You are on page 1of 14

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO


NHẬN DẠNG, ĐO LƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CỦA 10
RỦI RO VỀ CÔNG TY COFFEE TRUNG NGUYÊN

SV thực hiện : Nguyễn Hoàng Kiều Oanh


MSSV: 2153410090
Lớp: 21DHQTTH1
GVHD: Ths. Phạm Hữu Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024


MỤC LỤC
PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TRUNG NGUYÊN LEGEND ................... 1
1. Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên Legend. ...............................................1
2. Lịch sử phát triển ...............................................................................................1
2.1. Sản phẩm ...................................................................................................... 2
2.2. Hệ thống nhà máy ........................................................................................2
3. Tầm nhìn sứ mệnh và giá trị cốt lõi ................................................................. 3
3.1. Chiến lược kinh doanh ................................................................................ 3
3.2. Tầm nhìn và sứ mệnh .................................................................................. 3
3.3. Giá trị cốt lõi .................................................................................................3
PHẦN 2. NHẬN DẠNG RỦI RO MÀ CÔNG TY COFFEE CÓ THỂ SẼ GẶP
PHẢI ........................................................................................................................... 3
1. Môi trường kinh kế ............................................................................................3
1.1. Rủi ro về lạm phát ........................................................................................3
2. Môi trường vật chất .......................................................................................... 3
2.1. Rủi ro về thiên tai (động đất, hỏa hoạn,…): ............................................... 3
3. Môi trường chính trị ..........................................................................................4
3.1. Rủi ro biến động chính trị ............................................................................ 4
4. Môi trường pháp luật ........................................................................................ 4
4.1. Rủi ro về sức khỏe và an toàn ......................................................................4
4.2. Rủi ro về bảo vệ môi trường .........................................................................4
5. Môi trường văn hóa-xã hội .............................................................................. 4
5.1. Rủi ro về vùng miền: .................................................................................... 4
5.2. Rủi ro về thương hiệu ...................................................................................5
6. Môi trường hoạt động ........................................................................................5
6.1. Rủi ro đối thủ cạnh tranh .............................................................................5
6.2. Rủi ro nhượng quyền ....................................................................................5
6.3. Rủi ro cung ứng nguyên liệu ....................................................................... 5
CHƯƠNG 3. ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ RỦI RO ......................................................6
1. Đánh giá rủi ro ................................................................................................... 6
2. Sắp xếp thứ tự ưu tiên của rủi ro ..................................................................... 8
CHƯƠNG 4. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT ......................................................9
1. Rủi ro về lạm phát ..............................................................................................9
2. Rủi ro về thiên tai ...............................................................................................9
3. Rủi ro biến động chính trị .................................................................................9
4. Rủi ro về sức khỏe và an toàn ...........................................................................9
5. Rủi ro về bảo vệ môi trường ............................................................................. 9
6. Rủi ro về vùng miền ...........................................................................................9
7. Rủi ro về thương hiệu ...................................................................................... 10
8. Rủi ro đối thủ cạnh tranh ............................................................................... 10
9. Rủi ro nhượng quyền .......................................................................................10
10. Rủi ro cung ứng nguyên liệu .........................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 11
PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TRUNG NGUYÊN LEGEND
1. Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên Legend.
Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất,
chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện
đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu
tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.
2. Lịch sử phát triển
Ngày 16/06/1996, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn
Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam, với số vốn đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch với
niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ cùng với khát vọng xây dựng một Thương hiệu cà
phê nổi tiếng, đưa hương vị cà phê Việt Nam lan tỏa khắp thế giới.
Năm 1998, thành lập quán cà phê đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh là bước khởi đầu cho
việc hình thành hệ thống quán Trung Nguyên tại các tỉnh thành Việt Nam và các quốc gia
trên thế giới.
Năm 2001, Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản, Singapore. Công bố khẩu hiệu:
“Khơi nguồn Sáng tạo” với sản phẩm được chắt lọc từ những hạt cà phê ngon nhất, công
nghệ hiện đại, bí quyết Phương Đông độc đáo không thể sao chép hòa cùng những đam
mê tột bậc đã đưa Trung Nguyên chinh phục người tiêu dùng trên khắp cả nước”.
Năm 2003, Sản phẩm cà phê hòa tan G7 ra đời bằng sự kiện “Ngày hội cà phê hòa
tan G7” tại dinh Thống Nhất vào ngày 23/11/2003 đã thu hút hàng nghìn lượt người tham
gia và ghi dấu ấn bằng cuộc thử mù bình chọn trực tiếp sản phẩm cà phê hòa tan ưa thích
nhất giữa G7 và Thương hiệu cà phê lớn trên thế giới. Kết quả có 89% người chọn G7 là
sản phẩm ưa thích nhất.
Năm 2010, Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia
trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean...
Năm 2012, Thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất. Cà
phê Trung Nguyên là Thương hiệu số 1 tại Việt Nam với số lượng người tiêu dùng cà phê
lớn nhất. Có 11 triệu/17 triệu hộ gia đình Việt Nam mua các sản phẩm cà phê Trung
Nguyên. Phát động Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc với Ngày hội
Sáng tạo Vì khát vọng Việt thu hút hơn 50.000 người tham gia.
Năm 2013, G7 kỉ niệm 10 năm ra đời, đánh dấu mốc 3 năm dẫn đầu thị phần và
được yêu thích nhất. Hành Trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc lan tỏa rộng
khắp với cuộc thi Sáng tạo Tương lai và Ngày Hội Sáng Tạo Vì Khát Vọng Việt Lần 2
thu hút 100.000 người tham gia.

