You are on page 1of 104

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA: VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
--------

BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH


MÔN: KĨ THUẬT THỰC PHẨM 2

BÀI 4: THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT VỎ ỐNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Văn Hưng


Sinh viên thực hiện : Lê Hà Thanh Trúc
Mssv : 21058021
Lớp : DHTP17B
Nhóm :3
Tổ :2

TP.HCM, ngày 7 tháng 4 năm 2023

1
I. TÓM TẮT: ....................................................................................................................3
II. GIỚI THIỆU: ..............................................................................................................3
III. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM: ....................................................................................4
IV. CƠ SỞ LÝ THUYẾT : .............................................................................................. 4
4.1. TRƯỜNG HỢP CHẢY NGƯỢC CHIỀU: .....................................................................7
4.2. TRƯỜNG HỢP HAI LƯU THỂ CHẢY XUÔI CHIỀU:...................................................7
V. MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM : .......................................................................................9
5.1. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG: ................................................................................................ 9
5.1.1. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM TRUYỀN NHIỆT LOẠI ỐNG CHÙM: 9
5.1.2. Sơ đồ hệ thống thí nghiệm truyền nhiệt loại ống xoắn : .......................... 11
5.1.3 Sơ đồ hệ thống thí nghiệm truyền nhiệt loại ống lồng ống: .....................13
5.2. TRANG THIẾT BỊ HOÁ CHẤT: ...............................................................................14
6. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM THÍ NGHIỆM: ....................................................17
6.1. TÓM TẮT CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG CỦA HÓA CHẤT VÀ THIẾT
BỊ SỬ DỤNG: .................................................................................................................17
6.2. THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM: ....................................................................................18
6.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát trường hợp xuôi chiều thiết bị: ............................ 18
6.2.1.1. Chuẩn bị: ...................................................................................................18
6.2.1.2. Tiến hành: .................................................................................................18
6.2.1.3. Các lưu ý: ..................................................................................................19
6.2.1.4. Báo cáo: ....................................................................................................19
6.3. THÍ NGHIỆM 2: KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP NGƯỢC CHIỀU THIẾT BỊ: ..................19
6.3.1. Chuẩn bị: ......................................................................................................19
6.3.2. Tiến hành: ....................................................................................................20
6.3.3. Các lưu ý: .....................................................................................................20
6.3.4. Báo cáo: ........................................................................................................20
VII. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN: .................................................................................20
7.1. KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP XUÔI CHIỀU:................................................................ 20
7.2. THÍ NGHIỆM 2: KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP NGƯỢC CHIỀU:..................................21
VIII. KẾT LUẬN: ..........................................................................................................28

2
I. TÓM TẮT:
Quá trình khảo sát ảnh hưởng của chiều chuyển động lưu chất lên quá trình truyền nhiệt
xuôi chiều và ngược chiều lên quá trình truyền nhiệt vỏ ống xoắn có thể được thực hiện
bằng cách thiết kế và xây dựng một thiết bị thí nghiệm có vỏ ống xoắn. Thiết bị này
được trang bị cảm biến nhiệt để đo nhiệt độ của dòng nóng và dòng lạnh, đồng thời
cũng có các bộ đo áp suất và lưu lượng để đo các thông số dòng chảy của hai dòng lưu
chất này. Dữ liệu được thu thập sẽ được sử dụng để tính toán hệ số truyền nhiệt thực
nghiệm KTN của thiết bị. Để so sánh với kết quả được tính toán theo lý thuyết KLT,
cần xác định hệ số truyền nhiệt lý thuyết KLT thông qua chế độ dòng chảy và các chuẩn
số. Khi đã biết hệ số cấp nhiệt của dòng nóng và dòng lạnh, ta có thể tính toán hệ số
truyền nhiệt lý thuyết KLT. Kết quả của quá trình thực nghiệm và xử lý dữ liệu sẽ giúp
ta hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của chiều chuyển động lưu chất lên quá trình truyền nhiệt.

II. GIỚI THIỆU:


Trong công nghiệp đặc biệt là lĩnh vực công nghệ hóa học, thực phẩm và môi trường sự
biến đổi vật chất luôn luôn kèm theo sự tỏa nhiệt hay thu nhiệt do đó cần phải có nguồi
thu năng lượng nhiệt (thiết bị làm lạnh hay ngưng tụ) hay nguồn tỏa nhiệt (thiết bị gia
nhiệt, đun sôi).

Quá trình truyền nhiệt được phân biệt thành quá trình truyền nhiệt ổn định và quá
trình truyền nhiệt không ổn định. Quá trình truyền nhiệt ổn định là quá trình mà ở đó
nhiệt độ chỉ thay đổi theo không gian mà không thay đổi theo thời gian. Quá trình
truyền nhiệt không ổn định là quá trình mà ở đó nhiệt độ thay đổi theo cả không gian và
thời gian.

Quá trình truyền nhiệt không ổn định thường xảy ra trong các thiết bị làm việc
gián đoạn hoặc trong giai đoạn đầu và cuối của quá trình liên tục. Còn quá trình truyền
nhiệt ổn định thường xảy ra trong thiết bị làm việc liên tục.

3
Trong thực tế các thiết bị truyền nhiệt thường làm việc ở chế độ liên tục, việc
nghiên cứu quá trình truyền nhiệt không ổn định nhằm mục đích chính là điếu khiển các
quá trình không ổn định để đưa về trạng thái ổn định, ngoài ra lý thuyết về truyền nhiệt
không ổn định khá phức tạp. Do đó, trong chương trình này chúng ta chỉ xét đến quá
trình truyền nhiệt ổn định.

Quá trình truyền nhiệt là quá trình một chiều, nghĩa là nhiệt lượng chỉ được
truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp và truyền từ vật này sang vật khác
hay từ không gian này sang không gian khác thường theo một phương thức cụ thể nào
đó hoặc là tổ hợp các nhiều phương thức (truyền nhiệt phức tạp). Các phương thức
truyền nhiệt về cơ bản gồm dẫn nhiệt đối lưu, bức xạ.

Trong bài thực hành này chúng ta tiếp cận thiết bị truyền nhiệt loại vỏ ống, quá
trình truyền nhiệt được xem là truyền nhiệt biến nhiệt ổn định.

III. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM:


 Sinh viên biết vận hành thiết bị truyền nhiệt, hiểu nguyên lý đóng mở van để điều
chỉnh lưu lượng và hướng dòng chảy, biết những sự cố có thể xảy ra và cách sử
lý tình huống.

 Khảo sát quá trình truyền nhiệt khi đun nóng hoặc làm nguội gián tiếp giữa 2
dòng qua một bề mặt ngăn cách là ống lồng ống, ống chùm và ống xoắn…

 Tính toán hiệu suất toàn phần dựa vào cân bằng nhiệt lượng ở những lưu lượng
dòng khác nhau.

 Khảo sát ảnh hưởng của chiều chuyển động lên quá trình truyền nhiệt lên 2
trường hợp xuôi chiều và ngược chiều.

Xác định hệ số truyền nhiệt thực nghiệm KTN của thiết bị từ đó so sánh với kết quả tính
toán theo lý thuyết KLT.

IV. CƠ SỞ LÝ THUYẾT :
Quá trình trao đổi nhiệt giữa 2 dòng lưu chất qua một bề mặt ngăn cách rất thường
gặp trong các lĩnh vực công nghiệp hóa chất, thực phẩm, hóa dầu,…Trong đó nhiệt
lượng do dòng nóng tỏa ra sẽ được dòng lạnh thu vào. Mục đích của quá trình nhằm
thực hiện một giai đoạn nào đó trong qui trình công nghệ, đó có thể là đun nóng, làm

4
nguội, ngưng tụ hay bốc hơi,…Tùy thuộc vào bản chất quá trình mà ta sẽ bố trí sự phân
bố của các dòng sao cho giảm tổn thất, tang hiệu suất của quá trình.

- Hiệu suất của quá trình trao đổi nhiệt cao hay thấp tùy thuộc vào cách ta bố trí thiết bị,
điều kiện hoạt động,…Trong đó, chiều chuyển động của các dòng có ý nghĩa rất quan
trọng.

- Cân bằng năng lượng khi 2 dòng lỏng trao đổi nhiệt gian tiếp: Nhiệt lượng do dòng
nóng tỏa ra:

QN=GN.CN.ΔTN (4.1)

- Nhiệt lượng do dòng lạnh thu vào:

QL=GL.CL.ΔTL (4.2)

- Nhiệt lượng tổn thất (phần nhiệt lượng mà dòng nóng tỏa ra nhưng dòng lạnh không
thu vào được có thể do trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh):

Qf=QN-QL (4.3)

- Cân bằng nhiệt lượng:

QN=QL+Qf (4.4)

Mặt khác nhiệt lượng trao đổi cũng có thể tính theo công thức:

Q= K. F. Δtlog (4.5)

Từ (4.5) ta thấy nhiệt lượng trao đổi sẽ phụ thuộc vào kích thước thiết bị F, cách bố trí
các dòng Δ tlog. Do thiết bị là phần cứng ta rất khó thay đổi nên có thể xem nhiệt lượng
trao đổi trong trường hợp này phụ thuộc vào cách bố trí dòng chảy

Ta có các cách bố trí sau:

- Chảy xuôi chiều: lưu thể 1 và 2 chảy song song cùng chiều với nhau

5
- Chảy ngược chiều: lưu thể 1 và 2 chảy song song nhưng ngược chiều với nhau

- Chảy chéo dòng: lưu thể 1 và lưu thể 2 chảy theo phương vuông góc

- Chảy hỗn hợp: lưu thể 1 chảy theo hướng nào đó còn lưu thể 2 thì có đoạn chảy
cùng chiều có đoạn chạy ngược chiều có đoạn chảy chéo dòng

- Tùy vào cách bố trí mà ta có phương pháp xác định hiệu số nhiệt độ hữu ích
logarit Δtlog khác nhau

6
4.1. Trường hợp chảy ngược chiều:

- Xét trường hợp hai lưu thể chảy ngược chiều dọc theo bề mặt trao đổi nhiệt, nhiệt độ
của lưu thể nóng giảm, nhiệt độ của lưu thể nguội tăng và được biểu diễn như giản đồ
sau

4.2. Trường hợp hai lưu thể chảy xuôi chiều:


Xét trường hợp hai lưu thể chảy xuôi chiều dọc bề mặt trao đổi nhiệt, nhiệt độ của lưu
thể nóng giảm, nhiệt độ của lưu thể ngội tăng và được biểu diễn như giản đồ sau

7
Hiệu suất nhiệt độ trong các quá trình truyền nhiệt của dòng nóng và dòng lạnh lần lượt

Hiệu suất nhiệt độ hữu ích của quá trình truyền nhiệt:

Hiệu suất của quá trình truyền nhiệt

8
Xác định hệ số truyền nhiệt thực nghiệm

Xác định hệ số truyền nhiệt theo lý thuyết

V. MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM :


5.1. Sơ đồ hệ thống:
5.1.1. Sơ đồ hệ thống thí nghiệm truyền nhiệt loại ống chùm:

9
10
5.1.2. Sơ đồ hệ thống thí nghiệm truyền nhiệt loại ống xoắn :

- Hai mô hình có cấu tạo giống nhau nên được giới thiệu chung

- Hệ thống khảo sát gồm 2 loại thiết bị chính:

+ Thiết bị truyền nhiệt loại ống chùm (xoắn TB2) có vỏ ngoài bằng thủy tinh TB1.

+ Thiết bị truyền nhiệt loại ống chùm (xoắn TB1) có vỏ ngoài bằng kim loại TB2

- Hệ thống thí nghiệm gồm 2 thùng chứa nước nóng TN (thùng nóng) và nước lạnh

TL (thùng lạnh) được nối với 2 bơm tương ứng bơm nóng B, vả bơm lạnh B để

dẫn 2 dòng nóng và lạnh vào lần lượt 2 thiết bị truyền nhiệt loại ống chùm qua 2

thiết bị đo lưu lượng loại rotamet

- Sự phân bổ các dòng lưu chất vào 2 thiết bị được điều chỉnh qua hệ thống các van

VL và VNj, (i = 1÷9, j = 1÷7)> Lưu lượng của dòng nóng và dòng lạnh được

điều chỉnh nhờ 2 van VN và VL


11
- Nhiệt độ đầu vào và ra của các dòng lần lượt được xác định nhờ các đầu cảm biến

độ của cặp nhiệt điện loại K và truyền tín hiệu về tủ điều khiển và hiển thị trên các

đồng hồ hiển thị RTC.

- Nước trong thùng chứa nước nóng sẽ được gia nhiệt nhờ điện trở 3KW có kết nối

với bộ điều khiển ON/OF trên tủ điều khiển để khống chế nhiệt độ trong thùng

chứa theo yêu cầu của thí nghiệm

Chú ý: Đối với các van VL và VN khi đóng thì phải đóng hoàn toàn, khi mở thì

phải mở hoàn toàn

- Hệ thồng tủ điện bao gồm:

+ Đèn báo sáng khi có điện vào tủ điều khiển

+ Công tắc tổng (có đèn báo sáng khi mở)

+ Nút nhấn mở (màu xanh) nút nhấn tắt (màu đỏ) của bơm nóng, bơm lạnh
12
+ Công tắt điện trở

+ Nút dừng khẩn cấp (nhấn vào khi có sự cố, xoay theo chiều kim đồng hồ khi cần

mở)

+ Đồng hồ hiển thị nhiệt độ dòng nóng T1, T3, T5, T7

+ Đồng hồ hiển thị nhiệt độ dòng lạnh T2, T4, T6, T8

+ Bộ cài đặt nhiệt độ thùng nóng T9

5.1.3 Sơ đồ hệ thống thí nghiệm truyền nhiệt loại ống lồng ống:

- Đối với mô hình này cấu tạo gồm những bộ phận sau:

+ Thùng chứa nước nóng

+ Điện trở gia nhiệt (ĐT)

+ Bơm nóng (BN)

+ Van điều khiển lưu lượng dòng nóng (VN)

+ Lưu lượng kế dòng nóng (R1)

+ Thiết bị truyền nhiệt chính ống lồng ống

+ Dòng nước lạnh lấy nguồn nước cấp của nhà trường

13
+ Van điều khiển lưu lượng dòng lạnh (VL)

+ Lưu lượng kế dòng nóng (R2)

+ Van điều chỉnh hướng chảy dòng lạnh (V1, V2, V3, V4)

+ Đầu dò nhiệt độ thùng nóng tương ứng với đồng hồ hiển thị trên tủ điện (TN)

+ Đầu dò nhiệt độ dòng nóng vào tương ứng với đồng hồ hiển thị trên tủ điện (T1)

+ Đầu dò nhiệt độ dòng nóng ra tương ứng với đồng hồ hiển thị trên tủ điện (T3)

+ Đầu dò nhiệt độ dòng lạnh vào (ra) tương ứng với đồng hồ hiển thị trên tủ điện

(T2, T4)

+ Tủ điện: là phần điều khiển và hiển thị nhiệt độ

- Gồm có:

+ CB tổng nằm trên trong tủ bật nguồn vào máy khi đã cấp nguồn cho tủ điện

+ Công tắc tổng

+ Công tắc bơm nóng

+ Công tắc điện trở

+ Nút dừng khẩn cấp

+ Đồng hồ cài đặt và hiển thị nhiệt độ thùng nóng (TN )

+ Đòng hồ hiển nhiệt độ dòng nóng vào ( T1)

+ Đồng hồ hiển nhiệt độ dòng nóng ra (T3 )

+ Hai đồng hồ hiển nhiệt độ dòng vào và ra (T2 , T4)

5.2. Trang thiết bị hoá chất:


Bài thực hành được trang bị hệ thống tủ điện điều khiển hệ thống bơm, điện trở, cài

đặt nhiệt độ và các đầu báo nhiệt độ, cách thức hoạt động như sau:

- Kết nối nguồn điện cung cấp cho tủ điều khiển (đèn báo sáng )

- Bật công tắc tổng (đèn báo sáng)

- Mở nắp thùng chứa nước nóng TN và lạnh TL (nếu có) kiểm tra nước đến hơn

2/3 thùng. Trước khi cho nước vào thùng phải đóng van xả ở đáy.
14
- Đóng nắp thùng chứa nước nóng và lạnh 9 (nếu có).

- Cài đặt nhiệt độ trên bộ điều khiển ON/OFF cho thùng chứa nước nóng TN.

- Bật công tắc điện trở

- Khi nhiệt độ trong thùng chứa nước nóng TNđạt giá trị cài đặt thì bắt đầu tiến

hành thí nghiệm

- Trên mô hình thiết bị ống chùm và ống xoắn bố trí dòng chảy xuôi chiều hay

ngược chiều chỉ cần điều chỉnh dòng lạnh, còn dòng nóng thì luôn bố trí cố định

một chiều từ trên xuống.

- Trên mô hình thiết bị ống lồng ống thì dòng nóng cố định một chiều chảy từ dưới

lên.

Các ký hiệu

o ΔTN: hiệu số nhiệt độ giữa đầu vào và ra của dòng nóng

o ΔTL: hiệu số nhiệt độ giữa đầu ra và vào của dòng lạnh

o ηN: hiệu suất nhiệt độ của dòng nóng

o ηL: hiệu suất nhiệt độ của dòng lạnh

o ηhi: hiệu suất nhiệt độ hữu ích

o η: hiệu suất truyền nhiệt

o VN: lưu lượng thể tích của dòng nóng (m /s)

o VL: lưu lượng thể tích dòng lạnh (m /s)

o GN: lưu lượng khối lượng của dòng nóng (kg/s)

o GL: lưu lượng khối lượng của dòng lạnh (kg/s)

o CN: nhiệt dung riêng của dòng nóng (J/kg.°C) (tra bảng)

o CL: nhiệt dung riêng của dòng lạnh (J/kg.°C) (tra bảng)

o ρN: khối lượng riêng của dòng nóng (kg/m) (tra bảng)

o ρL: khối lượng riêng của dòng lạnh (kg/m ) (tra bảng)

o QN: nhiệt lượng do dòng nóng tỏa ra


15
o QL: nhiệt lượng do dòng lạnh thu vào (W)

o Qf: nhiệt lượng tổn thất (W) Δ

o Δt1: hiệu số nhiệt độ giữa dòng nóng và dòng lạnh tại đầu trên của

thiết bị

o Δt2: hiệu số nhiệt độ giữa dòng nóng và dòng lạnh tại đầu dưới của

thiết bị

o Δtlog: hiệu số nhiệt độ hữu ích logarit

o K: hệ số truyền nhiệt (W/m. °C)

o F: diện tích trao đổi nhiệt (m)

Đối với ký hiệu kích thước ống chùm:

o d1t: đường kính trong của ống trong thiết bị thủy tinh TB1 (m)

o d1n: đường kính ngoài của ống trong thiết bị thủy tinh TB1 (m)

o d2t: đường kính trong của ống trong thiết bị inox TB2 (m)

o d2n: đường kính ngoài của ống trong thiết bị inox TB2 (m)

o D1: đường kính trong của thiết bị thủy tinh TB1 (m)

o D2: đường kính trong của ống inox TB2 (m)

o L1: chiều dài của ống trong trong của thiết bị thủy tinh TB1 (m)

o L2: chiều dài của ống trong của thiết bị inox TB2 (m)

o n1: số ống trong của thiết bị thủy tinh

o n2: số ống trong của thiết bị inox

Bảng 5.1: Bảng kích thước ống chùm

d1t d1n D2t D2n D1 N1 n2 D2 L1 L2

8mm 10mm 11mm 13mm 250mm 19 61 100mm 650mm 500mm

Đối với ký hiệu kích thước ống xoắn:

o di: đường kính trong của ống xoắn (m)

16
o d0: đường kính ngoài của ống xoắn (m)

o D1: đường kính trong của thiết bị inox (m)

o D2: đường kính trong của ống thủy tinh (m)

o L1: chiều dài của ống xoắn trong của thiết bị inox TB1 (m)

o L2: chiều dài của ống xoắn trong của thiết bị thủy tinh TB2 (m)

5.2: Bảng kích thước ống xoắn

di do D1 D2 L1 L2

15mm 17mm 250mm 100mm 12mm 6mm

Đối với kí hiệu kích thước ống lồng ống:

. d1: đường kính trong của ống trong

. d2: đường kính ngoài của ống trong

. D1: đường kính trong của ống ngoài

. D2: đường kính ngoài của ống trong.

