You are on page 1of 29

Quá trình & Thiết bị

Công nghệ Hoá học III

QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ CHUYỂN KHỐI

Chương 7:Quá trình kết tinh


Crystallization

Giảng viên: Nguyễn Minh Tân


Bộ môn QT-TB CN Hóa học & Thực phẩm
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
nguyen.minhtan@gmail.com
Chương 7: Quá trình kết tinh
1. Các khái niệm chung

- Kết tinh là quá trình tách chất rắn hoà tan trong dung dịch dưới dạng
tinh thể
- Tinh thể là vật rắn đồng nhất có các hình dạng khác nhau , giới hạn
bởi các mặt phẳng. Tinh thể gồm cả các phân tử nước gọi là tinh thể
ngậm nước (tinh thể hydrat). Tuỳ theo điều kiện thực hiện quá trình
mà tinh thể có thể ngậm số phân tử nước khác nhau
Chương 7: Quá trình kết tinh
1. Các khái niệm chung

- Trong công nghiệp hoá chất và thực phẩm, quá trình kết tinh
được ứng dụng rộng rãi để nhận được các chất dưới dạng sạch
- Để kết tinh , người ta cần phải làm thay đổi nhiệt độ hoặc
là phải tách 1 phần dung môi. Có thể kết tinh trong dung
dịch nước hay trong dung dịch các chất hữu cơ (như rượu ,
ester , các hydro cacbon ,.....)
- Trong điều kiện sản xuất , quá trình kết tinh bao gồm các
giai đoạn:
- kết tinh
- tách tinh thể ra khỏi dung dịch còn lại (gọi là dung dịch
cặn) kết tinh lại (trường hợp cần thiết)
- rửa và sấy khô tinh thể
Chương 7: Quá trình kết tinh
2. Cân bằng trong kết tinh

- Phần lớn các chất khi nhiệt độ tăng, độ hoà tan tăng, gọi là hoà
tan "dương”
- Một vài chất có độ hoà tan giảm khi nhiệt độ tăng, gọi là hoà tan
"âm”
Chương 7: Quá trình kết tinh
2. Cân bằng trong kết tinh

- Phần lớn các chất khi nhiệt độ tăng, độ hoà tan tăng, gọi là hoà
tan "dương”
- Một vài chất có độ hoà tan giảm khi nhiệt độ tăng, gọi là hoà tan
"âm”
Chương 7: Quá trình kết tinh
2. Cân bằng trong kết tinh

- Để kết tinh loại dung dịch này thường người ta cần làm lạnh
dung dịch để chuyển nhanh về trạng thái thuận tiện cho kết tinh
.
- Loại dung dịch mà khi nhiệt độ tăng nhưng độ hoà tan tăng
nhỏ (thí dụ muối KCl) , để chuyển dịch dung dịch này vào vùng
quá bão thì cần giảm nhiệt độ một khoảng lớn. Để kết tinh dung
dịch này cần làm bay hơi 1 phần dung môi.
- Dung dịch chất hoà tan không tăng khi nhiệt độ tăng (muối
NaCl).Để kết tinh loại muối này cần phải thực hiện quá trình cô
đặc.
Chương 7: Quá trình kết tinh
3. Tốc độ của quá trình kết tinh

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình kết tinh:
- mức độ quá bão hoà của dung dịch
- nhiệt độ
- sự tạo mầm tinh thể
- cường độ khuấy trộn dung dịch
- sự có mặt của tạp chất , ....
Chương 7: Quá trình kết tinh
3. Tốc độ của quá trình kết tinh

- Quá trình tạo mầm


- Mầm tinh thể còn gọi là tâm kết tinh được tự hình thành do
dung dịch ở trạng thái quá bão hoà hay do dung dịch được
làm lạnh
- Mầm được tạo ra do sự liên kết của các ion (phân tử) khi va
chạm với nhau của chất hoà tan trong dung dịch
- Mầm tinh thể khi đạt tới trạng thái cân bằng với dung dịch
thì kết tinh sẽ dừng lại
- Tốc độ tạo mầm phụ thuộc vào tính tự nhiên của chất hoà
tan và dung môi, mức độ quá bão hoà của dung dịch, nhiệt
độ và phương pháp khuấy trộn , các tạp chất
- Thời gian có thể từ vài giây đến vài tháng
Chương 7: Quá trình kết tinh
3. Tốc độ của quá trình kết tinh

