You are on page 1of 16

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HỌC PHẦN QT&TBTC

I. PHẦN LÝ THUYẾT
Câu 1. Quan hệ giữa nồng độ cân bằng của hai pha có thể được biểu diễn:
A. Bằng phương trình cân bằng
B. Bằng đồ thị
C. Qua bảng
D. Tất cả các phương án trên
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Câu 2. Hệ số truyền chất phụ thuộc vào các hệ số cấp chất và hệ số phân bố nồng độ m. Nếu cấu tử
phân bố tan tốt trong môi trường (m nhỏ, dễ hòa tan trong Φ x ¿ thì:

A. k y ≈ β y

B. k x ≈ β x
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Câu 3. Hệ số truyền chất phụ thuộc vào các hệ số cấp chất và hệ số phân bố nồng độ m. Nếu cấu tử
phân bố tan ít trong môi trường (m lớn, khó hòa tan trong Φ x ¿ thì:

A. k y ≈ β y

B. k x ≈ β x
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Câu 4. Khi xác định chiều cao thiết bị theo cách vẽ đường cong động học thì:
A. Số bậc vẽ được giữa đường cong động học và đường cân bằng là số đĩa lý thuyết
B. Số bậc vẽ được giữa đường cong động học và đường cân bằng là số đĩa thực tế
C. Số bậc vẽ được giữa đường cong động học và đường nồng độ làm việc là số đĩa thực tế
D. Số bậc vẽ được giữa đường cong động học và đường nồng độ làm việc là số đĩa lý thuyết
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Câu 5. Khí hòa tan vào trong lỏng thì quy tắc pha Gibbs là:
A. C=1 – 2 + 2
B. C= 2 – 1 + 2
1
C. C=2 – 2 + 2
D. C=2 – 2 + 1
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Câu 6. Trong quá trình hấp thụ, nếu chọn lượng dung môi ít nhất thì:
A.
a. Thu được XC lớn
b. Thiết bị thấp
B.
a. Thu được XC bé
b. Thiết bị cao
C.
a. Thu được XC lớn
b. Thiết bị cao
D.
a. Thu được XC lớn
b. Thiết bị thấp

Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Câu 7. Quá trình hấp thụ xảy ra tốt ở điều kiện:
A.
a. Nhiệt độ cao
b. Áp suất thấp
B.
a. Nhiệt độ thấp
b. Áp suất cao
C.
a. Nhiệt độ cao
b. Áp suất cao
D.

2
a. Nhiệt độ cao
b. Áp suất cao
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Câu 8. Quá trình nhả hấp thụ xảy ra tốt ở điều kiện:
A.
a. Nhiệt độ thấp
b. Áp suất cao
B.
a. Nhiệt độ cao
b. Áp suất thấp
C.
a. Nhiệt độ thấp
b. Áp suất thấp
D.
a. Nhiệt độ cao
b. Áp suất cao
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Câu 9. Khi chọn đệm cho tháp loại đệm thì đệm phải:
A.
a. Có bề mặt riêng bé
b. Có thể tích riêng (độ rỗng) bé
c. Khối lượng riêng lớn
B.
a. Có bề mặt riêng lớn
b. Có thể tích riêng (độ rỗng) bé
c. Khối lượng riêng lớn
C.
a. Có bề mặt riêng lớn
b. Có thể tích riêng (độ rỗng) lớn

3
c. Khối lượng riêng bé
D.
a. Có bề mặt riêng bé
b. Có thể tích riêng (độ rỗng) lớn
c. Khối lượng riêng bé
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Câu 10. Hệ có điểm đẳng phí ở áp suất cực đại thì nhiệt độ sôi và khả năng chưng được:
A.
a. Nhiệt độ sôi cực tiểu
b. Cho phép chưng được ở phía trái điểm đẳng phí
B.
a. Nhiệt độ sôi cực đại
b. Cho phép chưng được ở phía trái điểm đẳng phí
C.
a. Nhiệt độ sôi cực đại
b. Cho phép chưng được ở phía phải điểm đẳng phí
D.
a. Nhiệt độ sôi cực đại
b. Cho phép chưng được ở phía trái điểm đẳng phí
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Câu 11. Chưng bằng hơi nước trực tiếp bằng hơi nước bão hòa thì bậc tự do C và nhiệt độ chưng là:
A.
a. C=1-2+2=1
b. Nhiệt độ chưng không đổi
B.
a. C=1-1+2=2
b. Nhiệt độ chưng không đổi
C.
a. C=1-2+2=1