. L: chiều dài ống truyền nhiệt

Bảng 5.3: Bảng kích thước ống lồng ống

d1 d2 D1 D2 L1

17mm 21mm 30mm 34mm 500mm

6. Tiến Hành Thực Nghiệm Thí Nghiệm:


6.1. Tóm tắt các thông số quan trọng của hóa chất và thiết bị sử dụng:
 Mở nắp thùng chứa nước nóng và lạnh kiểm tra nước đến hơn 2/3 thùng.
Trước khi cho nước vào thùng phải kháo van xá ở đáy.

 Đóng nắp thùng chứa nước nóng.

 Khi nhiệt đọ trong thùng chưa nước nóng đạt giá trị cài đặt thì bắt đầu thí
nghiệm.

17
 Trên mô hình thiết bị ống chùm và ống xoắn bố trí dòng chảy xuôi chiều hay
ngược chiều chỉ cần chỉnh dòng lạnh còn dòng nóng luôn bố trí cố định một
chiều từ trên xuống.

6.2. Thực hiện thí nghiệm:

6.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát trường hợp xuôi chiều thiết bị:

6.2.1.1. Chuẩn bị:

Trước khi mở bơm phải đảm bảo hệ thống van phải phù hợp (nghĩa là phải có dòng chảy),
tránh trường hợp mở bơm mà không có dòng chảy (nghĩa là van đóng mở sai) thì sẽ gặp
hiện tượng sau:

 Lưu lượng kế không thấy hoạt động

 Tiếng kêu động cơ lớn hơn bình thường

 Bung một số khớp nối mềm

 Xì nước ở roăn mặt bích

 Có khả năng hỏng bơm (bốc mùi khét)

 Gặp trường hợp như vậy như vậy thì tắt bơm kiểm tra lại hệ thống van.

Trước khi mở điện trở phải đảm bảo trong thùng có nước điều này rất quan trọng vì nếu
bật điện trở mà không có nước trong thùng thì chỉ cần 1-3 phút điện trở sẽ hỏng.

Phải xác định được các vị trí đầu dò nhiệt độ, quan trọng đó là nhiệt độ nóng vào và nóng
ra, lạnh vào, lạnh ra nếu việc đánh số trên đàu dò không khớp mô hình thì sinh viên có
thể dùng phán đoán.

 Khi mở bơm khởi động phải mở van hoàn lưu.


 Khi vận hành chính thức dòng chảy qua nhánh phụ không qua lưu lượng kế.

6.2.1.2. Tiến hành:

 Mở điện trở đun nước trong thùng nóng cho tới khi đạt nhiệt độ từ 75-85 oC thì
tiến hành thí nghiệm.

18
 Mở van và điều chỉnh van cho phù hợp sau đó mở bơm nóng và điều chỉnh dòng
nóng đến lưu lượng cần thiết và điều chỉnh lưu lượng qua dòng nóng. Tắt bơm
nóng và mở bơm lạnh điều chỉnh lưu lượng, sau đó mở bơm nóng. Đợi khoảng
một phút thì tiến hành ghi số liệu.

6.2.1.3. Các lưu ý:

 Trước khi mở điện trở phải đảm bảo trong thùng phải có nước ít nhất 2/3 thùng.
 Trước khi mở bơm phải đảm bảo trong thùng chứa phải có nước.
 Trước khi mở bơm phải đảm bảo hệ thống van phải phù hợp.
 Khi mở bơm khởi động phải mở van hoàn lưu.
 Khi điều chỉnh lưu lượng cần điều chỉnh lưu lượng dòng nóng trước vàm điều
chỉnh. xong dòng nóng qua nhánh phụ sau dó tắt bơm nóng. Tiếp theo điều chỉnh
lưu lượng. dòng lạnh, điều chỉnh xong mở bơm nóng.
 Nhiệt độ đầu vào mỗi thí nghiệm phải giống nhau.

6.2.1.4. Báo cáo:

Xác định nhiệt lượng do dòng nóng tỏ ra, lạnh thu vào và nhiệt lượng tổn thất

Xác định và so sánh hiệu số nhiệt độ của các dòng và hiệu suất nhiệt độ

Xác định hiệu số của quá trình truyền nhiệt.

Xác định hệ số truyền nhiệt thực nghiệm

Xác định hệ sô truyền nhiệt theo lý thuyết.

Vẽ đồ thị biểu diễn hệ số truyền nhiệt thực nghiệm KTN của thiết bị từ đó so sánh với kết
quả tính toán theo lý thuyết KLT trong trường hợp xuôi chiều.

6.3. Thí nghiệm 2: Khảo sát trường hợp ngược chiều thiết bị:

6.3.1. Chuẩn bị:

Giống thí nghiệm 1

19
6.3.2. Tiến hành:

Mở điện trở đun nước trong thùng nóng cho tới khi đạt nhiệt độ từ 75-85 oC thì tiến hành
thí nghiệm.

Mở van và điều chỉnh van cho phù hợp sau đó mở bơm nóng và điều chỉnh dòng nóng
đến lưu lượng cần thiết và điều chỉnh lưu lượng qua dòng nóng. Tắt bơm nóng và mở
bơm lạnh điều chỉnh lưu lượng, sau đó mở bơm nóng. Đợi khoảng một phút thì tiến hành
ghi số liệu.

6.3.3. Các lưu ý:

Giống thì nghiệm 1

6.3.4. Báo cáo:

Xác định nhiệt lượng do dòng nóng tỏ ra, lạnh thu vào và nhiệt lượng tổn thất

Xác định và so sánh hiệu số nhiệt độ của các dòng và hiệu suất nhiệt độ

Xác định hiệu số của quá trình truyền nhiệt.

Xác định hệ số truyền nhiệt thực nghiệm

Xác định hệ sô truyền nhiệt theo lý thuyết.

Vẽ đồ thị biểu diễn hệ số truyền nhiệt thực nghiệm KTN của thiết bị từ đó so sánh với kết
quả tính toán theo lý thuyết KLT trong trường hợp ngược chiều và so sánh với thí nghiệm

Tượng tự có thể khảo sát các thiết bị TB2 đối với mô hình ống chum và ống xoắn hoặc
có thể tháo lắp các thiết bị khác đối với mô hình thiết bị ống lồng ống.

VII. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:

7.1. Khảo sát trường hợp xuôi chiều:

STT VN Tsôi VL TN vào TN ra TL vào TL ra

1 70 16 65 55,1 29,1 34,2


16
2 70 20 65,1 55,9 29,5 34,2

20
3 70 24 68,7 59,3 29,9 31,4

4 70 28 70,9 57,8 29,6 32,9

5 70 16 61,8 53,7 29,6 33,9

6 70 20 65,1 55,9 29,5 34,2


20
7 70 24 60 49,8 29,5 32,1

8 70 28 68,7 58,2 31 33,8

9 70 16 59,5 52,1 29,6 33,6

10 70 20 60,8 52,2 29,5 33,1


24
11 70 24 61,8 53,2 29,5 33,1

12 70 28 68 58,7 29,4 33,7

13 70 16 67,7 57,5 29,9 34

14 70 20 69 59,9 29,7 36
28
15 70 24 68,2 58,3 29,5 35,3

16 70 28 67,9 59,7 30,2 34,9

7.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát trường hợp ngược chiều:

STT VN Tsôi VL TN vào TN ra TL vào TL ra

1 80 16 79,1 74,7 38,8 30,9

2 80 20 79,5 75 39 30,3
16
3 80 24 80,1 75,4 39,3 29,3

4 80 28 80,6 75,6 39,6 29,6

21
5 80 16 80,3 74,2 40,7 29,4

6 80 20 80,5 74 41,1 28,9


20
7 80 24 80,6 75,9 41,3 28,7

8 80 28 80,8 75,5 41,4 28,5

9 80 16 79,8 75,3 41,7 29,8

10 80 20 79,3 74,8 42 30,2


24
11 80 24 80,1 75,7 42,1 30,3

12 80 28 80,3 76,1 42,3 30,6

13 80 16 79,9 75,8 41,2 40,3

14 80 20 79,6 75,6 41,2 31,7


28
15 80 24 79,2 74,8 41,3 28,3

16 80 28 78,9 74,3 41,4 28

-Tính toán số liệu:

Khảo sát lần 5 (trường hợp xuôi chiều)

+ Nhiệt độ trung bình dòng nóng:


𝑇𝑁𝑉+𝑇𝑁𝑅 61.8+53.7
𝑇̅ N = = = 57,75oC
2 2

 𝜌N=984,00 (kg/m3) và CN=4180 (J/Kg.oC)

+ Nhiệt độ trung bình dòng lạnh:


𝑇𝐿𝑉+𝑇𝐿𝑅 29,6+33,9
𝑇̅L= = = 31,75oC
2 2

 𝜌L= 995,20 (kg/m3) và CL= 4180 (J/Kg.℃)

+ Lưu lượng khối lượng của dòng nóng và dòng lạnh:

22
20
GN= 𝜌N × VN = 984,00 x = 0,328 (kg/s)
60000

16
GL= 𝜌L × VL = 995,20 x = 0,265 (kg/s)
60000

+ Hiệu số nhiệt độ dòng nóng và dòng lạnh:

∆TN = 𝑇𝑁𝑉 − 𝑇𝑁𝑅 =61,8-53,7=8,1oC

∆TL = 𝑇𝐿𝑅 − 𝑇𝐿𝑉 =33,9-29,6=4,3oC

+ Nhiệt do dòng nóng tỏa ra:

QN=CN×GN×ΔTN=4180 x 0,328 x 8,1=11105,424 (W)

+ Nhiệt lượng do dòng lạnh thu vào:

QL=CL×GL×ΔTL= 4180 x 0,265 x 4,3 = 4763,11 (W)

+ Nhiệt lượng tổn thất:

Qf =QN-QL= 11105,424-4763,11=6342,314 (W)

Bảng lưu lượng khối lượng và nhiệt lượng của dòng nóng tỏa ra

ΔTN TNTB GN
Thí nghiệm QN (W)
(oC) (oC) (Kg/s)

1 9,9 60,05 0,2621 10846,2

2 9,2 60,5 0,262 10075,472

3 9,4 63,95 0,2616 10278,7872

4 13,1 64,35 0,2616 14324,6928

5 8,1 57,75 0,328 11105,424

6 9,2 60,5 0,327 12575,112

7 10,2 54,9 0,3285 14005,926

23
8 10,5 63,45 0,3271 14356,419

9 7,4 55,8 0,394 12187,208

10 8,6 56,5 0,3938 14156,3224

11 8,6 57,5 0,3936 14149,1328

12 9,3 63,35 0,3926 15261,9324

13 10,2 62,6 0,458 19527,288

14 9,1 64,45 0,4578 17413,7964

15 9,9 63,25 0,458 18952,956

16 8,2 63,8 0,4578 15691,5528

24
Bảng lưu lượng khối lượng và nhiệt lượng của dòng lạnh thu vào

Thí nghiệm ∆𝑇L(℃) TLTB ( ℃ ) GL (Kg/s ) QL ( W )


1 5,1 31,65 0,265 5649,27
2 4,7 31,85 0,332 6522,472
3 1,5 30,65 0,3982 2496,714
4 3,3 31,25 0,4646 6405,9336
5 4,3 31,75 0,2654 4770,2996
6 4,7 31,85 0,3317 6518,5428
7 2,6 30,8 0,3982 4327,6376
8 2,8 32,4 0,4644 5435,3376
9 4 31,6 0,2654 4437,488
10 3,6 31,3 0,3319 4994,4312
11 3,6 31,3 0,3982 5992,1136
12 4,3 31,55 0,4644 8347,1256
13 4,1 31,95 0,2654 4548,4252
14 6,3 32,85 0,3316 8732,3544
15 5,8 32,4 0,3981 9651,5364
16 4,7 32,55 0,4642 9119,6732

Hiệu suất nhiệt độ trong các quá trình truyển nhiệt của dòng nóng và dòng lạnh:
𝑇𝑁𝑣 −𝑇𝑁𝑟 61,8−53,7
ηN(%) = × 100 = × 100 = 29,03%
𝑇𝑁𝑣 −𝑇𝐿𝑟 61,8−33,9

𝑇𝐿𝑟 −𝑇𝐿𝑣 33,9−29,6


ηL(%) = × 100 = × 100=15,41%
𝑇𝑁𝑣 −𝑇𝐿𝑟 61,8−33,9

Hiệu suất nhiệt độ hữu ích:


ηN+ηL 29,03−15,41
ηhi(%) = = = 6,81%
2 2

Hiệu suất của quá trình truyền nhiệt:


𝑄𝐿 4763,11
𝜂= . 100% = . 100 =42,89%
𝑄𝑁 11105,424

25
Bảng hiệu suất và nhiệt lượng tổn thất

Thí nghiệm ηN (%) ηL(%) ηhi (%) 𝜂(%) 𝑄𝑓 ( 𝑊)

1 32,1 16,5 24,3 52,08 5196,93

2 29,7 15,2 22,4 64,74 3553

3 25,4 4,0 14.7 24,29 7782,07

4 34,4 8,6 21,5 44,72 7918,76

5 29,0 15,4 22,2 42,95 6335,12

6 29,7 15,2 22,4 58,84 6056,57

7 36,5 9,3 22,9 30,90 9678,29

8 30 8,0 19 37,86 8921,08

9 28,5 15,4 21,9 36,41 7749,72

10 31,0 12,9 21,9 35,28 9161,89

11 29,9 12,5 21,2 42,35 8157,0192

12 27,1 12,5 19,8 57,31 6914,81

13 30,2 12,1 21,1 23,29 14978,86

14 27,5 19,0 23,2 50,15 8641,44

15 30 17,6 23,8 50,92 9301,4197

16 24,4 14,2 19,3 55,12 5771,88

Xác định hệ số nhiệt độ hữu ích logarit ∆𝒕𝒍𝒐𝒈 :


∆t max = ∆t1 = TNV − TLV = 61,8-29,6=32,2oC

∆t min = ∆t 2 = TNR − TLR = 53,7 - 33,9 =19,8oC

26
∆𝑡𝑚𝑎𝑥+∆𝑡𝑚𝑖𝑛 32,2+19,8
∆𝑡𝑙𝑜𝑔 = = =26oC
2 2

- Xác định diện tích trao đổi nhiệt F:

Bảng kích thước ống chùm, đơn vị mm.

𝑑𝑙𝑡 𝑑𝑙𝑛 𝐷1 𝑛1 𝐿1

8mm 10mm 100mm 19 650mm

10+8
dtb = = 9(𝑚𝑚) = 0,009 (𝑚)
2

F = 𝜋 × 𝑑𝑡𝑏 × L × 𝑛 = 𝜋 × 0,009 × 65 × 10−3 × 19 = 0,349 𝑚2

Theo công thức: Q= K× 𝐹 × ∆𝑡𝑙𝑜𝑔

𝑄𝑁 11105,424
𝐾𝑇𝑁 = = = 1223,8730(W/m2. ℃)
𝐹Δ𝑡𝑙𝑜𝑔 0,349 × 26

Bảng hệ số truyền nhiệt

Thí nghiệm ∆t max (℃) ∆t min (℃) ∆𝑡𝑙𝑜𝑔 (℃) 𝐾𝑇𝑁 (W/m2. ℃)

1 35,9 20,9 28,4 1922,288632

2 35,6 21,7 28,65 1905,514734

3 38,8 27,9 33,35 1636,971428

4 41,3 19,8 30,55 1787,004816

5 32,3 19,8 26,05 2095,700466

6 35,6 21,7 28,65 1905,514734

7 30,5 17,7 24,1 2265,269591

8 37,7 24,4 31.05 1758,228571

9 29,9 18,5 24,2 2255,908973

27
10 31,3 19,1 25,2 2166,388755

11 32,3 20,1 26,2 2083,702181

12 38,6 25 31,8 1716,760916

13 37,8 23,5 30,65 1781,174458

14 39,3 23,9 31,6 1727,626492

15 38,7 23 30,85 1769,627136

16 37,7 24,8 31,25 1746,975908

VIII. KẾT LUẬN:


Ta sẽ đi đánh giá sự ảnh hưởng các yếu tố qua hệ số truyền nhiệt. Hệ số truyền nhiệt đặc
trưng cho lượng nhiệt truyền từ lưu thể nóng tới lưu thể nguội qua 1m2 bề mặt tường
phẳng trong một đơn vị thời gian khi hiệu số chênh lệch nhiệt độ giữa hai lưu thể là một
độ. Hệ số truyền nhiệt càng lớn thì lượng nhiệt mà lưu thể lạnh nhận được từ lưu thể nóng
càng tăng. Nghĩa là quá trình truyền nhiệt càng đạt hiệu quả (hiệu suất cao vì 𝜂 =
𝑄𝐿
. 100%)
𝑄𝑁

Bài thực hành có sai số do nhiều yếu tố như đầu dò nhiệt độ của thiết bị không chính xác
dẫn đến cách xác định nhiệt lượng tỏa ra của dòng nóng hay thu vào của dòng lạnh gặp
nhiều sai số. khi nhiệt độ không chính xác ∆𝑡 không ổn định từ đó QL > QN , Một số thí
nghiệm Qf mang giá trị âm là do quá trình truyền nhiệt từ dòng nóng sang dòng lạnh,
nhiệt lượng đã bị mất mát hao tổn ra bên ngoài. Lượng nhiệt tổn thất này không thể đo
chính xác. Vì vậy việc tính toán không ổn định.

Từ những sai số trên ta bỏ qua các thông số phụ thuộc vào nhiệt độ như 𝜂𝑁 𝜂𝐿 𝜂ℎ𝑖 mà đi
đánh giá những yếu tố quan trọng trong bài này.

28
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------------------------
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
----------

BÁO CÁO THỰC HÀNH KỸ THUẬT THỰC PHẨM 2


BÀI 5: QUÁ TRÌNH CÔ ĐẶC

Họ và tên: Lê Hà Thanh Trúc

MSSV: 21058021

Lớp: DHTP17B

Nhóm: 3

Tổ: 2

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Văn Hưng

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 4 năm 2023


MỤC LỤC
I. Giới thiệu .............................................................................................................................. 3
II. Mục đích thí nghiệm .......................................................................................................... 3
III. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................................. 3
3.1 Nhiệt độ sôi của dung dịch ............................................................................................ 3
3.2 Cô đặc một nồi làm việc gián đoạn .............................................................................. 3
3.3 Cân bằng vật chất và năng lượng ................................................................................ 4
3.3.1 Nồng độ ..................................................................................................................... 4
3.3.2 Cân bằng vật chất ...................................................................................................... 4
3.3.3 Cân bằng năng lượng ................................................................................................ 5
IV. Tiến hành thí nghiệm ....................................................................................................... 7
4.1 Chuẩn bị thí nghiệm ...................................................................................................... 7
4.1.1 Kiểm tra các hệ thống phụ trợ ................................................................................... 7
4.1.2 Kiểm tra mô hình thiết bị .......................................................................................... 8
4.1.3 Chuẩn bị dung dịch ................................................................................................... 8
4.2 Tiến hành thí nghiệm .................................................................................................... 8
4.2.1 Giai đoạn đun sôi dung dịch ..................................................................................... 8
4.2.2 Giai đoạn bốc hơi dung môi ...................................................................................... 9
V. Bảng số liệu ......................................................................................................................... 9
VI. Xử lý số liệu ....................................................................................................................... 9
VII. Kết luận .......................................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 13

Trang 2
I. Giới thiệu
Cô đặc là quá trình làm tăng nồng độ của dung dịch bằng cách tách một phần dung môi ở nhiệt
độ sôi.
Dung môi tách ra khỏi dung dịch bay lên gọi là hơi thứ. Quá trình cô đặc được tiến hành ở
nhiệt độ sôi, tương ứng với mọi áp suất khác nhau (áp suất chân không, áp suất thường - hệ
thống thiết bị để hở hay áp suất dư).
Cô đặc ở áp suất chân không thì nhiệt độ sôi dung dịch giảm do dó chi phí hơi đốt giảm, dùng
để cô đặc các dung dịch có nhiệt độ sôi cao ở áp suất thường và dung dịch dễ phân hủy vì
nhiệt hoặc có thể sinh ra phản ứng phụ mong muốn (oxy hóa, đường hóa, nhựa hóa).
Cô đặc áp suất cao hơn thì khí quyển thường dùng cho các dung dịch không bị phân hủy ở
nhiệt độ cao như các dung dịch muối vô cơ, để sử dụng hơi thứ cho quá trình cô đặc và các
quá trình đun nóng khác.
Cô đặc ở áp suất cao khí quyển thì hơi thứ không được sử dụng mà được thải ra ngoài không
khí.

