You are on page 1of 9

2.3.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG


QUỐC GIA VIỆT NAM – VIETNAM AIRLINES

2.3.1 Mô hình PESTEL

2.3.1.1. Chính trị

Chính trị là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự phát triển nền kinh tế
của quốc gia cũng như hoạt động kinh doanh và tình hình phát triển của một doanh
nghiệp, yếu tố này thường được các doanh nghiệp đưa ra để xem xét khi họ có quyết
định đầu tư mở rộng thị trường. Ngoài ra, do tính chất ngành Hàng không khá đặc biệt
nên ngoài các chuyến bay trong nước thì các đường bay quốc tế còn bị phụ thuộc
nhiều vào chính trị của các nước khác, sự bất ổn chính trị làm các nhà đầu tư e ngại,
các hoạt động kinh tế bị giảm sút, từ đó dẫn đến nhu cầu vận tải hàng không giảm.
Chẳng hạn như tình hình an ninh tại Iraq, tại Libang, Thái Lan do an ninh và tình hình
hệ thống chính trị bất ổn nên các hãng Hàng không thường hủy các tuyến đường bay
đến các khu vực này. Có thể thấy, khi kinh doanh Hàng không ở những khu vực này
thường có mức rủi ro cao. Tuy nhiên, hiện tại tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn
định, Nhà nước chú trọng đến công bằng xã hội trong việc sản xuất kinh doanh giữa
các doanh nghiệp nên việc hoạt động trong nước đối với lĩnh vực này có thể phát triển
ổn định.

Vietnam Airlines là trong số các công ty trực thuộc sự quản lý của Chính phủ,
đây chính cũng chính là ưu thế của Vietmam Airlines do được hậu thuẫn về vốn, bảo
hộ kinh doanh, các chính sách về tài chính đặc biệt trong các thời kỳ khó khăn do tác
động của khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh và giá nguyên liệu,… Tuy nhiên, từ khi
Việt Nam hội nhập (ASEAN, APEC, WTO…) thì hệ thống pháp luật trong nước cũng
từng bước được điều chỉnh hoàn thiện, minh bạch hơn nhằm phù hợp với xu hướng
bấy giờ. Đặc biệt là luật Hàng không Quốc tế tham gia kinh doanh tại Việt Nam, điều
này sẽ làm hạn chế sự bảo hộ của Nhà nước đối với Vietnam Airlines. Theo hướng
tích cực thì đây cũng là cơ hội để Vietnam Airlines khẳng định vị thế của mình trước
những đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hàng không như: VietJet Air, Vietravel
Airlines, Bamboo Airways… Mặc khác, khi tham gia kinh doanh trong một đơn vị
hành chính doanh nghiệp cần tuân theo các thể chế luật pháp tại khu vực đó như:

- Sự ổn định thể chế chính trị, không gây xung đột hay chiến tranh sẽ là điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển của ngành hàng không dân dụng nói
chung và Việt Nam nói riêng.

- Các chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu
nhập doanh nghiệp… sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của Vietnam
Airlines.

- Các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, chính sách điều
tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng… tạo nên sự bảo vệ các ngành hàng
không dân dụng. Việt Nam đã có cơ chế thuận lợi cho tư nhân kinh doanh
hàng không, đồng thời cũng tạo điều kiện thông qua các quy định luật pháp
để các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Sự phát triển của ngành hàng không ảnh hưởng đến quá trình giao thương và tốc
độ phát triển của một nền kinh tế. Yếu tố nguồn vốn trong nước hay nước ngoài
dường như không thực sự là mối quan tâm của người tiêu dùng, điều quan trọng nhất
ở đây chính là giá vé và chất lượng dịch vụ. Đối với ngành Hàng không, các chính
sách hỗ trợ được đánh giá là giải pháp thiết thực để thúc đẩy tăng trưởng cho cả nền
kinh, do vậy ngoài được hưởng các ưu đãi như miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế,
phí, tiền thuê đất… ngành Hàng không còn được hưởng thêm một số chính sách hỗ trợ
khác như việc giảm mức thuế Bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay.

