You are on page 1of 29

QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CƠ HỌC

(MSMH: CH2019)

QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN


CHẤT LỎNG

GIẢNG VIÊN: PHẠM HOÀNG HUY PHƯỚC LỢI


Quá trình vận chuyển chất lỏng là quá trình tiếp thêm
năng lượng từ bên ngoài cho chất lỏng di chuyển từ ví trí
này sang vị trí khác
Muốn vận chuyển phải dùng bơm để cung cấp năng lượng tạo nên sự
chênh lệch áp lực để chất lỏng chảy thành dòng
- Trong công nghiệp Hóa chất và thực phẩm, bơm
được dùng rất phổ biến và đa dạng.
- Phân loại bơm theo đặc trưng cấu tạo

Bơm thể tích


Bộ phân tịnh tiến hay quay của bơm làm thay đổi thể tích bên trong, tạo
thành áp suất âm ở đầu hút của bơm và áp suất dương ở đầu đẩy của bơm,
do đó thế năng áp suất của chất lỏng khi qua bơm được tăng lên

Bơm ly tâm
Nhờ lực ly tâm tạo ra trong chất lỏng khi guồng quay mà chất lỏng được
hút vào và đẩy ra khỏi bơm

Bơm đặc biệt


Bao gồm các loại bơm không có bộ phân dẫn động như động cơ điện, máy
hơi nước, mà dùng luồng khí hay hơi làm nguồn động lực. Ví dụ: Bơm tia,
bơm sục khí, thùng nén, xiphông,…
Các thông số đặc trưng của bơm
năng suất, áp suất toàn phần, công suất, hiệu suất

Năng suất của bơm


Với mọi loại bơm, năng suất được tính bằng thể tích chất lỏng được bơm cung cấp trong một đơn vị thời gian
Q[m3 /s] hoặc [m3 /h]

Công suất của bơm


Được tính bằng năng lượng tiêu tốn để bơm làm việc
Với các loại bơm có bộ phận dẫn động như động cơ điện, máy hơi nước, công suất của động cơ được tính bao gồm các
dạng công thức sau:

Công suất hữu ích


Năng lượng mà bơm tiêu tốn để tăng áp suất cho chất lỏng, bằng tích số giữa áp suất toàn phần Δp (năng lượng riêng) và
lưu lượng của dòng chất lỏng:
Công suất trên trục của bơm
Để tạo ra công suất hữu ích cho bơm, công suất trên trục bơm phải bù thêm phần tổn thất do ma sát ở trục, đặc trưng
bởi hệ số hữu ích

Công suất của động cơ


Động cơ cần tiêu tốn năng lượng lớn hơn năng lượng do bơm tiêu tốn, vì năng lượng được truyền từ động cơ đến bơm
một phần bị tốn thất do quá trình làm việc của động cơ, sự truyền động giữa trục động cơ và trục bơm do ma sát trên
trục. Được đặc trưng bởi hệ số động cơ và hệ số hữu ích
Hiệu suất của bơm
η là đại lượng đặc trưng cho mức độ sử dụng hữu ích năng lượng được truyền từ
động cơ đến bơm, chuyển thành động năng để vận chuyển chất lỏng, được gọi là
hiệu suất của bơm hay hệ số hữu ích.

Để bơm làm việc an toàn, thường chế tạo động cơ có công suất cao hơn công
suất tính toán.
Tỷ số giữa công suất thực tế và công suất tính toán gọi là hệ số dự trữ β

β thường được chọn phụ thuộc vào công suất động cơ.
Áp suất toàn phần H
- Đặc trưng cho năng lượng riêng do bơm truyền lại cho một đơn vị trọng lượng chất lỏng.
- Được tính bằng chiều cao để nâng một kg chất lỏng nhờ năng lượng do bơm truyền cho, không phụ
thuộc vào độ nhớt và khối lượng riêng của chất lỏng.