II. Mục đích thí nghiệm


- Vận hành hóa được thiết bị cô đặc gián đoạn, đo đạc các thông số của quá trình.
- Tính toán cân bằng vật chất, cân bằng năng lượng cho quá trình cô đặc gián đoạn.
- So sánh năng lượng cung cấp cho quá trình theo lý thuyết và thực tế.
- Xác định năng suất và hiệu suất của quá trình cô đặc.
- Xác định hệ số truyền nhiệt của quá trình ngưng tụ.

III. Cơ sở lý thuyết
3.1 Nhiệt độ sôi của dung dịch
- Nhiệt độ sôi của dung dịch là thông số kỹ thuật rất quan trọng khi tính toán và thiết kế thiết
bị cô đặc.

- Nhiệt độ sôi của dung dịch phụ thuộc vào tính chất của dung môi và chất tan. Nhiệt độ sôi
của dung dịch luôn lớn hơn nhiệt độ sôi của dung môi nguyên chất ở cùng áp suất.

- Nhiệt độ sôi của dung dịch còn phụ thuộc vào độ sâu của dung dịch trong thiết bị. Trên mặt
thoáng nhiệt độ sôi thấp, càng xuống sâu nhiệt độ sôi càng tăng.

3.2 Cô đặc một nồi làm việc gián đoạn


- Trong thực tế cô đặc một nồi thường ứng dụng khi năng suất nhỏ và nhiệt năng không có giá
trị kinh tế. Cô đặc một nồi có thể thực hiện theo 2 phương pháp sau:
Trang 3
- Dung dịch cho vào một lần rồi cho bốc hơi, mức dung dịch trong thiết bị giảm dần cho đến
khi nồng độ đạt yêu cầu.
- Dung dịch cho vào ở mức nhất định, cho bốc hơi đồng thời bổ sung dung dịch mới liên tục
vào để giữ mức chất lỏng không đổi cho đến khi nồng độ dạt yêu cầu, sau đó tháo dung dịch
ra làm sản phẩm và thực hiện một mẻ mới.

3.3 Cân bằng vật chất và năng lượng


3.3.1 Nồng độ
Nồng độ được sử dụng trong quá trình được xác định là khối lượng của chất tan so với khối
lượng dung dịch, được biểu diễn dưới dạng:

mchất tan
𝑥̅ = (kg/kg)
mdung dịch

Ngoài ra, nồng độ còn được xác định là khối lượng chất tan trong thể tích dung dịch, biểu diễn
dưới dạng:

mchất tan
𝑐̅ = (kg/m3)
vdung dịch

Mối liên hệ giữa hai nồng độ này như sau:

𝑐̅
𝑥̅ =
𝜌𝑑𝑑

Với 𝜌dd là khối lượng riêng của dung dịch (kg/m3)

3.3.2 Cân bằng vật chất


Phương trình cân bằng vật chất tổng quát:

Lượng chất vào + lượng chất phản ứng = lượng chất ra + lượng chất tích tụ

Đối với quá trình cô đặc

- Không có lượng tích tụ

- Không có phản ứng hóa học nên không có lượng phản ứng

Do đó phương trình cân bằng vật chất được viết lại:

Lượng chất vào = lượng chất ra


Trang 4
 Đối với chất tan:

Khối lượng chất tan vào = khối lượng chất tan ra

Gđ . x đ = G c . x c

Phương trình này giúp ta tính toán được khối lượng của dung dịch còn lại trong nồi đun sau
quá trình cô đặc.

 Đối với hỗn hợp:

Khối lượng dung dịch ban đầu = Khối lượng dung dịch còn lại + Khối lượng dung hơi thứ

Gđ = G c + G w

Phương trình này tính toán khối lượng dung môi đã bay hơi trong quá trình cô đặc

Trong đó:

Gđ: khối lượng dung dịch ban đầu trong nồi đun (kg)

x đ nồng độ ban đầu của chất tan trong nồi đun(kg/kg)

Gc: khối lượng dung dịch còn lại trong nồi đun(kg)

xc : nồng độ cuối cùng của chất tan trong nồi đun(kg/kg)

Gw: khối lượng dung môi bay hơi(kg)


3.3.3 Cân bằng năng lượng
Phương trình cân bằng năng lượng tổng quát:

Năng lượng mang vào = năng lượng mang ra + năng lượng thất thoát

Để đơn giản tính toán, chúng ta thường coi như không có mất mát năng lượng.

 Đối với giai đoạn đun sôi dung dịch

Năng lượng do nồi đun cung cấp cho quá trình:

Qk1 = P1. τ1

Trang 5
Năng lượng dung dịch nhận được:

Q1 = Gđ.Cp.(Tssd – Tđ)

Cp = CH2O. (1- 𝑥̅ )

Phương trình cân bằng năng lượng trong trường hợp (Qk1 đặc trưng cho năng lượng mang vào,
Q1 đặc trưng cho năng lượng mang ra; bỏ qua tổn thất năng lượng và nhiệt thất thoát thông
qua dòng nước giải nhiệt)

Qk1 = Q1

 Đối với giai đoạn bốc hơi dung dịch

Năng lượng do nồi đun cung cấp cho quá trình:

Qk2 = P2.τ2

Năng lượng nước nhận được để bốc hơi:

Q2 = Gw. iw

Năng lượng do nồi đun cung cấp cho quá trình Qk2 đặc trưng cho năng lượng mang vào, năng
lượng nước nhận được để bốc hơi Q2

Cân bằng năng lượng tại thiết bị ngưng tụ:

Qngưng tụ = Gw. rw = VH2O.pH2O .CH20 (Tr – Tv) τ2

Chú thích:

Qk1: nhiệt lượng nồi đun cung cấp cho quá trình đun nóng (J)

Qk2: nhiệt lượng nồi đun cung cấp cho quá trình hóa hơi dung môi (J)

Qngưng tụ: nhiệt lượng nước giải nhiệt nhận được ở thiết bị ngưng tụ (J)

P1: công suất điện trở nồi đun sử dụng cho quá trình đun nóng (W)

P2: công suất điện trở nồi đun sử dụng cho quá trình hóa hơi (W)

τ1: thời gian thực hiện quá trình đun sôi dung dịch (s)

Trang 6
τ2: thời gian thực hiện quá trình hóa hơi(s)

Q1: nhiệt lượng dung dịch nhận được (J)

Q2: nhiệt lượng nước nhận được để hóa hơi (J)

iw: hàm nhiệt của hơi nước thoát ra trong quá trình ở áp suất thường

rw: ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở áp suất thường (J/kg)

(Tssd – Tđ): chênh lệch giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ đầu của dung dịch (0C)

(Tr – Tv): chênh lệch nhiệt độ củ nước ra và vào (0C)

VH2O: lưu lượng nước vào thiết bị ngưng tụ (m3/s)

pH2O: khối lượng riêng của nước (kg/m3)

CH20: nhiệt dung riêng của nước (J/kgK)

Cp: nhiệt dung riêng của dung dịch (J/kgK)

IV Tiến hành thí nghiệm


4.1 Chuẩn bị thí nghiệm
4.1.1 Kiểm tra các hệ thống phụ trợ
- Bật công tắc nguồn cấp cho tủ điện.

- Kích hoạt bộ điều khiển bằng cách chuyển công tắc tổng sang vị trí 1, công tắc đèn hiển thị
trắng sáng.

- Kích hoạt mô hình thí nghiệm bởi công tắc cấp nguồn cho các thiết bị phụ trợ để kích hoạt
mô hình, lúc này đèn xanh sáng.

- Bộ hiển thị số được cấp điện.

- Mở van nguồn nước cung cấp nước giải nhiệt cho hệ thống.

- Kiểm tra ống nhựa mềm dẫn nước giải nhiệt đầu ra được đặt đúng nơi quy định.

- Mở van V9

- Kiểm tra áp suất hệ thống đạt được 1 bar

Trang 7
- Mở van V6 để lưu thông nước trong thiết bị ngưng tụ.

4.1.2 Kiểm tra mô hình thiết bị


Trước khi thí nghiệm
- Nồi đun và thiết bị kết tinh được tháo hết và sạch.
- Các van thoát được đóng: V2, V5, V8
- Thùng chứa dung dịch cô đặc phải rỗng và sạch
- Các van V3 và V4 đóng
Kết thúc thí nghiệm
- Tắt W1
- Khóa van VP1
- Đợi cho dung dịch trong nồi đun đạt đến nhiệt độ khoảng 30oC
- Khóa van nguồn nước giải nhiệt cấp cho thiết bị ngưng tụ ECH1
- Tháo hết dung dịch trong nồi đun qua van V2
- Tháo dung môi (nước) trong bình chứa hơi thứ
4.1.3 Chuẩn bị dung dịch
Chuẩn bị 8l dung dịch CuSO4 loãng (có thể pha mới theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn)

Xác định nồng độ (g/l)

Xác định khối lượng riêng dung dịch

4.2 Tiến hành thí nghiệm


4.2.1 Giai đoạn đun sôi dung dịch
- Cho dung dịch nồi đun khoảng 8 lít

- Khóa van V1, VP1

- Kích hoạt bộ gia nhiệt, điều chỉnh công suất lên 100%

- Chỉnh lưu lượng nước cho thiết bị ngưng tụ ECH1 với lưu lượng 80l/h

- Đo thời gian và quan sát dung dịch trong nồi đun từ lúc bắt đầu đun đến khi dung dịch sôi,
quan sát nhiệt độ đầu vào và đầu ra của nước giải nhiệt.

- Đo nhiệt độ sôi của dung dịch trong nồi đun từ lúc bắt đầu đến khi dung dịch sôi.
Trang 8
4.2.2 Giai đoạn bốc hơi dung môi
- Mở van VP1

- Giảm nhẹ công suất bộ gia nhiệt xuống 75% để giữ nhiệt ổn định nhiệt độ hiệu số giữa TI3
và TI5.

- Ghi nhận thời gian thực hiện quá trình từ lúc bắt đầu cho đến khi lượng nước ngưng tụ được
2l thì dừng quá trình.

- Đo nhiệt độ nước giải nhiệt vào và ra khỏi thiết bị ngưng tụ.

- Quan sát nhiệt độ của dung dịch trong nồi đun khi thực hiên quá trình.

- Đo nồng độ dung dịch sau khi kết thúc quá trình.

- Xác định khối lượng riêng của dung dịch sau khi quá trình cô đặc.

V. Bảng số liệu
Nguồn
Thời
Giai gia nhiệt TI1 TI3 TI5 Vdd Vdm Nồng
gian Am Q (l/h)
đoạn nồi đun (0C) (0C) (0C) (l) (l) độ (g/l)
(phút)
P(W)

Bắt đầu 1000 0 30,8 30 30,4 6 0 2,0903 27,5 250

Đun sôi 1000 22 86,7 30 30,7 250

Kết thúc 1000 95 93,1 30 33,4 4,8 2 2,370 32,3 250

VI Xử lý số liệu
- Ban đầu
𝑇𝐼3 = 30𝑜 𝐶 ⇒ 𝜌𝐻2𝑂 = 996 (kg/m3)
𝑚𝐶𝑢𝑆𝑂4 560,1
𝑑𝑏đ = = = 1,0187
𝑚𝐻2𝑂 549,84
⇒ 𝜌𝑏đ = 𝜌𝐻2𝑂 . 𝑑𝑏đ = 996 . 1,0187 = 1014,6252 (kg/m3)

Trang 9
- Lúc sau
𝑚𝐶𝑢𝑆𝑂4 563,32
𝑑𝑠 = = = 1,0245
𝑚𝐻2𝑂 549,84
⇒ 𝜌𝑠 = 𝜌𝐻2𝑂 . 𝑑𝑠 = 996 . 1,0245 = 1020,402 (kg/m3)

- Nồng độ chất tan trước và sau cô đặc


𝐶1 27,5
𝑥̅đ = = = 0,0271 (kg/kg)
𝜌𝑏đ 1014,6252

𝐶2 32,3
𝑥̅𝑐 = = = 0,0316 (kg/kg)
𝜌𝑠 1020,402

- Khối lượng dung dịch ban đầu trong nồi đun


Dung dịch CuSO4 nạp vào: 6 lít
𝐺đ = 𝜌𝑏đ . 𝑉𝑏đ = 1014,6252 . 0,006 = 6,0877 (kg)
Ta có:
𝐺đ .𝑥̅đ 6,0877.0,0271
𝐺đ . 𝑥̅đ = 𝐺𝑐 . 𝑥̅𝑐 ⇒ 𝐺𝑐 = = = 5,2207 (kg)
𝑥̅𝑐 0,0316

Mặc khác:
𝐺đ = 𝐺𝑐 + 𝐺𝑤 ⇒ 𝐺𝑤 = 𝐺đ − 𝐺𝑐 = 6,0877 − 5,2207 = 0,867 (kg)
- Năng lượng do nồi đun cung cấp cho quá trình giai đoạn đun sôi
𝑄𝑘1 = 𝑃1 . 𝜏1 = 1000. (22.60) = 1320000 (J)
- Năng lượng dung dịch nhận được giai đoạn đun sôi
𝐶𝑝 = 𝐶𝐻2 𝑂 . (1 − 𝑥̅đ ) = 4180 . (1 − 0,0271) = 4066,722 (J/kg.K)
𝑄1 = 𝐺đ . 𝐶𝑝 . (𝑇𝑠𝑠𝑑 − 𝑇đ ) = 6,0877 . 4066,722 . (86,7 − 30,8) = 1383915,379 (J)

- Năng lượng do nồi đun cung cấp cho quá trình giai đoạn bốc hơi:
𝑄𝑘2 = 𝑃2 . 𝜏2 = 1000. (95. 60) = 5700000 (J)
- Năng lượng nước nhận được để bốc hơi trong giai đoạn bốc hơi:
𝑄2 = 𝐺𝑤 . 𝑖𝑤 = 0,867. 2679 = 2322.693 (kJ) = 2322693 (J)
- Cân bằng năng lượng tại thiết bị ngưng tụ
𝑄𝑛𝑔 = 𝐺𝑤 . 𝑟𝑤 = 𝑉𝐻2𝑂 . 𝜌𝐻2𝑂 . 𝐶𝐻2 𝑂 . (𝑇𝑟 − 𝑇𝑣 ). 𝜏2
Tính theo lý thuyết
𝑄𝑛𝑔 = 𝐺𝑤 . 𝑟𝑤 = 0,867 . 2679 = 2322.693 (kJ) = 2322693 (J)
Trang 10
Tính theo thực tế
𝑄𝑛𝑔ư𝑛𝑔 𝑡ụ = 𝑉𝐻2𝑂 . 𝜌𝐻2𝑂 . 𝐶𝐻2 𝑂 . (𝑇𝑟 − 𝑇𝑣 ). 𝜏2
300
= . 996 . 4180 . (33,4 − 30). (95.60) = 6723697,2(J) = 6723,6971 (kJ)
3600.1000

- Hệ số truyền nhiệt của thiết bị ngưng tụ


Ta có:

 Nhiệt độ nồi đun là 93,1 ℃


 Nhiệt độ nước giải nhiệt vào 30℃
 Nhiệt độ nước giải nhiệt ra là 33,4℃
∆𝑡1 = 93.1℃ - 30℃ = 63.1℃
∆𝑡2 = 93.1℃ - 33.4℃ = 59,7℃
∆𝑡1 −∆𝑡2 63,1 − 59,7
Nên ∆𝑇𝑙𝑜𝑔 = ∆𝑡 = 63,1 = 61,38℃
𝑙𝑛 1 𝑙𝑛
59,7
∆𝑡2

𝑄𝑛𝑔 2322693
𝐾𝑙𝑡 = = = 34731,3386 (J/m2.K)
𝐹.∆𝑇𝑙𝑜𝑔 0,2 .(61,38+273)

𝑄𝑛𝑔ư𝑛𝑔 𝑡ụ 6723697,2
𝐾𝑡𝑛 = = = 100539,7631 (J/m2.K)
𝐹.∆𝑇𝑙𝑜𝑔 0,2 .(61,38+273)

VII Kết luận


- Năng lượng do nồi đun cung cấp để đun sôi dung dịch thì một phần được sử dụng còn một
phần bị thất thoát nhiệt ra bên ngoài môi trường.

- Nguyên nhân sai số khi tính toán cân bằng năng lượng và vật chất:

+ Thời gian giữa các lần đo bị chênh lệch.

+ Nồng độ chất tan sau cô đặc tính được độ chính xác không cao.

- Quá trình cô đặc có thể tiến hành trong thiết bị cô đặc một nồi hoặc nhiều nồi làm việc liên
tục hay gián đoạn. Trong thực tế cô đặc một nồi thường ứng dụng năng suất nhỏ và nhiệt năng
không có gia trị kinh tế. Quá trình cô đặc được sử dụng nhiều trong công nghệ đồ hộp để sản
xuất cà chua cô đặc, sữa đặc…Trong quá trình cô đặc người ta thường sử dụng hơi nước bão

Trang 11
hòa để nâng nhiệt độ nguyên liệu cần cô đặc đến điễm sôi. Khi đó nước sẽ từ trạng thái lỏng
sang trạng thái hơi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Giáo trình hướng dẫn thực hành kỹ thuật thực phẩm - Trường Đại học Công Nghiệp
TP.HCM.

[2] Bảng tra cứu quá trình cơ học truyền nhiệt - truyền khối - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia
TP.HCM.

[3] Sách kỹ thuật thực phẩm 2 - Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.

Trang 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình hướng dẫn thực hành kỹ thuật thực phẩm- Trường đại học Công Nghiệp
TP.HCM.
[2[ Bảng tra cứu quá trình cơ học truyền nhiệt- truyền khối- Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia
TP. HCM.
[3] Sách kỹ thuật thực phẩm 2- Trường đại học Công Nghiệp TP.HCM.

