You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM


KHOA CƠ KHÍ- CÔNG NGHỆ

ĐỒ ÁN THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT

ĐỀ TÀI
Đề số 01 :TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ HÂM NƯỚC CỦA NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN
Phương án : 3

Giáo viên hướng dẫn: Lê Quang Giảng


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Dũng
MSSV:18137013
Khóa: 2018- 2022
Lớp : DH18NL

Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2020


MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT ......................................... 2
1.1 Khái niệm về thiết bị trao đổi nhiệt: .................................................................................. 2
1.2.1 Phân loại theo nguyên lý làm việc của thiết bị trao đổi nhiệt: .................................. 2
1.2.2 Phận loại thiết bị trao đổi nhiệt theo sơ đồ chuyển động chất lỏng với loại thiết bị
có vách ngăn: .......................................................................................................................... 2
1.2.3 Phận loại thiết bị trao đổi nhiệt theo thời gian:.......................................................... 2
1.2.4 Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt theo công dụng: ....................................................... 3
1.2.5 Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt dựa theo ứng dụng: ................................................. 3
1.2.6 Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt dựa theo số lượng môi chất: ................................... 3
1.2.7 Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt dựa theo hình dạng bề mặt truyền nhiệt: ............. 3
1.2.8 Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt dựa theo kiểu dòng chảy: ....................................... 3
1.2.9 Các Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm: ......................................................................... 4
a) Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm ghép gioăng:............................................................. 4
b) Thiết bị trao đổi nhiệt dạng hàn kín:............................................................................ 4
1.2.10 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm: ..................................................................... 5
1.2.11 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng mặt phẳng: ................................................................... 5
1.2.12 Ứng dụng của bộ trao đổi nhiệt: ................................................................................ 6
1.2.13 Kết luận: ....................................................................................................................... 7
1.2 Bộ hâm nước nhà máy nhiệt điện: ..................................................................................... 7
1.2.1 Công dụng và phân loại bộ hâm nước: ....................................................................... 7
1.2.2 Bộ hâm nước ống thép trơn: ........................................................................................ 7
1.2.3. Bộ hâm nước ống thép có cánh: .................................................................................. 8
1.2.4 Bộ hâm nước bằng gang: .............................................................................................. 8
1.2.5 Cách nối bộ hâm nước: ................................................................................................. 8
PHẦN 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT ....................................... 9
3.1 Thông số tính toán bộ hâm nước nhà mãy nhiệt điện:..................................................... 9
3.2 Tính toán thiết kế bộ hâm nước nhà máy nhiệt điện: ...................................................... 9
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 16
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU
Ở nước ta , theo thịp độ phát triển của công nghiệp hoá đất nước , nhu cầu về năng lượng
dùng trong công nghiệp và đời sống ngày càng tăng , trong đó nhu cầu sử dụng nhiệt năng
chiếm tỉ lệ chủ yếu
Trong quá trình sản xuất và sử dụng nhiệt năng , thiết bị trao đổi nhiệt là một thiết bị rất
quan trọng và cần thiết .
Các loại thiết bị trao đổi nhiệt thường gặp như bộ quá nhiệt , bộ sấy không khí , bộ hâm
nước , bình ngưng hơi dùng cho nhà máy nhiệt điện , các calorife khói và hơi nước dùng
cho công nghiệp sấy , các loại bình ngưng , bình bốc hơi , tháp làm mát nước dùng cho
ngành lạnh và điều hoà không khí, trong thiết bị nhiệt độ cao của lò công nghiệp , trong
thiết bị hoá chất như nồi cô đặc , nồi chưng cất . Ngoài ra , còn một số thiết bị trao đổi nhiệt
kiểu mới như thiết bị ông nhiệt , thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời,….v
Trong bài tập lớn của môn học THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT này tôi tính toán thiết kế Bộ
hâm nước của nhà máy nhiệt điện.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Quang Giảng đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành
bài tập lớn này, bài tập này chắc chắn sẽ không khỏi thiết sót , mong thầy đóng góp ý kiến
để bài được hoàn thiện hơn!