Viết phương trình Bernoulli cho mặt I-I và I’-I’:

Viết phương trình Bernoulli cho mặt I’-I’ và II-II:

Chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của bơm:

𝑝 p! − p" p# − p$ w## − w$# w!# − w"#


= = + + + Hđ + H& + H'
𝜌g 𝜌g 𝜌g 2g 2g
Thông thường: w1 và w2 gần bằng nhau nên:

Nên:

Đặt chân không kế trên đường ống hút


Áp kế trên đường ống đẩy

Áp suất toàn phần:


Chiều cao hút của bơm
Chiều cao hút của bơm phụ thuộc:

- Áp suất thùng chứa (thường là áp suất khi quyển nếu là bể hở)


Chiều cao hút không vượt quá chiều cao cột chất lỏng ứng với 1at (phụ thuộc chiều cao đặt bơm so với mặt nước biển)

- Áp suất vào của bơm (áp suất hút)


được quyết định bởi áp suất hơi bão hòa của chất lỏng, do đó phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong thực tế, pv phải lớn hơn pbh
của chất lỏng được bơm.

Áp suất hơi bão hòa của chất lỏng tăng theo nhiệt độ, tại nhiệt độ sôi của chất lỏng, nó bằng áp suất khí quyển. Do
đó, khi nhiệt độ của chất lỏng tăng, chiều có hút sẽ giảm.

-Vận tốc và trở lực trên đường ống hút


Trở lực ma sát, quán tính guồng, hiện tượng xâm thực.
Hằng số trở lực do xâm thực được tính theo công thức thực nghiệm:

Q: năng suất của bơm, m3 /s


n số vòng quay của trục bơm
H: áp suất toàn phần của bơm, m
Bơm pittông
Nguyên tắc làm việc của bơm pittông

Cấu tạo:
- Phần thủy lực: phần trực tiếp vận chuyển chất lỏng
- Phần dẫn động: Truyền năng lượng từ động cơ đến bơm, làm chất lỏng chuyển động

Phân loại bơm pittông


- Phân loại theo: mục đích, điều kiện làm việc, tính chất chất lỏng cần vận chuyển
- Phân chia theo phương pháp dẫn động:
Bơm có dẫn động: động cơ truyền động qua tay biên quay
Bơm tác dụng bằng hơi: Pittông được nối trực tiếp với máy hơi nước và làm việc nhờ động
lực của máy hơi nước
Bơm tay
-Phân chia theo cách sắp đặt vị trí Pittông:
Bơm nằm ngang
Bơm thẳng đứng
-Phân chia theo cách làm việc:
Bơm tác dụng đơn
Bơm tác dụng kép
Bơm vi sai
Bơm tác dụng đơn
- Có 2 loại: nằm ngang, thẳng đứng
- Cấu tạo: một van hút, một van đẩy
-Sau mỗi vòng quay của trục thì pittông chuyển động một luợt sang phải và một lượt sang
trái, chất lỏng được hút và đẩy ra khỏi xi lanh một lần
- Bơm làm việc không đều (nhược điểm chủ yếu)

Bơm nhúng chìm


Van đẩy ngay trên pittông, khi pittông chuyển
động lên phía trên, chất lỏng từ bể chứa, qua
van hút vào xi lanh, đồng thời khối chất lỏng
nằm trên pittôngđược đẩy vào ổng đẩy

Khi Pittông chuyển động xuống phía dưới, van


hút đóng, van đẩy mở, chất lỏng phía dưới
pittông chảy lên phía trên pittông
Sau một khoảng chạy của pittông (đi lên): lỏng
hút vào và đẩy ra đồng thời

Lúc pittông đi xuống, chạy không tải


Bơm làm việc không đều

Thuận tiện để bơm nước ở giếng sâu, lỗ khoan


(bơm có thể đặt ở lỗ sâu, xa mặt đất)
Bơm ly tâm
Phân loại bơm ly tâm
- Số bậc: một cấp, hai cấp
- Hướng trục bơm: nằm ngang, thẳng đứng
-Theo chuyển động của chất lỏng: có định hướng,
không định hướng
-Cấu tạo của cánh guồng: cửa vào chất lỏng hai phía
hoặc một phía
-Theo số vòng quay: bơm áp suất thấp (20m), trung
bình (20-60m) và áp suất cao (trên 60m)
Bơm ly tâm