Trang 13
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC HÀNH KỸ THUẬT THỰC


PHẨM
BƠM LY TÂM VÀ GHÉP BƠM

Họ và Tên : Lê Hà Thanh Trúc


MSSV: 21058021
GVHD : Phạm Văn Hưng
Lớp: DHTP17B
Nhóm: 3
Tổ: 2
Ngày thực hành: 21/04/2023
1. TÓM TẮT ............................................................................................................................................... 2
2. GIỚI THIỆU........................................................................................................................................... 2
3. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM................................................................................................................... 3
4. CƠ SƠ LÝ THUYẾT ............................................................................................................................. 3
4.1. Các thông số đặc trưng của bơm.................................................................................................... 3
4.1.1 Năng suất .................................................................................................................................... 3
4.1.2 Cột áp toàn phần ........................................................................................................................ 3
4.1.3 Công suất cung cấp .................................................................................................................... 4
4.1.4 Hiệu suất bơm............................................................................................................................. 4
4.2. Đặc tuyến của bơm ly tâm .............................................................................................................. 4
4.2.1. Đặc tuyến thực của bơm .......................................................................................................... 4
4.3. Đặc tuyến mạng ống ........................................................................................................................ 5
4.3.1. Điểm làm việc của bơm ............................................................................................................. 6
4.4. Ghép bơm nối tiếp ........................................................................................................................... 6
4.5. Ghép bơm song song ....................................................................................................................... 6
5. MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM: .................................................................................................................... 7
5.1. Sơ đồ hệ thống: ................................................................................................................................ 7
5.2. Trang thiết bị hoá chất: .................................................................................................................. 7
6. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: ............................................................................................................... 8
6.1. Thí nghiệm 1: Xác định các thông số đặc trưng của bơm: .......................................................... 8
6.1.1. Chuẩn bị: ................................................................................................................................... 8
6.1.2. Các lưu ý: .................................................................................................................................. 8
6.1.3. Báo cáo: ..................................................................................................................................... 8
7. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM ..................................................................................................................... 8
7.1.Thí nghiệm bơm 1............................................................................................................................. 8
7.2 Thí nghiệm 2: Xác định các thông số đặc trưng của bơm 2 ....................................................... 10
7.2.1 Chuẩn bị: .................................................................................................................................. 10
7.2.2 Các lưu ý: ................................................................................................................................. 10
7.2.3 Báo cáo: .................................................................................................................................... 11
7.3 Thí nghiệm 3: Ghép bơm nối tiếp ................................................................................................. 13
7.3.1 Chuẩn bị: .................................................................................................................................. 13
7.3.2 Các lưu ý: ................................................................................................................................. 13
7.3.3 Báo cáo: .................................................................................................................................... 13
7.4 Thí nghiệm 4: Ghép bơm song song ............................................................................................. 15
7.4.1 Chuẩn bị: .................................................................................................................................. 15
7.4.2 Các lưu ý: ................................................................................................................................. 15
7.4.3 Báo cáo: .................................................................................................................................... 16

1
8. BÀN LUẬN ........................................................................................................................................... 18
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 18

1. TÓM TẮT
Trong khối ngành công nghệ hóa nói chung, công nghệ thực phẩm nói riêng thì Bơm là
một thiết bị rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền công nghệ thông qua
việc vận chuyển các loại hóa chất phục vụ sản suất. Do đó, việc hiểu rõ về Bơm là một sự
cần thiết đối với tất cả sinh viên chuyên nghành công nghệ thực phẩm
Ghép bơm là vấn đề cần thiết và quan trọng trong công nghiệp bởi vì nó mang lại nhiều
lợi ích và đáp ứng được nhu cầu thực tế cần thiết. Cho nên trong bài thí nghiệm này chúng
ta sẽ làm thí nghiệm và nghiên cứu khi chúng ta ghép 2 bơm nối tiếp, song song với nhau
thì các thông số kỹ thuật của hệ thống ghép bơm thay đổi như thế nào so với lý thuyết.
trong bài này, ta cần xác định cột áp toàn phần của bơm, công suất và hiệu suất cho bơm
ly tâm bằng việc đo đạc các thông số khi thay đổi lưu lượng bơm. Xây dựng đường đặc
tuyến của mạng ống để xác định điểm làm việc của bơm. Xây dựng đường đặc tuyến của
hệ hai bơm ghép nối tiếp, và xây dựng đường đặc tuyến của hệ hai bơm ghép song song.
Thông qua các đồ thị ta thấy rằng nếu muốn giữ nguyên cột áp và tăng lưu lượng của bơm
thì ta sẽ tiến hành ghép bơm song song, còn muốn tăng cột áp mà vẫn giữ nguyên lưu lượng
thì ta sẽ tiến hành ghép bơm nối tiếp. Và từ kết quả tính được ta có thể chọn điều kiện làm
việc thích hợp trong ghép bơm để cho bơm ghép đạt được hiệu quả tốt nhất.
Kết quả sau khi tiến hành sẽ giúp ta biết được phương thức hoạt động của bơm và có lựa
chọn tốt nhất cho công việc sau này và trong cuộc sống.

2. GIỚI THIỆU
Bơm ly tâm là loại máy vận chuyển chất lỏng thông dụng nhất trong công nghiệp hoá chất.
Việc hiểu nguyên lý hoạt động và đặc trưng của một bơm ly tâm là điều quan trọng cốt lõi
đối với bất kì sinh viên công nghệ nào.
Bơm ly tâm chuyển năng lượng cung cấp từ motor hoặc tuabin để chuyển thành năng
lượng động học (động năng) và sau đó chuyển thành năng lượng áp suất chất lỏng mà đang
được bơm. Các biến đổi năng lượng xuất hiện do tác dụng cùa 2 phần chính của bơm, cánh
guồng và buồng xoắn ốc hay bộ khuếch tán. Bánh guồng là bộ phận quay mà truyền năng
lượng do động cơ cung cấp thành năng lượng động học. Bộ xoắn ốc hay bộ khuếch tán là
bộ phận tĩnh mà chuyển năng lượng động học thành thế năng (áp suất). Tất cả các dạng
năng lượng liên quan đến hệ thống chuyển động chất lỏng được diễn tả trong các thuật ngữ
cột áp (chiều cao cột chất lỏng).
Chất lỏng quá trình đi vào đầu hút và sau đó vào mắt (tâm) của cánh guồng. Khi bánh
guồng chuyển động, nó quay chất lỏng đặt vào khoảng trống giữa các cánh đi ra ngoài và
tạo ra gia tốc ly tâm. Khi chất lỏng rời tâm cánh guồng, một vùng áp suất thấ được tạo ra
làm cho chất lỏng bên ngoài tràn vào. Vì dạng cách guồng là cong, chất lỏng được đẩy tiếp

2
tuyến và theo hướng xuyên tâm do lực ly tâm. Tác động của lực này bên trong bơm giống
như lực mà giữ nước trong cái gàu mà đang quay ở đầu dây.
Ý tưởng chủ đạo là năng lượng được tạo ra bởi lực ly tâm là năng lượng động học. Lượng
năng lượng cung cấp cho chất lỏng thù tỷ lệ với vận tốc ở gờ hay cánh đuôi của cánh guồng.
Cánh guồng càng quay nhanh hay cánh guồng càng lớn thì vận tốc cao hơn ở cánh đuôi
cánh guồng càng lớn và năng lượng cung cấp cho chất lỏng càng lớn. Năng lượng động
học này của chất lỏng thoát ra khỏi cánh guồng được sử dụng bằng cách tạo ra môt trở
kháng đối với dòng. Trờ kháng đầu tiên được tạo ra với bộ xoắn ốc của bơm (vỏ bơm) mà
hãm chất lỏng làm cho nó chuyển động chậm lại. Trong đầu đẩy, chất lỏng giảm tốc hơn
nữa và vận tốc của nó được chuyển thành áp suất của nó theo nguyên lý Bernoulli.
Ghép bơm là vấn đề cần thiết và quan trọng trong công nghiệp bởi vì nó mang lại nhiều
lợi ích và đáp ứng được nhu cầu thực tế cần thiết. Cho nên trong bài thí nghiệm này chúng
ta sẽ làm thí nghiệm và nghiên cứu khi chúng ta ghép 2 bơm nối tiếp, song song với nhau
thì các thông số kỹ thuật của hệ thống ghép bơm thay đổi như thế nào so với lý thuyết.

3. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


- Xác định cột áp toàn phần, công suất và hiệu suất của bơm ly tâm bằng cách đo đạt
các thông số khi thay đổi lưu lượng của chất lỏng (năng suất bơm)
- Xây dựng đặc tuyến mạng ống để xác định điểm làm việc của bơm
- Xây dựng đặc tuyến và tìm điểm làm việc của hệ 2 bơm ghép nối tiếp
- Xây dựng đặc tuyến và tìm điểm làm việc của hệ 2 bơm ghép song song

4. CƠ SƠ LÝ THUYẾT
4.1. Các thông số đặc trưng của bơm
4.1.1 Năng suất
Năng suất của bơm là thể tích chất lỏng mà bơm cung cấp được trong một đơn vị thời gian.
Ký hiệu: Q. Đơn vị tính: m3/s, 1/s, 1/ph, …
4.1.2 Cột áp toàn phần
Cột áp toàn phần là áp suất của chất lỏng tại miệng ra của ống đẩy.
Nó được tính như sau:
H = (Chênh lệch cột áp tĩnh + Chênh lệch cột áp động + Chênh lệch chiều cao hình học)
H = Hs + Hv + He , (m)
Chênh lệch áp tĩnh:
𝐏𝐨𝐮𝐭 −𝐏𝐢𝐧
𝐇𝐒 = , (𝐦)
𝛒ɡ

Trong đó:
Pout : áp suất chất lỏng tại đầu ra, Pa
Pin : áp suất chất lỏng tại đầu vào, Pa
Chênh lệch cột áp động:
3
𝒗𝟐𝒐𝒖𝒕 − 𝒗𝟐𝒊𝒏
𝑯𝒗 = , (𝒎)
𝟐ɡ

Trong đó:
𝟒𝑸
𝒗𝒐𝒖𝒕 = : là vận tốc tại đầu ra, m/s
𝝅𝒅𝟐
𝒐𝒖𝒕

𝟒𝑸
𝒗𝒊𝒏 = : là vận tốc tại đầu vào, m/s
𝝅𝒅𝟐
𝒊𝒏

Chênh lệch chiều cao hình học:


𝑯𝒆 = 𝒛𝒐𝒖𝒕 − 𝒛𝒊𝒏 , (m)
Trong đó:
𝑧𝑜𝑢𝑡 : chiều cao hình học tại đầu ra, (m)
𝑧𝑖𝑛 : chiều cao hình học tại đầu vào, (m)
4.1.3 Công suất cung cấp
Công suất động cơ cung cấp đối với bơm được tính như sau:
𝟐𝛑𝐧𝐭
𝐏𝐦 = , (𝐖)
𝟔𝟎
Trong đó:
n: tốc độ vòng quay của bơm, vòng/phút
t: moment xoắn của trục, N.m
4.1.4 Hiệu suất bơm
Hiệu suất của bơm được tính như sau:
𝐏𝐡
𝐄= ∙ 𝟏𝟎𝟎%
𝐏𝐦
Trong đó: 𝑃ℎ : công suất thuỷ lực tác động tới chất lỏng, có thể được tính như sau:
𝐏𝐡 = 𝐐𝐇𝛒ɡ , (𝐖)
Trong đó: Q: lưu lượng chất lỏng, m3/s
4.2. Đặc tuyến của bơm ly tâm
4.2.1. Đặc tuyến thực của bơm

4
Hình 1: Đặc tuyến của bơm ở một tốc độ bơm không đổi
Đường H – Q biểu diễn mối quan hệ giữa cột áp toàn phần và lưu lượng. Khi cột áp
toàn phần giảm khi lưu lượng tăng và ngược lại.
Đường 𝑃𝑚 – Q biểu diễn mối quan hệ giữa công suất cung cấp cho bơm và lưu lượng
qua bơm. Ngoài vùng hoạt động tối ưu của bơm đường này trở nên phẳng, do một sự thay
đổi lớn công suất chỉ tạo ra một sự thay đổi nhỏ về vận tốc của dòng.
Đường E – Q biểu diễn mối quan hệ giữa hiệu suất va lưu lượng bơm. Đối với một bơm
nào đó thì nó sẽ đạt hiệu suất tương ứng với năng suất nào đó.
4.3. Đặc tuyến mạng ống
Đặc tuyến mạng ống là đường cong biểu diễn mối quan hệ 𝐻𝑚𝑜 − 𝑄:
𝐇𝐦𝐨 = 𝐂 + 𝐊𝐐𝟐 , (𝐦)
Trong đó: Q: lưu lượng, m3/s
𝐻𝑚𝑜 : tổn thất cột áp khi chất lỏng chuyển động trong ống dẫn, (m)
𝐏𝟐 − 𝐏𝟏
𝐂= + (𝐳𝟐 − 𝐳𝟏 ) , (𝐦)
𝛒ɡ
𝐥 𝟏𝟔
𝐊 = (𝚺𝛏 + 𝛌 ) 𝟒
𝐝 𝛑𝐝 𝟐ɡ
Trong đó:
𝑃1 , 𝑃2 : áp suất đầu vào và đầu ra của ống, N/m2
𝑧1 , 𝑧2 : chiều cao đầu vào và đầu ra của ống, m
L: chiều dài ống (sinh viên tự đo), m
d: đường kính trong của ống (ɸ27× 1,8𝑚𝑚), m
𝜆: hệ số ma sát, sinh viên tính toán theo số liệu chuyển động của lưu chất trong hệ thống
đường ống
𝜌: khối lượng riêng của lưu chất, kg/m3
𝛴𝜉: tổng hệ số trở lực cục bộ của ống

5
4.3.1. Điểm làm việc của bơm

Hình 2 Điểm làm việc của bơm


Điểm làm việc của bơm là giao điểm của đặc tuyến thực của bơm và đặc tuyến mạng
ống dẫn.
4.4. Ghép bơm nối tiếp
Các bơm gọi là làm việc nối tiếp nếu sau khi chất lỏng ra khỏi bơm này được đưa tiếp
vào ống hút của bơm kia, rồi sau đó mới được đưa vào hệ thống đường ống. như vậy khi
các bơm làm việc nối tiếp thì lưu lượng của chúng phải bằng nhau và bằng lưu lượng tổng
cộng của hệ thống, cột áp của hệ thống bằng tổng cột áp toàn phần của các bơm.
Q = Q1 = Q 2 = ⋯ = Q n
H = H1 + H2 + ⋯ . +Hn
Các bơm làm việc nối tiếp được sử dụng khi hệ thống yêu cầu áp lực cao mà một bơm
không đáp ứng được

Hình 3 Hai bơm ghép nối tiếp


4.5. Ghép bơm song song
Các bơm khi làm việc cùng cấp nước vào một hệ thống đường ống gọi là làm việc song
song. Vì thề khi các bơm làm việc song song trong hệ thống thì chúng có cột áp bằng nhau
và bằng cột áp của hệ thống, còn lưu lượng của hệ thống sẽ bằng tổng lưu lượng của các
bơm.
Theo lý thuyết khi các bơm làm việc song song với nhau thì cột áp tổng 𝐻𝑡𝑐 của hệ
thống bằng cột áp toàn phần của từng bơm:
𝐻𝑡𝑐 = 𝐻1 = 𝐻2 = ⋯ = 𝐻𝑛
Và lưu lượng tổng cộng của hệ thống bằng tổng lưu lượng của các bơm cùng làm việc:

6
Q = Q1 + Q 2 + ⋯ + Q n
Như vậy các bơm làm việc nối tiếp được sử dụng khi hệ thống yêu cầu cần lưu lượng
lớn mà một bơm không thể đáp ứng được.
Trong thực tế ta có thể ghép hai hoặc nhiều bơm làm việc song song trên cùng một hệ
thống đường ống. Thậm chí có những trường hợp hai trạm làm việc song song trên một hệ
thống đường ống.

Hình 4. Hai bơm ghép song song


Đặc tuyền tổng cộng sẽ cho ta chọn được các trị số cần thiết để xác định chế độ làm
việc của bơm.

5. MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM:


5.1. Sơ đồ hệ thống:
Hệ thống thiết bị bơm ly tâm được thể hiện trong hình dưới đây:

Hình 5. Mô hình thí nghiệm bơm ly tâm


5.2. Trang thiết bị hoá chất:
- Chất lỏng được sử dụng trong hệ thống là nước tinh khiết
- Các thông số cần thiết cho việc tính toán
- Công suất thiết kế của bơm: N = 0,37 Kw
- Lưu lượng tối đa của bơm: 𝑄𝑚𝑎𝑥 = 90 l/ph
- Đường kính của ống có ký hiệu như sau: ɸ27× 1,8𝑚𝑚

7
- λ = 0,03: hệ số ma sát
- Thước dây

6. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:


6.1. Thí nghiệm 1: Xác định các thông số đặc trưng của bơm:
6.1.1. Chuẩn bị:
- Van xả đáy phài được đóng hoàn toàn
- Cho nước vào bình chứa khoảng 2/3 thể tích của bình chứa. Nếu bình chưa có nước
thì kiểm tra van xả đáy trước khi cho nước vào.
- Mở hoàn toàn tất cả các van.
6.1.2. Các lưu ý:
- Đảm bảo mực nước trong bình chứa 2/3 thể tích bình.
- Khi bơm bật nhưng bơm không hoạt động hoặc không có lưu lượng thì phải tắt ngay
bơm và phải báo giảng viên hướng dẫn.
- Đảm bảo không còn bọt khí trong hệ thống trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Thường xuyên kiểm tra và so sánh các giá trị đo được trong quá trình làm thí nghiệm.
Nếu thay đổi độ mở van đáng kể mà các giá trị đo không thay đổi thì phải báo ngay cho
giảng viên hướng dẫn.
6.1.3. Báo cáo:
- Biểu diễn đặc tuyến mạng ống (𝐻𝑜 − 𝑄) và đặc tuyến thực của bơm (H – Q)
- Xác định giao điểm của đường đặc tuyến của mạng ống và đặc tuyến thực của bơm để
xác định điểm làm việc của bơm.

7. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


7.1.Thí nghiệm bơm 1

STT Q (L/phút) 𝑃ℎú𝑡 (cmHg) 𝑃đẩ𝑦 (Psi)


1 15 -16 17
2 20 -17 15
3 25 -21 12
4 30 -22 11
5 40 -26 8
 Đổi đơn vị:
1 10−3
= (m3/s)
𝑝ℎ 60

Khảo sát lưu lượng tại Q = 40 lít/phút

8
40𝑙 40.10−3
Q= = = 6,7. 10−4 (m3/s)
𝑝ℎ 60

ɸ27× 1,8𝑚𝑚 → 𝑑 = 27 − 1,8.2 = 23,4 𝑚𝑚 = 0,0234 𝑚

𝜌ℎú𝑡 = −26 (𝑐𝑚𝐻𝑔) = −26.1333,22 = −34663,72 𝑃𝑎

𝜌đẩ𝑦 = 8 (𝑃𝑠𝑖) = 8.6894,757 = 55158,056 𝑃𝑎


𝑘𝑔
Tra nước ở t = 250 𝐶 , 𝜌𝑛ướ𝑐 = 1000 , g = 9,81 m2/s
𝑚3

 Chênh lệch áp tĩnh :


𝑃𝑜𝑢𝑡 − 𝑃𝑖𝑛 55158,056+34663,72
𝐻𝑠 = = = 9,156(m)
𝜌𝑔 1000×9,81
Ta có :𝑣𝑜𝑢𝑡 = 𝑣𝑖𝑛 (lưu lượng đầu vào và đầu ra là như nhau)
2 −𝑣 2
𝑣𝑜𝑢𝑡 𝑖𝑛
𝐻𝑣 = = 0 (m)
2𝑔
 Chênh lệch chiều cao hình học:
𝐻𝑒 = 𝑧𝑜𝑢𝑡 − 𝑧𝑖𝑛 = 1,24 − 0,985 = 0,255 (𝑚)
H = Hs + Hv + He =9,156+ 0 + 0,255= 9,411(m)
Đặc tuyến mạng ống: 𝐻𝑚𝑜 = 𝐶 + 𝐾𝑄2 , (𝑚)
Vì áp suất đầu ra và vào quá trình này đều đặt trong 1 thùng nên 𝑃2 − 𝑃1 = 0 và
đồng thời chiều cao đầu vào và đầu ra của ống cũng như nhau (𝑧2 − 𝑧1 ) = 0
𝑃 −𝑃
C = 2 1 + (𝑧2 − 𝑧1 ) = 0 (𝑚)
𝜌𝑔
mà d = 0,0234 (m)
𝑙 16 3,195 16
𝐾 = (𝛴𝜉 + 𝜆 ) = ( 56 + 0,03. ). = 52030063,43
𝑑 𝜋𝑑4 2ɡ 0,0234 𝜋.(0,0234)4 .2.9,81

𝛴𝜉 = 56
𝜆 = 0.03
𝐻𝑚𝑜 = 𝐶 + 𝐾𝑄 2 = 0 + 52030063,43. ( 6,7.10−4 )2 = 23,3563 (m)

Tương tự ta có bảng sau:


Bảng: Kết quả thu được sau tính toán của thí nghiệm 1

Q (l/ph) Q (m³/s) 𝑃ℎú𝑡 𝑃đẩ𝑦 H (m) Hmo (m)

20 2,5. 10−4 -23331,52 117210,869 14,1225 14,3775


25 3,3. 10−4 -22664,74 103421,355 13,1078 5,6660

30 4,2. 10−4 −27997,62 82737,084 11,5429 9,1781

9
35 5. 10−4 -29330,84 75842,327 10,9760 13,0075
40 6,7. 10−4 -34663,72 55158,056 9,4111 23,3562

Biểu đồ 1: điểm làm việc của bơm 1

Nhận xét chung:


- Đường H-Q biểu diễn mối quan hệ giữa cột áp và lưu lượng. Cột áp giảm không tuyến
tính khi lưu lượng tăng.
- Đường Hmo-Q thể hiện đặc tuyến mạng ống. Khi lưu lượng tang thì tổn thất cột áp
càng tăng.
- Điểm làm việc của bơm là giao điểm của H-Hmo.