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Tiến Dũng

Trang 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT
1.1 Khái niệm về thiết bị trao đổi nhiệt:
Thiết bị trao đổi nhiệt là thiết bị trong đó thực hiện các quá trình trao đổi nhiệt giữa các
chất mang nhiệt. Trong kĩ thuật thiết bị trao đổi nhiệt được sử dụng rất rộng rãi và đóng
vai trò quan trọng trong các quá trình công nghệ ví dụ như lò hơi để sản sinh hơi nước,
thiết bị ngưng tụ và bốc hơi trong thiết bị lạnh, thiết bị hồi nhiệt…
1.2.1 Phân loại theo nguyên lý làm việc của thiết bị trao đổi nhiệt:
Thiết bị trao đổi nhiệt tiếp xúc ( hay hỗn hợp ), là loại thiết bị trao đổi nhiệt trong đó chất
gia công và môi chất tiếp xúc với nhau, thực hiện cả quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi
chất với nhau tạo ra một hỗn hợp.
Thiết bị trao đổi nhiệt dạng hồi nhiệt là loại thiết bị trao đổi nhiệt có mặt trao đổi nhiệt
được quay, khi tiếp xúc chất lỏng 1 mặt nhận nhiệt , khi tiếp xúc chất lỏng 2 mặt tỏa nhiệt,
quá trình trao đổi nhiệt là không ổn định và trong mặt trao đổi nhiệt có sự dao động nhiệt
ví dụ : bộ sấy không khí quay trong lò hơi nhà máy nhiệt điện .
Thiết bị trao đổi nhiệt vách ngăn là loại thiết bị trao đổi nhiệt có vách rắn ngăn chất lỏng
nóng và chất lỏng lạnh và 2 chất lỏng trao đổi nhiệt theo kiểu truyền nhiệt . Loại thiết bị
trao đổi nhiệt vách ngăn bảo đảm độ kín tuyệt đối giữa 2 chất , làm cho chất gia công được
tinh khiết và vệ sinh , an toàn , do đó được sử dụng rộng rãi trong mọi công nghệ .
Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống nhiệt , là loại thiết bị trao đổi nhiệt dùng ống nhiệt để truyền
tải nhiệt từ chất lỏng nóng đến chất lỏng lạnh . Môi chất trong các ống nhiệt nhận nhiệt từ
chất lỏng 1, sôi và hóa hơi thành hơi bảo hòa khô, truyền đến vùng tiếp xúc chất lỏng 2 ,
ngưng thành lỏng rồi quay về vùng nóng để lặp lại chu trình . Trong ống nhiệt môi chất sôi
ngưng và chuyển động tuần hoàn , tải 1 lượng lớn nhiệt từ chất lỏng 1 đến chất lỏng 2.
1.2.2 Phận loại thiết bị trao đổi nhiệt theo sơ đồ chuyển động chất lỏng với loại thiết
bị có vách ngăn:
Sơ đồ song song cùng chiều
Sơ đồ song song ngược chiều
Sơ đồ song song đổi chiều
Sơ đồ giao nhau 1 lần
Sơ đồ giao nhau nhiều lần
1.2.3 Phận loại thiết bị trao đổi nhiệt theo thời gian:
Phận làm 2 loại
Thiết bị liên tục : Như bình ngưng , calorifer
Thiết bị làm việc theo chu kỳ : như nồi thanh trùng , thiết bị sấy theo mẻ

Trang 2
1.2.4 Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt theo công dụng:
Thiết bị gia nhiệt dùng để gia nhiệt cho sản phẩm : như nồi nấu lò hơi
Thiết bị làm mát để làm nguội sản phẩm đến nhiệt độ môi trường : như tháp giải nhiệt, binh
làm mát dầu.
Thiết bị lạnh để hạ nhiệt độ sản phẩm đến nhiệt độ nhở hơn nhiệt độ môi trường : như tủ
lạnh, tủ đông.
1.2.5 Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt dựa theo ứng dụng:
Thiết bị trao đổi nhiệt có thể sử dụng để trao đổi nhiệt giữa:
Chất lỏng – lỏng , nước
Chất lỏng – khí, gas, hơi
Chất khí – gas, hơi.
1.2.6 Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt dựa theo số lượng môi chất:
Thông thường thiết bị trao đổi nhiệt dùng để trao đổi nhiệt giữa hai môi chất có nhiệt độ
khác nhau. Tuy nhiên trong nhiều ứng dụng trên cùng một thiết bị có thể được sử dụng để
trao đổi nhiệt giữa nhiều môi chất. Ví dụ điển hình là trao đổi nhiệt giữa hơi, nước, Glycol
và sữa, nước hoa quả trong các ứng dụng gia nhiệt thanh trùng sản phẩm.
1.2.7 Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt dựa theo hình dạng bề mặt truyền nhiệt:
Hình dạng bề mặt truyền nhiệt phổ biến gồm:
Bề mặt nhẵn (bare tube)
Bề mặt có cánh (fined tube)
Bề mặt dạng tấm loại xương cá chevron.
1.2.8 Phân loại thiết bị trao đổi nhiệt dựa theo kiểu dòng chảy:
Dòng chảy trong thiết bị trao đổi nhiệt có thể là loại 1 pass, double hoặc multi section.

Trang 3
1.2.9 Các Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm:
Thiết bị được cấu tạo từ nhiều tấm trao đổi nhiệt mỏng. Thiết bị cho hiệu suất trao đổi nhiệt
lớn và kích thước nhỏ so với các loại thiết bị trao đổi nhiệt khác. Chất liệu gioăng cao su
và kỹ thuật hàn ngày nay giúp thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm được sử dụng rộng rãi.
Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm sử dụng chủ yếu cho môi chất lỏng hoạt động tại áp suất
thấp (dưới 30bar). Một số thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm đặc biệt sử dụng mối hàn có thể
sử dụng cho các ứng dụng có áp suất lớn, môi chất là gas hoặc hơi nước.
a) Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm ghép gioăng:
Cấu tạo: Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm ghép gioăng có cấu tạo đơn giản, bao gồm các
tấm trao đổi nhiệt xếp chồng lên nhau và được làm kín bằng gioăng (gasket) cao su. Vật
liệu tấm trao đổi nhiệt đa dạng: Inox, Titanium, Hastelloy. Vật liệu Gasket có thể đáp ứng
các dải nhiệt độ rộng: NBR, EPDM, Viton.
Do áp suất hoạt động thấp nên thiết bị phù hợp với các dạng trao đổi nhiệt giữachất lỏng
và chất lỏng.
Ứng dụng: Trao đổi nhiệt chất lỏng – lỏng, hơi – chất lỏng, hóa chất.
Ưu điểm: Diện tích trao đổi nhiệt lớn, lưu lượng lớn, công suất lớn.
Nhược điểm: Áp suất, nhiệt độ hoạt động thấp.