1
Năm 2016, Kỷ niệm 20 năm Hành trình Phụng sự, công bố Danh xưng, Tầm nhìn,
Sứ mạng mới. Ra mắt không gian Trung Nguyên Legend Café – The Energy Coffee That
Changes Life, trở thành chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á. Trao tặng 2 triệu cuốn
sách đổi đời trong Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho Thanh niên
Việt.
Năm 2017, Trung Nguyên Legend chính thức khai trương văn phòng đại diện tại
Thượng Hải (Trung Quốc), một trong những trung tâm thương mại, tài chính bậc nhất thế
giới. Ra mắt Mô hình E-Coffee: Hệ thống cà phê Chuyên biệt – Đặc biệt, Cà phê Năng
lượng – Cà phê Đổi đời.
2.1. Sản phẩm
★ Cà phê Trung Nguyên cao cấp
★ Cà phê chồn Weasel, cà phê chồn Legendee
★ Cà phê rang xay
★ Nhóm sản phẩm rang xay phổ thông: Khát vọng chữ I, Chinh phục chữ S,
★ House Blend
★ Nhóm sản phẩm chế phin 1, 2, 3, 4, 5
★ Nhóm sản phẩm sáng tạo 1, 2, 3, 4, 5
★ Cà phê hạt nguyên chất: Cà phê hạt Arabica, Cà phê hạt Culi Robusta.
★ Cà phê hòa tan G7 bao gồm 3in1, 2in1 (Đen đá), Hòa tan đen, Gu mạnh X2 (2in1
và 3in1), Cappuccino, Passiona và White Coffee.
★ Cà phê tươi
★ Cream đặc có đường Brothers
2.2. Hệ thống nhà máy
Nhà máy cà phê Sài Gòn (Mỹ Phước - Bình Dương) là nhà máy được Trung Nguyên
mua lại từ hợp đồng chuyển nhượng với Vinamilk vào năm 2010 với tổng vốn đầu tư hơn
17 triệu USD.
Nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên (Dĩ An - Bình Dương) Nhà máy có diện tích
3 ha. Toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao
trực tiếp từ FEA s.r.l - công ty chuyên chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hòa
tan của Ý. Nhà máy cà phê Trung Nguyên được khánh thành ngày 20/5/2005, chế biến cà
phê rang xay.
Nhà máy Bắc Giang, nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất châu Á. Nhà máy được chia
làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tập trung chế biến và đóng gói thành phẩm cà phê hòa tan
G7. Giai đoạn hai là đầu tư hệ thống công nghệ chế biến để đáp ứng sự tăng trưởng của
thị trường xuất khẩu.