4
b. Nhiệt độ chưng thay đổi
D.
a. C=1-1+2=2
b. Nhiệt độ chưng thay đổi
Câu 12. Độ tinh khiết của cấu tử trong quá trình trích ly càng tăng lên khi:
A.
a. Nhiệt độ tăng
b. Dung môi cho kích thước vùng hai pha nhỏ
c. Độ dốc đường liên hợp giảm
B.
a. Nhiệt độ giảm
b. Dung môi cho kích thước vùng hai pha lớn
c. Độ dốc đường liên hợp giảm
C.
a. Nhiệt độ giảm
b. Dung môi cho kích thước vùng hai pha lớn
c. Độ dốc đường liên hợp tăng
D.
a. Nhiệt độ giảm
b. Dung môi cho kích thước vùng hai pha nhỏ
c. Độ dốc đường liên hợp tăng
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Câu 13. Khi tiến hành trích ly, nếu có một đường trong nhiều đường liên hợp trùng với đường FS thì:
A. Độ tinh khiết của cấu tử cần tách đạt cao nhất
B. Độ tinh khiết của cấu tử cần tách đạt thấp nhất
C. Độ tinh khiết của cấu tử cần tách như ở trong hỗn hợp đầu
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Câu 14. Khi tính số bậc trích li bằng đồ thị y – x thì nồng độ của cấu tử trong các pha được biểu diễn
bằng:
A. Phần trăm mol
5
B. Phần khối lượng
C. Phần tương đối
D. Phần trăm khối lượng
Câu 15. Phương pháp tiếp xúc liên tục và từng bậc của các pha trong thiết bị trích ly là:
A. Giống như trong thiết bị hấp thụ và chưng luyện
B. Lỏng đi từ trên xuống, hơi đi từ dưới lên
C. Cả hai pha đều ngập tháp
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Câu 16. Thiết bị trích ly có năng lượng bên ngoài tác động để:
A. Thực hiện việc tách pha
B. Tăng độ xoáy của dòng và độ phân tán của chất lỏng
C. Thực hiện việc hoàn nguyên dung môi
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Câu 17. Nhiệt độ bầu ướt là một thông số đặc trưng cho:
A. Khả năng hút ẩm của không khí
B. Khả năng cấp nhiệt của không khí
C. Khả năng truyền nhiệt đối lưu của không khí
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Câu 18. Sấy lý thuyết là quá trình sấy có:


A. Nhiệt tổn thất bằng nhiệt nhiệt lượng do calorifer bổ sung cung cấp
B. Nhiệt tổn thất bằng nhiệt lượng của nước trong vật liệu ẩm mang vào và nhiệt lượng do
calorifer bổ sung cung cấp
C. Nhiệt tổn thất bằng nhiệt lượng của nước trong vật liệu ẩm mang vào
D. Nhiệt tổn thất bằng nhiệt lượng để đốt nóng vật liệu, đốt nóng bộ phận vận chuyển và để bù vào
mất mát ra môi trường xung quanh
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Câu 19. Sấy có tuần hoàn một phần khí thải thì tác nhân sấy có:
6
A. Nhiệt độ sấy giảm, độ ẩm giảm
B. Nhiệt độ sấy tăng, độ ẩm giảm
C. Nhiệt độ sấy giảm, độ ẩm tăng
D. Nhiệt độ sấy tăng, độ ẩm tăng
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Câu 20. Quá trình hấp phụ gián đoạn theo phương pháp 4 giai đoạn được tiến hành theo thứ tự kế tiếp
nhau như sau:
A. Hấp phụ → Sấy chất hấp phụ → Nhả hấp phụ → Làm lạnh chất hấp phụ
B. Hấp phụ → Nhả hấp phụ → Sấy chất hấp phụ → Làm lạnh chất hấp phụ
C. Hấp phụ → Làm lạnh chất hấp phụ → Sấy chất hấp phụ → Nhả hấp phụ
D. Hấp phụ → Nhả hấp phụ → Làm lạnh chất hấp phụ → Sấy chất hấp phụ
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Câu 21. Khi vật liệu sấy và tác nhân sấy chuyển động cùng chiều thì máy sấy có các đặc điểm sau:
A.
- Động lực của quá trình sấy tăng dần theo đường đi của vật liệu và tác nhân sấy
- Nhiệt độ của vật liệu ra khỏi máy sấy cao
- Độ ẩm cuối của vật liệu (sản phẩm) vẫn còn cao
B.
- Động lực của quá trình sấy giảm dần theo đường đi của vật liệu và tác nhân sấy
- Nhiệt độ của vật liệu ra khỏi máy sấy tương đối thấp
- Độ ẩm cuối của vật liệu (sản phẩm) nhỏ
C.
- Động lực của quá trình sấy giảm dần theo đường đi của vật liệu và tác nhân sấy
- Nhiệt độ của vật liệu ra khỏi máy sấy tương đối thấp
- Độ ẩm cuối của vật liệu (sản phẩm) vẫn còn cao
D.
- Động lực của quá trình sấy giảm dần theo đường đi của vật liệu và tác nhân sấy
- Nhiệt độ của vật liệu ra khỏi máy sấy cao
7
- Độ ẩm cuối của vật liệu (sản phẩm) vẫn còn cao
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Câu 22. Khi vật liệu sấy và tác nhân sấy chuyển động ngược chiều thì máy sấy có các đặc điểm sau:
A.
- Nhiệt độ của vật liệu ra khỏi máy sấy cao
- Đạt được độ ẩm cuối của vật liệu (sản phẩm) nhỏ
- Dùng cho vật liệu sấy có độ dẫn ẩm nhỏ
B.
- Nhiệt độ của vật liệu ra khỏi máy sấy thấp
- Đạt được độ ẩm cuối của vật liệu (sản phẩm) nhỏ
- Dùng cho vật liệu sấy có độ dẫn ẩm nhỏ
C.
- Nhiệt độ của vật liệu ra khỏi máy sấy cao
- Độ ẩm cuối của vật liệu (sản phẩm) vẫn còn cao
- Dùng cho vật liệu sấy có độ dẫn ẩm nhỏ
D.
- Nhiệt độ của vật liệu ra khỏi máy sấy cao
- Đạt được độ ẩm cuối của vật liệu (sản phẩm) nhỏ
- Dùng cho vật liệu sấy có độ dẫn ẩm lớn
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

II. PHẦN BÀI TẬP


Bài 1. Hấp thụ NH3 trong không khí bằng nước. Nồng độ đầu của NH3 trong không khí là 5% thể tích,
lúc cuối 0,27% thể tích. Lượng khí đi vào hấp thụ là 10.000 m3/h (ở ĐKTC). Áp suất chung của không
khí là 760 mmHg, khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3.
Xác định lượng NH3 hấp thụ được (kg/h).
A. G = 362 (kg/h)
B. G = 358 (kg/h)
C. G = 360 (kg/h)

