You are on page 1of 19

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


-----***-----

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA CÔNG TY HÀNG KHÔNG
VIETNAM AIRLINES

Mã lớp học phần: 010100012101

Giảng viên hướng dẫn: PHẠM HỮU HÀ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Ngọc Nhung

MSSV: 2153410047
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN...........................................................2


1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP...............2
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................2
1.3 Ngành nghề kinh doanh:..................................................................................3
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA VIETNAM AIRLINES...................4
1. Rủi ro do đại dịch COVID-19.......................................................................4
2. Rủi ro phá sản khi đối mặt với nợ lớn...........................................................6
3. Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh...................................................................7
4. Rủi ro biến động giá dầu:..............................................................................8
5. Rủi ro hoãn giờ bay.......................................................................................9
6. Rủi ro yếu tố tự nhiên.................................................................................10
7. Rủi ro về chính trị.......................................................................................11
8. Rủi ro về an ninh.........................................................................................12
9. Rủi ro về nhân viên.....................................................................................12
10. Rủi ro về khách hàng..................................................................................13
LỜI KẾT................................................................................................................15
LỜI MỞ ĐẦU
Thời kỳ Việt Nam ký kết hiệp định mở cửa bầu trời, các hàng hãng không nước
ngoài ráo riết chuẩn bị cho sự bùng nổ về giao thông ngành hàng không. Chúng ta
phải đối mặt với những thử thách và rủi ro không thể lường trước được. Tổng công ty
hàng không Việt Nam (VNA) vẫn còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm và sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế này.

Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu rủi ro và hạn chế tác động tiêu cực của nó là điều có
thể làm được và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ
hữu hiệu của Nhà nước.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là một trong những nguy cơ lớn nhất của doanh
nghiệp nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng, bên cạnh sự sụt giảm về thị
phần trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay. Rủi ro là điều không ai mong đợi
nhưng phải chấp nhận “sống chung”. Xuất phát từ thực tế trên, em xin chọn đề tài
tiểu luận: “Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt
Nam” để phần nào tìm ra những giải pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại
do rủi ro gây ra.

Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy góp ý
để đề tài được hoàn thiện hơn.

1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP

Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia Việt Nam, trực thuộc Tổng công ty
Hàngkhông Việt Nam và được thành lập tháng 4 năm 1993.

Hiện nay, Vietnam Airlines là một tập đoàn bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines
vàVASCO, dưới sự quản lý của một hội đồng do Thủ tướng Việt Nam chỉ định. Trụ sở
chính được đặt tại 02 sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Giữ vai trò chủ lực trong giao thông hàng không Việt Nam, trải qua hơn 20 năm không
ngừng phát triển, Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế là một Hãng hàng không quốc gia
có quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực, khi hãng này liên tục được nhận
những giải thưởng vinh dự và là một trong 10 hãng hàng không truyền thống được gắn 4 sao
trở lên tạikhu vực Châu Á.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng hàng không quốc
gia Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành.
 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt trội về
chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay.

2
 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu
chương trình hiện đại hóa đội bay.
 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA.
 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam.
 04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015.
 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán
UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị
trường.
 11/2022: Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ VIII đã trao
giải Nhì cho tác phẩm phim hướng dẫn an toàn bay “Âm vang đồng điệu” và giải
Khuyến khích MV “Nhanh lên nhé” của Vietnam Airlines trong hạng mục video clip.
 12/2022: Ra mắt thẻ hội viên Million Miler với các cải tiến về dịch vụ dành riêng cho
khách hàng triệu dặm.