- Quá trình tạo mầm:


- Để quá trình tạo mầm được dễ dàng, người ta cho vào dung
dịch 1 ít tinh thể của chất hoà tan hoặc tinh thể chất khác
nhưng cùng cấu trúc tinh thể giống chất tan trong dung dịch
- Chất cho thêm vào đó gọi là chất "trợ mầm”
- Để tăng cường quá trình tạo mầm còn có thể tăng nhiệt độ
và tăng cường khuấy trộn hoặc tăng cường tác động cơ học
bên ngoài (rung do lắc va đập ,....)
- Độ nhám của bề mặt thiết bị kết tinh và vật liệu làm cánh
khuấy cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo mầm.
Chương 7: Quá trình kết tinh
3. Tốc độ của quá trình kết tinh

- Quá trình lớn lên của tinh thể :


-Tinh thể phát triển về kích thước và đạt tới giá trị tới hạn
của mầm
- Tinh thể có năng lượng bề mặt lớn nên nó hút (hấp thụ)
các chất hoà tan trong dung dịch
- Sự lớn lên của tinh thể đồng thời theo tất cả các mặt của

- Tốc độ lớn lên của các mặt tinh thể có khác nhau
- Theo thuyết khuyếch tán thì chất hoà tan bắt đầu khuếch
tán từ trong lòng dung dịch qua lớp biên , chuyển động
dòng nằm sát bề mặt tinh thể và sau đó dính vào tinh thể
Chương 7: Quá trình kết tinh
3. Tốc độ của quá trình kết tinh

- Quá trình lớn lên của tinh thể :


- Chiều dày lớp chuyển động dòng gần bề mặt tinh thể
phụ thuộc vào cường độ khuấy dung dịch
- Nếu dung dịch không khuấy trộn thì bề dày lớp biên δ
từ 20 -150 μm
- Khi khuấy trộn mạnh δ → 0 .
- Thuyết khuếch tán không thể giải thích được 1 số các hiện
tượng của quá trình lớn lên của mầm
- Theo thuyết này thì quá trình hoà tan và kết tinh là quá trình
thuận nghịch , nhưng thực tế khi cùng động lực , quá trình
lớn lên của mầm xảy ra chậm hơn nhiều so với quá trình hoà
tan
Chương 7: Quá trình kết tinh
4. Các phương pháp kết tinh

Kết tinh tách một phần dung


môi :
- Để tách 1 phần dung môi
có thể cho bay hơi hoặc
cho đóng rắn dung môi
- Dung môi cho bay hơi
trong thiết bị cô đặc
- Sau khi đạt tới quá bão
hoà ở mức độ cần thiết thì
thực hiện quá trình kết
tinh
- Phương pháp này gọi là
kết tinh đẳng nhiệt
Chương 7: Quá trình kết tinh
4. Các phương pháp kết tinh

Kết tinh tách một phần dung môi :


- Phương pháp kết tinh cho bay hơi bằng cô đặc có nhược
điểm là các tinh thể sẽ bị dính lên bề mặt truyền nhiệt và
đồng thời sẽ làm tăng nồng độ tạp chất có trong dung
dịch
- Để hạn chế lượng chất rắn đọng trên bề mặt truyền nhiệt
phải tăng tốc độ tuần hoàn dung dịch
- Để tách dung dịch còn lại và rửa tinh thể thực hiện ở
thiết bị khác ở bên ngoài - thiết bị lọc , ly tâm ...
- Dung dịch cái còn lại và nước rửa nếu chứa lượng tạp
chất nhỏ thì có thể cho quay lại để tiếp tục cô đặc
Chương 7: Quá trình kết tinh
4. Các phương pháp kết tinh

Kết tinh bằng thay đổi nhiệt độ:


- Để quá bão hoà dung dịch cần phải làm lạnh
- Có thể làm lạnh dung dịch bằng nước lạnh hoặc bằng
nước muối
- Loại này có thể làm việc liên tục hoặc gián đoạn
- Kết tinh gián đoạn người ta cho dung dịch vào đầy thiết
bị , sau khi kết tinh xong nước cái và tinh thể được tháo
ra ngoài
- Khi kết tinh liên tục thì người ta lắp nhiều thiết bị nối
với nhau, dung dịch đi từ thiết bị này qua thiết bị khác
- Dung dịch đầu có thể cho vào thiết bị đầu, sản phẩm lấy
ra ở thiết bị cuối
Chương 7: Quá trình kết tinh
4. Các phương pháp kết tinh