8
D. G = 357 (kg/h)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 2. Xác định động lực ở đáy tháp của quá trình hấp thụ benzen từ khí bằng dầu. Nồng độ đầu
của benzen trong khí là 4% thể tích. Nồng độ benzen trong dầu đi ra khỏi tháp là 0,02 Kmol/Kmol
dầu; cho biết phương trình đường cân bằng là Ycb = 0,126 X.
A. 𝞓Yđáy=0,039 (phần mol tương đối)
B. 𝞓Yđáy=0,041 (phần mol tương đối)
C. 𝞓Yđáy=0,034 (phần mol tương đối)
D. 𝞓Yđáy=0,037 (phần mol tương đối)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
Bài 3. Xác định động lực ở đỉnh tháp của quá trình hấp thụ benzen từ khí bằng dầu. Nồng độ đầu
của benzen trong khí là 4% thể tích, độ hấp thụ là 80%. Nồng độ benzen trong dầu đi vào tháp bằng
0.
A. 𝞓Yđỉnh=0,00622 (phần mol tương đối)
B. 𝞓Yđỉnh=0,00732 (phần mol tương đối)
C. 𝞓Yđỉnh=0,00782 (phần mol tương đối)
D. 𝞓Yđỉnh=0,00832 (phần mol tương đối)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 4. Xác định lượng nước (m3/h) cần thiết để hấp thụ được 2000 kg/h SO2 từ không khí, biết
lượng nước (nguyên chất) cung cấp lớn hơn lượng nước tối thiểu là 65%. Nồng độ SO2 trong không
khí lúc đầu là 18% khối lượng. Phương trình đường cân bằng có dạng ycb = 26,7 X. Trong đó: ycb là
phần thể tích SO2 trong không khí và X là phần mol tương đối của SO2 (Kmol SO2/Kgmol nước).
A. Gx=270,95 (m3/h)
B. Gx=274,97 (m3/h)
C. Gx=276,98 (m3/h)
D. Gx=257,796(m3/h)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 5. Người ta cần tách một hyđrocacbon trong một loại dầu mỏ có chứa 2,55% mol hyđrocacbon đó
sao cho hàm lượng hyđrocacbon giảm xuống còn 0,05% mol bằng phương pháp rửa bằng hơi nước để
9
cứ 4 kmol hơi nước rửa được 100 kmol dầu. Giả thiết dầu không bay hơi và nhiệt độ được giữ không
đổi để hơi nước không bị ngưng tụ trong tháp rửa.
Hãy thiết lập phương trình đường nồng độ làm việc của quá trình trên.
A. Y=25X-0,0325
B. Y=25X-0,0225
C. Y=25X-0,0125
D. Y=25X-0,0425
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 6. Hỗn hợp gồm NH3 và không khí chứa 5% NH3 được rửa bằng nước nguyên chất để nồng độ NH3
giảm xuống còn 0,01%. Cho biết cường độ dòng nước là 0,65 kg/m2.s; cường độ dòng khí 0,40 kg/m2.s
Hãy thiết lập phương trình đường nồng độ làm việc theo yêu cầu tách trên.
A. 𝑌=1,625𝑋−0,0001
B. 𝑌=2,61𝑋+0,0001
C. 𝑌=2,61𝑋−0,0001
D. 𝑌=1,625𝑋+0,0001
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 7. Dùng tháp chưng luyện để tách hỗn hợp metanol – nước (CH3OH – H2O) với năng suất tính theo
hỗn hợp đầu 8,45 tấn/h, chứa lượng metanol là 4,3 tấn/h. Xác định nồng độ metanol trong hỗn hợp đầu.
A. xF=0,348 (kmol/kmol)
B. xF=0,368 (kmol/kmol)
C. xF=0,378 (kmol/kmol)
D. xF=0,358 (kmol/kmol)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 8. Dùng tháp chưng luyện để tách hỗn hợp metanol – nước (CH3OH – H2O) với năng suất tính theo
hỗn hợp đầu 365,4 kmol/h. Biết nồng độ metanol trong hỗn hợp đầu là 0,368 phần mol, trong sản phẩm
đỉnh là 0,995 phần mol và trong sản phẩm đáy 0,002 phần mol. Xác định lượng metanol của sản phẩm
đỉnh và sản phẩm đáy.
A.

10
a. mmetanol(đỉnh)=138 (kmol/h)
b. mmetanol(đáy)=0,46 (kmol/h)
B.
a. mmetanol(đỉnh)=136 (kmol/h)
b. mmetanol(đáy)=0,48 (kmol/h)
C.
a. mmetanol(đỉnh)=138 (kmol/h)
b. mmetanol(đáy)=0,42 (kmol/h)
D.
a. mmetanol(đỉnh)=134 (kmol/h)
b. mmetanol(đáy)=0,46 (kmol/h)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 9. Một tháp chưng cất liên tục được sử dụng để tách hỗn hợp chứa 40% n-heptan (C 7H16) và 60%
n-octan (C8H18) cho sản phẩm đỉnh đạt đến 95% n-heptan và sản phẩm đáy còn 5% n-heptan. Nguyên
liệu được đưa vào ở trạng thái sôi với lưu lượng là 1000 kmol/h, quá trình chưng được thực hiện ở áp
suất thường với chỉ số hồi lưu là 2. Các số liệu về nồng độ cho ở trên tính theo phần trăm khối lượng.
Tính lưu lượng sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy (kmol/h).
A.
P=415 kmol/h
W=585 kmol/h
B.
P=412 kmol/h
W=582 kmol/h
C.
P=411 kmol/h
W=589 kmol/h
D.
P=410 kmol/h
W=580 kmol/h