1.3 Ngành nghề kinh doanh:

 Vận tải hành khách và hàng hóa hàng không


 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không.
 Hoạt động hàng không chung như: bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, sửa chữa
bảo dưỡng đường điện cao thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường.
 Cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bán hàng miễn thuế tại khu cách ly
ở cửa khẩu quốc tế sân bay, trên tàu bay và các tỉnh, thành phố.
 Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất

3
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA VIETNAM AIRLINES

1. Rủi ro do đại dịch COVID-19


 Việt Nam là một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
thế giới, cao hơn tốc độ trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo đánh
giá của IATA. Trước Covid-19, thị trường hàng không Việt Nam đạt tốc độ tăng
trưởng trung bình 16%/năm giai đoạn 2016 - 2019, trong đó riêng giai đoạn 2016 -
2017 đạt trên 20%/năm. Theo Hội đồng Sân bay Quốc tế, Việt Nam sẽ là quốc gia tăng
trưởng hành khách nhanh nhất trong giai đoạn 2018-2040, xếp trên Ấn Độ, Trung
Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines, Indonesia và Malaysia.
 Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động của ngành hàng không bị ảnh
hưởng nặng nề từ năm 2020 đến nay.
 Đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, với hơn 100 máy bay tạm dừng
khai thác, trong đó có 15 chiếc Boeing 787 và 14 chiếc A350, mỗi tháng, tiền thuê một
chiếc máy bay loại này là khoảng 1 triệu USD; Như vậy, với riêng đội máy bay này,
mỗi tháng Vietnam Airlines phải chi gần 30 triệu USD. Ngoài ra, Vietnam Airlines
còn 76 máy bay A321, tiền thuê mỗi chiếc trung bình trên thị trường khoảng 300 nghìn
USD/tháng.
 Bên cạnh đó, để vận hành trong mùa dịch, các hãng hàng không cũng phải chi thêm
các khoản chi phí cho quy trình khử trùng máy bay với nhiều cấp độ. Theo thông tin từ
Vietnam Airlines, hãng phải chịu chi phí khử trùng, vệ sinh máy bay trước mỗi chuyến
với mức giá 3,2 triệu đồng/chiếc A321 và 6 triệu đồng/chiếc B787. Theo Báo cáo của
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ cập nhật ảnh
hưởng của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của 19 tập đoàn, tổng
công ty cho biết, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) là đơn vị
chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.
 Đo lường rủi ro:

4
Rủi ro do đại dịch COVID-19: mức độ tổn thất cao, tần suất xảy ra thấp => ô số 2
 Biện pháp kiểm soát:
Tái cơ cấu doanh nghiệp
 Phương án tái cơ cấu doanh nghiệp là giải pháp trọng tâm của Vietnam Airlines, được
thực hiện trong nhiều lĩnh vực như tài chính, tổ chức nhân lực, nguồn vốn và tài sản.
Việc tái cơ cấu không chỉ để ứng phó với giai đoạn COVID-19 mà còn giúp Vietnam
Airlines thích nghi với những biến động của môi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh và nhanh chóng phục hồi, phát triển sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
 Tái cơ cấu tài chính tập trung vào các giải pháp cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh,
tận dụng mọi cơ hội để tăng doanh thu, giảm chi phí. Các giải pháp nổi bật là đẩy
mạnh vận tải hàng hóa và bay hồi hương để tăng thu, đồng thời cắt giảm, tiết kiệm chi
phí trong ngắn hạn và tối ưu hóa cấu trúc chi phí với mục tiêu tiếp tục giảm chi trong
giai đoạn sau đại dịch.
Xây dựng và hoàn thiện dịch vụ hàng không an toàn
 Ngay từ năm 2020 khi dịch bệnh mới bùng phát, Vietnam Airlines đã cùng Tổng cục
Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các công ty, tổ chức trong ngành lữ hành, du lịch,
hàng không và các địa phương xây dựng bộ tiêu chí tạo ra các gói sản phẩm du lịch an
toàn, tạo thành liên minh để triển khai kịp thời các sản phẩm phục vụ nhu cầu của
khách hàng sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt.
Linh hoạt điều chỉnh hoạt động, không ngừng tìm kiếm cơ hội khôi phục và phát triển
 Đối với hoạt động khai thác bay, Vietnam Airlines luôn bám sát diễn biến dịch bệnh
và thị trường, linh hoạt điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với quy mô
thị trường. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát và được sự cho phép của các cơ quan
5
quản lý, Vietnam Airline đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội phối hợp cùng ngành du lịch,
lữ hành để khôi phục hoạt động và kích cầu thị trường.
2. Rủi ro phá sản khi đối mặt với nợ lớn
 Ở thời điểm 30-9-2023, nợ phải trả của Vietnam Airlines đã vượt mức 74.000 tỉ đồng,
vốn chủ sở hữu âm 13.950 tỉ đồng.
 Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2022 thể hiện Vietnam Airlines có quan hệ tín dụng
với nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn
được cấp bởi hầu hết các tổ chức tín dụng trong nước.
 Cụ thể, vào thời điểm cuối năm 2022, Vietnam Airlines vay ngắn hạn lớn tại nhiều nhà
băng gồm Vietcombank (2.466 tỉ đồng), SeABank (1.999 tỉ đồng), MSB (1.414 tỉ
đồng) và các ngân hàng khác như SHB, MBB, BIDV, VietinBank…
 Về dài hạn, Vietnam Airlines có khoản vay dài hạn 6.329 tỉ đồng và nợ thuê tài chính
dài hạn 12.800 tỉ đồng. Trong đó có khoản nợ vay dài hạn được cấp tín dụng bởi
Vietcombank (khoản vay hợp vốn của 3 ngân hàng trong nước do Vietcombank làm
đầu mối cấp tín dụng), BIDV…
 Còn nợ thuê tài chính dài hạn phần lớn được cấp từ Tập đoàn ING (6.964 tỉ đồng),
Ngân hàng Citibank (3.076 tỉ đồng) và Ngân hàng MUFG (1.237 tỉ đồng). Ngoài ra
còn có HSBC và một số bên khác.
 Đo lường rủi ro:

Rủi ro phá sản khi đối mặt với nợ lớn: mức tổn thất cao, tần suất cao => ô số 2

 Biện pháp kiểm soát:


 Quốc hội có nghị quyết thì Thủ tướng sẽ có quyết định triển khai các giải pháp hỗ trợ
VNA.
 Quyết định của Thủ tướng sẽ quy định cụ thể về lãi suất và thời hạn cho VNA vay là
bao nhiêu. Sau khi có quyết định của Thủ tướng, các ngân hàng thương mại sẽ cho
VNA vay, VNA vay của các ngân hàng thương mại bao nhiêu thì Ngân hàng Nhà
nước sẽ cho các ngân hàng thương mại vay tái cấp vốn bấy nhiêu.
 Theo nghị quyết của Chính phủ đưa ra ban đầu, lãi suất tái cấp vốn mà Ngân hàng Nhà
nước cho các ngân hàng thương mại để cho VNA vay là 0%/năm.

6
 Về quy mô khoản vay tái cấp vốn như dự kiến trước đây là 4.000 tỉ đồng trong thời
hạn 3 năm và gia hạn không quá 2 lần. Các ngân hàng thương mại nếu có tiềm lực thì
có thể kéo dài thời gian cho vay ưu đãi đối với VNA.

3. Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh

 Hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air cũng đang liên tục tấn công vào những thị trường
thếmạnh của Vietnam Airlines. Sau khi áp đảo hoàn toàn Jetstar trong phân khúc
hàngkhông giá rẻ, những năm gần đây, Vietjet Air chú trọng mở rộng các đường bay
quốc tế, tập chung chủ yếu vào khu vực Đông Á. Theo thống kê hiện tại số đường bay
quốc tếcũng tăng lên 66 đường, chiếm gần 2/3 tổng số đường bay của hãng.
 Mặc dù thị phần vẫn đang dẫn đầu, nhưng trước những rủi ro trên Vietnam Airlines
vẫncó nguy cơ bị Bamboo Airways vượt mặt, khi hãng này đã và đang giành được thị
phầntừ các hãng hàng không lớn với các đường bay mới. Hiện tại, Bamboo Airways
đangthực hiện kế hoạch sẽ tăng gấp đôi số tuyến bay trong nước, qua đó thâm nhập
hoàn toànmạng lưới tuyến bay nội địa.
 Sắp tới, khi các hiệp định “mở cửa bầu trời” được thực hiện, các hãng hàng không
nướcngoài như: Tiger Airways – Singapore, Jetstar Asia – Singapore, Nok Air - Thái
Lan, …sẽ ồ ạt tiến vào thị trường tiềm năng là Việt Nam với trên 90 triệu dân, điều
này khiếncạnh trạnh trong ngành hàng không sẽ ngày càng trở nên gay gắt.