7.2 Thí nghiệm 2: Xác định các thông số đặc trưng của bơm 2
7.2.1 Chuẩn bị:
- Van xả đáy phài được đóng hoàn toàn.
- Cho nước vào bình chứa khoảng 2/3 thể tích của bình chứa. Nếu bình chưa có
nước thì kiểm tra van xả đáy trước khi cho nước vào.
- Mở hoàn toàn tất cả các van.
7.2.2 Các lưu ý:
- Đảm bảo mực nước trong bình chứa 2/3 thể tích bình.
- Khi bơm bật nhưng bơm không hoạt động hoặc không có lưu lượng thì phải tắt
ngay bơm và phải báo giảng viên hướng dẫn.
- Đảm bảo không còn bọt khí trong hệ thống trước khi tiến hành thí nghiệm.

10
- Thường xuyên kiểm tra và so sánh các giá trị đo được trong quá trình làm thí
nghiệm.
Nếu thay đổi độ mở van đáng kể mà các giá trị đo không thay đổi thì phải báo ngay cho
giảng viên hướng dẫn.
7.2.3 Báo cáo:
- Biểu diễn đặc tuyến mạng ống (𝐻0 − 𝑄) và đặc tuyến thực của bơm (H – Q).
- Xác định giao điểm của đường đặc tuyến của mạng ống và đặc tuyến thực của hệ
thống ghép hai bơm nối tiếp để xác định điểm làm việc của hệ thống ghép hai bơm
nối tiếp.

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 2:


STT Q (l/phút) Phút (cmHg) Pđẩy (Psi)

1 15 -17 17

2 20 -19 15

3 25 -21 13

4 30 -23 12

5 40 -28 7
1 10−3
 Đổi đơn vị: = (m3/s)
𝑝ℎ 60
40𝑙 40∙10−3
Q= = = 6,7. 10−4 (m3/s)
𝑝ℎ 60
ɸ27× 1,8𝑚𝑚 → 𝑑 = 27 − 1,8.2 = 23,4 𝑚𝑚 = 0,0234 𝑚
𝜌ℎú𝑡 = −28𝑐𝑚𝐻𝑔 = −28.1333,22 = −37330,16 Pa
𝜌đẩ𝑦 = 7. 𝑃𝑠𝑖 = 7. 6894,757 = 48263,299 𝑃𝑎
𝑘𝑔
Tra nước ở t = 250 𝐶 , 𝜌𝑛ướ𝑐 = 1000 , g = 9,81 m2/s
𝑚3
 Chênh lệch áp tĩnh :
𝑃 −𝑃 48263,299+37330,16
𝐻𝑠 = 𝑜𝑢𝑡 𝑖𝑛 = = 8,7251(m)
𝜌𝑔 1000×9,81
Ta có :𝑣𝑜𝑢𝑡 = 𝑣𝑖𝑛 (lưu lượng đầu vào và đầu ra là như nhau)
2 −𝑣 2
𝑣𝑜𝑢𝑡 𝑖𝑛
𝐻𝑣 = = 0 (m)
2𝑔
 Chênh lệch chiều cao hình học:
𝐻𝑒 = 𝑧𝑜𝑢𝑡 − 𝑧𝑖𝑛 = 1,24 − 0,985 = 0,255 (𝑚)
H = 𝐻𝑠 + 𝐻𝑣 + 𝐻𝑒 =8,7251 + 0 + 0,255= 8,9801(m)
Đặc tuyến mạng ống: 𝐻𝑚𝑜 = 𝐶 + 𝐾𝑄2 , (𝑚)
Vì áp suất đầu ra và vào quá trình này đều đặt trong 1 thùng nên 𝑃2 − 𝑃1 = 0 và đồng
thời chiều cao đầu vào và đầu ra của ống cũng như nhau (𝑧2 − 𝑧1 ) = 0
𝑃 −𝑃
C = 2 1 + (𝑧2 − 𝑧1 ) = 0 (𝑚)
𝜌𝑔

11
mà d = 0,0234 (m)
𝑙 16 3,195 16
𝐾 = (𝛴𝜉 + 𝜆 ) = ( 56 +0,03. ). = 52030063,43
𝑑 𝜋𝑑4 2ɡ 0,0234 𝜋.(0,0234)4 .2.9,81
𝛴𝜉 = 56
𝜆 = 0,03
𝐻𝑚𝑜 = 𝐶 + 𝐾𝑄2 = 0 + 52030063,43 . ( 6,7.10−4 )2 = 23,3563(m)

Tương tự ta có bảng sau:


Bảng: Kết quả thu được sau tính toán của thí nghiệm 2
Q(l/ph) Q (m3/ s) Phút (Pa) P đẩy (Pa) Hs (m) H (m) Hmo (m)

15 2,5.10-4 -22664,74 117210,869 14,2584 14,5134 3,2518

20 3,3.10-4 -25331,18 103421,355 13,1246 13,3796 5,6660

25 4,2.10-4 -27997,62 89631,841 11,9907 12,2457 9,1781

30 5.10−4 -30664,06 82737,084 11,5597 11,8147 13,0075

40 6,7.10-4 -37330,16 48263,299 8,7251 8,9801 23,3563

Biểu đồ 2: điểm làm việc của bơm 2

Nhận xét chung:

12
- Đường H-Q biểu diễn mối quan hệ giữa cột áp và lưu lượng. Cột áp giảm không
tuyến tính khi lưu lượng tăng
- Đường Hmo-Q thể hiện đặc tuyến mạng ống. Khi lưu lượng tang thì tổn thất cột áp
càng tăng.

- Điểm làm việc của bơm là giao điểm của H-Hmo.

7.3 Thí nghiệm 3: Ghép bơm nối tiếp


7.3.1 Chuẩn bị:
- Van xả đáy phài được đóng hoàn toàn
- Cho nước vào bình chứa khoảng 2/3 thể tích của bình chứa. Nếu bình chưa có
nước thì kiểm tra van xả đáy trước khi cho nước vào.
- Mở hoàn toàn tất cả các van.

7.3.2 Các lưu ý:


- Đảm bảo mực nước trong bình chứa 2/3 thể tích bình.
- Khi bơm bật nhưng bơm không hoạt động hoặc không có lưu lượng thì phải tắt
ngay bơm và phải báo giảng viên hướng dẫn.
- Đảm bảo không còn bọt khí trong hệ thống trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Thường xuyên kiểm tra và so sánh các giá trị đo được trong quá trình làm thí
nghiệm.
Nếu thay đổi độ mở van đáng kể mà các giá trị đo không thay đổi thì phải báo ngay cho
giảng viên hướng dẫn.
7.3.3 Báo cáo:
- Biểu diễn đặc tuyến mạng ống (H0 – Q) và đặc tuyến thực của hệ thống ghép 2
bơm nối tiếp (H – Q).
- Xác định giao điểm của đường đặc tuyến của mạng ống và đặc tuyến thực của hệ
thống ghép hai bơm nối tiếp để xác định điểm làm việc của hệ thống ghép hai bơm
song song.

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 3


STT Q (l/phút) Phút (cmHg) Pđẩy (Psi)

1 15 -22 27

2 20 -24 25

3 25 -26 21

4 30 -28 17

5 40 -31 12

13
1 10−3
 Đổi đơn vị: = (m3/s)
𝑝ℎ 60
40𝑙 40∙10−3
Q= = = 6,7. 10−4 (m3/s)
𝑝ℎ 60
ɸ27× 1,8𝑚𝑚 → 𝑑 = 27 − 1,8.2 = 23,4 𝑚𝑚 = 0,0234 𝑚
𝜌ℎú𝑡 = −31𝑐𝑚𝐻𝑔 = −31.1333,22 = −41329,82 Pa
𝜌đẩ𝑦 = 12. 𝑃𝑠𝑖 = 12. 6894,757 = 82737,084 𝑃𝑎
𝑘𝑔
Tra nước ở t = 250 𝐶 , 𝜌𝑛ướ𝑐 = 1000 , g = 9,81 m2/s
𝑚3
 Chênh lệch áp tĩnh :
𝑃𝑜𝑢𝑡 − 𝑃𝑖𝑛 82737,084+41329,82
𝐻𝑠 = = = 4,2151(m)
𝜌𝑔 1000×9,81
Ta có :𝑣𝑜𝑢𝑡 = 𝑣𝑖𝑛 (lưu lượng đầu vào và đầu ra là như nhau)
2 −𝑣 2
𝑣𝑜𝑢𝑡 𝑖𝑛
𝐻𝑣 = = 0 (m)
2𝑔
 Chênh lệch chiều cao hình học:
𝐻𝑒 = 𝑧𝑜𝑢𝑡 − 𝑧𝑖𝑛 = 1,24 − 0,985 = 0,255 (𝑚)
H = 𝐻𝑠 + 𝐻𝑣 + 𝐻𝑒 =4,2151 + 0 + 0,255= 4,4701(m)
Đặc tuyến mạng ống: 𝐻𝑚𝑜 = 𝐶 + 𝐾𝑄2 , (𝑚)
Vì áp suất đầu ra và vào quá trình này đều đặt trong 1 thùng nên 𝑃2 − 𝑃1 = 0 và đồng
thời chiều cao đầu vào và đầu ra của ống cũng như nhau (𝑧2 − 𝑧1 ) = 0
𝑃 −𝑃
C = 2 1 + (𝑧2 − 𝑧1 ) = 0 (𝑚)
𝜌𝑔
mà d = 0,0234 (m)
𝑙 16 3,195 16
𝐾 = (𝛴𝜉 + 𝜆 ) = ( 56 +0,03. ). = 52030063,43
𝑑 𝜋𝑑4 2ɡ 0,0234 𝜋.(0,0234)4 .2.9,81
𝛴𝜉 = 56
𝜆 = 0,03
𝐻𝑚𝑜 = 𝐶 + 𝐾𝑄2 = 0 + 52030063,43 . ( 6,7.10−4 )2 = 23,3563(m)
Tương tự ta có bảng sau:
Bảng: Kết quả thu được sau tính toán của thí nghiệm 3
Q(l/ph) Q (m3/ s) Phút (Pa) P đẩy (Pa) Hs (m) H (m) Hmo (m)
15 2,5.10-4 -29330,84 186158,439 21,9662 22,2212 3,2518

20 3,3.10-4 -31997,28 172368,925 20,8324 21,0874 5,6660

25 4,2.10-4 -34663,72 144789,897 18,2929 18,5479 9,1781

30 5.10−4 -37330,16 117210,869 15,7534 16,0084 13,0075

40 6,7.10-4 -41329,82 82737,084 12,6469 12,9019 23,3562

Biểu đồ 3: Điểm làm việc của bơm ghép nối tiếp

14
BI Ể U ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮ Q,H VÀ H
MO

Q (m3/ s) H (m) Hmo (m)

25 23.3562

20 17.5965 17.3014 16.8704 16.7112


15.2822
15 13.0075

9.1781
10
5.6660
5 3.2518

0.00025 0.00033 0.00042 0.0005 0.00067


0

Nhận xét chung:


- Đường H-Q biểu diễn mối quan hệ giữa cột áp và lưu lượng. Cột áp giảm không
tuyến tính khi lưu lượng tăng.
- Đường Hmo-Q thể hiện đặc tuyến mạng ống. Khi lưu lượng tang thì tổn thất cột
áp càng tăng.
- Điểm làm việc của bơm là giao điểm của H-Hmo.

7.4 Thí nghiệm 4: Ghép bơm song song


7.4.1 Chuẩn bị:
- Van xả đáy phài được đóng hoàn toàn
- Cho nước vào bình chứa khoảng 2/3 thể tích của bình chứa. Nếu bình chưa có
nước thì kiểm tra van xả đáy trước khi cho nước vào. - Mở hoàn toàn tất cả các van.

7.4.2 Các lưu ý:


- Đảm bảo mực nước trong bình chứa 2/3 thể tích bình.
- Khi bơm bật nhưng bơm không hoạt động hoặc không có lưu lượng thì phải tắt
ngay bơm và phải báo giảng viên hướng dẫn.
- Đảm bảo không còn bọt khí trong hệ thống trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Thường xuyên kiểm tra và so sánh các giá trị đo được trong quá trình làm thí
nghiệm.
Nếu thay đổi độ mở van đáng kể mà các giá trị đo không thay đổi thì phải báo ngay cho
giảng viên hướng dẫn.

15
7.4.3 Báo cáo:
- Biểu diễn đặc tuyến mạng ống (H0 – Q) và đặc tuyến thực của hệ thống ghép 2
bơm song song (H – Q).
- Xác định giao điểm của đường đặc tuyến của mạng ống và đặc tuyến thực của hệ
thống ghép hai bơm song song để xác định điểm làm việc của hệ thống ghép hai
bơm song song.

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 4


STT Q (l/phút) Phút (cmHg) Pđẩy (Psi)

1 15 -19 21

2 20 -22 20

3 25 -24 19

4 30 -28 18

5 40 -33 15

1 10−3
 Đổi đơn vị: = (m3/s)
𝑝ℎ 60

40𝑙 40∙10−3
Q= = = 6,7. 10−4 (m3/s)
𝑝ℎ 60
ɸ27× 1,8𝑚𝑚 → 𝑑 = 27 − 1,8.2 = 23,4 𝑚𝑚 = 0,0234 𝑚
𝜌ℎú𝑡 = −33𝑐𝑚𝐻𝑔 = −33.1333,22 = −43996,26 Pa
𝜌đẩ𝑦 = 15. 𝑃𝑠𝑖 = 15. 6894,757 = 103421,355 𝑃𝑎
𝑘𝑔
Tra nước ở t = 250 𝐶 , 𝜌𝑛ướ𝑐 = 1000 , g = 9,81 m2/s
𝑚3
 Chênh lệch áp tĩnh :
𝑃𝑜𝑢𝑡 − 𝑃𝑖𝑛 103421,355+43996,26
𝐻𝑠 = = = 4,4869(m)
𝜌𝑔 1000×9,81
Ta có :𝑣𝑜𝑢𝑡 = 𝑣𝑖𝑛 (lưu lượng đầu vào và đầu ra là như nhau)
2 −𝑣 2
𝑣𝑜𝑢𝑡 𝑖𝑛
𝐻𝑣 = = 0 (m)
2𝑔
 Chênh lệch chiều cao hình học:
𝐻𝑒 = 𝑧𝑜𝑢𝑡 − 𝑧𝑖𝑛 = 1,24 − 0,985 = 0,255 (𝑚)
H = 𝐻𝑠 + 𝐻𝑣 + 𝐻𝑒 =4,4869 + 0 + 0,255= 4,7419(m)
Đặc tuyến mạng ống: 𝐻𝑚𝑜 = 𝐶 + 𝐾𝑄2 , (𝑚)
Vì áp suất đầu ra và vào quá trình này đều đặt trong 1 thùng nên 𝑃2 − 𝑃1 = 0 và đồng
thời chiều cao đầu vào và đầu ra của ống cũng như nhau (𝑧2 − 𝑧1 ) = 0
𝑃 −𝑃
C = 2 1 + (𝑧2 − 𝑧1 ) = 0 (𝑚)
𝜌𝑔
mà d = 0,0234 (m)
𝑙 16 3,195 16
𝐾 = (𝛴𝜉 + 𝜆 ) = ( 56 +0,03. ). = 52030063,43
𝑑 𝜋𝑑4 2ɡ 0,0234 𝜋.(0,0234)4 .2.9,81
16
𝛴𝜉 = 56
𝜆 = 0,03
𝐻𝑚𝑜 = 𝐶 + 𝐾𝑄2 = 0 + 52030063,43 . ( 6,7.10−4 )2 = 23,3563(m)

Tương tự ta có bảng sau:


Bảng: Kết quả thu được sau tính toán của thí nghiệm 4
Q(l/ph) Q (m3/ s) Phút (Pa) P đẩy (Pa) Hs (m) H (m) Hmo (m)
15 2,5.10-4 -25331,18 144789,897 17,3415 17,5965 3,2518
20 3,3.10-4 -29330,84 137895,14 17,0464 17,3014 5,6660
25 4,2.10-4 -31997,28 131000,383 16,6154 16,8704 9,1781
30 5.10−4 -37330,16 124105,626 16,4562 16,7112 13,0075
40 6,7.10-4 -43996,26 103421,355 15,0272 15,2822 23,35623

Biểu đồ 4: Điểm làm việc của bơm ghép song song


BI Ể U ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮ Q,H VÀ H
MO

Q (m3/ s) H (m) Hmo (m)

25 23.3562

20 17.5965 17.3014 16.8704 16.7112


15.2822
15 13.0075

9.1781
10
5.6660
5 3.2518

0.00025 0.00033 0.00042 0.0005 0.00067


0

Nhận xét chung:

- Đường H - Q biểu diễn mối quan hệ giữa cột áp và lưu lượng. Cột áp giảm không
tuyến tính khi lưu lượng tăng.
- Đường Hmo-Q thể hiện đặc tuyến mạng ống. Khi lưu lượng tang thì tổn thất cột
áp càng tăng.

- Điểm làm việc của bơm là giao điểm của H-Hmo.

17
8. BÀN LUẬN
- Việc xác định các đường đặc tính máy bơm bằng lý thuyết có nhiều khó khăn. Vì
vậy, hiện nay để có các đường đặc tính mỗi loại máy bơm đều dựa vào kết quả thí
nghiệm đồng thời dung phương pháp tương tự và phân tích thứ nguyên làm cơ sở
để tổng hợp phát triển kết quả thí nghiệm.

- Nhưng xác định đường đặc tính của một máy bơm bằng thí nghiệm thường có những
khó khăn tốn kém. Vì vậy, khi đã có một đường đặc tính với một số vòng quay
người ta có thể mở rộng phạm vi hoạt động của bơm tương ứng với các số vòng
quay cần thiết và hiệu suất của máy bơm sẽ đạt được ứng với một giá trị cột nước
và lưu lượng.

9. TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Nguyễn Bin, Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, 2007.

[2]. Tập thể tác giả Sổ tay quá trình & Thiết bị công nghệ hóa chất, tập 1 & 2, NXB Khoa
học và Kỹ Thuật, 2012.

18
19
BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM

Viện công nghệ Sinh học & Thực phẩm

BÁO CÁO THỰC HÀNH

MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM 2

BÀI 8: SẤY ĐỐI LƯU

Họ và tên: Lê Hà Thanh Trúc

MSSV: 21058021

Lớp: DHTP17B

Nhóm 3 - Tổ 2

GV hướng dẫn: Ths.Phạm Văn Hưng

Tp Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 5 năm 2023


TÓM TẮT ........................................................................................................................................... 2
I. GIỚI THIỆU ................................................................................................................................... 3
II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM ......................................................................................................... 4
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................................. 4
3.1 Nguyên lý quá trình sấy bằng không khí................................................................................ 4
3.2 Đường cong sấy và tốc độ sấy .................................................................................................. 6
3.2.1 Giai đoạn đốt nóng vật liệu ............................................................................................... 7
3.2.2 Giai đoạn sấy đẳng tốc ....................................................................................................... 7
3.2.3 Giai đoạn sấy giảm tốc ....................................................................................................... 9
IV. MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM ........................................................................................................ 10
4.1 Sơ đồ hệ thống ......................................................................................................................... 10
4.2 Trang thiết bị hoá chất ........................................................................................................... 11
V. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ...................................................................................................... 11
5.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát tĩnh học quá trình sấy ................................................................... 11
5.1.1 Chuẩn bị............................................................................................................................ 11
5.1.2 Các lưu ý ........................................................................................................................... 12
5.1.3 Báo cáo .............................................................................................................................. 12
5.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát động lực học quá trình sấy............................................................ 13
5.2.1 Chuẩn bị............................................................................................................................ 13
5.2.2 Các lưu ý ........................................................................................................................... 13
5.2.3 Báo cáo .............................................................................................................................. 14
VI. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ ........................................................................................................... 15
6.1 Kết quả thí nghiệm 1: Sấy ở nhiệt độ 520C .......................................................................... 15
6.2 Kết quả thí nghiệm 2: Sấy ở nhiệt độ 600C .......................................................................... 18
VII. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN .................................................................................................. 21
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ......................................................................................................................... 22

TÓM TẮT
Sấy là quá trình dùng nhiệt để làm bốc hơi ẩm ra khỏi vật liệu rắn hoặc lỏng. Với mục đích
giảm bớt khối lượng của vật liệu, tăng độ bền cho vật liệu, (gốm, sứ, gỗ,...) và để bảo quản
trong một thời gian dài, nhất là đối với lượng thực và thực phẩm.
Bản chất của quá trình sấy là quá trình khuyếch tán do chênh lệch độ ẩm ở bề mặt và bên
trong của vật liệu, nói cách khác là do chênh lệch áp suất hơi riêng phần ở bề mặt vật liệu và
môi trường xung quanh. Sấy là quá trình không ổn định, độ ẩm vật liệu thay đổi theo không
gian và thời gian sấy.