Cụ thể, Chính phủ Việt Nam bỏ đánh thuế 15% đối với nhiên liệu nhập khẩu,
đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai được xem là bước đi quan
trọng giúp cho sự phát triển của Hàng không Việt Nam. Không những vậy, thực hiện
chỉ đạo của Chính phủ, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong năm 2020,
trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, năm
2020, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
02 nghị quyết (Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 và Nghị quyết
số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020) quy định giảm 30% mức thuế Bảo vệ
môi trường đối với nhiên liệu bay (từ 3.000 đồng/lít xuống còn 2.100 đồng/lít). Tổng
thời gian giảm thuế Bảo vệ môi trường theo 02 Nghị quyết là 17 tháng (từ 01/8/2020
đến hết ngày 31/12/2021). Gần đây, để tiếp tục hỗ trợ cho ngành Hàng không phục hồi
và phát triển, trên cơ sở đánh giá hiệu quả, tác động của 02 nghị quyết nêu trên, Bộ
Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị
quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 kéo dài chính sách giảm mức thuế
Bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu liệu bay thêm một thời gian và mức giảm cũng
cao hơn nhằm góp phần hỗ trợ hơn nữa đối với ngành Hàng không. Việc giảm thuế
Bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đã đem lại hiệu ứng tích cực nhất định cho
ngành Hàng không nói chung và doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng, góp phần
giúp các doanh nghiệp vận tải hàng không giảm chi phí nhiên liệu đầu vào, duy trì
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể thấy, so với nhiều ngành sản xuất khác thì đối
với ngành Hàng không bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế,
phí, lệ phí chung như: Giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (từ 10% xuống 8%
trong năm 2022) quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; Gia hạn
thời hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thuế thu nhập doanh nghiệp...), gia hạn
tiền thuê đất hay chính sách miễn giảm một số khoản phí, lệ phí, thì ngành Hàng
không còn được hưởng thêm một số chính sách hỗ trợ khác như việc giảm mức thuế
Bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay nêu trên.

Việt Nam đang được xem là điểm đến an toàn trong khu vực, đây cũng là tín
hiệu cho biết số lượng khách du lịch và các nhà đầu tư sẽ đến tham quan, thăm dò thị
trường đầu tư, triển vọng lượng đầu tư sẽ tăng cao trong những năm tới và lượng hàng
hóa trao đổi trên các thị trường cũng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc hiện nay đang gây ra nhiều khó khăn cho Vietnam Airlines trong
trong việc xin phép bay không lưu cho các hoạt động thuê chuyến và thường lệ cho
các đường bay Trung Quốc. Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động khai
thác của Vietnam Airlines tại khu vực này. Thị trường hàng không có thể phải đối mặt
với tình trạng suy giảm do căng thẳng trên biển Đông sau sự việc Trung Quốc đặt giàn
khoan trái phép Hải Dương – 981 trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bên
cạnh đó, tình hình chính trị bất ổn đang diễn ra ở Đông Âu thời gian gần đây cũng gây
ra ảnh hưởng lớn đối với Vietnam Airlines khi giá nhiên liệu đang tăng lên.

2.3.1.2. Kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với
cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý
I năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I năm 2019. Trong đó, khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng
chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch
vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%. Về sử dụng GDP quý I năm 2022, tiêu dùng cuối
cùng tăng 4,28% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 3,22%; xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tăng 5,08%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,20%.

Số liệu thống kê về tình hình kinh tế-xã hội quý I/2022 được công bố đã mang
lại nhiều tín hiệu lạc quan và cho thấy sự hồi phục rõ nét của nền kinh tế Việt Nam.
Đây là động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đến từ sự sôi động trở lại của khu
vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đặc biệt là ngành dịch vụ. Tổng cục Thống
kê cho biết, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2022 tăng 41,4% so tháng
trước và tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ do Việt Nam đã mở cửa du lịch, khôi phục lại
nhiều đường bay quốc tế.