 Đo lường rủi ro:

Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh: mức độ tổn thất thấp, tần số cao => ô số 3.

7
 Biện pháp kiểm soát:
 Thường xuyên theo dõi và phân tích tình hình cạnh tranh: Vietnam Airlines cần nắm
bắt được tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, bao gồm các yếu tố như: quy
mô, thị phần, chiến lược kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, giá cả, ... Từ đó, có thể đánh
giá được sức mạnh của đối thủ và đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp.
 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: Vietnam Airlines cần tập trung nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Điều này sẽ
giúp Vietnam Airlines giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.
 Đổi mới sáng tạo: Vietnam Airlines cần đổi mới sáng tạo, không ngừng nghiên cứu và
phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này sẽ giúp
Vietnam Airlines tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
 Mở rộng thị trường: Vietnam Airlines cần mở rộng thị trường, khai thác các thị trường
tiềm năng, đặc biệt là các thị trường quốc tế. Điều này sẽ giúp Vietnam Airlines tăng
thị phần và doanh thu.
4. Rủi ro biến động giá dầu:
 Các cuộc cạnh tranh là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới sự biến động tăng
mạnh của giá dầu làm cho dầu trở nên kham hiếm trên thị trường, điển hình là cuộc
xungđột của Ukraine và Nga thêm vào đó chính sách đánh thuế gây hiệu ứng nhà kính
ở EUvà Úc, các đợt Audit bất thường của EU và Úc đối với máy bay và phi hành đoàn
củaVietnam Airlines.
 Kể từ khi xung đột giữa Nga - Ukraine xảy ra từ cuối tháng 2/2022, giá dầu thô
tăngđột biến, thậm chí có lúc đã lên tới 138 USD/thùng. Một số nhà phân tích dự báo,
giádầu thô sẽ nhanh chóng đạt ngưỡng 150 USD/thùng. Trong trường hợp này, giá
nhiênliệu bay Jet A1 sẽ tăng lên đến 160 USD/thùng và không loại trừ kịch bản xấu
nhất là giá có thể vọt lên 200 USD/thùng.
 Việc giá nhiên liệu Jet A1 trung bình tháng 3/2021 đạt trên 130 USD/thùng đangkhiến
chi phí nhiên liệu của Tổng công ty tăng mạnh. Nếu giá nhiên liệu bay duy trì ởmức
130 USD/thùng cho cả năm 2022, thì chi phí ước tính của Vietnam Airlines sẽ
tăngthêm khoảng 5.700 tỷ đồng. Còn nếu giá dầu Jet A1 tăng lên khoảng 160
USD/thùng, thìchi phí tăng thêm của Vietnam Airlines sẽ ở mức 9.100 tỷ đồng.

8
 Quy định về giá trần cũng đang là một rào cản lớn do giá nhiên liệu tăng cao đẩy chi
phí tăng theo, nhưng doanh thu của các hãng bay lại không được bù đắp từ việc tăng
giá vé.
 Đo lường rủi ro:

Rủi ro biến động giá dầu: mức độ tổn thất thấp, tần số cao => ô số 3

 Biện pháp kiểm soát:


 Giảm thiểu rủi ro biến động giá dầu bằng cách tăng cường hiệu quả sử dụng nhiên liệu,
thực hiện thông qua việc áp dụng các công nghệ mới, nâng cao trình độ đào tạo của
đội ngũ phi công và kỹ thuật viên, ...
 Thay đổi chiến lược kinh doanh để giảm thiểu rủi ro biến động giá dầu.
5. Rủi ro hoãn giờ bay