Phương pháp tổng hợp (kết tinh chân không)


- Một phần dung môi được bay hơi không do truyền nhiệt
qua tường mà nhờ vào nhiệt vật lý của dung dịch
- Hơi bay ra theo đường bơm chân không
- Nhiệt độ của dung dịch ở trạng thái bão hoà sẽ giảm đến
nhiệt độ sôi tương ứng với áp suất chân không trong
thiết bị
- Dung dịch đạt quá bão hoà nhờ vào quá trình làm lạnh
- Dung môi bay hơi không chỉ do nhiệt độ vật lý của dung
dịch mà còn do sự toả nhiệt khi kết tinh
- Kết tinh tiến hành đồng thời bay hơi và làm lạnh sẽ xảy
ra trong toàn thể tích dung dịch
- Các tinh thể sẽ hạn chế dính vào bề mặt thiết bị và thời
gian rửa thiết bị sẽ được rút ngắn
Chương 7: Quá trình kết tinh
5. Tính toán quá trình kết tinh
Cân bằng vật liệu
Kết tinh tách một phần dung môi
G1=G2+G3 +W
G1, G2, G3 ... Lượng dung dịch đầu, nước cái và tinh thể, kg
b1,b2, b3 - Nồng độ dung dịch đầu, nước cái và tinh thể, phần
khối lượng
W- Lượng dung môi bị tách ra, kg
M k tỷ lệ giữa khối lượng phân tử của chất hoà tan dạng khô
a=
M n tuyệt đối và tinh thể ngâm nước. Nếu kết tinh không ngậm
dung môi thì Mk=Mn
và a =1
Đối với chất tan :
G1b1=G2a+G3b3
Chương 7: Quá trình kết tinh
5. Tính toán quá trình kết tinh
Cân bằng vật liệu
Kết tinh tách một phần dung môi
Lượng tinh thể thu được
G1 (bM - b1 ) -WbM
G2 =
bM - a

Khi a =1 thì:
G1 (bM - b1 ) -WbM
G2 =
bM -1
Chương 7: Quá trình kết tinh
5. Tính toán quá trình kết tinh
Cân bằng vật liệu
Kết tinh không tách dung môi (W=0)

Lượng tinh thể nhận được :

G1 (b1 - bM )
G2 =
a - bM
Khi a =1 thì:

G1 (b1 - bM )
G2 =
1- bM
Chương 7: Quá trình kết tinh
5. Tính toán quá trình kết tinh
Cân bằng nhiệt lượng của quá trình kết tinh
Lượng nhiệt mang vào thiết bị:
- Do dung dịch G1r1 = Q1
- Do nhiệt kết tinh G2r2 = Q2
- Do thay đổi nồng độ ± ΔqG3b3 = Q3
- Do chất tải nhiệt nhận được GT(iT1 - iT2) = Q4
Lượng nhiệt mang ra khỏi thiết bị:
- Do tinh thể G2i2 = Q5
- Do nước cái G3i3 = Q6
- Do hơi của dung môi bay ra WI = Q7
- Do tác nhân lạnh Q0(i01 - i02) = Q8
- Do mất mát ra môi trường Q9
Phương trình cân bằng nhiệt:
Q1 + Q2 + Q3 + Q4 = Q5 + Q6 + Q7 + Q8 + Q9
Chương 7: Quá trình kết tinh
5. Tính toán quá trình kết tinh
Cân bằng nhiệt lượng của quá trình kết tinh
Khi kết tinh cần làm lạnh thì
Q4 = 0
Khi kết tinh có làm bay hơi một phần dung môi Q8 = 0
Khi kết tinh chân không Q4 = 0 và Q8 = 0
Nếu chất tải nhiệt là hơi nước bão hoà thì
Q4 = D (iD - Cnc θ)
D - lượng hơi nước bão hoà (kg/s)
iD - hàm nhiệt hơi nước (kj/kg)
Cnc - nhiệt dung riêng nước ngưng tụ (kj/kg độ)
θ- nhiệt độ nước ngưng tụ (0C)
Chương 7: Quá trình kết tinh
6. Thiết bị kết tinh