b) Thiết bị trao đổi nhiệt dạng hàn kín:


Cấu tạo: Các tấm trao đổi nhiệt được xếp thành chồng, giữa 2 tấm được gắn với nhau bằng
mối hàn. Vật liệu tấm thông thường Inox trong khi vật liệu mối hàn là Đồng.
Ứng dụng: Hơi – chất lỏng, Gas- chất lỏng, chất lỏng – chất lỏng.
Ưu điểm: Nhiệt độ cao, áp suất cao.
Nhược điểm: Khó vệ sinh bảo dưỡng.

Trang 4
1.2.10 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm:
Khái niệm: Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm được sử dụng rộng rãi nhất (tỷ lệ 90%)
trong công nghiệp vì độ bền, quy trình sản xuất đơn giản, lịch sử lâu đời, vật liệu chế tạo
phổ biến.
Cấu tạo: Thiết bị gồm một bó ống bên trong có chất lỏng cần được làm nóng hoặc lạnh
chạy qua. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm thường được sử dụng cho các ứng dụng đòi hỏi
áp suất và nhiệt độ làm việc cao. Môi chất trao đổi nhiệt có thể là chất lỏng, khí, gas hoặc
hơi.

Thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm phụ thuộc vào một số yếu tố:
Kích thước ống (tube): Sử dụng ống nhỏ sẽ giảm chi phí, thiết bị gọn nhẹ nhưng ngược lại
sẽ khó vệ sinh, cáu bẩn.
Chiều dày ống: Quyết định tới hệ số truyền nhiệt, độ mài mòn, khối lượng thiết bị, khả
năng có sẵn của phụ tùng
Chiều dài ống, khoảng cách giữa các ống, vách ngăn
Dòng chảy trong thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm có thể là dòng chảy cùng chiều, dòng
chảy ngang hoặc dòng chảy xoắn ốc.
1.2.11 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng mặt phẳng:
Thiết bị trao đổi nhiệt loại này sử dụng cho các ứng dụng trao đổi nhiệt giữa khí – khí, khí
chất lỏng hoặc hơi – khí.

Trang 5
Cấu tạo thiết bị trao đổi nhiệt bao gồm các vách phẳng ngăn cách môi chất chạy xen kẽ
trao đổi nhiệt.
Ứng dụng: Gia nhiệt khí sơ cấp (Air Preheater), Thu hồi nhiệt thải (Heat Recovery), Gia
nhiệt khí (Air Heater), Tạo khí nóng (Hot Air Generator) , Thu hồi nhiệt (Recuperator),
etc., nhiệt độ thiết kế cực đại có thể đạt được 1000 ℃.

1.2.12 Ứng dụng của bộ trao đổi nhiệt:


Là một thiết bị quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới
đây là một số ứng dụng cơ bản của thiết bị trao đổi nhiệt:
Công nghệ tàu thủy: Làm nóng nước sử dụng hơi, ngưng tụ chân không, làm lạnh dầu trục
cam, hệ thống làm lạnh trung tâm bằng nước biển, làm mát dầu.
Công nghệ hóa chất:
Dùng để làm bộ trao đổi nhiệt EO/EG, ngưng tụ VOC.
Hệ thống thu hồi nhiệt thải áp suất và nhiệt độ cao.
Hệ thống ngưng tụ ethanol, gia nhiệt, làm lạnh và ngưng tụ nhiều loại chất lỏng như acid
sulfuric, acid nitric, acid acrylic, acid béo.
Hệ thống lạnh công nghiệp: Bay hơi hoặc ngưng tụ gas NH3, Gas lạnh R32, R407.
HVAC:
Hệ thống làm nóng nước trung tâm, thiết bị tạo nước nóng nhanh sử dụng hơi nước.
Thiết bị giảm áp tòa nhà Interconcepter sử dụng bộ trao đổi nhiệt.
Hệ thống thu hồi nhiệt nóng Chiller.