Tính chung quý I/2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 91.000 lượt người,
tăng 89,1% so cùng kỳ. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không chiếm tỉ lệ cao
nhất, đạt gần 90,5% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 165,2% so với cùng
kỳ, trong khi khách đến bằng đường bộ và đường biển vẫn giảm.

Cụ thể, báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công bố đầu
tháng 3/2022 dự báo, thị trường hàng không sẽ phục hồi vược mức trước khi có dịch
COVID-19 vào đầu năm 2024 với tổng số hành khách dự kiến đạt 4 tỷ lượt khách. Thị
trường nội địa sẽ phục hồi sớm hơn, ngay trong năm 2022 với mức phục hồi khoảng
93%, riêng thị trường nội địa Việt Nam phục hồi ở mức 96%.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19, việc khôi phục, củng cố sức khỏe tài chính và năng
lực cạnh tranh của các hãng hàng không là hết sức cần thiết và quá trình này tiếp tục
cần có sự đồng hành của Chính phủ.

Kinh tế phục hồi mạnh mẽ, hàng không sớm 'phá băng'

https://baochinhphu.vn/kinh-te-phuc-hoi-manh-me-hang-khong-som-pha-bang-
102220405115945969.htm
THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ I NĂM
2022

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/03/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-quy-i-nam-2022/#:~:text=T%C3%ADnh%20chung%20qu%C3%BD%20I%20n
%C4%83m%202022%2C%20kim%20ng%E1%BA%A1ch%20nh%E1%BA%ADp%20kh
%E1%BA%A9u,%2C%20t%C4%83ng%2017%2C1%25.

2.3.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

2.3.2.4 Khách hàng


Tại Việt Nam, thị trường hàng không dân dụng đang nhộn nhịp với 3 mô hình
kinh doanh chính: Hàng không truyền thống (FSC), hàng không chi phí thấp (LCC) và
hàng không hybrid. Ở bình diện giá vé, FSC bán giá cao nhất, LCC thấp nhất và
hybrid hoạt động ở khoảng giữa.
Mô hình hàng không truyền thống vốn có thế mạnh về phục vụ và dịch vụ - yếu tố
tối hậu mà cả LCC và hybrid khó có được. Song những thay đổi từ LCC và mô hình
hybrid cũng đang khiến các hãng FSC phải thích nghi bằng việc mở rộng khách hàng
tới phân khúc bình dân, bên cạnh việc nâng cấp chất lượng dịch vụ, theo một nghiên
cứu của Đại học Kinh tế Bucharest (Romania).
Tại Việt Nam, xét về chiến lược vận hành mô hình truyền thống, Vietnam Airlines
là thương hiệu đang có các sản phẩm bao phủ đa dạng phân khúc khách hàng. Bên
cạnh việc phối hợp triển khai thương hiệu kép với Jetstar Pacific Airlines để phục vụ
phân khúc giá rẻ, hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines chủ yếu tập trung vào
phát triển các dịch vụ trung và cao cấp theo tiêu chuẩn 4 sao Skytrax. Hoạt động này
nhằm tạo ra các dịch vụ khác biệt mà các đối thủ LCC và hybrid khó có được.
Khách hàng phân khúc cao cấp
Với dịch vụ 4 sao, Vietnam Airlines có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trong phân
khúc khách trung bình và cao. Đặc biệt là khách du lịch quốc tế, Thương nhân có nhu
cầu di chuyển nhiều vì công việc kinh doanh. Khách sử dụng dịch vụ bay của hãng vì
mục đích kinh doanh luôn duy trì ở mức khoảng trên dưới 30% tổng lượng khách
chuyên chở hàng năm, chỉ đứng sau tỷ lệ khách du lịch.
Xác định mục tiêu nắm giữ và mở rộng thị phần khách doanh thu trung bình và
cao và chấp nhận chi trả, Vietnam Airlines chủ động đưa ra các cải tiến về dịch vụ để
nâng cao trải nghiệm của hành khách. Những điểm mạnh được ưa chuộng của hãng
như ghế hạng thương gia có chức năng ngả hoàn toàn thành giường nằm, hay hệ thống
giải trí không dây trên máy bay.
Năm vừa qua, Vietnam Airlines tập trung phát triển các hình thức làm thủ tục
hàng không tiện lợi, vừa nâng cao trải nghiệm của hành khách, vừa giảm áp lực hạ
tầng cho sân bay. Trong đó, nổi bật là dịch vụ làm thủ tục qua điện thoại và quầy làm
thủ tục dành riêng cho gia đình có người cao tuổi, trẻ em lần đầu có mặt tại Việt Nam.
Vietnam Airlines cũng học hỏi các hãng hàng không có chất lượng dịch vụ hàng
đầu thế giới như Singapore Airlines, Air France, Etihad, Emirates… để ra mắt dịch vụ
“Chào đón và đưa dẫn ưu tiên” (Meet and Greet), đem đến cho hành khách trải
nghiệm dịch vụ mặt đất thuận tiện.
Với đối tượng khách hàng là hành khách doanh nhân, Vietnam Airlines luôn có
bản sắc riêng, bắt kịp tiêu chuẩn dịch vụ cao cấp của những hãng hàng không hàng
đầu thế giới và trở thành sự lựa chọn tối ưu của giới doanh nhân mỗi khi cần di
chuyển. Điển hình, họ quan tâm về việc Vietnam Airlines cung cấp dịch vụ kết nối
internet trên máy bay, với họ chi phí đôi khi không thành vấn đề vì quan trọng nhất là
công việc không bị gián đoạn trong vài tiếng đồng hồ trên máy bay. Trước đó,
Vietnam Airlines cũng là hãng hàng không tiên phong ứng dụng tiện ích giải trí trên
không (wireless streaming).