Khảo sát sự biến đổi thông số không khí ẩm và vật liệu sấy của quá trình sấy lý thuyết.

Xác định lượng không khí khô cần sử dụng và lượng nhiệt cần thiết cho quá trình sấy lý
thuyết.
So sánh và đánh giá sự khác nhau giữa quá trình sấy thực tế và quá trình sấy lý thuyết.
Khảo sát quá trình sấy đối lưu bằng thực nghiệm gồm:
+ Xây dựng được đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy
+ Xây dựng các thông số sấy: tốc độ sấy đẳng tốc, độ ẩm tới hạn, độ ẩm cân bằng, thời gian
sấy đẳng tốc và giảm tốc
+ Đánh giá sai số của quá trình sấy
Qua đó cho người học biết được về cách vận hành máy sấy và cũng như các thông số có trên
máy, để người học có thể nắm được những kiến thức nền cũng như kiến thức chuyên môn
trong bài sấy này, để có thể vận dụng tốt vào trong các ứng dụng của đời sống trong việc sấy
các lượng thực và thực phẩm tương. Và nó rất quan trọng đối với sinh viên ngành công nghệ
thực phẩm trong việc nghiên cứu và áp dụng các quy trình sấy vào trong các sản phẩm do
mình tạo ra để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của con người.

I. GIỚI THIỆU
Sấy là quá trình tách pha lỏng ra khỏi vật liệu bằng phương pháp nhiệt
Nguyên tắc của quá trình sấy là cung cấp năng lượng nhiệt để biến đổi trạng thái pha của
pha lỏng trong vật liệu thành hơi. Hầu hết các vật liệu trong quá trình sản xuất đều chứa pha
lỏng là nước và thường được gọi là ẩm. Vậy trong thực tế có thể xem sấy là quá trình tách ẩm
bằng phương pháp nhiệt.
Sấy đối lưu là phương pháp sấy cho tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy với không khí, khói
lò,… gọi chung là tác nhân sấy.
Quá trình sấy được khảo sát về hai mặt: tĩnh lực học và động lực học.
Nghiên cứu về tĩnh lực học quá trình sấy nhằm xác định mối quan hệ giữa các thông số
đầu và cuối của vật liệu sấy và của tác nhân sấy dựa trên phương trình cân bằng vật chất, năng
lượng từ đó xác định được thành phần vật liệu , lượng tác nhân và lượng nhiệt cần thiết.
Nghiên cứu về động lực học quá trình sấy nhằm nghiên cứu sự biến đổi hàm ẩm và nhiệt
độ trung bình của vật liệu trong thời gian sấy. Trong phạm vi bài thực hành ta chỉ nghiên cứu
về sự biến đổi hàm ẩm của vật liệu theo thời gian sấy từ đó xác định các thông số lý hóa của
vật liệu và các thông số nhiệt động của quá trình sấy.

II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


Thí nghiệm 1: Khảo sát về tĩnh lực học quá trình sấy đối lưu trong thiết bị sấy bằng không
khí nhằm:
- Xác định sự biến đổi của thông số vật lý không khí ẩm và thành phần vật liệu sấy của
quá trình sấy.
- Xác định lượng không khí khô cần sử dụng và lượng nhiệt cần thiết cho quá trình sấy.
- So sánh và đánh giá sự khác nhau giữa quá trình sấy thực tế và quá trình sấy lý thuyết.
Thí nghiệm 2: Khảo sát động lực học quá trình sấy đối lưu trong thiết bị sấy bằng không
khí nhằm:
- Xây dựng đường cong sấy
- Xây dựng đường cong tốc độ sấy
- Xác định độ ẩm tới hạn, độ ẩm cân bằng của vật liệu sấy

III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1 Nguyên lý quá trình sấy bằng không khí
Trong quá trình sấy nếu dùng tác nhân sấy là không khí thì gọi là sấy bằng không khí.
Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy sấy bằng không khí được mô tả trên hình sau:
Trong sấy lý thuyết coi các đại lượng nhiệt bổ sung và nhiệt tổn thất đều bằng không, nếu
gặp trường hợp nhiệt bổ sung bằng nhiệt tổn thất cũng coi như sấy lý thuyết.
Khi sấy lý thuyết nhiệt lượng riêng của không khí không thay đổi trong suốt quá trình
H=const (đẳng H), nói cách khác, trong quá trình sấy lý thuyết, một phần nhiệt lượng của
không khí bị mất mát đi cũng chỉ để làm bốc hơi nước trong vật liệu, do đó H không đổi.
Trong quá trình sấy, thường thì không khí thay đổi trạng thái vào phòng sấy và sau khi sấy
xong.
Các thông số đặc trưng cho trạng thái không khí vằ từ đó xác định được các đại lượng.
- Lượng không khí khô đi trong máy sấy:
W W
L= =
Y̅2 − Y̅1 Y̅2 − Y̅0
Trong đó:
L: lượng không khí khô đi trong máy sấy (kg/h)
W: lượng ẩm tách ra khỏi vật liệu (kg/h)
𝑌̅0 : hàm ẩm ban đầu của tác nhân sấy (kg/kgkkk)
𝑌̅1 : hàm ẩm khi được đốt nóng của tác nhân sấy (kg/kgkkk)
𝑌̅2 : hàm ẩm sau khi sấy của tác nhân sấy (kg/kgkkk)
- Lượng nhiệt cung cấp cho quá trình:
𝑄𝑠 = 𝐿(𝐻1 − 𝐻0 )
Trong đó:
𝑄𝑠 : lượng nhiệt cung cấp cho quá trình sấy (kj/h)
𝐻0 : hàm nhiệt ban đầu của tác nhân sấy (kg/kgkkk)
𝐻1 : hàm nhiệt sau khi được đốt nóng của tác nhân sấy (kg/kgkkk)
Trường hợp lượng nhiệt bổ sung chung khác với lượng nhiệt tổn thất chung gọi là sấy thực
tế.

3.2 Đường cong sấy và tốc độ sấy


Đường cong biểu diễn sự thay đổi độ ẩm của vật liệu theo thời gian sấy được gọi là đường
cong sấy. Để tìm được sự phụ thuộc này, đem vật liệu ẩm đơn giản sấy đối lưu bằng không
khí nóng với tốc độ và nhiệt độ không khí không đổi.
Sự giảm độ ẩm của vật liệu trong một đơn vị thời gian gọi là tốc độ sấy.
̅
dX
N=

Từ biểu thức tốc độ sấy nhận thấy tốc độ sấy là tang góc nghiêng α của đường tiếp tuyến
với đường cong sấy. Như vậy bằng phương pháp vi phân đồ thị sẽ tìm được tốc độ sấy và
dựng được đồ thị sự phụ thuộc tốc đô sấy với độ ẩm của vật liệu, đồ thị của sự phụ thuộc này
được gọi là đường cong tốc độ sấy.
Phân tích đường cong sấy, đường cong tốc độ sấy và nhận thấy diễn biến của quá trình sấy
gồm 3 giai đoạn: giai đoạn đốt nóng vật liệu, giái đoạn sấy đẳng tốc và giai đoạn sấy giảm tốc.
3.2.1 Giai đoạn đốt nóng vật liệu
Đoạn AB trên hình biểu diễn giai đoạn đốt nóng vật liệu: nếu ban đầu nhiệt độ của vật liệu
thấp hơn nhiệt độ bay hơi đoạn nhiệt của không khí thì trong giai đoạn đốt nóng, nhiệt độ của
vật liệu tăng lên. Trong giai đoạn này độ ẩm vật liệu thay đổi rất chậm và thời gian diễn tiến
nhanh, kết thúc giai đoạn này, nhiệt độ của vật liệu đạt đến niệt độ bầu ướt của không khí.
Nedu vật liệu có độ dày nhỏ và quá trình sấy là đối lưu thì thời gian này không đáng kể.

3.2.2 Giai đoạn sấy đẳng tốc


Đoạn BC trên hình biểu diễn giai đoạn sấy đẳng tốc: sau giai đoạn đốt nóng, độ ẩm của
vật liệu giảm tuyến tính theo thời gian sấy. Trong giai đoạn này sự giảm độ ẩm của vật liệu
trong một đơn vị thời gian là không đổi (N=const) nên được gọi là giai đoạn sấy đẳng tốc, giai
đoạn sấy đẳng tốc kéo dài cho đến thời điểm mà hàm ẩm của vật liệu đạt giá trị nào đấy thì
kết thúc, được gọi là độ ẩm tới hạn của vật liệu. Nhiệt độ nói chung và nhiệt độ ở tâm bề mặt
vật đạt đến giá trị xấp xỉ nhiệt độ bầu ướt của tác nhân sấy nghĩa là toàn bộ nhiệt lượng vật
liệu nhận được chỉ để bay hơi ẩm.
Tốc độ sấy đẳng tốc được tính theo công thức
100.jm 100.jm .F 100.jm .F
N= = = = 100. jm .f
Rv .ρ0 v.ρ0 G0

Trong đó:
N: tốc độ sấy đẳng tốc (%h)
F: bề mặt bay hơi của vật liệu (m2)
V: thể tích của vật liệu (m2)
𝜌𝑠 : khối lượng riêng chất khô trong vật liệu (kg/m3)
G0 : khối lượng vật liệu khô tuyệt đối (kg)
F
f= : bề mặt riêng khối lượng của vật liệu
G0

jm : cường độ bay hơi (kg/m2h)


- Cường độ bay hơi giai đoạn đẳng tốc được xác định từ phương trình của Dalton và Newton
𝛼𝑞
𝑗𝑚 = (𝑡 − 𝑡ư )
𝑟 𝑘
𝛼𝑞: hệ số trao đổi nhiệt (kj/m2.h.0C)
r: nhiệt hóa hơi của nước ở nhiệt độ bầu ướt (kj/kg)
- Nếu sấy đối lưu ở nhiệt độ không cao và vật liệu phẳng thì ta có công thức thực nghiệm
xác định hệ số trao đổi nhiệt 𝛼𝑞:
(𝑤𝑘 . 𝜌𝑘 )0,6
∝𝑞 = 3,6 (𝑤/𝑚2 ℎ)
(2𝑅)0,4
Trong đó:
R: nửa chiều dày của vật liệu (m)
𝑤𝑘 : vận tốc tác nhân sấy (m/s)
𝜌𝑘 : khối lượng riêng của tác nhân sấy (kg/m3)
- Thời gian sấy trong giai đoạn đẳng tốc:
𝑥đ − ̅̅̅
̅̅̅ 𝑥𝑘
𝜏1 =
𝑁
Trong đó:
𝑥đ độ ẩm ban đầu của vật liệu (tính theo vật liệu khô)
̅̅̅̅:
𝑥𝑘 độ ẩm tới hạn (tính theo vật liệu khô)
̅̅̅:
N: tốc độ sấy trong giai đoạn đẳng tốc (%/h)

3.2.3 Giai đoạn sấy giảm tốc


Khi độ ẩm của vật liệu đạt giá trị tới hạn thì tốc độ sấy bắt đầu giảm dần và đường cong sấy
chuyển từ đường thẳng sang đường cong tiệm cận dần đến độ ẩm cân bằng vật liệu trong điều
kiện của quá trình sấy. Khi độ ẩm của vật liệu đạt đến giá trị cân bằng thì hàm ẩm của vật liệu
không giảm nữa và tốc độ sấy bằng 0, quá trình sấy kết thúc. Tốc độ sấy trong giai đoạn này
thay đổi theo các quy luật khác nhau tùy thuộc tính chất và dạng vật liệu (hình 8.3)
Để dễ dàng cho việc tính toán, người ta thay các đường cong phức tạp của tốc độ sấy bằng
đường thẳng giảm tốc quy ước sao cho việc thay thế này có sai số bé nhất, khi đó giá trị độ
ẩm tới hạn qui ước, được gọi là độ ẩm tới hạn qui ước là giao điểm giữa đường đẳng tốc N và
đường giảm tốc qui ước.
Tốc độ sấy trong giai đoạn giảm tốc
dx̅
− = k(x̅ − ̅̅̅̅)
xcb
dj
Dấu (-) chỉ tốc độ sấy giảm dần.
K gọi là hệ số sấy, phụ thuộc vào chế độ sấy (tốc độ sấy đẳng tốc N) và tính chất của vật
liệu (l/h). K là hệ số góc của đường giảm tốc và được tính:
𝑁
𝐾=
𝑋̅𝑘𝑞𝑢 − 𝑋̅𝑐𝑏
Thời gian sấy trong giai đoạn giảm tốc:
𝑋̅𝑘𝑞𝑢 − 𝑋̅𝑐𝑏 𝑋̅𝑘𝑞𝑢 − 𝑋̅𝑐𝑏 1 𝑋̅𝑘𝑞𝑢 − 𝑋̅𝑐𝑏
𝜏2 = 𝑙𝑛 ( ) = 𝑙𝑛 ( )
𝑛 𝑋̅𝑐 − 𝑋̅𝑐𝑏 𝑘 𝑋̅𝑐 − 𝑋̅𝑐𝑏
Trong đó: 𝑋̅𝑐 là độ ẩm cuối của vật liệu sấy (tính theo vật liệu khô) (𝑋̅𝑐 > 𝑋̅𝑐𝑏 )
IV. MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM
4.1 Sơ đồ hệ thống

Hình: Sơ đồ hệ thống

Bảng 1: Bảng mô tả các bộ phận trên mô hình sấy

Ký hiệu Tên gọi Nhiệm vụ Ghi chú


1 Cửa nạp liệu Nạp liệu phòng sấy
2 Cân Xác định khối lượng
3 Calorife Gia nhiệt tác nhân sấy
Vận chuyển tác nhân
4 Quạt
sấy
5 Tủ điện Điều khiển thiết bị
A Công tắc điện trở 1 Đóng mở điện trở 1
Có bộ điều khiển
B Công tắc điện trở 2 Đóng mở diện trở 2
nhiệt độ
C Công tắc điện trở 3 Đóng mở điện trở 3
D Dimer quạt Thay đổi tốc độ quạt
Bộ điều khiển nhiệt
E Điều khiển nhiệt độ Điện trở 2
độ
Đầu dò nhiệt độ bầu
Tk 0 Hiển thị nhiệt độ Tk 0
khô điểm 0
Ký hiệu Tên gọi Nhiệm vụ Ghi chú
Đầu dò nhiệt độ bầu
Tư 0 Hiển thị nhiệt độ Tư 0
ướt điểm 0
Đầu dò nhiệt độ bầu
Tk 1 Hiển thị nhiệt độ Tk 1
khô điểm 1
Đầu dò nhiệt độ bầu
Tư 1 Hiển thị nhiệt độ Tư 1
ướt điểm 1
Đầu dò nhiệt độ bầu
Tk 2 Hiển thị nhiệt độ Tk 2
khô điểm 2
Đầu dò nhiệt độ bầu
Tư 2 Hiển thị nhiệt độ Tư 2
ướt điểm 2

4.2 Trang thiết bị hoá chất


- Vật liệu sấy: giấy lọc hoặc giấy carton

- Phong tốc kế

- Đồng hồ bấm giây (có thể sử dụng điện thoại di động)

V. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


5.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát tĩnh học quá trình sấy
5.1.1 Chuẩn bị.
- Kiểm tra nước vị trí đo nhiệt độ bầu ướt

- Kiểm tra hoạt động của phong tốc kế

- Tắt tất cả công tắc trên tủ điều khiển


- Cài đặt nhiệt độ sấy

- Khởi động tủ điều khiển

- Kiểm tra hoạt động của cân

- Cân vật liệu sấy

- Làm ẩm vật liệu sấy

- Khởi động quạt, điều chỉnh tốc độ của thí nghiệm

- Đo tốc độ của quạt, ghi nhận giá trị đo

- Bật công tắc điện trở 1,2 và 3

- Khi nhiệt độ đạt giá trị của thí nghiệm ổn định thì bắt đầu tiến hành thí nghiệm

5.1.2 Các lưu ý


- Trước khi đặc vật liệu sấy vào phòng sấy phài điều chỉnh cân về 0

- Khi nhiệt độ sấy đạt giá trị thí nghiệm nhưng giá trị vẫn tăng thì tắt điện trở 1 hoặc 3 hoặc
cả hai điện trở 1 và 3, tuyệt đối không được tắt điện trở 2 (do có bộ điều khiển). Trường hợp
sau khoảng thời gian nhất định không đạt thì kiểm tra điện trở 1 hoặc 3 đã bật chưa (đèn báo),
nếu chưa thì bật lên.

- Trong suốt quá trình của thí nghiệm phải điều chỉnh sao cho nhiệt độ điểm 1, tốc độ tác
nhân sấy không được thay đổi

- Khi kết thúc thí nghiệm:

+ Tắt công tắt điện trở 1 và 3 (nếu đang bật)

+ cài đặt nhiệt độ trên bộ điều khiển về nhiệt độ thí nghiệm tiếp theo. Nếu là thí nghiệm
cuối thì cài đặt nhiệt độ trên bộ điều khiển về 200 C và tắt công tắt điện trở 2.

+ Lấy vật liệu sấy ra khỏi phòng sấy.

5.1.3 Báo cáo


- Xác định các thông số của không khí ẩm ở các vị trí khác nhau
- Xác định thành phần vật liệu sấy của quá trình sấy

- Xác định lượng không khí khô cần sử dụng và lượng nhiệt cần thiết cho quá trình sấy

- So sánh và đánh giá sự khác nhau giữa quá trình sấy thực tế và quá trình sấy lý thuyết

5.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát động lực học quá trình sấy
5.2.1 Chuẩn bị
- Kiểm tra nước vị trí đo nhiệt độ bầu ướt

- Kiểm tra hoạt động của phong tốc kế

- Tắt tất cả công tắc trên tủ điều khiển

- Cài đặt nhiệt độ sấy

- Khởi động tủ điều khiển

- Kiểm tra hoạt động của cân

- Cân vật liệu sấy

- Xác định kích thước vật liệu sấy

- Làm ẩm vật liệu sấy

- Khởi động quạt, điều chỉnh tốc độ của thí nghiệm

- Đo tốc độ của quạt, ghi nhận giá trị đo

- Bật công tắc điện trở 1,2 và 3

- Khi nhiệt độ đạt giá trị của thí nghiệm ổn định thì bắt đầu tiến hành thí nghiệm

- Sau khi kết thúc thí nghiệm ở 1 giá trị nhiệt độ sấy, tiến hành thí nghiệm tiếp theo ở giá trị
nhiệt độ sấy khác thì tiến hành tương tự từ bước cài đặt nhiệt độ sấy

5.2.2 Các lưu ý


- Đối với thí nghiệm đầu tiên, khi đặt vật liệu sấy vào thì bắt đầu tính thời gian, ghi nhận giá
trị cân, các giá trị nhiệt độ điểm 1
- Khối lượng vật liệu ban đầu giữa các thí nghiệm phải bằng nhau hoặc thí nghiệm sau phải
lớn hơn thí nghiệm trước, trường hợp lớn hơn phải quan sát cân liên tục đến khi bằng thí
nghiệm trước thì mới bắt đầu tính thời gian (thời điểm ban đầu)

- Trước khi đặc vật liệu sấy vào phòng sấy phải điều chỉnh cân về 0

- Khi nhiệt độ sấy đạt giá trị thí nghiệm nhưng giá trị vẫn tăng thì tắt điện trở 1 hoặc 3 hoặc
cả hai điện trở 1 và 3, tuyệt đối không được tắt điện trở 2 (do có bộ điều khiển). Trường hợp
sau khoảng thời gian nhất định không đạt thì kiểm tra điện trở 1 hoặc 3 đã bật chưa (đèn báo),
nếu chưa thì bật lên.