Trang 6
Thiết bị trao đổi nhiệt hệ thống năng lượng mặt trời, heatpump.
Công nghệ giấy: Thu hồi nhiệt thải, tạo màu giấy,…
Thực phẩm và đồ uống: bộ trao đổi nhiệt sử dụng phổ biến trong công nghệ thực phẩm và
đồ uống. Do yêu cầu gia nhiệt hoặc làm lạnh sản phẩm. Hoặc có thể được sử dụng để thanh
trùng, tiệt trùng, bảo quản thực phẩm, đồ uống như sữa, bia, nước giải khát.
Công nghệ dệt: Thu hồi nhiệt ở quá trình giặt, tẩy rửa.
Khí đốt và than đá: Làm lạnh amonia, benzen, gia nhiệt hoặc thu hồi nhiệt quá trình bay
hơi CO2.
Công nghiệp điện: Thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng làm mát dầu tuabin sử dụng nước hồ,
nước suối.
Bộ trao đổi nhiệt trong hệ thống năng lượng mặt trời.
Bộ trao đổi nhiệt có nhiều công dụng và chức năng khác nhau nên khả năng ứng dụng của
thiết bị này là vô tận.
1.2.13 Kết luận:
Thiết bị trao đổi nhiệt đa dạng, có thể phân loại dựa trên nhiều cách khác nhau. Việc lựa
chọn thiết bị trao đổi nhiệt cần căn cứ vào các yêu cầu nhiệt độ, lưu lượng dòng chảy, loại
môi chất và các ứng dụng cụ thể. Ngoài ra loại vật liệu và giá thành thiết bị trao đổi nhiệt
cũng là yếu tố quyết định tới việc lựa chọn thiết bị trao đổi nhiệt nào phù hợp với ứng dụng.
1.2 Bộ hâm nước nhà máy nhiệt điện:
1.2.1 Công dụng và phân loại bộ hâm nước:
Nhiệm vụ và vai trò bộ hâm nước nồi hơi là gia nhiệt cho nước cấp đến nhiệt độ sôi hoặc
gần sôi trước khi nước vào bao hơi.
Theo nhiệm vụ có thể phân thành hai kiểu bộ hâm: Bộ hâm nước kiểu sôi và kiểu chưa sôi.
Ở bộ hâm nước kiểu sôi, nước ra khỏi bộ hâm đạt đến trạng thái sôi, độ sôi có thể đạt tới
30%. Bộ hâm nước kiểu sôi có thể đợc chế tạo bằng ống thép trơn hoặc ống thép có cánh.
Ở bộ hâm nước kiểu cha sôi, nước ra khỏi bộ hâm nước cha đạt đến nhiệt độ sôi. Bộ hâm
nước kiểu cha sôi có thể được chế tạo bằng thép hay bằng gang tùy theo thành phần lưu
huỳnh trong nhiên liệu Khi tăng áp suất hơi thì phần nhiệt lượng để đun nước đến sôi tăng
lên, do đó phần nhiệt lượng hấp thu trong bộ hâm nớc phải tăng lên. Khi đó phải chế
tạo thiết bị bộ hâm nước nồi hơi kiểu sôi .
1.2.2 Bộ hâm nước ống thép trơn:
Bộ hâm nước ống thép trơn có cấu tạo gần như bộ quá nhiệt, gồm các ống thép có đường
kính từ 28 đến 38mm được uốn gấp nhiều lần và hai đầu được nối vào hai ống góp của
thiết bị bộ hâm nước nồi hơi. Bộ hâm nước được chế tạo thành từng cụm có chiều cao

Trang 7
khoảng 1m và các cụm được đặt cách nhau 0,6m nhằm tạo khoảng trống cho việc làm vệ
sinh được dễ dàng. Thông thường các ống xoắn của bộ hâm nước đợc bố trí sole, tạo tốc
độ dòng khói lớn và xoáy nhiều nhằm tăng cờng truyền nhiệt.
1.2.3. Bộ hâm nước ống thép có cánh:
Bộ hâm nước bằng gang gồm những ống gang đúc có đường kính trong từ 76-120 mm,
dài từ 1,5-3m, được nối với nhau bằng các cút nối có mặt bích và bu lông nên lắp đặt rất
dễ dàng.
Về cấu tạo, bộ hâm nước bằng ống thép có cánh giống bộ hâm nước ống thép trơn, chỉ
khác là ở ngoài ống người ta làm thêm các cánh để làm tăng diện tích bề mặt trao đổi nhiệt
nhằm tăng cường truyền nhiệt.
Thiết bị bộ hâm nước nồi hơi kiểu có cánh có nhược điểm: Khả năng bám bụi rất lớn, khó
làm vệ sinh do đó ít được dùng.
1.2.4 Bộ hâm nước bằng gang:
Gang có ưu điểm là chịu được sự ăn mòn của các axít và mài mòn của tro, do vậy ở
những nồi hơi đốt nhiệt liệu có nhiều lưu huỳnh người ta dùng bộ hâm nước bằng gang.
Tất nhiên gang lại có nhược điểm là chịu lực va đập kém, do đó để tránh hiện tượng thủy
kích gây lực va đập trong các ống của bộ hâm, nước trong bộ hâm phải không được sôi,
nghĩa là thiết bị bộ hâm nước nồi hơi bằng gang chỉ được trang bị cho những lò cần bộ hâm
nước kiểu chưa sôi.
Gang có hệ số dẫn nhiệt nhỏ hơn thép, do đó phía ngoài ống được đúc thêm các cánh để
tăng cường khả năng trao đổi nhiệt.
Bộ hâm nước bằng gang gồm những ống gang đúc có đường kính trong từ 76-120 mm, dài
từ 1,5-3m, đợc nối với nhau bằng các cút nối có mặt bích và bu lông nên lắp đặt rất dễ
dàng.
Bộ hâm nước bằng gang có nhược điểm là kích thước lớn, nặng nề.
Bộ ống bằng gang thường được dùng cho những lò công suất nhỏ hoặc trung bình.
Thông thờng các lò loại này chưa có hệ thống xử lý nước hoặc có nhưng chưa hoàn thiện
nên trong nước còn nhiều chất có khả năng gây ra ăn mòn, mà gang chịu ăn mòn và mài
mòn tốt nên tuổi thọ sẽ cao hơn so với thiết bị bộ hâm nước nồi hơi bằng thép.
1.2.5 Cách nối bộ hâm nước:
Nước đi từ các bình gia nhiệt vào bộ hâm nước và ra khỏi bộ hâm nước đi vào bao hơi.Việc
nối bộ hâm nước với bao hơi thực hiện bằng hai cách: ngắt được ra khỏi lò và không ngắt
được ra khỏi lò.
Kiểu ngắt được ra khỏi lò được dùng cho loại bộ hâm nước bằng gang. Việc đặt bộ hâm
nước kiểu ngắt được ra khỏi lò chủ yếu là bảo vệ để nước không sôi trong bộ hâm khi
khởi động lò hoặc lúc làm việc với phụ tải thấp. Khi đó cho khói đi đường tắt, khói không