Hình: Tất cả các thiết bị điện tử cá nhân của hành khách đều có thể
truy cập mạng
Nguồn: https://vneconomy.vn/bi-quyet-giu-khach-doanh-nhan-bang-dich-vu-4-sao

Thấu hiểu “thời gian là vàng” đối với những người làm kinh doanh, Vietnam
Airlines xây dựng nhiều tiêu chuẩn rất cao cho hạng vé Thương gia, đảm bảo đem lại
nhiều đặc quyền cho khách doanh nhân trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ từ mặt
đất đến trên không. Đó là không gian khá riêng tư, sang trọng tại phòng chờ thương
gia với đầy đủ suất ăn và thiết bị giải trí, massage miễn phí tại các sân bay lớn trong
cả nước; được làm thủ tục check in và ra máy bay bằng cửa ưu tiên; được tiêu chuẩn
hành lý ký gửi và hành lý xách tay nhiều hơn…
Nhìn chung, trong bối cảnh người dân yêu cầu khắt khe cả về giá thành và chất
lượng dịch vụ (hãng bay uy tín, an toàn, đúng giờ, máy bay tốt, dịch vụ tốt ...)., song
vẫn sẵn sàng “chi đậm” nếu trải nghiệm xứng đáng, các hãng hàng không truyền
thống vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển dù phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc
liệt từ hybrid và LCC. Nhờ dịch vụ đầy đủ, tiện nghi, mô hình hàng không FSC với
chất lượng dịch vụ và trải nghiệm bay “đáng đồng tiền bát gạo” sẽ tiếp tục nắm giữ vị
thế riêng.
Khách hàng phân khúc bình dân
Một trong những chiến lược đảm bảo vị thế cạnh tranh của Vietnam Airlines trước
sức ép cạnh tranh ở thị trường nội địa là đa dạng hóa sản phẩm, để phục vụ mọi đối
tượng khách hàng. Theo đó, Vietnam Airlines tiếp tục phối hợp với hãng hàng không
giá rẻ Jetstar Pacific (nay đã đổi tên thành Pacific Airlines) để triển khai chiến lược
thương hiệu kép Vietnam Airlines- JPA, tăng cường năng lực cạnh tranh trong thị
phần hàng không giá rẻ.
Pacific Airlines (Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company), là hãng hàng
không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, với tiêu chí hoạt động là cung cấp vé máy bay giá
rẻ mỗi ngày. Hiện tại Vietnam Airlines nắm giữ 98% cổ phần tại Pacific Airlines. 