2
3. Tầm nhìn sứ mệnh và giá trị cốt lõi
3.1. Chiến lược kinh doanh
Quan điểm của ông là "chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội
đi đầu", với mục tiêu đưa công ty Trung Nguyên là nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
3.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam,
giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại
Việt khám phá và chinh phục.
Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức
cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà
văn hóa Việt.
3.3. Giá trị cốt lõi
 Phát triển và bảo vệ thương hiệu
 Lấy người tiêu dùng làm tâm
 Gầy dựng thành công cùng đối tác
 Phát triển nguồn nhân lực mạnh
 Lấy hiệu quả làm nền tảng
 Góp phần xây dựng cộng đồng
 Định hướng phát triển
PHẦN 2. NHẬN DẠNG RỦI RO MÀ CÔNG TY COFFEE CÓ THỂ SẼ
GẶP PHẢI
1. Môi trường kinh kế
1.1. Rủi ro về lạm phát
Khiến giá NVL tăng lên cao gây áp lực tăng giá thành sản phẩm, giá cước vận
chuyển và chi phí logistic có thể tăng lên khiến công ty đối mặt với áp lực tăng giá bán để
bù đắp chi phí cao hơn có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.
 Nguồn: Chính sách, lãi suất của nhà nước và trên thế giới
 Hậu quả: Giá cả leo thang, doanh thu giảm
2. Môi trường vật chất
2.1. Rủi ro về thiên tai (động đất, hỏa hoạn,…):
 Một trận động đất mạnh có thể gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và cửa
hàng của Cafe Trung Nguyên

3
 Khi hạn hán có thể dẫn tới cháy rừng hoặc đồi trong đó có thể bị cháy cây cafe dẫn
tới thiếu hụt về nguồn cafe và gây thiệt hại về rừng
 Nguồn: Do khí hậu và địa chấn biến đổi phức tạp
 Hậu quả: Thiệt hại về của cải vật chất, con người, mùa màng
3. Môi trường chính trị
3.1. Rủi ro biến động chính trị
Thay đổi chính trị, xung đột lãnh thổ hoặc sự không ổn định chính trị có thể ảnh
hưởng đến môi trường kinh doanh và quyền sở hữu và quyền kinh doanh của Cafe Trung
Nguyên.
 Nguồn: Xung đột giữa các quốc gia trên thế giới
 Hậu quả: Thiệt hại về tài sản, các quan hệ với đối tác quốc tế, các chi phí xuất
nhập khẩu tăng
4. Môi trường pháp luật
4.1. Rủi ro về sức khỏe và an toàn
Sản phẩm cafe có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không tuân thủ các quy định
về vệ sinh và an toàn thực phẩm
 Nguồn: Do nguồn nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh
4.2. Rủi ro về bảo vệ môi trường
Nếu Cafe Trung Nguyên không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, như xả
thải gây ô nhiễm môi trường hoặc không xử lý đúng rác thải, có thể bị kiện tụng, bị phạt
và bị cấm hoạt động.
 Nguồn: Do các hoạt động sản xuất và xả khí thải của công ty
 Hậu quả: Mất tiền phạt, vi phạm hành chính thậm chí là tố cáo hình sự, gây tổn
hại đến hình ảnh và thương hiệu của công ty
5. Môi trường văn hóa-xã hội
5.1. Rủi ro về vùng miền:
Tính đặc thù văn hoá và khẩu vị mỗi vùng miền có thể có văn hoá và khẩu vị ẩm
thực đặc thù riêng. Cafe Trung Nguyên cần điều chỉnh menu và phong cách phục vụ của
mình để phù hợp với sở thích và yêu cầu của khách hàng địa phương
 Nguồn: do sự thiếu hiểu biết về thị trường của Trung Nguyên và khả năng quản lý
- điều hành chưa hiệu quả
 Hậu quả: Kinh doanh thua lỗ