Trang 8
đi qua thiết bị bộ hâm nước nồi hơi hoặc cho nước từ bộ hâm tái tuần hoàn về bể chứa
nước cấp. Muốn nối kiểu ngắt được thì cần phải có đường khói tắt làm cho phức tạp thêm
lò. Kiểu không ngắt được ra khỏi lò đợc dùng cho loại bộ hâm nước bằng thép.

PHẦN 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT


Bộ hâm nước của nhà máy nhiệt điện , ở đây nước cần được đốt nóng trước khi đưa vào
bao hơi của lò hơi chảy bên trong các ống trơn từ dưới lên trên ( xem hình 1-8 ) , còn khói
đi từ trên xuống dưới cắt ngang bên ngoài các Ống xếp so le . Khỏi để di bên ngoài vì khói
bụi và việc làm sạch bề mặt ngoài ống dễ dàng hơn .
3.1 Thông số tính toán bộ hâm nước nhà máy nhiệt điện:
Tính toán thiết kế bộ hâm nước của nhà máy nhiệt điện các số liệu
sau: lưu lượng nước chảy trong ống là G2 =100 T/h, lưu lượng khói
G1 = 190 T / h , nhiệt độ của khói vào t1′ = 800 ° C nhiệt độ nước ra
t ′′2 =240° C nhiệt độ nước ra t ′2 = 70° C khói có thành phần thể tích
12% CO2 ,10% H2 O

3.2 Tính toán thiết kế bộ hâm nước nhà máy nhiệt điện:
Giải
Với bộ hâm nước của nhà máy nhiệt điện như đã nói ở trên ta cho nước chảy trong ống,
khói chuyển động cất ngang bên ngoài các ống. Vì ở đây nhiệt độ và áp suất lớn nên chọn
thép crom - mangan, từ bảng 12 ở phần phụ lục, ở nhiệt độ 100°C ÷ 600°C, hệ số dẫn nhiệt
của thép crôm - manga: λ = 22 W/m.K, chọn ống có đường kính ngoài d2 , đường kính
trong d1 : d2 /d1 = 51/44 mm
. Vậy nhiệt độ trung bình của nước t 2 :
t′ +t′′ 240+70
t2= 2 2
= = 155°C
2 2

Theo nhiệt độ nước t 2 = 155°C, từ bảng 7 (ở phần phụ lục) thông số vật lý của nước ta có:
ρ2 = 912 kg/m3 ; Cp2 = 4,32 kJ/kg.K; λ2 = 0,6835 W/m.K
ν2 =0,197.10−6 m2 ⁄s; Pr2 = 1,135.
Nhiệt nước nhận của khói Q 2 với lưu lượng nước ; bằng sản lượng lò hơi D:
100.103
Q 2 =G2 . Cp2 .( t ′′2 − t ′2 )= . 4,32.(240-70)
3600

Q 2 = 2,04. 104 kW
Tiêu chuẩn Ref của nước:

Trang 9
ω2 .d2
Ref =
ν2

Ở đây ω2 - tốc độ của nước chảy trong ống. Vì nước có độ nhớt nhỏ nên giá trị tốc độ nước
có thể chọn từ (0,5 ÷ 3) m/s để bảo đảm nước chảy rối trong ống và trở lực của nước khóng
quá lớn. Ở đây đầu tiên ta thử chọn tốc độ nước ω2 = 0,6 m/s, từ đó ta có:
0,60.0,044
Ref = = 1,34. 105
0,197.10−6