11
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 10. Một tháp chưng luyện liên tục được thiết kế với năng suất theo lượng sản phẩm đỉnh là 1000
kg/h và nồng độ cấu tử dễ bay hơi là 98% khối lượng, lưu lượng sản phẩm đáy là 3000 kg/h với nồng
độ cấu tử khó bay hơi là 95% khối lượng. Biết chỉ số hồi lưu Rx = 3. Xác định:
a. Nồng độ cấu tử dễ bay hơi trong hỗn hợp đầu (% khối lượng)
b. Lượng nước lạnh cần thiết để ngưng tụ toàn bộ hơi ra khỏi đỉnh tháp (m3/h); biết ẩn nhiệt
ngưng tụ của hơi đỉnh tháp là 2000 kj/kg; khối lượng riêng, nhiệt độ vào, ra và nhiệt dung riêng của
nước làm lạnh tương ứng là 1000 kg/m3, 20oC, 60oC và 4 kj/kg.độ.
A.
aF=28,25%
Gn=50 [ m3/h]
B.
aF=27,25%
Gn=50 [ m3/h]
C.
aF=28,25%
Gn=48 [ m3/h]
D.
aF=27,25%
Gn=48 [ m3/h]
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 11. Một tháp chưng luyện liên tục để tách hỗn hợp gồm axeton và etanol đi vào tháp ở nhiệt độ sôi.
Nồng độ axeton trong hỗn hợp đầu xF = 0,4 (phần mol), nồng độ sản phẩm đỉnh thu được xP=0,9 (phần
mol). Tháp chưng làm việc với chỉ số hồi lưu không đổi R=2R min và nồng độ cân bằng ứng với xF là
¿
y F=0 ,60 (phần mol).
Tìm phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện.

A. y=0,71x+0,221
B. y=0,75x+0,225
C. y=0,72x+0,222
D. y=0,75x-0,225
12
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 12.Dùng tháp chưng luyện liên tục để tách hỗn hợp etanol-nước (C2H5OH-H2O) với năng suất tính
theo hỗn hợp đầu 10000 (kg/h), chứa lượng etanol là 4000 (kg/h). Biết nồng độ sản phẩm đỉnh là 0,9
(phần mol) và nồng độ sản phẩm đáy 0,05 (phần mol). Hỗn hợp đầu đưa vào tháp chưng ở nhiệt độ sôi,
tháp làm việc với chỉ số hồi lưu R=2.
Tính đường kính của tháp chưng khi vận tốc pha hơi đi trong tháp là 0,64 (m/s); khối lượng mol
và khối lượng riêng trung bình của dòng hơi đi ra khỏi tháp lần lượt là 58,5 (kg/kmol) và 3,5 (kg/m3).
A. D=1,38 (m)
B. D=1,41 (m)
C. D=1,46 (m)
D. D=1,56 (m)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.
- Mức độ khó và độ dài: Khó, dài
- Số điểm: 7/100
- Đáp án C

Bài 13. Để tách axit axetic ra khỏi dầu ăn người ta sử dụng thiết bị chiết ngược dòng loại tháp với dung
môi chiết là izopropylen. Biết rằng nồng độ axit axetic có trong dầu ăn trước khi chiết là 10(g axit
axetic /kg dầu); sau khi chiết nồng độ axit axetic còn lại trong dầu ăn là 0,1(g axit axetic /kg dầu);
Nồng độ ban đầu của axit axetic trong dung môi chiết là 0,05 (g axit axetic /kg izopropylen); tỷ số giữa
dung môi đầu và dung môi chiết izopropylen là 10(kg/kg); cho biết dung môi izopropylen và dầu xem
như không tan vào nhau.
Tính nồng độ của dịch chiết (g axit axetic /kg izopropylen) khi ra khỏi thiết bị chiết.
A. YE=98,05 (g axit axetic/kg izopropylen)
B. YE=99,05 (g axit axetic/kg izopropylen)
C. YE=97,05 (g axit axetic/kg izopropylen)
D. YE=96,05 (g axit axetic/kg izopropylen)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 14. Một thiết bị sấy bằng không khí được sử dụng để sấy tinh thể muối với các điều kiện sấy như
sau:

13
- Năng suất thiết bị (tính theo vật liệu ướt) G 1 = 250 (kg/h); độ ẩm của tinh thể trước khi sấy và
sau khi sấy lần lượt là w1=5% và w2=0,1%
- Hàm ẩm của không khí vào và ra khỏi thiết bị sấy tương ứng là x1=xo=0,0075 (kg ẩm/kg kkk)
và x2=0,023(kgẩm/kg kkk)
Tính lượng không khí khô đi qua máy sấy.
A. L=781,11 (kg kkk/h)
B. L=790,12 (kg kkk/h)
C. L=791,11 (kg kkk/h)
D. L=789,11 (kg kkk/h)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 15. Một thiết bị sấy bằng không khí được sử dụng để sấy tinh thể muối với các điều kiện sấy như
sau:
- Năng suất thiết bị (tính theo vật liệu ướt) G1 = 250 (kg/h); lượng không khí khô đi qua máy
sấy là L=791,11 (kg kkk/h)
- Không khí trước khi vào caloriphe có: t0=150C, x0 = 0,0075 (kg ẩm/kg kkk) và sau khi ra khỏi
thiết bị sấy t2=500C, x2=0,023(kgẩm/kg kkk)
Tính lượng nhiệt tiêu tốn theo lý thuyết.
A. Qlt=58885 (kj/h)
B. Qlt=57886 (kj/h)
C. Qlt=60887 (kj/h)
D. Qlt=59887 (kj/h)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 16. Một thiết bị sấy bằng không khí được sử dụng để sấy tinh thể muối với các điều kiện sấy như
sau:
- Năng suất thiết bị (tính theo vật liệu ướt) G1 = 250 (kg/h); lượng ẩm thoát khỏi vật liệu
W=12,26 kg ẩm/h; lượng nhiệt tiêu tốn tính theo lý thuyết là 59887 (kj/h); nhiệt độ của tinh thể trước
khi sấy và sau khi sấy lần lượt 1=150C và 2= 400C; nhiệt dung riêng của tinh thể C tt=1,16 (kJ/kg.0C).

- Nhiệt dung riêng của nước Cn = 4,184 (kJ/kg.0C); nhiệt vận chuyển Qvc=0; nhiệt tổn thất ra
môi trường bằng 5,5% lượng nhiệt tính theo lý thuyết.
Tính tổng lượng nhiệt tổn thất chung.
A. 𝝨Q=10087,61 (kj/h)
B. 𝝨Q=10088,65 (kj/h)

14
C. 𝝨Q=10289,62 (kj/h)
D. 𝝨Q=10588,65 (kj/h)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 17. Một thiết bị sấy bằng không khí được sử dụng để sấy tinh thể muối với các điều kiện sấy như
sau:
- Năng suất thiết bị (tính theo vật liệu ướt) G1 = 250 (kg/h); lượng ẩm thoát khỏi vật liệu
W=12,26 kg ẩm/h; lượng nhiệt tiêu tốn tính theo lý thuyết là 59887 (kj/h); nhiệt độ của tinh thể trước
khi sấy là 1=15oC. Nhiệt dung riêng của nước Cn = 4,184 (kJ/kg.0C). - Tổng lượng nhiệt tổn thất
chung ΣQ=10188 , 65 [ ]
kj
h
; nhiệt bổ sung Qb=0.
Tính lượng nhiệt do caloriphe chính cung cấp trong quá trình sấy.
A. QS=69306,25 (kj/h)
B. QS=69206,25 (kj/h)
C. QS=68306,25 (kj/h)
D. QS=69406,25 (kj/h)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

Bài 18. Một thiết bị sấy bằng không khí được sử dụng để sấy tinh thể muối với các điều kiện sấy như
sau:
- Năng suất thiết bị (tính theo vật liệu ướt) G1 = 250 (kg/h); lượng không khí khô đi qua máy
sấy là L=791,11 (kg kkk/h); lượng nhiệt do caloriphe chính cung cấp trong quá trình sấy là
QS=69306,25 (kj/h);
- Không khí trước khi vào caloriphe có: t0=150C, x0 = 0,0075 (kg ẩm/kg kkk) và sau khi ra khỏi
thiết bị sấy t2=50oC.
Tính nhiệt độ của tác nhân sấy trong buồng sấy.
A. t1=104,02 (oC)
B. t1=101,09 (oC)
C. t1=103,07 (oC)
D. t1=102,05 (oC)
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các phương án trên.

15
16

You might also like