- Trong suốt quá trình của thí nghiệm phải điều chỉnh sao cho nhiệt độ điểm 1, tốc độ tác nhân
sấy không được thay đổi

- Chọn bước thời gian ghi nhận giá trị cân và nhiệt độ điểm 1

- Khi giá trị cân không đổi liên tục giữa các lần đo thì kết thúc thí nghiệm

- Khi kết thúc thí nghiệm:

 Tắt công tắt điện trở 1 và 3 (nếu đang bật)


 cài đặt nhiệt độ trên bộ điều khiển về nhiệt độ thí nghiệm tiếp theo. Nếu là thí
nghiệm cuối thì cài đặt nhiệt độ trên bộ điều khiển về 200 C và tắt công tắt điện
trở 2.
 Lấy vật liệu sấy ra khỏi phòng sấy.

5.2.3 Báo cáo


- Xác định độ ẩm tương đối của vật liệu sấy

- Xây dựng đường cong sấy

- Xây dựng đưởng cong tốc độ sấy bằng phương pháp vi phân đồ thị từ đường cong sấy

- Nhận xét về dạng đường cong tốc độ sấy giai đoạn sấy giảm tốc

- Xác định độ ẩm tới hạn, độ ẩm cân bằng

- Tính toán thời gian sấy đẳng tốc, giảm tốc


- So sánh kết quả thực nghiệm với lý thuyết

- So sánh kết quả giữa các thí nghiệm

VI. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ


6.1 Kết quả thí nghiệm 1: Sấy ở nhiệt độ 520C
Vận tốc tác nhân sấy WK = 2,5m/s
Chiều dài cạnh vật liệu = 20cm
Nửa chiều dày của vật liệu R = 0,001m
Khối lượng khô G0 = 0,023g

Bảng thống kê số liệu đo:


Thời tk tư
Lần G1 G2
gian
đo (g) (g) t1 t2 t3 t1 t2 t3
(phút)
1 0 0,036 0,035 35 38 38 35 32 31
2 5 0,035 0,034 34 46 36 33 36 30
3 10 0,034 0,032 34 46 35 32 36 30
4 15 0,032 0,031 34 45 35 32 36 29
5 20 0,031 0,03 34 45 34 32 36 29
6 25 0,03 0,029 33 44 34 32 36 29
7 30 0,029 0,027 33 44 34 32 36 29
8 35 0,027 0,026 33 43 34 32 36 29
9 40 0,026 0,025 33 43 34 32 35 28
10 45 0,025 0,025 33 43 34 32 35 29

Khảo sát ở lần đo thứ 9 và 10

- Độ ẩm vật liệu:
𝐺1 − 𝐺0 0,026 − 0,023
𝑊1 (%) = . 100 = . 100% = 13,04%
𝐺0 0,023

𝐺2 − 𝐺0 0,025 − 0,023
𝑊2 (%) = . 100% = . 100% = 8,7%
𝐺0 0,023
- % Tốc độ sấy:
𝑊1 − 𝑊2 13,04 − 8,7
𝑁1 = = = 0,0145 (%/𝑠)
𝑡2 − 𝑡1 (5 − 0).60

Bảng thống kê số liệu xử lý:

Lần đo Thời gian (phút) Wi (%) Nl (%/s)

1 0 56,5217 0,0144
2 5 52,1739 0,0144
3 10 47,8260 0,0289
4 15 39,1304 0,0144
5 20 34,7826 0,0144
6 25 30,4347 0,0144
7 30 29,0869 0,0289
8 35 17,3913 0,0144
9 40 13,0434 0,0144
10 45 8,6956 0
BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG CONG SẤY
56.5217
60.0000 52.1739
47.8260
Độ ẩm vật liệu (W) 50.0000
39.1304
40.0000 34.7826
30.4347
26.0869
30.0000
17.3913
20.0000 13.0434
8.6956
10.0000

0.0000
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Thời gian sấy (t, phút)

W (%)

Bề mặt bay hơi của vật liệu:


F = 0,2×0,2×3 = 0,12 𝑚2
Độ ẩm cân bằng:
+ Dựa vào đường cong tốc độ sấy từ điểm sấy N = 0, ta xác định Wc = 8,6956%
- Hệ số trao đổi nhiệt (kJ/m2.h.oC):
(𝑤𝑘 .𝜌𝑘 )0.6 (2,3.1,14)0.6 𝑊
𝛼𝑞 = 3,6
(2.𝑅)0.4
= 3,6 (2.0,001)0.4 = 77,1027(𝑚2 . 𝐾)
- Cường độ bay hơi 𝑱𝒎 (kg/m2.h):

Nhiệt độ bầu ướt trung bình 𝑡̅𝑢 = 31,67. Ta lấy trung bình cộng nhiệt độ bầu ướt

Nhiệt độ bầu khô trung bình 𝑡̅𝑘 = 36,67. Ta lấy trung bình cộng nhiệt độ bầu khô

𝛼𝑞 77,1027.3600
𝐽𝑚 = (𝑡𝑘 − 𝑡ư ) = (36,67-31,67) = 0,571 (kg/m2.h)
𝑟 1000.2430

- Độ ẩm tới hạn:

𝑋 − 𝑋𝑐 ̅
56,5217 −8,6956 ̅
𝑋̅ k = đ = = 26,57%
1,8 1,8

- Bề mặt khối lượng riêng của vật liệu:


𝐹 0,12
f= = = 5,21 (𝑚3/𝑘𝑔)
𝐺0 0,023

- Tốc độ sấy đẳng tốc:

100 × 𝐽𝑚 ×𝐹 100×0,0796×0,12
N= = = 297,91 (%/h)
0,032 0,023

- Thời gian sấy đẳng tốc:


̅̅̅đ − ̅̅̅
𝑋 𝑋𝐶 56,5217 − 8,6956
𝜏1 = = = 0,1605(ℎ)
𝑁 297,91
- Thời gian sấy giảm tốc:
̅̅̅̅̅̅
𝑋 ̅̅̅̅
𝑘𝑞𝑢 − 𝑋𝑐𝑏
̅̅̅̅̅̅
𝑋 ̅̅̅̅
𝑘𝑞𝑢 − 𝑋𝑐𝑏 52,1739 − 2,83 52,1739 − 2,83
𝜏2 = × ln ( )= × ln ( )
𝑁 𝑋̅̅̅𝑐 − ̅̅̅̅
𝑋𝑐𝑏 297,91 8,6956 − 2,83
= 0,3527 (ℎ)

6.2 Kết quả thí nghiệm 2: Sấy ở nhiệt độ 600C


Vận tốc tác nhân sấy WK = 2,3m/s
Chiều dài cạnh vật liệu = 20cm
Nửa chiều dày của vật liệu R = 0,001m
Khối lượng khô G0 = 0,033g

Bảng thống kê số liệu đo:


Thời tk tư
Lần G1 G2
gian
đo (g) (g) t1 t2 t3 t1 t2 t3
(phút)
1 0 0,051 0,05 35 41 35 29 33 33
2 5 0,05 0,049 37 45 37 30 35 35
3 10 0,049 0,047 40 49 37 33 37 36
4 15 0,047 0,045 40 49 38 34 37 36
5 20 0,045 0,043 39 47 38 34 38 36
6 25 0,043 0,04 37 46 38 33 37 36
7 30 0,04 0,039 37 46 37 32 38 36
8 35 0,039 0,037 37 47 38 32 38 36
9 40 0,037 0,036 37 46 37 32 38 36
10 45 0,036 0,036 36 45 37 32 38 35

Khảo sát ở lần đo thứ 9 và 10

- Độ ẩm vật liệu:

𝐺1 − 𝐺0 0,037 − 0,033
𝑊1 (%) = . 100 = . 100% = 12,12%
𝐺0 0,033

𝐺2 − 𝐺0 0,036 − 0,033
𝑊2 (%) = . 100% = . 100% = 9,09%
𝐺0 0,033
- % Tốc độ sấy:
𝑊1 − 𝑊2 12,12 − 9,09
𝑁1 = = = 0,0101 (%/𝑠)
𝑡2 − 𝑡1 (5 − 0).60

Bảng thống kê số liệu xử lý:

Lần đo Thời gian (phút) Wi (%) Nl (%/s)

1 0 54,5454 0,0101
2 5 51,5151 0,0101
3 10 48,4848 0,0202
4 15 42,4242 0,0202
5 20 36,3636 0,0202
6 25 30,3030 0,0303
7 30 21,2121 0,0101
8 35 18,1818 0,0202
9 40 12,1212 0,0101
10 45 9,0909 0

BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG CONG SẤY


W (%)

60.0000 54.5454
51.5151
48.4848
50.0000 42.4242
Độ ẩm vật liệu (W)

36.3636
40.0000
30.3030
30.0000
21.2121
18.1818
20.0000 12.1212
9.0909
10.0000

0.0000
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Thời gian sấy (t, phút)

Bề mặt bay hơi của vật liệu:

F = 0,2×0,2×3 = 0,12 𝑚2
Độ ẩm cân bằng:
+ Dựa vào đường cong tốc độ sấy từ điểm sấy N = 0, ta xác định Wc = 9,0909%
- Hệ số trao đổi nhiệt (kJ/m2.h.oC):
(𝑤𝑘 .𝜌𝑘 )0.6 (2,3 .1,14)0.6 𝑊
𝛼𝑞 = 3,6
(2.𝑅)0.4
= 3,6 (2.0,001)0.4 = 77,1027(𝑚2 . 𝐾)
- Cường độ bay hơi 𝑱𝒎 (kg/m2.h):

Nhiệt độ bầu ướt trung bình 𝑡̅𝑢 = 35,3. Ta lấy trung bình cộng nhiệt độ bầu ướt

Nhiệt độ bầu khô trung bình 𝑡̅𝑘 = 40. Ta lấy trung bình cộng nhiệt độ bầu khô

𝛼𝑞 77,1027.3600
𝐽𝑚 = (𝑡𝑘 − 𝑡ư ) = (40 – 35,3) = 0,5368 (kg/m2.h)
𝑟 1000.2430

- Độ ẩm tới hạn:
̅
𝑋đ − 𝑋𝑐 ̅
54,5454 −9,0909
𝑋̅ k = = = 25,25%
1,8 1,8

- Bề mặt khối lượng riêng của vật liệu:


𝐹 0,12
f= = = 3,63 (𝑚3/𝑘𝑔)
𝐺0 0,033

- Tốc độ sấy đẳng tốc:


100 × 𝐽𝑚 ×𝐹 100×0,5368×0,12
N= = = 195,2 (%/h)
𝐺0 0,033

- Thời gian sấy đẳng tốc:


̅̅̅đ − ̅̅̅
𝑋 𝑋𝐶 54,5454 − 9,0909
𝜏1 = = = 0,2328(ℎ)
𝑁 195,2
- Thời gian sấy giảm tốc:
̅̅̅̅̅̅
𝑋 ̅̅̅̅
𝑘𝑞𝑢 − 𝑋𝑐𝑏
̅̅̅̅̅̅
𝑋 ̅̅̅̅
𝑘𝑞𝑢 − 𝑋𝑐𝑏 51,5151 − 2,83 51,5151 − 2,83
𝜏2 = × ln ( )= × ln ( )
𝑁 𝑋̅̅̅𝑐 − ̅̅̅̅
𝑋𝑐𝑏 195,2 9,0909 − 2,83
= 0,5115 (ℎ)

VII. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN


- Kết quả thực nghiệm nhỏ hơn so với kết quả lý thuyết. Do trong quá trình thí nghệm
xảy ra nhiều sai số không mong muốn.
- Tốc độ sấy bị thay đổi do sai số trong thí nghiệm. Điều đó làm cho giai đoạn sấy đẳng
tốc của đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy không phải là đường thẳng như lý
thuyết.
- Kết quả tốc độ sấy lý thuyết và tốc độ sấy thực nghiệm có sai khác lớn.
- Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa quá trình sấy lý thuyết và sấy thực nghiệm là
do quá trình sấy lý thuyết xem nhiệt lượng bổ sung trong quá trình sấy bằng với nhiệt
lượng tổn thất trong quá trình sấy. Trong quá trình sấy thực nghiệm thì nhiệt lượng bổ
sung khác nhiệt lượng tổn thất. Ngoài ra so với thực nghiệm ta đã bỏ qua giai đoạn đun
nóng do nó quá nhỏ nên lượng nhiệt so với lý thuyết có sai lệch.
- Khi nhiệt độ tăng thời gian sấy của lý thuyết tăng còn thời gian sấy của thực nghiệm
lại giảm.
- Một số nguyên nhân dẫn đến sai số: Việc canh thời gian và đo khối lượng vật liệu mỗi
3 phút không chuẩn sẽ gây ra sai số cho thí nghiệm. Từ đó ảnh hưởng nhiều đến việc
xây dựng đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy, Ảnh hưởng của nhiệt độ môi
trường đến giá trị cân. Sai số do thiết bị. Do các thao tác tiến hành thí nghiệm của người
làm thí nghiệm không chuẩn giữa các thí nghiệm với nhau, ảnh hưởng của không khí,
gió, nguyên liệu.

TÀI LIỆU KHAM KHẢO


[1]. Nguyễn Văn Lụa, Kỹ thuật sấy vật liệu, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM,2014.

[2]. Nguyễn Văn May, giáo trình kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm, NXB KHKT,2007.

[3]. Nguyễn Bin, Các quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm, tâp 4: Phân
riêng dưới tác dụng của nhiệt, NXB KHKT,2013
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
-------------------------------------------------------------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH KĨ THUẬT THỰC PHẨM 2


MẠCH LƯU CHẤT

Họ và tên: Lê Hà Thanh Trúc


MSSV: 21058021
Nhóm: 3
Tổ: 2
Lớp: DHTP17B
GVHD: Ths. Phạm Văn Hưng

Tp Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2023


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 3
II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM .................................................................................. 3
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................. 3
3.1. Trở lực ma sát ................................................................................................. 3
3.2. Trở lực cục bộ .................................................................................................. 6
3.3. Đo lượng theo nguyên tắc chênh áp biến thiên ............................................ 6
3.3.1. Lưu lượng kế màng chắn và Ventury .................................................... 6
3.3.2. Ống Pitto ................................................................................................... 7
3.4. Mô hình thí nghiệm ......................................................................................... 7
3.4.1. Sơ đồ hệ thống .......................................................................................... 7
3.4.2. Trang thiết bị, hoá chất ........................................................................... 8
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ................................................................................ 9
4.1. Chuẩn bị thí nghiệm: ...................................................................................... 9
4.2. Thí nghiệm 1: Xác định tổn thất ma sát của chất lỏng với thành ống ....... 9
4.2.1. Chuẩn bị .................................................................................................... 9
4.2.2. Lưu ý.......................................................................................................... 9
4.2.3. Báo cáo ...................................................................................................... 9
4.3. Thí nghiệm 2: Xác định trở lực cục bộ........................................................... 10
4.3.1. Chuẩn bị...................................................................................................... 10
4.3.2. Lưu ý ........................................................................................................... 10
4.3.3. Báo cáo ........................................................................................................ 10
V. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ........................................................ 10
5.1. Thí nghiệm 1: Xác định tổn thất ma sát với thành ống ................................ 10
5.1.1. Xử lí số liệu và tính toán: ....................................................................... 12
5.2. Thí nghiệm 2: Xác định trở lực cục bộ ....................................................... 16
5.2.2 Biểu diễn đồ thị ........................................................................................... 19
V. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................. 21
I. GIỚI THIỆU
 Khi chất lỏng không nén được chảy qua các ống, các loại khớp nối, van hay các
thiết bị đo đều bị tổn thất áp suất (năng lượng) điều này sẽ làm tăng năng lượng
cần thiết để vận chuyển chất lỏng. Do đó, khi tính toán, thiết kế và lựa chọn các
thiết bị vận chuyển chất lỏng ta phải tính toán được các tổn thất này.
 Mô hình thí nghiệm này thiết kế cho phép nghiên cứu chi tiết tổn thất cột áp
của lưu chất xuất hiện khi qua một dòng lưu chất không nên được chuyển động
qua ống, các co nối, các van, các thiết bị đo lượng.
 Trở lực ma sát trong ống thẳng của các ống khác nhau có thể được nghiên cứu
trong khoảng chuẩn số Reynolds từ 103 đến gần 105, do đó đi từ chế độ chảy
tầng đến rối ống trơn. Một thí nghiệm khác được thực hiện trên ống nhám để so
sánh sự khác nhau về độ nhám của ống trên cùng một kích thước ống, cũng
như ở khoảng chuẩn số Reynolds cao hơn.
 Cùng với nó, việc khảo sát trở lực qua van, việc đo lưu lượng qua màn chắn,
ống Ventury cùng được thực hiện.
II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
- Thí nghiệm 1: Xác định mối quan hệ giữa tổn thất áp suất do ma sát và vận tốc
của nước chảy bên trong ống trơn và xác định hệ số ma sát f.
- Thí nghiệm 2: Xác định trở lực cục bộ của co, van, đột thu, đột mở.
- Thí nghiệm 3: Xác định hệ số lưu lượng của các dụng cụ đo (màn chắn,
Ventury) và ứng dụng việc đo độ chênh áp trong việc đo lưu lượng và vận tốc
của nước trong ống dẫn.
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Trở lực ma sát
Giáo sư Osborne Reynolds đã chỉ ra rằng có 2 chế độ có thể tồn tại trong một ống:

- Chảy tầng (Laminar): tổn thất cột áp tỷ lệ thuận với vận tốc V (hoặc u).
- Chảy rối (Turbulent): tổn thất cột áp tỷ lệ thuận với Vn (hoặc un).

Hai loại chế độ này được phân chia bởi chế độ quá độ mà không xác định được mối
quan hệ giữa tổn thất cột áp và vận tốc.

- Trở lực do ma sát hf của chất lỏng chảy choáng đầy trong ống được tính theo
công thức sau:
𝒇. 𝑳𝑽𝟐
𝑯𝒇 =
𝑫. 𝟐. 𝒈

Trong đó:

3
f: hệ số ma sát (không có thứ nguyên )

L: chiều dài ống dẫn(m)

D: đường kính ống dẫn (m)

V: vận tốc chuyển động dòng lưu chất (m /s)

 Xác định hệ số ma sát theo chế độ chảy:

Để xác định chế độ chảy của chất lỏng ta dựa vào chuẩn số Reynolds, công thức xác
định chuẩn số Re như sau:

𝑽.𝝆.𝑫𝒕đ 𝑽.𝑫𝒕đ
Re= =
𝝁 𝒗

Trong đó:

V: Vận tốc chuyển động của lưu chất trong ống (m/s)

𝜌 : khối lượng riêng của lưu chất (kg / m )

𝜇 : độ nhớt động lực học của lưu chất Pa.s (kg /(m/s))

v : độ nhớt động học của lưu chất ( m2 / s )

Dtđ: đường kính tương đương (m)

Với vận tốc lưu chất xác định như sau

V=Qv/A

Trong đó :

Qv : lưu lượng của dòng chảy trong ống (m3/s)

A : diện tích mặt cắt ống dẫn (m)

 Công thức thực nghiệm xác định hệ số ma sát f:


 Re ≤ 2300: chế độ chảy dòng hay chảy tầng: không có ma sát nội bộ ống chất
lỏng, hệ số ma sát f không phụ thuộc vào độ nhám ống dẫn.
𝟔𝟒
f=
𝑹𝒆

4
 2300 ≤ Re ≤ 4000- chế độ chảy quá độ: hệ số sức cản tăng dần nhưng độ nhám
của ống vẫn chưa ảnh hưởng đến giá trị f và được xác định theo công thức
Braziut.