Hình: Hiện Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất của Pacific Airlines
Nguồn: https://www.pacific-airlines.com/hang-hang-khong-pacific-airlines

Pacific lựa chọn phân khúc dưới và cạnh tranh hãng hàng không giá rẻ khác.
khách hàng mục tiêu của Pacific Airlines là những người có nhu cầu di chuyển xa với
chi phí thấp. Họ di chuyển vì lý do gia đình, công việc hoặc đi du lịch. Bởi vì nhu cầu
tiết kiệm tiền đóng vai trò quan trọng đối với phân khúc khách hàng tiềm năng này
nên họ sẵn sàng đánh đổi các nhu cầu khác như tiện nghi, thuận tiện, được chăm sóc
chu đáo v.v . Nhóm người đông nhất có nhu cầu này là những người có mức thu nhập
trung bình và thấp. Tiềm năng của thị trường này lớn, cộng với điều kiện thị trường
giá rẻ chiếm tới 60% lượng khách đang tạo nên sự tăng trưởng nóng của kinh doanh
hàng không giá rẻ tại Việt Nam.
Ở đây Pacific Airlines có phân khúc khách hàng rất khác so với Vietnam Airlines.
Đó là những người có ít tiền, trước đây họ không hoặc rất ít sử dụng Vietnam Airlines
vì giá vé cao. 
Các đối tượng VIP
Khách VIP là những nhân vật quan trọng. Phân loại khách VIP theo quy định
phục vụ hành khách của Vietnam Airlines như sau:
Khách VIP 1: Tổng bí thư; Chủ tịch nước; phó Chủ tịch nước; Thủ tướng; phó
Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch quốc hội; phó Chủ tịch quốc hội; Ủy viên bộ chính trị;
Ủy viên Ban Bí thư và các đồng chí đã từng giữ chức vụ trên.
Khách VIP 2: Bộ trưởng/cấp tương đương Bộ trưởng; Đại biểu Quốc hội trong
nhiệm kỳ; Bí thư/Chủ tịch UBND/Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Bí thư Đảng uỷ khối ở Trung ương; Đại tướng;Ủy viên Ban chấp hành
Trung ương đảng; Chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ
Quốc hội; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Quân ủy Trung ương;
Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương; Tổng tham mưu trưởng quân đội Nhân dân
Việt Nam; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt
Khách VIP 3: Thứ trưởng/cấp tương đương Thứ trưởng; Phó Bí thư/Phó Chủ tịch
UBND/Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Phó Bí thư
Đảng uỷ khối ở Trung ương; Phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội; Phó Tổng tham
mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân
đội Nhân dân Việt Nam; Chính ủy/ Phó Chính ủy quân khu/quân chủng/bộ đội biên
phòng/cảnh sát biển/tư lệnh quân khu/quân chủng/bộ đội biên phòng/cảnh sát biển;
Thiếu tướng các lực lượng vũ trang trở lên; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại
các nước, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền các nước tại Việt Nam.