Những trường hợp tiêu biểu thông báo hoãn/huỷ hay chuyến của Vietnam Airlines

 Vietnam Airlines (VNA) thông báo do ảnh hưởng của cơn bão có tên quốc tế là
Prapiroon tại khu vực bán đảo Triều Tiên, để đảm bảo an toàn, Hãng dự kiến điều
chỉnh kế hoạch khai thác các chuyến bay đến/đi từ các sân bay Busan (Hàn Quốc) và
Fukuoka (Nhật Bản) trong ngày 3/7/2018.
 29/04/2016, Vietnam Airlines đã hoãn chuyến bay 80 phút, lắp ráp cáng trên máy bay
để chuyển 1 bệnh nhân người Hàn đang bị thương nguy cấp tại Myanmar về Hà Nội
một cách an toàn khi hầu hết các hãng bay từ chối tiếp nhận.
 13/04/2017, Vietnam Airlines đã bố trí máy bay khác cho toàn bộ hành khách đi từ Sài
Gòn -Thanh Hóa khi đội phụ trách kỹ thuật máy bay phát hiện trục trặc kỹ thuật hệ
thống điều khiển. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách, hãng đã tổ chức kiểm
tra kỹ lưỡng và khắc phục kỹ thuật.
 25/12/2017, Vietnam Airlines dừng khai thác các chuyến bay trong khung giờ từ
12h40 - 20h30 trên các đường bay giữa Hà Nội - TP.HCM - Phú Quốc và bố trí cho
hành khách bay vào ngày 26/12 do ảnh hưởng của siêu bão Tembin.
 Đo lường rủi ro:

Rủi ro hoãn giờ bay: mức độ tổn thất thấp, tần số cao => ô số 3

 Biện pháp kiểm soát:

9
 Xây dựng phương án rút ngắn thời gian ground time (thời gian tính từ lúc máy bay hạ
cánh trả khách cho tới khi chuẩn bị sẵn sàng để đón chuyến tiếp theo), tập trung thực
hiện công tác kỹ thuật, bảo dưỡng tàu bay vào ban đêm, hạn chế dừng tàu vào ngày
khai thác trừ các trường hợp bắt buộc, đảm bảo đủ số lượng tàu dự bị tại sân bay Nội
Bài và Tân Sơn Nhất, xếp hành trình bay phi công, tiếp viên hạn chế phải đổi tàu bay
tại các sân bay địa phương…
 Nếu hành khách đã sở hữu vé máy bay hoặc được xác nhận có chỗ ngồi trên chuyến
bay, khi chuyến bay bị trễ, hoãn hoặc hủy chuyến, hành khách sẽ được hưởng các
chính sách bồi thường từ hãng hàng không mà hành khách mua vé.
 Trường hợp chậm, hoãn và hủy chuyến bay xuất phát từ lý do chủ quan của hãng thì
hãng có trách nhiệm phải thông báo lý do, bồi thường bằng tiền, dịch vụ tương đương
hoặc lợi ích vật chất khác theo đúng quy định của pháp luật. Mức bồi thường cụ thể
như: bồi thưởng bằng dịch vụ hoặc bồi thưởng bằng tiền.
6. Rủi ro yếu tố tự nhiên
 Thiệt hại trực tiếp liên quan tới các vụ việc có yếu tố tự nhiên đứng hàng thứ hai trong
số các thiệt hại gây ra đối với các hãng hàng không. Theo thống kê trong năm 2022,
chi phí sửa chữa dành riêng cho các vụ chim va xảy ra đối với tàu bay của Vietnam
Airlines là con số tương đối lớn. Chương trình quản lý rủi ro các yếu tố tự nhiên là một
chương trình lớn nằm trong cam kết của Vietnam Airlines đối với hoạt động quản lý
an toàn.

10
 Theo thống kê trong năm 2022, chi phí sửa chữa dành riêng cho các vụ chim va xảy ra
đối với tàu bay của Vietnam Airlines là con số tương đối lớn.