𝟎,𝟑𝟏𝟔𝟒
f=
𝑹𝒆𝟎,𝟐𝟓

 4000 ≤ Re ≤ 100000- chế độ chảy xoáy ống nhẵn: màng chảy dòng thành ống
tương đối dày, phủ kín được những gò nhám nên ống tuy nhám nhưng cũng coi
như là ống nhẵn và gọi là ống có độ nhẵn thủy học. Hệ số f vẫn chưa chịu ảnh
hưởng của độ nhám và được xác định theo công thức Ixaep.

𝟏
f=( )𝟐
𝟏,𝟖 .𝒍𝒐𝒈(𝑹𝒆)−𝟏,𝟓

 Re ≥ 1000000-chuyển động xoáy trong ống nhám: chiều dài của màng chảy dòng
mỏng chỉ còn ở sát thành ống, sức cản do hiện tượng tạo thành xoáy lốc trong
long chất lỏng đạt tới giá trị không đổi, không phụ thuộc vào số Re mà chỉ phụ
thuộc vào độ nhám tương đối n của ống và xác định bằng công thức Ixaep:
𝒏
f = [ −𝟏, 𝟖. 𝒍𝒐𝒈( )𝟏,𝟏𝟏 ]𝟐
𝟑,𝟕.𝑫

Hoặc hệ số ma sát có thể tìm dựa vào giãn đồ Moody (Hình 3.2)

5
3.2. Trở lực cục bộ
Là trở lực do chất lỏng thay đổi hướng chuyển động, thay đổi vận tốc do thay đổi
hình dáng tiết diện ống dẫn như: đột thu, đột mở, chỗ cong (co), van, khớp nối...Trở
lực cục bộ được kí hiệu: ℎ𝑚 và có đơn vị là m
𝐯𝟐
𝐡𝐦 = k.
𝟐𝐠

Trong đó:
k: hệ số trở lực cục bộ
3.3. Đo lượng theo nguyên tắc chênh áp biến thiên
3.3.1. Lưu lượng kế màng chắn và Ventury
- Màng chắn và Ventury là 2 dụng cụ dùng để đo lưu lượng dựa vào nguyên tắc
khi dòng lưu chất qua tiết diện thu hẹp đột ngột thì xuất hiện độ chênh áp suất
trước và sau tiết diện thu hẹp.
- Áp dụng phương trình Bermouli ta có mối liên hệ giữa lưu lượng và tổn thất áp
suất qua màng chắn, Ventury theo công thức:

6
𝑨𝟐 𝑷𝟏 − 𝑷𝟐
𝑸𝒗 = 𝒄 [ 𝟐
√𝟐𝒈 ( )]
𝑨𝟐 𝜸
( ⁄𝑨 )
𝟏

Trong đó:

Qv: lưu lượng của dòng chảy trong ống (m3/s)

C: hệ số hiệu chỉnh, Cm cho màng chắn, Cv cho Ventury

A1: tiết diện ống dẫn (m2)

A2: tiết diện thu hẹp đột ngột (m2)

P: áp suất, Pa

𝛾: trọng lượng riêng của lưu chất (N/m3)

3.3.2. Ống Pitto

Dùng ống Pitto ta có thể đo được áp suất toàn phần Ptp và áp suất tĩnh Pt, từ đó có thể
xác định được áp suất độn

𝟐
𝑽 = √(𝑷𝒕𝒑 − 𝑷𝒕 )
𝝆

Trong đó:

V: vận tốc dòng chảy trong ống, (m/s)

𝑃𝑡𝑝 : áp suất toàn phần (áp suất tại điểm ngưng động), Pa

𝑃𝑡 :áp suất tĩnh, Pa

3.4. Mô hình thí nghiệm


3.4.1. Sơ đồ hệ thống

7
3.4.2. Trang thiết bị, hoá chất

Bảng kích thước ống dẫn bằng đồng

Đường kính ngoài Đường kính trong


STT Tên gọi
(mm) (mm)
1 Ống trơn ∅ 16 16 10
2 Ống trơn ∅ 21 21 15
3 Ống trơn ∅ 27 27 21
4 Ống nhám ∅ 27 (độ nhám 1mm) 27 19
5 Ống dẫn 27 21

8
Bảng kích thước màng chắn, ống Ventury, ống dẫn Pitot, đột thu, đột mở và Co 90o

Đường kính lỗ (mm)


Màng chắn Ventury Ống dẫn Đột thu Đột mở Co 90°
Pitot
16 16 25 10 21 21
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
4.1. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Lưu chất được sử dụng trong thí nghiệm là nước.
- Mở công tắc tổng.
- Kiểm tra nước trong bồn chứa, nước phải chiếm 3⁄4 bồn.
- Mở tất cả các van, bật bơm cho nước vào hệ thống, đợi khoảng 2-3 phút để nước
chảy ổn định và đuổi hết bọt khí ra ngoài.
- Trong quá trình làm thí nhiệm, đóng tất cả các van không cần thiết (trừ van điều
chỉnh lưu lượng) chỉ mở những van trên đường ống khảo sát.
4.2. Thí nghiệm 1: Xác định tổn thất ma sát của chất lỏng với thành ống
4.2.1. Chuẩn bị

Đóng tất cả các van không cần thiết (trừ van điều chỉnh lưu lượng), chỉ mở những van
trên đường ống khảo sát tổn thất ma sát.

4.2.2. Lưu ý
- Kiểm tra cột nước ở các nhánh áp kế chữ U cho bằng nhau
- Trước khi mở bơm phải kiếm tra hệ thống đường ống và đóng mở của các van
- Mở bơm, kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống. Kiểm tra sự dâng nước ở các nhánh áp
kế, nếu nhánh nào dâng quá cao và nhanh cần tắt ngay bơm.
4.2.3. Báo cáo
 Ống ∅𝟏𝟔:

- Xác định các đại lượng: vận tốc, chuẩn số Reynolds, tổn thất cột áp, hệ số ma sát thực
nghiệm và lý thuyết.

- Vẽ đồ thị mối quan hệ giữa tổn thất cột áp và vận tốc cho mỗi loại ống. Xác định các
vùng chảy tầng, quá độ chảy rối trên đồ thị.

9
- Xác định đồ thị là vùng thẳng cho vùng chảy tầng.

- Vẽ đồ thị log h theo log V cho các mỗi loại ống. Xác định đồ thị là đường thẳng cho
vùng chảy rối. Xác định độ dốc để tìm n.

- Ướt lượng giá trị chuẩn số Reynolds ở 2 mức giới hạn chuyển từ chảy tầng sang quá
độ và từ quá độ sang chảy rối. Các giá trị này được gọi là vận tốc giới hạn trên và giới
hạn dưới.

- So sánh giá trị hệ số ma sát thực nghiệm và lý thuyết.

- Lặp lại tương tự với ống ∅21, ∅27(trơn), ∅27(nhám)

4.3. Thí nghiệm 2: Xác định trở lực cục bộ


4.3.1. Chuẩn bị
Đóng tất cả các van không cần thiết ( trừ van điều chỉnh lưu lượng ), chỉ mở những van
trên đường ống khảo sát (hoặc các ống có vị trí trở lực cục bộ).

4.3.2. Lưu ý
- Kiểm tra cột nước ở các nhánh áp kế chữ U cho bằng nhau

- Trước khi mở bơm phải kiểm tra hệ thống đường ống và đống mở của các van

- Mở bơm, kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống. Kiểm tra sự dâng nước ở các nhánh áp kế,
nếu nhánh nào dâng quá cao vả nhanh cần tắt ngay bơm.

- Khi kết thúc thí nghiệm mở hoàn toàn van số 5.

4.3.3. Báo cáo


- Xác định vận tốc dòng nước, hệ số trở lực cục bộ, tổn thất áp suất thực tế (m𝐻2 0)

- Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ

- Nhận xét về kết quả thí nghiệm, các dạng đường biểu diễn…

V. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN


5.1. Thí nghiệm 1: Xác định tổn thất ma sát với thành ống

10
Tổn thất áp suất thực tế
Đường kính ống ( mm) Lưu lượng (l/ phút)
(mH2O)

2 0,098

4 0,105
Ống trơn ø16
6 0,115

8 0,128

10 0,133

2 0,003

4 0,008
Ống trơn ø21
6 0,015

8 0,022

10 0,03

2 0,003

4 0,005
Ống trơn ø27
6 0,006

8 0,01

10 0,012

2 0,045

4 0,055
Ống nhám ø27
6 0,065

11
Tổn thất áp suất thực tế
Đường kính ống ( mm) Lưu lượng (l/ phút)
(mH2O)

8 0,073

10 0,085

5.1.1. Xử lí số liệu và tính toán:

Với Q = 10 (l/phút)

 Ống trơn ø16 (d = 0,01)

Trong đó:

p = 1000 (𝑘𝑔⁄𝑚3 ): khối lượng riêng

𝜇(25⁰C) = 8,937.10-4: độ nhớt động lực học của lưu chất (𝑘𝑔⁄𝑚𝑠)

Tiết diện ống:

𝜋𝐷 2 𝜋.0,012
F= = = 7,854. 10−5 (𝑚2 )
4 4

Vận tốc chuyển động của dòng lưu chất:

10×10−3
𝑄 60
V= = = 2,1220 (𝑚⁄𝑠)
𝐹 7,854.10−5

Chuẩn số Reynolds:
𝑉×𝑝×𝐷𝑡𝑑 2,1220×1000×0.01
𝑅𝑒 = = = 23743,9856
𝜇 8,937×10−4

Hệ số ma sát:
Vì 4000 ≤ Re ≤ 100000 => chế độ chảy xoáy ống nhẵn

1 1 2
 f = (1,8 .log(𝑅𝑒)−1,5)2 =(
1,8.log(23743,9856)−1,5
) = 0,0245

Tổn thất áp suất lý thuyết:

12
o Trong đó:

L=1.2 (m): chiều dài ống dẫn

D = 0.01 (m): đường kính ống dẫn

𝐿𝑉 2 1,2 × 2,1220 2
𝐻𝑓 = 𝑓 × = 0,0245 × = 0,6747 (𝑚𝐻2 𝑂)
𝐷2𝑔 0,01 × 2 × 9,81

Bảng tổng hợp kết quả:

Lưu lượng Vận tốc Hệ số ma Tổn thất ma sát lý


Re
(m3/s) (m/s) sát thuyết

3,33× 10-5 0,4244 4748,7971 0,0381 0,0419

6,67× 10−4 0,8488 9497,5942 0,0312 0,1374

1× 10−4 1,2732 14246,3914 0,0279 0,2766

1,33× 10−4 1,6976 18995,1885 0,0260 0,4582

1,67× 10−4 2,1220 23743,9856 0,0245 0,6747

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆU MQH GIỮA VẬN TỐC VÀ TỐN


THẤT ÁP SUẤT THỰC TẾ
0.133
0.14 0.128
Tổn thất áp suất thực tế (mH2O)

0.115
0.12 0.105
0.098
0.1

0.08

0.06

0.04

0.02

0
0.4244 0.8488 1.2732 1.6976 2.1220
Vận tốc(m/s)

13
 Ống trơn ø21 (d = 0,015)

𝜋𝐷 2 𝜋×0,0152
F= = = 1,7671×10-4(m2)
4 4

Lưu lượng Vận tốc Hệ số ma Tổn thất ma sát lý


Re
(m3/s) (m/s) sát thuyết

3,33× 10-5 0,1886 2110,3278 0,0497 0,0108

6,67× 10−4 0,3772 4220,6557 0,0395 0,0343

1× 10−4 0,5658 6330,9835 0,0350 0,0685

1,33× 10−4 0,7545 8442,4303 0,0322 0,1121

1,67× 10−4 0,9431 10552,7582 0,0303 0,1648

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆU MQH GIỮA VẬN TỐC VÀ TỐN


THẤT ÁP SUẤT THỰC TẾ
0.035
0.03
Tổn thất áp suất thực tế (mH2O)

0.03
0.025 0.022

0.02
0.015
0.015
0.008
0.01
0.003
0.005
0
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1
Vận tốc(m/s)

 Ống trơn ø27 (d = 0,021)

𝜋𝐷 2 𝜋×0,0212
F= = = 3,4636×10-4 (m2)
4 4

14
Lưu lượng Vận tốc Hệ số ma Tổn thất ma sát lý
Re
(m3/s) (m/s) sát thuyết

3,33× 10-5 0,0962 1076,4238 0,0638 3,61.10-3

6,67× 10−4 0,1924 2152,8477 0,0493 0,0111

1× 10−4 0,2887 3230,3905 0,0431 0,0219

1,33× 10−4 0,3849 4306,8143 0,0393 0,0356

1,67× 10−4 0,4811 5383,2382 0,0367 0,0519

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆU MQH GIỮA VẬN TỐC VÀ TỐN


THẤT ÁP SUẤT THỰC TẾ
0.014
0.012
Tổn thất áp suất thực tế (mH2O)

0.012
0.01
0.01
0.008
0.006
0.006 0.005

0.004 0.003

0.002
0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Vận tốc(m/s)

 Ống nhám ø27 (d = 0,019)

𝜋𝐷2 𝜋×0.0192
F= = = 2,835×10-4(m2)
4 4

Lưu lượng Vận tốc Hệ số ma Tổn thất ma sát lý


Re
(m3/s) (m/s) sát thuyết

3,33× 10-5 0,1175 1314,7588 0,0590 4,98.10-3

6,67× 10−4 0,2351 2630,6366 0,0461 0,0155

15
Lưu lượng Vận tốc Hệ số ma Tổn thất ma sát lý
Re
(m3/s) (m/s) sát thuyết

1× 10−4 0,3527 3946,5144 0,0404 0,0307

1,33× 10−4 0,4703 5262,3923 0,0370 0,05

1,67× 10−4 0,5878 6577,1511 0,0346 0,0731

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆU MQH GIỮA VẬN TỐC VÀ TỐN


THẤT ÁP SUẤT THỰC TẾ
0.085
0.09
Tổn thất áp suất thực tế (mH2O)

0.08 0.073
0.065
0.07
0.055
0.06
0.045
0.05
0.04
0.03
0.02
0.01
0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7
Vận tốc(m/s)

5.2. Thí nghiệm 2: Xác định trở lực cục bộ

Tổn thất áp suất thực tế


Đường kính ống ( mm) Lưu lượng (l/ phút)
(mH2O)

2 0.01

4 0.03
Đột thu,ống trơn ø16
6 0.08

8 0.13

16
Tổn thất áp suất thực tế
Đường kính ống ( mm) Lưu lượng (l/ phút)
(mH2O)

10 0.25

2 0.001

4 0.005
Đột mở , ống trơn ø16
6 0.008

8 0.015

10 0.025

2 0.115

4 0.1
Đột mở, ống trơn ø27
6 0.098

8 0.096

10 0.093

2 0.002

4 0.005
Đột mở,ống nhám ø27
6 0.009

8 0.012

10 0.015

5.2.1 Xử lý số liệu và tính toán:

Với Q = 10 (l/phút)

17
𝜋𝐷 2 𝜋.0,012
Tiết diện ống: F = = = 7,854. 10−5 (𝑚2 )
4 4

Vận tốc chuyển động của dòng lưu chất:

10×10−3
𝑄 60
V= = = 2,1220 (𝑚⁄𝑠)
𝐹 7,854.10−5

Áp suất động:

𝑉 2 2,12202
𝑃đ = = = 0,2295( 𝑚𝐻2𝑂)
2𝑔 2 × 9,81

Hệ số trở cực cục bộ:


𝑃𝑡𝑡 0.25
K= = = 2,2331
𝑃𝑑 9,18.10−3

Áp suất Hệ số
Lưu Tổn thất áp suất Vận tốc
Vị trí động trở lực
lượng thực tế (mH2O) 3
(m /s)
(mH2O) cục bộ k

2 0,01 0,4244 9,18.10-3 1,0893

4 0,03 0,8488 0,0367 0,8174

Đột thu,ống 6 0,08 1,2732 0,0826 0,9685

trơn ø16 8 0,13 1,6976 0,1468 0,8855

10 0,25 2,1220 0,2295 1,0893

2 0,001 0,1886 1,81.10-3 0,5524

4 0,005 0,3772 7,25.10-3 0,6896

Đột mở , 6 0,008 0,5658 0,0163 0,4907

ống trơn 8 0,015 0,7545 0,029 0,5172


ø16
10 0,025 0,9431 0,0453 0,5518

2 0,115 0,0962 4,71.10-4 244,1613

4 0,1 0,1924 1,88.10-3 53,1914

18
Áp suất Hệ số
Lưu Tổn thất áp suất Vận tốc
Vị trí động trở lực
lượng thực tế (mH2O) 3
(m /s)
(mH2O) cục bộ k

6 0,098 0,2887 4,24.10-3 23,1132

Đột mở, ống 8 0,096 0,3849 7,55.10-3 12,7152


trơn ø27
10 0,093 0,4811 0,0117 7,9487

2 0,002 0,1175 7,03.10-4 2,8449

4 0,005 0,2351 2,81.10-3 1,7793

Đột mở,ống 6 0,009 0,3527 6,34.10-3 1,4195

nhám ø27 8 0,012 0,4703 0,0112 1,0714

10 0,015 0,5878 0,0176 0,8522

5.2.2 Biểu diễn đồ thị

BIỂU ĐỒ HÊ SỐ CỤC BỘ THEO LƯU LƯỢNG


Ống trơn ø16 (đột thu) Ống trơn ø16 (đột mở)
Ống trơn ø27 (đột mở) Ống nhám ø27 (đột mở)
300.0000
Hệ số trở lực cục bộ

250.0000
200.0000
150.0000
100.0000
50.0000
0.0000
2 4 6 8 10
Lưu lượng (l/p)

19
BIỂU ĐỒ TỔN THẤT ÁP SUẤT THEO LƯU LƯỢNG
Ống trơn ø16 (đột thu) Ống trơn ø16 (đột mở)

Tổn thất áp suất thực tế (mH2O) Ống trơn ø27 (đột mở) Ống nhám ø27 (đột mở)
0.3
0.25
0.2
0.15
0.1
0.05
0
2 4 6 8 10
Lưu lượng (l/p)

V. KẾT LUẬN
Thí nghiệm 1:

 Theo lí thuyết thì f sẽ không phụ thuộc chiều dài.


 Theo thực nghiệm: chiều dài ống, vận tốc dòng chảy độ nhớt khối lượng riêng
và độ nhám tương đối cũng ảnh hưởng đến trở lực ma sát. Đều này có thể giải
thích là do độ nhám của ống không đồng đều, có thể là do đóng cặn bên trong
đường ống..
 Tổn thất cột áp và vận tốc có mối quan hệ lẫn nhau. Nếu vận tốc chuyển động
của chất lỏng càng nhanh thì trở lực ma sát cang lớn gây ra tổn thất cột áp lớn.

Thí nghiệm 2:

 Sự thay đổi vận tốc do thay đổi hình dạng tiết diện ống như: đột thu , đột mở,
co, van.. đã dẫn đến xuất hiện trở lực cục bộ.
 Tổn thất áp suất cũng ảnh hưởng đến trở lực cục bộ
Nguyên nhân dẫn đến sai số
 Do thiết bị làm thí nghiệm
 Do người tiến hành thí nghiệm
20
 Các điều kiện khách quan của môi trường xung quang như là: nhiệt độ, độ ẩm
của phòng thí nghiệm
 Ngoài ra thì việc tính toán lưu lượng bằng thủ công và lưu lượng xác định được
trên máy cũng đã có một sự sai số không nhỏ
 Kết luận
 Qua các thí nghiệm ta đã khảo sát được mối quan hệ giữa tổn thất áp suất do
ma sát và vận tốc bên trong ống và hệ số ma sát của thực tế và lí thuyết thế nào.
 Mối quan hệ giữa tổn thất áp suất với độ mở van, quan hệ hệ số trở lực cục bộ
và theo lưu lượng
 Xét được mối quan hệ giữa lưu lương thực tế và lưu lượng lí thuyết theo chênh
lệch áp suất

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Nguyễn Bin – Tính toán quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm –
NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1999.

2. Phạm Văn Vính – Cơ học chất lỏng ứng dụng – Nhà xuất bản giáo dục, 2000.

21

You might also like