Nguyên tắc làm việc


Nguyên tắc ly tâm: chất lỏng được hút và đẩy nhờ tác dụng của lực ly tâm khi cánh guồng quay

Cánh guồng quay với vận tốc lớn. Chất lỏng theo ống hút vào tâm guồng theo phương thẳng góc rồi
vào rãnh giữa các cnahs guồng, cùng chuyển động với guồng. Dưới tác dụng của lực ly tâm, áp suất
của chất lỏng tăng cao và văng ra khỏi guồng đi vào thân bơm, chuyển vào ống đẩy đi ra ngoài
Bơm ly tâm

-Tại tâm cánh guồng, tạo áp suất thấp, nhờ áp lực của bể chứa, chất lỏng dâng lên trong
ống hút vào trong bơm.
- Khi guồn quay, chất lỏng được hút và đẩy liên tục, chuyển động đều đặn
- Đầu ống hút có lắp lưới lọc và van một chiều
-Trên ống đẩy có lắp van một chiều để chất lỏng không bất ngờ dồng ngươic trở lại bơm
nếu bơm bất ngờ dừng lại
- Trên ống đẩy có lắp một van chắn để điều chỉnh lưu lượng theo yêu cầu
-Chiều cao đẩy của bơm phụ thuộc vào tốc độ quay của cánh guồng (bơm một cấp tối đa
là 50m)
Đặc tuyến của bơm
- Quan hệ: Q - N, Q – h được gọi là đường đặc tuyến của bơm ly tâm
Các đặc trưng làm việc của bơm:
N=f(Q)
η=f(Q)
H=f(Q)
Điểm làm việc của bơm ly tâm s
Ghép bơm song song
Ghép bơm nối tiếp
Đồng dạng của bơm ly tâm
Điều kiện tính toán chuyển qui mô cho bơm ly tâm:

- Giữ không đổi đồng dạng về hình học

- Dòng chuyển động, chế độ thủy lực

tỉ lệ vận tốc dòng và vận tốc vòng không đổi, lực


ma sát và lực quán tính như nhau

d: kích thước đặc trưng của bộ phận bất kỳ của bơm (vd: cánh guồng)
Đồng dạng của bơm ly tâm
Độ quay nhanh của cánh guồng

Đường kính
ns ngoài cánh
guồng

Độ quay nhanh của cánh guồng > 350


Chất lỏng chuyển động theo đường chéo hoặc song song vói trục
Năng suất Q tăng, áp suất đẩy giảm (dùng vận chuyển chất lỏng
trong trong nghiệp)
Ưu nhược điểm của bơm ly tâm
Ưu điểm
•Chế tạo đơn giản, có thể chế tạo bằng nhiều loại vật liệu khác
nhau
• Không dùng van
•Làm việc với vận tốc cao (tới 100Hz), có thể nối trực tiếp với
động cơ điện. Nói chung, vận tốc bơm cang lớn thì motor và kích
thước bơm càng nhỏ đối với một năng suất nhất định
• Năng suất ổn định
• Chi phí bảo dưỡng nhỏ hơn các loại bơm khác
• Không hư hỏng nếu đường ống đẩybị tắc (trong thời gian ngắn)
• Kích thước nhỏ hơn bơm Pittông với công suất tương đương
•Có thể vận chuyển các huyền phù có nồng độ chất rắn tương đối
cao
Ưu nhược điểm của bơm ly tâm

Nhược điểm
•Nếu bơm một cấp thì không tạo ra được áp suất cao. Bơm nhiều
cấp đắt tiền, bơm nhiều cấp lại không thể làm bằng các vật liệu
chống ăn mòn do có cấu trúc phức tạp
• Chỉ có thể hoạt động với hiệu suất cao với những điều kiện nhất
định
• Phải có thao tác mồi bơm
• Không thể bơm các chất lỏng có độ nhớt cao
Bơm hướng trục
Đặc trưng
Hay được dùng trong thủy lợi vì có năng suất cao,
áp suất nhỏ
Năng suất 0, 1 đến 25m3
Áp suất 4 -6m
Hiệu suất 90%