 Qua 9 tháng đầu năm 2023, quản trị rủi ro từ các yếu tố tự nhiên bước đầu đã đạt được
kết quả khả quan cụ thể trong năm 2023, số vụ việc chim va vào tàu bay có 38 vụ,
giảm hơn 60% số vụ so với cùng kỳ năm 2022, trong đó chỉ có 2 vụ việc báo cáo Cục
HKVN. Tuy nhiên, đây mới là chỉ là số liệu qua 1 năm. Để đạt được hiệu quả thực sự,
cần có sự thay đổi đồng bộ của ngành hàng không Việt Nam.
 Đo lường rủi ro:

Rủi ro yếu tố tự nhiên: mức độ tổn thất thấp, tần số cao => ô số 3

 Biện pháp kiểm soát:


 Vietnam Airlines đã đầu tư kiên trì và quy mô lớn cho lĩnh vực an toàn và khai thác, từ
cơ sở hạ tầng hiện đại, đội tàu bay thế hệ mới, hệ thống giám sát kỹ thuật 24/7 đến
nguồn nhân lực chất lượng cao và nền tảng văn hoá an toàn vững chắc. Chương trình
quản lý rủi ro có yếu tố tự nhiên là một chương trình lớn nằm trong cam kết của
Vietnam Airlines đối với hoạt động quản lý an toàn.
 Từ tháng 11/2022, TCT đã phối hợp với Công ty PVI, Nhà tái bảo hiểm CV Star cùng
với sự tham gia của các Chuyên gia đến từ Công ty Star Consulting Service tổ chức
khảo sát chim tại sân bay và vùng lân cận của 3 sân bay lớn của Việt Nam: Nội Bài,
Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.
7. Rủi ro về chính trị

11
 Cuộc chiến giữa Nga- Ukraine ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế toàn cầu, chuỗi sản xuất,
cung ứng thế giới bị liên đới nặng nề, trong đó có ngành hàng không. Sự ảnh hưởng
này không đơn giản như việc dừng các đường bay đi/đến Nga từ Việt Nam nói riêng.
 Cục Hàng không Việt Nam (CHKVN) đã có đánh giá chi tiết về tác động của căng
thẳng Nga-Ukraine đối với lĩnh vực hàng không, gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Theo đó, chiến sự Nga-Ukraine xảy ra kéo theo việc EU, Mỹ, Anh, Canada đóng cửa
bầu trời với Nga bao gồm cả việc cất/hạ cánh và bay qua không phận các nước này;
Nga cũng có các động thái tương tự với các quốc gia này. Điều đó gây ảnh hưởng trực
tiếp lên hành khách, các hãng hàng không và làm tăng chi phí bay thậm chí của cả các
hãng hàng không không tham gia cấm vận do máy bay phải thay đổi lộ trình khai thác,
phát sinh các vấn đề bảo hiểm, thanh toán, dự phòng rủi ro…
 Đo lường rủi ro:

Rủi ro về chính trị: mức độ tổn thất cao, tần số thấp => ô số 2

 Biện pháp kiểm soát:

 Vietnam Airlines cần nắm bắt được tình hình chính trị của các quốc gia nơi hãng hoạt
động, bao gồm các yếu tố như: chính sách của chính phủ, tình hình an ninh, ... Từ đó,
có thể đánh giá được mức độ rủi ro và đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp.
8. Rủi ro về an ninh

Máy bay Vietnam Airlines bị dọa bắn khi bay từ Tokyo (Nhật Bản) về Hà Nội.

 Vào khoảng 11h10 (giờ Tokyo) ngày 05/01, chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản
nhận được một cuộc điện thoại từ một người giọng nam giới tự xưng là người Mỹ, nói
tiếng Nhật, với nội dung "Chuyến bay VN5311 tốt nhất là quay lại Narita, nếu không
sẽ bị bắn hạ khi bay qua vịnh Tokyo".
 Thời điểm đó, chuyến bay VN5311 của Vietnam Airlines với 15 thành viên tổ bay
cùng 47 hành khách từ Tokyo về Hà Nội đã cất cánh từ sân bay Narita (Tokyo, Nhật
Bản) khoảng 40 phút và chuẩn bị bay qua vịnh Tokyo.
 Được sự đồng ý của Phó thủ tướng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo
Vietnam Airlines xin phép nhà chức trách hàng không Nhật Bản chuyển hướng máy
bay hạ cánh xuống sân bay Fukuoka, Nhật Bản.