4
5.2. Rủi ro về thương hiệu
Một vụ bê bối hoặc tin đồn xấu có thể gây tổn hại đáng kể đến uy tín của thương
hiệu Cafe Trung Nguyên.
 Nguồn: Từ các lãnh đạo, nhân viên trong công ty
 Hậu quả: Khách hàng quay lưng vì mất lòng tin, thiệt hại danh tiếng, mất đi lợi
thế cạnh tranh, lợi nhuận giảm thậm chí có thể phá sản.
6. Môi trường hoạt động
6.1. Rủi ro đối thủ cạnh tranh
Thị trường cafe cạnh tranh khốc liệt, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu cà phê
trong nước lẫn ngoài nước làm cho thị trường cafe bị chia nhỏ
 Nguồn: Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt và mang tính sống
còn.
 Hậu quả: thị phần trên thị trường cà phê bị chia nhỏ
6.2. Rủi ro nhượng quyền
★ Tuy mang đến nguồn lợi nhuận, cơ hội lớn cho Trung Nguyên nhưng cũng có
những thách thức như khó khăn trong việc duy trì chất lượng, không kiểm soát được
quy trình sản xuất, chế biến và phục vụ có thể dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng và
trải nghiệm khách hàng giữa các cửa hàng.
★ Sức cạnh tranh không cao so với các sản phẩm nội địa đối với hàng xuất khẩu.
★ Nếu các đối tác không tuân thủ đúng các quy định và tiêu chuẩn của thương hiệu,
có thể xảy ra mất kiểm soát về hình ảnh thương hiệu và gây thiệt hại đến danh tiếng
của Café Trung Nguyên.
 Nguồn: Các thị trường xuất khẩu của Trung Nguyên gồm Singapo, Trung Quốc,…
 Hậu quả: Ảnh hưởng tới uy tín của cà phê Trung Nguyên nói riêng và cà phê Việt
nói chung. Thị phần chưa cao, sản phẩm chưa mang lại nhiều dấu ấn cho khách
hàng.
6.3. Rủi ro cung ứng nguyên liệu
Cafe Trung Nguyên phụ thuộc vào nguồn cung cấp cà phê. Nếu có sự gián đoạn
trong chuỗi cung ứng hoặc thay đổi trong chất lượng nguyên liệu, sản xuất cafe có thể bị
ảnh hưởng.
 Nguồn: do Trung Nguyên chưa có hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả dẫn
đến thiếu hụt nguyên liệu, gián đoạn sản xuất
 Hậu quả: Mất dần thị trường vào tay các đối thủ với chiêu thức tranh dành thị
trường diễn ra sôi nỗi và đa dạng.
Nhận dạng rủi ro bằng phương pháp thiết lập bảng kê và phân tích tổn thất.

5
CHƯƠNG 3. ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ RỦI RO
1. Đánh giá rủi ro
 Sử dụng phương pháp quan sát xác xuất để đo lường tần số tổn thất
CẤP ĐỘ TẦN SỐ MỨC ĐỘ TỔN THẤT

1 Hiếm khi Rất thấp

2 Ít khi Thấp

3 Có thể xảy ra Trung bình

4 Thường xảy ra Cao

5 Gần như chắc chắn xảy ra Rất cao

 Sau khi đã thực hiện đo lường tần số tổn thất và đã biết được tần suất của các rủi ro
cóthể xảy ra, ta cần xác định thêm mức độ nghiêm trọng của những tổn thất này và
thể hiện cả tần suất lẫn mức độ nghiêm trọng của các tổn thất qua phương pháp
phân cấp các yếu tố.