Nguyên tắc làm việc


-Trong thân bơm, chất lỏng chuyển động dọc theo
trục nhờ chong chóng quay
Khi ra khỏi chong chóng, chất lỏng được bộ phận
hướng chất lỏng chuyển từ chuyển động quay sang
chuyển động thẳng theo trục
- Trở lực nhỏ, cấu tạo đơn giản

Phạm vi sử dụng
Tuần hoàn dung dịch trong hệ thống cô đặc
Bơm xoáy lốc
Đặc trưng
Hút và đẩy đều theo phương pháp
tuyến
Cấu tạo
Guồng có các hóc nhỏ theo hướng bán kính đặt trong thân hình trụ. Giữa guồng
và thân có rãnh
Nguyên tắc làm việc
-Nhờ lực ly tâm mà chất lỏng đựoc hút vào các hốc của guồng rồi đưa vào ống
đẩy
- Dưới tác dụng của lực ly tâm, chất lỏng trong hốc bị văng ra các rãnh
Trong rãnh, duới tác dụng của áp suất thủy tĩnh, một phần chất lỏng bị đẩy vào
hốc tiếp theo
Phạm vi sử dụng
- Công suất nhỏ, vài chục kW
- Bơm các chất lỏng ít nhớt, không có cặn bẩn
- Cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ, áp suất lớn
Bơm sục khí

Nguyên tắc làm việc


Theo nguyên tắc bình thông nhau
Khí nén qua ống đẩy 1 thổi vào ống 2
làm chất lỏng sủi bọt, khối lượng riêng giảm,
hỗn hợp này dâng lên qua ống 3, được dẫn vào bể
chứa đổ vào bể chứa

Phạm vi sử dụng
- Cấu tạo đơn giản, không có bộ phân truyền động
- Có thể làm việc ở nhiệt độ cao
- Hiệu suất thấp, năng suất nhỏ
- Có thể hút được nhiều loại chất lỏng, kể cả Axit
Bơm Tuye

Đặc trưng
-Chất lỏng/khí có vận tốc lớn đi qua cửa thắt vào buồng trộn, tạo chân không,
hút chất lỏng vào buồng chứa
-Chất lỏng/khí ban đầu trộn lẫn với dòng chất lỏng cần bơm vào ống có tiết
diện rộng dần, vận tốc giảm biến thành thế năng đẩy hỗn hợp (áp suất đẩy này
còn lớn hơn áp suất chất lỏng/khí làm việc lúc đầu)
- Cấu tạo đơn giản
- Vận chuyển được các chất lỏng có tính ăn mòn cao
- Chỉ bơm được chất lỏng nào cho phép trộn lẫn với chất lỏng dẫn
- Hiệu suất thấp

Phạm vi sử dụng
Hay dùng để bơm nước vào nồi hơi
Thùng nén
Đặc trưng
- Hình trụ đứng hoặc nằm ngang chứa không khí
nén/khí trơ
-Chất lỏng chảy vào thùng qua van 2 khi mở
thông với khí quyển
- Đẩy chất lỏng lên cao: mở van cho khí nén vào,
đóng van thông khí quyển, mở van đẩy
- Làm việc gián đoạn, hoặc bán liện tục
- Không có bộ phân chuyển động nên ít ăn mòn
- Có thể bơm chất lỏng có độ ănmòn cao
- Cồng kềnh, hiệu suất thấp
Ống xiphông

Nguyên tắc làm việc


- Đưa chất lỏng từ bình này sang bình khác
dựa trên chênh lệch áp suất giữa mặt thoáng chất
lỏng
trong bình và trong ống
- Chẩt lỏng phải chứa đầy ống 2
- Khóa van 5 và 3
-Mở van 4 cho bơm chân không hút chất lỏng
vào đầy ống 2
- Mở van 3, đóng van 4
- Chất lỏng sẽ liên tục chảy từ bình 1 ra ngoài theo
ống 3
- Muốn ngừng làm việc thi mở van 5 thông áp

You might also like