Vì Ref = 1,34.105 > 1.104 nên nước chảy rối trong ống và hệ số toả nhiệt đối lưu của nước
và vách trong của ống ơ; được tính từ phương trình tiêu chuẩn (1-18):
Nuf = 0,021. Re0.8 0.43
f . Prf .A.εℓ . εR
Ở đây vì hệ số toả nhiệt của nước α2 sẽ lớn hơn nhiều so với hệ số toả nhiệt của khói α1 ,
Prf
nên nhiệt độ mặt trong ống t w2 gần như bằng nhiệt độ của nước vậy có thể coi A= ( )
Prw
≈ 1. Khi giả thiết chiều dài của 1nhánh ống ℓ1 lớn hơn 50d, ta có hệ số εℓ = l, Ở đây vì
phần uốn cong của ống nhỏ sơ với toàn bộ chiều dài ống nằm ngang nên hệ số εR =1. Vậy
ta có hệ số toả nhiệt của nước:
Nuf = 0,021. Re0.8 0.43
f . Prf .A.εℓ . εR
Nuf = 0,021(1,34. 105 )0.8 .(1,135)0.43 = 280
λ2 0,6835
α2 =Nuf . = 280. =4353 W/m2 .K
d1 0.044

Khói chuyển động trong kênh từ trên xuống cắt ngang các ống. Giả thiết tổn thất nhiệt của
khói truyền qua tường ra ngoài môi trường nơi đặt bộ hâm nước là 5% nhiệt của khói. Vậy
nhiệt của khói cần toả Q1 :
Q1 = Q t + Q 2 =Q 2 + 0,05. Q1
Q2 2,04.104
Q1 = = = 2,14. 104 kW
0.95 0.95

Ta cần tìm nhiệt độ ra của khói :t1′′


Q1 =G1 . Cp1 .( t1′′ − t1′ )
Q1
t1′′ =t1′ -
G1 .Cp1

Ở đây Cp1 - nhiệt dung riêng đẳng áp của khói phụ thuộc nhiệt độ, tra theo bảng 4 phần
phụ lục. Ta nhận thấy nhiệt dung riêng của khói ít phụ thuộc vào nhiệt độ, khi ước lượng
nhiệt độ trung bình của khói t, = 650°C, theo bảng 5 phần phụ lục, ta có Cp1 = 1,2265
kJ/kg.K, vậy nhiệt độ ra của khói t1′′ và nhiệt độ trung bình t1 :

Trang 10
2,14.104
t1′′ =800 - 190.103 = 470°C
.1,2265
3600

t′′ + t′1 470+800


t1 = 1 = =635°C
2 2

Theo bảng 5 PL, ở nhiệt độ khói tính được t1 = 635°C, nhiệt dung riêng Cp1 ≈ 1,2265. Vậy
theo giả thiết trên là đúng ta không phải tính lại t1′′ và t1 . Từ bảng 5 PL, theo nhiệt độ khói
t1 = 635°C ta được:
ρ1 = 0,390 kg/m3 ; λ1 = 0,0771 W/m.K
ν1 =100.10−6 m2 ⁄s; Pr1 = 0,61
Tiêu chuẩn Reynold của khói:
ω1 .d1
Ref =
v1

trong đó ω1 - tốc độ của khói. Khi khói ít bụi có thể chọn tốc độ ω1 = (10 + 15) m/s, ta
chọn ω1 = 11 m/s. Vậy ta có:
11.0,051
Ref = =5610
100.10−6

Vì tiêu chuẩn Ref = 5194 nằm trong khoảng 103 ÷ 105 nên ta có thể dùng công thức (1-
24) của chùm ống bố trí so le để tính hệ số toả nhiệt của hàng ống thứ 3 trở đi. Ở đây đầu
tiên ta giả thiết số hàng ống (theo chiều chuyển động của khói) z > 7, nghĩa là có thể bỏ
qua ảnh hưởng của hang ống và coi hệ số toả nhiệt đối lưu trung bình của khói α1đ với toàn
bộ chum ống bằng hệ số toả nhiệt đối lưu của hàng ống thứ ba. Vậy ta có:
Nuf = 0,41. Re0.6 0.33
f . Prf .A.εs
Ở đây vì tiêu chuẩn Pr cửa khói ít thay đổi theo nhiệt độ nên có thể coi A≈ 1 và khi bỏ qua
ảnh hưởng của bước ống εs = 1, ta có:
Nuf = 0,41.(5610)0.6 . (0,61)0.33 = 61,8
λ1 61,8.0,0771
α1đ =Nuf . = =93,4 W/m2 .K
d2 0,051

Vì khói chứa CO2 ; và hơi nước H2 O là khí 3 nguyên tử nên có bức xạ gọi Hệ số toả nhiệt
bức xạ α1b ta có hệ số toả nhiệt của khói α1 :
α1 =α1đ +α1b
Ở đây α1b được xác định theo (1-13):
qb
α1b =
tk −tw

Tk 4 Tw 4
qb = C0 . εqd [( ) −( ) ]
100 100

Trang 11
1
εqd = 1 1
+ −1
εk εw

Để tìm nhiệt độ bể mặt vách ống t w , ta nhận thấy vì vách ống mỏng và có hệ số đẫn nhiệt
lớn nên coi nhiệt độ mặt trong của ống t w1 bằng nhiệt độ mặt ngoài của ống t w2 : t w1 =t w2
= t w . Ngoài ra ta có đẳng thức q = α1 . δt1 =α2 . δt 2 . Khi coi α1 =α1đ = 93,4 W/m2 .K, α2 =
4353 W/m2 .K.
Vậy ta có:
α2 4353
δt1 = . δt 2 = . δt 2 =47. δt 2
α1 93,4

Mặt khác từ hình 1-9 tạ có:


δt1 + δt 2 = ∆t = t k -t n = 635 -155 =480°C
Từ (a) và (b) ta suy ra:
47. δt 2 =480 - δt 2
480
δt 2 = = 10°C
48

δt 2 = t w2 -t n =10°C
Vậy nhiệt độ bề mặt ống:
t w = t w2 = t n + 9 = 155 + 10 = 165°C
Ở nhiệt độ t w = 165°C, thép bị oxy hoá bề mặt xù xì, theo bảng 15 PL ta tra được độ đen
của bề mặt thép εw . = 0,94. Độ đen của khói theo (1-14) ta có:
εw = εCO2 +εH2O
Để tìm độ đen của khí CO2 và hơi nước, ta phải xác định quãng đường đi trung bình của
tỉa bức xạ theo (1-15):
s1 .s2
ℓ= 1,08. d2 . ( − 0.785)
d22

Với s1 - bước ống ngang, s2 - bước ống đọc (tính theo chiều chuyển động của khói). Ở đây
ta chọn: s1 = 2,1. d2 ; s2 = 2. d2 .
Vậy ta có:
s1 = 2,1.5,1 cm; s2 = 2.5,1 cm
2,1.5,1.2.5,1
ℓ= 1,08. 5,1. ( − 0.785)=18,8 cm
5,12

Thông thường khói có thành phản thể tích: rCO2 = 12%,rH2O = 10%, từ đó ta tính phân áp
suất của khí CO2 và H2 O, khi coi áp suất của khói bằng áp suất môi trường p = l at:

Trang 12
pCO2 =rCO2 .p= 0,12.1=0,12 at
pH2O =rH2O .p = 0,10.1=0,10 at
Vậy ta có:
pCO2 . ℓ = 0,12.18,8 = 2,26 cm.at
pH2O . ℓ = 0,10.18,8 = 1,88 cm.at
Từ đó với nhiệt độ của khói t k = t CO2 = t H2O = 635°C và đồ thị hình 1-5, l-6 ta tra được
độ đen của CO2 : ℰCO2 =. 0,07, của hơi nước ℰH2O = 0,046. Vậy độ đen của khí:
ℰk = 0,07 + 0,046 = 0,116
Độ đen quy dẫn ℰqd :
1
ℰqd = 1 1 =0,1151
+ −1
0,116 0,94

Mật độ dòng nhiệt bức xạ qb với C0 = 5,67 (hệ số bức xạ của vật đen
tuyệt đối):
635+273 4 165+273 4
qb = 5,67.0,1151 [( ) −( ) ]=4196 W/m2
100 100

Hệ số toả nhiệt bức xạ của khói α1b :


qb 4196
α1b = = =9 W/m2 .K
tk −tw 635−165

Hệ số toả nhiệt tổng hợp của khói tới bể mặt ngoài của các ống:
α1 =α1đ +α1b = 93,4+ 9 = 102,4 W/m2 .K
9
Chúng ta nhận thấy sự ảnh hưởng của bức xạ: =8,78% (ở nhiệt độ trung bình của khối
102,4
d2 51
t k = 635°C). ở đây vì = = 1,16 < 1,4 nên hệ số truyền nhiệt qua ống được tính như qua
d1 44
vách phẳng và khi không kể dến bám bụi trên bể mặt ngoài và cặn đồng ở bể mặt trong ống
d2 −d1 51−44
theo (1-10) ta có hệ số truyền nhiệt với chiều dày của ống δ = = =3,5 mm
2 2
=0,0035 m
1 1
k0 = 1 δ 1 1 = 0,0035 1
+ + + +
α1 λ α2 102,4 22 4353

k 0 = 98 W/m2 .K
ở đây vì ít bụi và ít cáu bẩn (nước trong lò hơi đã được xử lý) nên ta chọn hệ số bụi bẩn
φ= 0,85 (φ = 0,65 + 0,85) và hệ số truyền nhiệt:

Trang 13
k= φ. k 0 = 0,85.98 = 83,3 W/m2 .K
Độ chênh nhiệt độ trung bình ở đây có thể coi như là sơ để ngược chiều :
Δt1 − Δt 2
Δt =
Δt
ln 1
Δt 2
Δt1 = t1′ − t ′′2
= 800 - 240 = 560°C
Δt 2 = t1′′ − t ′2
= 470 - 70 = 400°C
560−400
Δt = 560 =475°C
ln
400

Mật độ dòng nhiệt truyền qua vách ống:


q = k. Δt = 83,3.475 = 39567,5 W/m2
Lúc này ta có thể kiểm tra việc tính toán ước lượng nhiệt độ bể mặt ống ở phần tính ảnh
hưởng bức xạ ở trên t w = 165°C. Ở đây ta có:
q 39567,5
q = α2 . δt 2 ; δt 2 = = =9°C
α2 4353

t w = t n + δt 2 = 155 + 9 = 164°C
Ta nhận thấy vì nhiệt độ bể mật ống tính được 164°C gần đúng với nhiệt độ ta tính ước
lượng 165°C nên việc tính ở trên là đúng và ta không phải tính lại phần ảnh hưởng bức xạ
nữa (nếu có sự sai khác nhiều ta phải tính lại bằng cách lấy nhiệt độ bể mặt vừa tính được
để tính lại bước tính ảnh hưởng của bức xạ).
Tổng diện tích bể mặt các ống F với nhiệt truyền Q = Q 2 = 2,04. 104 kW:
Q Q 2,04.104 .103
F= = = =515,5 m2
k.Δt q 39567,5

