cổ kính; biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ… ngôn ngữ sử thi, lãng mạn, hào
hùng. Chất thơ mạng đậm dấu ấn của trí thức tiểu tư sản.

4. Đoạn 4: Khúc vĩ thanh của nỗi nhớ

a. Hai câu đầu:

“Tây tiến người đi không hẹn ước


Đường lên thăm thẳm một chia phôi”

- Người chiến sĩ ra đi với quyết tâm sắt đá, có chí lớn, quyết lập được chiến
công như người chiến sĩ trong bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm:
“Li Khách! Li Khách con đường nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong”
- Ra đi với tinh thần “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” nên “không hẹn
ước”.

- “Đường lên thăm thẳm một chia phôi” gợi hình dung về con đường hành
quân bao gian nan vất vả. Ý thơ “không hẹn ước” rồi “một chia phôi” đã khẳng
định ý niệm “Nhất khứ bất phục toàn” trong hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến
cũng là cái ý niệm của chung cả một thời kì, một thế hệ con người. Đã nói nhiều
đến Tây Tiến, đã nhắc lại nhiều kỉ niệm Tây Tiến, nhưng cuối cùng cái đọng lại
sâu sắc nhất bền vững nhất về Tây Tiến vẫn là cái tinh thần ấy. Giọng thơ trầm,
chậm, hơi buồn nhưng ý thơ thì vẫn hào hùng.

- Ý thơ còn gợi cách hiểu thứ hai: qua cách nói “một chia phôi”, “không
hẹn ước” tác giả thể hiện sự mến thương cảm phục và nỗi xót xa về những người
vệ quốc quân – mùa xuân ấy, ra đi từ đó không về.

b. Câu 3: “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”.

- Mùa xuân ấy, khi “Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông” (Hồ Chí
Minh), đoàn binh Tây Tiến xuất quân. Họ ra đi đầu không ngoảnh lại. Họ đã tiến
ra sa trường với lời hen ước: “Nhất khứ bất toàn phục”, “quyết tử cho tổ quốc
quyết sinh”. Đó là lời thề, là quyết tâm của cả một thế hệ “Chiến trường đi chẳng
tiếc đời xanh”. Họ bỏ lại sau lưng mình “gian nhà không mặc kệ gió lung lay”,
bỏ lại sau lưng “Luống cày đất đỏ - Tiếng mõ đêm trường –Ít nhiều người vợ trẻ -
Mòn chân bên cối gạo canh khuya” (Nhớ -Hồng Nguyên)

+ “Mùa xuân” có thể được dùng nhiều nghĩa: thời điểm thành lập đoàn
quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi thanh
xuân) của đời các chiến sĩ.

+ Dù hiểu theo cách nào thì “mùa xuân ấy” cũng đã trở thành cái thời điểm
một đi không trở lại của lịch sử nước nhà. Sẽ không bao giờ còn có lại cái thuở
thiếu thốn đến dường ấy nhưng cũng lãng mạn và hào hùng đến dường ấy.

c. Câu cuối: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

- “Chẳng về xuôi” nghĩa là bỏ mình trên đường hành quân, là ngã xuống trở
thành “biên cương mồ viễn xứ”. Thân xác mãi nằm lại miền Tây Bắc hoang sơ,
tráng lệ với những tên đất tên làng điệp trùng nỗi nhớ.

- “Hồn về Sầm Nứa” chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp
đồng tác chiến với quân dân Lào chống Pháp, họ quyết tâm thực hiện lí tưởng ấy
đến cùng. Cho nên, dù ngã xuống trên đường hành quân, nhưng hương hồn (anh
linh) vẫn đi cùng đồng đội, sống trong lòng đồng đội. Tứ thơ này nâng chất sử thi
của bài thơ. Câu thơ như cũng vang vọng âm hưởng văn tế của Nguyễn Đình
Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc.”

Kết: Đó là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, không sờn lòng,
không tiếc tuổi xanh… Đến chết vẫn giữ lời thề. Tây Tiến đau thương mà không
bi lụy. mất mát mà vẫn tràn đầy niềm tin. Bốn câu thơ kết thúc được viết như
những dòng chữ ghi vào mộ chí. Những dòng chữ ấy cũng chính là lời thề của
các chiến sĩ vệ quốc quân một thời hào hùng. Xin được mượn mấy vần thơ của
Giang Nam thay cho lời kết:

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy, con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông”

(“Bài thơ ấy” – Giang Nam)

You might also like