- Phân loại: Theo nguyên tắc làm việc

1 - Kết tinh tách 1 phần dung môi


2 - Kết tinh làm lạnh dung dịch
3 - Kết tinh chân không
4 - Kết tinh tầng sôi
Chương 7: Quá trình kết tinh
6. Thiết bị kết tinh
1 - Kết tinh tách 1 phần dung môi
- Phương pháp phổ biến của loại này dùng loại nồi cô đặc
- Vì trong dung dịch có các tinh thể và để thiết lập điều kiện
phát triển tinh thể nên cần thay đổi vài kết cấu của nồi cô đặc
Chương 7: Quá trình kết tinh
6. Thiết bị kết tinh
1 - Kết tinh tách 1 phần dung môi

- Tốc độ tia dung dịch trong ống truyền nhiệt không quá 3m/s
- Để giảm tiêu hao nhiệt năng có thể tiến hành trong nhiều thiết
bị theo phương thức song song
- Sản phẩm nhận được của kết tinh tách 1 phần dung môi thường
đồng đều và kích thước tinh thể khá lớn
Chương 7: Quá trình kết tinh
6. Thiết bị kết tinh
2 - Thiết bị kết tinh làm lạnh bằng dung dịch

- Cấu tạo đơn giản hình trụ


đứng
- Làm lạnh bằng ống xoắn
ruột gà hoặc vỏ lọc ngoài
, có cánh khuấy để trộn
dung dịch
- Làm việc gián đoạn
- Để tăng thời gian tiếp xúc
dung dịch trong thiết bị
có thể kết nối nhiều thiết
bị thành dãy lại với nhau .
Chương 7: Quá trình kết tinh
6. Thiết bị kết tinh
3 - Thiết bị kết tinh làm lạnh bằng không khí

- Thùng ống trụ (1) quay nhờ vào con lăn


- Thùng được đặt trong vỏ (2)
- Dung dịch được đưa vào đầu này thùng (đầu đạt cao hơn) ,
tinh thể và dịch nước cái lấy ra ở đầu kia thùng (đầu thấp hơn)
- Không khí do quạt (3) đưa vào thùng chuyển động ngược
chiều với dung dịch
Chương 7: Quá trình kết tinh
6. Thiết bị kết tinh
3 - Thiết bị kết tinh làm lạnh bằng không khí

- Khi thùng quay , dung dịch trượt theo thành thùng và tăng bề
mặt bay hơi
- Để tránh dính tinh thể vào thành thùng , người ta đặt ống hơi
nước (4) ở phía dưới để đốt trong trường hợp cần chống dính
- Lượng không khí tiêu hao khoảng 20m3 trên 1kg tinh thể
- Chiều dày lớp chất lỏng trong thùng từ 100 đến 200 mm.
Chương 7: Quá trình kết tinh
6. Thiết bị kết tinh
Thiết bị kết tinh có phòng làm lạnh ngoài bằng nước
- Dung dịch đi vào theo ống (6)
rồi qua ống (2) nhờ bơm tuần
hoàn (5), dung dịch đi qua thiết
bị làm lạnh (4) ,ở đây dung
dịch đạt quá bão hoà
- Các tinh thể được tạo thành ,
khi kích thước đủ lớn sẽ lắng
tụ xuống đáy, còn các hạt nhỏ
tuần hoàn trở lại
- Nước cái qua bộ phận (7), ở
đây có thể có các hạt nhỏ bị
kéo theo sẽ được phân ly để
tách ra .
Chương 7: Quá trình kết tinh
6. Thiết bị kết tinh
Thiết bị kết tinh chân không
- Thùng hình trụ (1) trong có cánh khuấy mái chèo hoặc mỏ
neo , hút chân không bằng bơm tuye (2), hơi được ngưng tụ
trong thiết bị chân cao
Chương 7: Quá trình kết tinh
6. Thiết bị kết tinh
Thiết bị kết tinh chân không
- Thiết bị kết tinh chân
không liên tục:Dung dịch
đầu cho vào qua ống (3) ,
dung dịch và nước cái được
bơm (1) đưa lên phòng bốc
hơi (4), ở đây hút chân
không nên dung dịch đạt
quá bão hoà , các tinh thể
được hình thành.

You might also like