Ta tính tổng số phần tử ống uống khúc từ ống góp nước phía dưới lên ống góp nước phía
trên với việc chọn tốc độ nước ω2 = 0,6 m/s ở trên:
π. d12
G2 = n. . ρ. ω2
4
4.G2 4.100.103
n= = = 33,4 ≈ 35
π.d21 .ρ2 .ω2 3,14.3600.0,0442 .912.0,6

Chiều dài của một phần tử ống uốn khúc ℓ với dtb = 0,5(51 + 44) = 47,5 mm:
F =π. dtb . ℓ1 . n

Trang 14
F 515,5
ℓ1 = = =98,75 m
π.dtb .n 3,14.0,0475.35

Cấu tạo của bộ hâm nước với các kích thước cơ bản sau. Trong đó, a - chiều ngang của
kênh dẫn khói, b - chiều đài của kênh dẫn khói, H - chiêu cao của bộ hâm nước. Khi chọn
a = 7,3 m ta có:
b ≈ n. s1 = n.2,1. d2 = 35.2,1.51 = 3748,5 mm = 3,7 m
Số hàng ống z:
ℓ1 98,75
z= = = 14
a 7,3
H ≈ n. s2 = z.2. d2 = 14.2.51 = 1428 mm = 1,428 m
.Bây giờ ta phải kiểm tra việc chọn tốc độ khói ω1 = 11 m/s có đúng không, nếu sai ta
phải tính lại hệ số toả nhiệt đối lưu của khói α1đ . Ta có:
A =b.a = 3,7.7,3 = 27,01 m2 (tiết diện kênh khói)
A' =d2 .a.n = 0,051.7,3.35 = 13,03 m2 (tiết điện các ống)
A''=A- A'= 27,01-13,03 = 13,98 m2 (tiết diện khe hẹp)
G1 = A′′ . ω1 . ρ1
G1 190. 103
ω1 = ′′ = = 9,68 m/s
A . ρ1 3600.13,98.0,39
Ta nhận thấy sai số giữa tốc độ khói chọn 11 m/s và tốc độ tính được 9,68 m/s là nhỏ, vậy
ta không phải tính lại α1đ nữa và các kết quả tính ở trên là đúng.
Chú ý: Qua ví dụ này ta thấy với thấy với thiết bị trao đổi nhiệt vách ngăn loại lỏng - khí
khi chưa kể đến ảnh hưởng của bụi bẩn bể mặt nghĩa là khi tính hệ số truyền nhiệt kẹ ta có
δ 0,0035
thể bỏ qua nhiệt trở của vách ống = = 0,00016 ≈ 0 và vì hệ số tỏa nhiệt của nước
λ 22
α2 = 4353 W/m .K rất lớn so với hệ số tỏa nhiệt của khói α1 = 102,4 W/m2 .K nên ta có
2
1 1
thể bộ qua nhiệt trở của nước = = 0,00021 ≈ 0 . Vậy lúc này ta có:
α 4353
1 1
k0 = 1 δ 1 ≈ 1 = 102,4 W/m2 .K
+ + α1
α1 λ α2

Nếu ở đây ta bỏ qua ảnh hưởng bức xạ của khói tức là α1b ≈ 0 , ta có:
α1 = α1đ + α1b ≈ 93,4 W/m2 .K
1
k0 ≈ 1 = α1đ = 93,4 W/m2 .K
α1đ

Trang 15
Vậy là khi bỏ qua nhiệt trở của nước, của vách ống và ảnh hưởng bức xạ khói, hệ số truyền
nhiệt k 0 = 93,4 W/m2 .K gần đúng so với khi tính chính xác: k 0 =98 W/m2 .K với sai
(98−93,4)
số: = 4,6% nhưng do giảm bớt khá nhiều việc tính nên tính toán sẽ khá nhanh mà
98
vẫn bảo đảm độ chính xác ở mức cho phép của ngành nhiệt,
Ngoài ra để tính hiệu suất thiết bị trao đổi nhiệt, ta có:
190.103
W1 = G1 . Cp1 = . 1,2265 = 64,73 kW/K ( khói )
3600
100.103
W2 = G2 . Cp2 = . 4,32 = 120 kW/K ( khói )
3600

Ta nhận thấy W1 < W2 , nên hiệu suất được tính theo khói:
Q1 δt1 t′1 −t′′
1 800−470
η= = = = =0,45=45%
Qmax δtmax t′1 −t′2 800−70

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt PGS.TS BÙI HẢI, Nhà xuất bản giao thông vận
tải Hà Nội - 2002
2 Thiết bị trao đổi nhiệt PGS.TS. BÙI HẢI – TS. DƯƠNG ĐỨC HỒNG – TS. HÀ MẠNH
THƯ, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội - 2001
3 HOÀNG ĐÌNH TÍN, Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà xuất bản khoa
học Hà Nội – 2007.

Trang 16

You might also like