12
 Nhà chức trách và Cảnh sát sân bay Fukuoka đã lên máy bay kiểm tra, phỏng vấn tổ
bay và hành khách... Máy bay được phép được đỗ tại sân bay Fukuoka khoảng 2 giờ
để xem xét, đánh giá thông tin, cũng như sự an toàn của chuyến bay.
 Đến 18h12 (giờ Việt Nam) tối 05/01, chuyến bay VN5311 hạ cánh an toàn xuống sân
bay quốc tế Nội Bài.
 Đo lường rủi ro:

Rủi ro về an ninh: mức độ tổn thất cao, tần số thấp => ô số 2

 Biện pháp kiểm soát:


 Vietnam Airlines kịp thời triển khai quy trình ứng phó khẩn nguy an ninh để xử lý vụ
việc theo đúng quy định, bảo đảm an toàn cho chuyến bay. Được biết, theo quy trình,
thông tin chuyến bay bị đe dọa không được thông báo cho hành khách nhằm tránh tâm
lý bất an, lo sợ.
 Về phía hãng, Vietnam Airlines cũng đã kịp thời triển khai quy trình ứng phó khẩn
nguy an ninh để xử lý vụ việc theo đúng quy định, bảo đảm an toàn cho chuyến bay.
9. Rủi ro về nhân viên
 Tiếp viên phó của Vietnam Airlines buôn lậu 50 điện thoại iPhone 5S

Cuối tháng 9/2013, trên chuyến bay VN1106 từ Paris về Hà Nội, lực lượng an ninh Cảng
Hàng không Quốc tế Nội Bài phát hiện và tạm giữ 50 chiếc điện thoại iPhone 5S còn
nguyên đai nguyên kiện do tiếp viên phó của Vietnam Airlines là Bùi Ngọc Tuấn vận
chuyển trái phép qua đường hàng không.

 Cơ trưởng Vietnam Airlines buôn lậu 6kg vàng

Ngày 10/3/2015, sau khi hoàn thành chuyến bay từ Hà Nội đến sân bay quốc tế Gimhae
(Busan), cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong đã bị phát hiện
giấu 6kg (mỗi thỏi vàng là 1kg) dưới đế giày khi đi qua hệ thống máy dò kim loại của
sân bay.

 Đo lường rủi ro:

Rủi ro về nhân viên: mức độ tổn thất thấp, tần số cao => ô số 3

 Biện pháp kiểm soát:

Có chính sách đào tạo và kiểm soát nhân viên chặt chẽ.