BẢNG 1. PHÂN CÁC YẾU TỐ

6
BẢNG 2. PHÂN CẤP CÁC YẾU TỐ
Ô SỐ DIỄN TẢ

diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng thấp; những rủi ro này ít khi
1
gây ra tổn thất, và nếu tổn thất có xảy ra cũng tương đối thấp

diễn tả các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng cao; tổn thất ít khi xảy ra
2
nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng.

diễn tả các rủi ro có tần số cao và độ nghiêm trọng thấp; tổn thất thường xảy ra
3
nhưng từng tổn thất thì tương đối thấp

diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng đều cao; tổn thất xảy ra thường
4
xuyên và mỗi lần xảy ra đều nghiêm trọng

BẢNG 3. ĐO LƯỜNG CÁC NGUỒN RỦI RO


MỨC
ĐỘ TẦN
STT RỦI RO NGUỒN RỦI RO SỐ Ô
TỔN SUẤT
THẤT
Rủi ro về Chính sách, lãi suất của nhà nước và
1 4 1 2
lạm phát trên thế giới

Rủi ro về Do khí hậu và địa chấn biến đổi phức


2 4 2 2
thiên tai tạp

Rủi ro biến
Xung đột giữa các quốc gia trên thế
3 động chính 5 1 2
giới
trị

Rủi ro về Do nguồn nguyên liệu không đảm bảo


4 sức khỏe và vệ sinh 2 3 3
an toàn

7
Rủi ro về
Do các hoạt động sản xuất và xả khí
5 bảo vệ môi 3 1 2
thải của công ty
trường
do sự thiếu hiểu biết về thị trường và
Rủi ro về
6 khả năng quản lý - điều hành chưa hiệu 5 2 2
vùng miền
quả
Rủi ro về Từ các lãnh đạo, nhân viên trong công
7 3 1 4
thương hiệu ty
Rủi ro đối
Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh
8 thủ cạnh 5 5 4
tranh khốc liệt và mang tính sống còn.
tranh
Rủi ro
Các thị trường xuất khẩu của Trung
9 nhượng 4 4 4
Nguyên gồm Singapo, Trung Quốc,…
quyền
Rủi ro cung chưa có hệ thống quản lý chuỗi cung
10 ứng nguyên ứng hiệu quả dẫn đến thiếu hụt nguyên 2 5 3
liệu liệu, gián đoạn sản xuất

2. Sắp xếp thứ tự ưu tiên của rủi ro


 Có 3 rủi ro ở mức cao nhất mỗi lần xảy ra đều nghiêm trọng là : rủi ro thương hiệu,
rủi do cạnh tranh đối thủ, rủi ro nhượng quyền
 Có 5 rủi ro tuy tần số ít nhưng xảy ra thì nghiêm trọng là: Rủi ro về lạm phát, Rủi
ro về thiên tai, Rủi ro biến động chính trị, Rủi ro về bảo vệ môi trường, Rủi ro về vùng
miền
 Có 2 rủi ro tuy tần suất cao nhưng thiệt hại tương đối thấp mỗi lần xảy ra là: Rủi ro
về sức khỏe và an toàn, Rủi ro cung ứng nguyên liệu