2.3.3. Môi trường nội bộ

2.3.3.4 Yếu tố tài chính kế toán


Năm 2021, khoản lỗ lũy kế của hãng hàng không quốc gia lên đến 21.978 tỷ
đồng, tương đương gần một tỷ USD. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam
Airlines) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2021. Theo đó, doanh thu
quý IV của hãng đạt hơn 9.200 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ so với cùng kỳ năm 2020,
luỹ kế cả năm doanh thu đạt 28.093 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước.
Còn lợi nhuận sau thuế quý IV/2021 của HVN lỗ 1.184 tỷ đồng, luỹ kế cả năm lỗ
13.337 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của hãng vẫn dương nhờ được Quốc hội thông qua gói giải cứu
12.000 tỷ đồng. Theo đó, công ty thực hiện đợt tăng vốn 7.961 tỷ đồng trong tháng
9/2021, riêng SCIC nộp tiền mua cổ phần khoảng 6.880 tỷ đồng. Ủy ban Quản lý vốn
Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất chiếm 55,2% vốn, tiếp đến là SCIC có 31,14% cổ
phần và Tập đoàn ANA là 5,62%.
Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt hơn 63.000 tỷ
đồng, nợ ngắn hạn 14.374 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ so với đầu năm, vay dài hạn
20.424 tỷ đồng, giảm hơn 2.400 tỷ so với đầu năm 2021
Tuy nhiên, tính đến hết tháng 11-2021, kết quả kinh doanh được đánh giá khả
quan hơn so với dự báo hồi đầu năm. Đặc biệt, nhờ giải ngân được 60% gói 12.000 tỉ
đồng vốn vay ưu đãi của chính phủ, đã kịp thời hỗ trợ thanh khoản cho Vietnam
Airlines, giúp hãng không rơi vào trạng thái mất thanh khoản.
Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đặt mục tiêu tái cơ cấu nguồn vốn thông qua
phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, huy động vốn từ bên ngoài, phát hành
trái phiếu… Trong quý 3/2021, Vietnam Airlines cũng đã hoàn thành kế hoạch phát
hành gần 800 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ và ký kết
hợp đồng vay vốn 4.000 tỷ đồng với các ngân hàng thương mại. Nhờ được bổ sung
nguồn vốn, Vietnam Airlines đã giải tỏa phần nào áp lực dòng tiền, cải thiện khả năng
thanh toán, đồng thời có thêm cơ hội để vượt qua khó khăn và tạo đà phát triển trong
tương lai.Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Tổng công ty cũng triển khai tái cơ cấu tổ
chức theo hướng tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian và tái cơ cấu đổi mới quản trị
doanh nghiệp thông qua đổi mới năng lực quản trị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và chuyển đổi số.
Bên cạnh cắt giảm chi phí, Vietnam Airlines cũng không ngừng tìm kiếm cơ hội
gia tăng doanh thu thông qua thực hiện các chuyến bay hồi hương, chở chuyên gia,
tăng cường vận chuyển hàng hóa,... Vietnam Airlines đang xây dựng trình các cấp tái
cơ cấu phục hồi năng lực tài chính. Quan điểm là dựa trên nhiều kịch bản, giả định
tình huống để đảm bảo bao quát khả năng phục hồi của thị trường, đảm bảo không lỗ
luỹ kế, âm vốn chủ sở hữu.

Vietnam Airlines đại hội cổ đông bất thường


https://nld.com.vn/kinh-te/vietnam-airlines-dai-hoi-co-dong-bat-thuong-
20211214111617885.htm#:~:text=%C3%94ng%20Tr%E1%BA%A7n%20Thanh
%20Hi%E1%BB%81n%2C%20Tr%C6%B0%E1%BB%9Fng,c%C3%A1c%20h
%C3%A3ng%20c%C5%A9ng%20t%C6%B0%C6%A1ng%20t%E1%BB%B1.

Vietnam Airlines lỗ luỹ kế gần một tỷ

USD
https://vnexpress.net/vietnam-airlines-lo-luy-ke-gan-mot-ty-usd-
4446885.html#:~:text=N%C4%83m%202021%2C%20kho%E1%BA%A3n%20l
%E1%BB%97%20l%C5%A9y,IV%20v%C3%A0%20c%E1%BA%A3%20n
%C4%83m%202021.

DEADLINE - 13H NGÀY 19/4 + 7H CẢ NHÓM


HỌP CHỐT LẠI

You might also like