13
10. Rủi ro về khách hàng
 Theo phản ánh của hành khách H.T.H, chị có đặt vé của VN Airlines từ Hải Phòng đi
Cam Ranh trên chuyến bay VN1581. Chuyến bay này khởi hành tại sân bay Cát Bi, từ
Hải Phòng đi Cam Ranh vào lúc 10:50 ngày 04/4. Tuy nhiên, lúc 8h30 sáng, chị H có
nhận được tin nhắn SMS thông báo lịch bay thay đổi, sẽ khởi hành vào lúc 12h45 vì lý
do thời tiết.
 02 tiếng sau, lúc 9:50 cùng ngày, tổng đài chăm sóc khách hàng của VN Airlines lại 1
lần nữa thông báo dời lịch bay xuống 16:00 và có dịch vụ xe hỗ trợ đưa khách đi Nội
Bài, xuất phát 10:30 để chuyển sang chuyến bay VN1553 từ Hà Nội đi Cam Ranh.
 Chị H bức xúc: “Việc thông báo dời lịch bay lần 1 đã ít nhiều ảnh hưởng đến công
việc của rất nhiều hành khách khi VN Airlines thông báo delay trc có 2 tiếng so với
lịch bay ban đầu. Nhưng không dừng lại ở đó, lần thông báo dời địa điểm bay lần thứ 2
và có xe hỗ trợ hành khách lên sân bay Nội Bay xuất phát lúc 10:30 trong khi 9:50
hành khách mới nhận được tin nhắn, khiên nhiều người không kịp sắp xếp để có mặt”.
 Không chỉ có vậy, đối với những người có mặt trên chuyến xe trung chuyển từ sân bay
Cát Bi lên Nội Bài cho biết, họ bị nhân viên xe yêu cầu đóng mỗi người 150.000 tiền
mặt. Mặc dù VN Airlines có nói sẽ hỗ trợ hành khách nhưng “tiền hỗ trợ vận chuyển
đường bộ” đó, sẽ thanh toán sau tại các đại lý, phòng vé.
 “Chất lượng phục vụ trên xe còn kinh khủng hơn” chị H cho biết thêm, “Họ nhồi nhét
hành khách trên xe, thâm chí nhiều người còn phải ngồi ghế nhựa ở hàng ghế giữa,
cảm giác không có chỗ mà thở khi người nọ phải ngồi sát người kia chen chúc nhau”.
 Đo lường rủi ro:

Rủi ro về khách hàng: mức độ tổn thất thấp, tần số cao => ô số 3

 Biện pháp kiểm soát:


 Xử lý khiếu nại của khách hàng

Khi giải quyết khiếu nại, nhân viên được đào tạo phải ít nhất thực hiệnđược các bước cơ
bản sau:

1. Lắng nghe, hỏi và tìm hiểu yêu cầu/ khiếu nại của khách hàng.

2. Hiểu và cảm thông với khách hàng, đặt mình ở vị trí khách hàng để hiểu khách hàng
thực sự muốn gì - không có nghĩa là đồng ý với nhữngcái sai của khách hàng (nếu có).

14
3. Giải thích những gì mình có thể làm được trong phạm vi trách nhiệmvà những gì
không làm được. Nói với khách hàng là mình hiểu họ vàmuốn giúp họ giải quyết khiếu
nại.

4. Đưa ra giải pháp phù hợp làm cho khách hàng hài lòng mà không tổnhại đến những
qui chuẩn của hãng.

5. Trao đổi kiểm tra lại với khách hàng để chắc chắn khách hàng đã hàilòng với giải
pháp mình đưa ra. Trong trường hợp khách hàng không hàilòng thì phải đưa sự việc lên
cấp trên giải quyết.

15
LỜI KẾT
Nếu không có các biện pháp quản trị rủi ro hợp lý thì sẽ luôn phải ứng phó với các rủi
ro một cách thụ động. Nếu tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh công
ty và lòng tin của khách hàng. Đặt biệt, trong giai đoạn sắp tới, khi mà hiệp định mở
cửa bầu trời được thi hành, các hãng hàng không sẽ phải cạnh tranh gay gắt. giải pháp
quản trị rủi ro có thể có nhiều cách, nhưng vẫn quan trọng nhất là nằm ở bộ máy của
Vietnam Airlines, Vietnam Airlines cần nhận thức một cách nghiêm túc những ảnh
hưởng mà rủi ro mang lại nếu không có các biện pháp kịp thời. từ đó không chỉ rủi ro
trong hoạt động kinh doanh mà các rủi ro khác cũng sẽ được giảm thiểu một cách tối
đa.

16
Tài liệu tham khảo:

1. Phan Quy Doc-SQD (2023), “Quản lý rủi ro các yếu tố tự nhiên”,


https://spirit.vietnamairlines.com/chuyen-dong-vna/quan-ly-rui-ro-cac-yeu-to-
tu-nhien.html
2. Tuấn Phùng (2020), “Vì sao phải giải cứu Vietnam Airlines?”,
https://tuoitre.vn/vi-sao-phai-giai-cuu-vietnam-airlines-
20201119080932662.htm

17

You might also like