8
CHƯƠNG 4. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT
1. Rủi ro về lạm phát
Kiểm soát chi phí sản xuất và hoạt động của công ty để đối phó với tác động của
lạm phát. Tối ưu hóa quá trình sản xuất, quản lý nguồn lực một cách hiệu quả và tìm
kiếm các nguồn cung ứng có giá cả hợp lý.
Nếu tăng giá thành không thể tránh được, công ty có thể xem xét điều chỉnh giá
bán sản phẩm. Tuy nhiên, cần cân nhắc tác động của việc tăng giá lên khách hàng và sự
cạnh tranh trên thị trường
2. Rủi ro về thiên tai
Xây dựng các biện pháp bền vững để giảm tác động của hoạt động kinh doanh đến
môi trường, hỗ trợ các nông dân áp dụng phương pháp canh tác bền vững
Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố,
đào tạo nhân viên về ứng phó với các sự cố thiên tai
3. Rủi ro biến động chính trị
Theo dõi và đánh giá tình hình chính trị và an ninh trong khu vực hoạt động của
mình.
Thiết lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với tình huống chiến tranh và biểu tình.
Theo dõi các cảnh báo và thông tin từcác nguồn tin đáng tin cậy như cơ quan chính
phủ, tổ chức quốc tế và các phương tiện truyền thông để cập nhật về tình hình an ninh
và chính trị.
4. Rủi ro về sức khỏe và an toàn
Tìm kiếm và sử dụng các nguồn cung cấp cà phê bền vững, như cà phê hữu cơ
hoặc cà phê được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê bền vững.
Đào tạo nhân viên về vệ sinh và an toàn thực phẩm, kiểm tra định kỳ và duy trì các
tiêu chuẩn vệ sinh .
5. Rủi ro về bảo vệ môi trường
Thiết lập chính sách và quy trình quản lý môi trường để đảm bảo tuân thủ các tiêu
chuẩn bảo vệ môi trường.
Áp dụng các biện pháp quản lý chất thải, bao gồm tái chế, tái sử dụng và xử lý chất
thải một cách hiệu quả
6. Rủi ro về vùng miền
Theo dõi thị trường và nghiên cứu để hiểu thị hiếu của khách hàng và xu hướng
tiêu dùng.

9
Nghiên cứu kĩ khi muốn thâm nhập vào vùng miền địa phương bất kì để nắm bắt
được khẩu vị của mỗi nơi để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, tạo sự khác biệt
và tăng cường cạnh tranh
7. Rủi ro về thương hiệu
Xây dựng một chiến lược quản lý thương hiệu bền vững, tăng cường quan hệ công
chúng và tạo mối liên kết với khách hàng
8. Rủi ro đối thủ cạnh tranh
Không ngừng nâng cao và tiếp tục cải tiến về chất lượng lẫn giá cả của sản phẩm,
có những chính sách ưu đãi, Marketing để thu hút người tiêu dùng
9. Rủi ro nhượng quyền
Lựa chọn đối tác nhượng quyền đáng tin cậy và có kinh nghiệm trong ngành công
nghiệp cà phê.
Thiết lập hợp đồng nhượng quyền rõ ràng và cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy
trình sản xuất, chế biến và phục vụ. Định rõ các điều khoản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
và quyền lợi của Cafe Trung Nguyên trong hợp đồng nhượng quyền.
Thường xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động của cácđối tác nhượng quyền để
đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn.
10. Rủi ro cung ứng nguyên liệu
Đa dạng hóa nguồn cung cấp đảm bảo rằng công ty không phụ thuộc quá nhiều vào
một nguồn cung cấp duy nhất.
Mở rộng mạng lưới cung ứng và tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy sẽ giúp
giảm thiểu rủi ro khi có sự cố xảy ra với một nguồn cung cấp

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.studocu.com/en-us/document/truong-dai-hoc-kinh-te-luat-dai-hoc-
quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh/quan-tri-rui-ro/123doc-bai-tieu-luan-quan-tri-rui-
ro-cong-ty-cafetrung-nguyen/78214864?shared=a
2. https://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-rui-ro-ve-van-hoa-cua-ca-phe-trung-nguyen-
o-thi-truong-trung-quoc-17076/
3. https://www.studocu.com/en-us/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-
marketing/quan-tri-rui-ro/ly-thuyet-quan-tri-rui-ro/79271129
4. https://vnexpress.net/loi-nhuan-trung-nguyen-giam-50-3936279.html
5. https://trungnguyenlegend.com/
6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Nguy%C3%AAn_(c%C3%B4ng_ty)

11

You might also like