You are on page 1of 14

Thảo luận ktvm

1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong đại dịch covid
* Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam:
Nền kinh tế toàn cầu đã dần phục hồi trong năm 2021, nhưng vẫn đang
phải đối mặt với viễn cảnh bất định trong ngắn hạn do sự xuất hiện của các biến
chủng COVID-19 mới. Sau hai năm khủng hoảng COVID-19, quá trình phục
hồi chưa đồng đều trên toàn cầu vẫn đang diễn ra, nhưng động lực đã yếu đi bởi
nhiều bất định và rủi ro khác nhau. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, nền
kinh tế toàn cầu năm 2022 được dự báo tăng trưởng 4,2%; tốc độ tăng trưởng
GDP của Việt Nam sẽ ở mức 5,5%.
https://dangcongsan.vn/kinh-te/kinh-te-viet-nam-va-trien-vong-trong-boi-canh-
dai-dich-602523.html
Qua 35 năm đổi mới (1986 - 2020), nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức dương, có nhiều năm tăng
trưởng đạt mức cao trên dưới 8%; tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993
xuống 11,3% năm 2009 và chưa đến 4% vào năm 2019; thu nhập người dân
được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân nâng cao. Tuy nhiên, trong hơn 3 thập
niên đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nhiều lần chịu tác động bởi các cú sốc bên
ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới năm 2008 và cú sốc dịch tễ vào năm 2020. Khác với 2 cú sốc
trước là về tài chính - tiền tệ, cú sốc COVID-19 lần này chưa từng có tiền lệ, tác
động mạnh mẽ lên nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta,
nhưng thể hiện tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu.
a) Đối với yếu tố cầu
Dịch bệnh COVID-19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cần
thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng
Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-
19” làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn
(Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch
bệnh và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế
suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập
khẩu từ Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019
và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm
2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020
tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc
sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng;
nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo
dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ
giảm.
+ Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch
vụ lưu trú, ăn uống giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch
lữ hành giảm tới 53,2% - đây là lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi
dịch bệnh COVID-19 và từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.
Đối với cầu đầu tư, 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,4% so
với cùng kỳ năm trước - mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020, trong
đó khu vực nhà nước tăng 7,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 4,6% và khu vực
FDI giảm 3,8%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư toàn xã hội tăng
10,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nhà nước tăng 3%, khu vực
ngoài nhà nước tăng 16,4% và khu vực FDI tăng 9,7%. Như vậy, nhu cầu đầu tư
của 2 khu vực: khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm trong 6 tháng
đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư khu vực FDI giảm mạnh
nhất, từ tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm 2019 xuống tăng trưởng âm 3,8% so
với cùng kỳ năm 2020; tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước sụt
giảm từ 16,4% 6 tháng đầu năm 2019 xuống còn 7,4% năm so với cùng kỳ năm
2020. Tuy nhiên, điểm sáng duy nhất là vốn đầu tư của khu vực nhà nước tăng
từ 3% 6 tháng đầu năm 2019 lên 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong thời
điểm nền kinh tế gặp khó khăn và tổng cầu suy giảm, Nhà nước đã đóng vai trò
quan trọng nhằm hạn chế sự suy giảm của tổng cầu.
Đối với nhu cầu bên ngoài cũng có sự suy giảm, trong 6 tháng đầu năm 2020,
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó
khu vực kinh tế trong nước có kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 11,7%; khu
vực FDI (kể cả dầu thô) giảm 6,7%. Điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm
2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; khu
vực kinh tế trong nước tăng 10,8% và khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng 5,9%.
Như vậy, khu vực kinh tế trong nước vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu tăng
trên 10%; khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 giảm và
năm 2019 tăng, do đó làm cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế tăng vào
năm 2019 và giảm vào năm 2020. Thực trạng này cho thấy kim ngạch xuất khẩu
của nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI và đại dịch COVID-
19 tác động tiêu cực đến đầu tư và chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang tác động đến
xuất khẩu của nền kinh tế nước ta.
Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng,
đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng
trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay
chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất.
b) Đối với yếu tố cung
Đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động. Chẳng
hạn, trong ngành công nghiệp ô-tô, do linh kiện đầu vào khan hiếm cùng với
thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp sản xuất ô-tô trong nước như
Honda, Nissan, Toyota, Ford, Hyundai… phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, chỉ
đến khi thời kỳ giãn cách xã hội kết thúc và chuỗi cung ứng được kết nối trở lại,
các doanh nghiệp sản xuất ô-tô mới quay trở lại hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài
và người lao động nước ngoài chịu tác động nặng nề từ COVID-19 khi nguồn
cung lao động bị thiếu. Chi phí sử dụng lao động trong thời kỳ này cũng cao hơn
khi các doanh nghiệp phải đầu tư thêm khẩu trang, nước sát khuẩn, thực hiện
các biện pháp an toàn trong lao động để tránh lây nhiễm vi-rút
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/819611/tac-dong-
cua-dai-dich-covid-19%C2%A0va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-viet-nam-
trong-giai-doan-toi.aspx
https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=59241
* Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đại dịch covid:
Đại dịch COVID-19 nhìn chung có tác động rất tiêu cực đến doanh
nghiệp tại Việt Nam. 87,2% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần
lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực.” Chỉ 11% doanh nghiệp cho biết “không bị ảnh
hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn
tích cực”. Cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đều bị ảnh hưởng nặng nề. Trong số
các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các
doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu
nhỏ, nhỏ. Tác động của dịch Covid-19 với doanh nghiệp ở một số ngành là đặc
biệt lớn. Điều này xảy ra với doanh nghiệp tư nhân trong các ngành May mặc
(97%), Thông tin truyền thông (96%), Sản xuất thiết bị điện (94%). Doanh
nghiệp FDI trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực cao bao gồm
Bất động sản (100%), Thông tin truyền thông (97%), Nông nghiệp/thuỷ sản
(95%). Cần lưu ý rằng mỗi ngành cấp 2 nêu trên có những phân ngành nhỏ hơn
bên trong và do đó mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các phân
ngành cụ thể sẽ có những khác biệt. Về mặt địa lý, hoạt động sản xuất kinh
doanh bị ngừng trệ, suy giảm nhiều hơn với doanh nghiệp tư nhân ở các khu vực
Duyên hải miền Trung (91% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực) và các doanh
nghiệp FDI đang hoạt động tại khu vực Tây Nguyên (94% doanh nghiệp).
Những tỉnh, thành phố có tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân chịu ảnh hưởng tiêu cực
cao nhất là Đà Nẵng (98%), Kon Tum và Khánh Hoà (95%). Covid-19 tác động
đến doanh nghiệp tại Việt Nam trên nhiều phương diện. Đa số doanh nghiệp cho
biết dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là bị ảnh
hưởng về dòng tiền và ảnh hưởng tới vấn đề nhân công, người lao động của
doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn. Một số
doanh nghiệp cho biết còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác, từ giảm đơn hàng,
giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm chí huỷ dự án đang hoặc
sẽ thực hiện. Các doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch
Covid-19. Không ít doanh nghiệp gặp khó khăn do chuyên gia nước ngoài
không thể sang Việt Nam làm việc. Một số đáng kể các doanh nghiệp cũng
không thể ra nước ngoài tiến hành các hoạt động giao thương theo kế hoạch.
Nhiều trường hợp cho biết bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, thậm chí dừng
hoạt động do tình hình dịch và đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm
cầu đột ngột, dẫn tới giảm doanh thu cũng như vấp phải những rủi ro về thu hồi
nợ, mất khả năng thanh toán. Các khó khăn lớn nhất với doanh nghiệp tư nhân
trong đại dịch COVID-19 xếp theo tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lần lượt
là tiếp cận khách hàng (50%), dòng tiền (46%), lao động (38%), và chuỗi cung
ứng (33%). Dịch bệnh đã gây nên những xáo trộn nhiều nhất đối với doanh
nghiệp.
http://vibonline.com.vn/bao-cao-tac-dong-cua-dich-benh-covid-19-doi-voi-
doanh-nghiep-viet-nam-mot-phat-hien-chinh-tu-dieu-tra.html
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong 7
tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 0,8% so với cùng kỳ
năm 2020, là mức thấp so với mức tăng trung bình 8,1% giai đoạn 2016-2020,
giảm 7,2% về số lao động; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn,
ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 25,5%
so với cùng kỳ năm 2020, trong đó số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có
thời hạn tăng 23%, số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể
tăng 28,6%, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 27,4%. Về quy mô
của doanh nghiệp, bị ảnh hưởng trên diện rộng, đáng kể nhất là với các doanh
nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (hợp tác xã) bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hơn 90% hợp tác xã giảm doanh thu và lợi nhuận; lao động bị cắt giảm, nghỉ
việc không lương chiếm hơn 50% tổng số lao động. Quỹ tín dụng nhân dân gặp
khó khăn.
https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/thao-go-kho-khan-thuc-day-
phuc-hoi-kinh-te-trong-boi-canh-dai-dich-590784.html
2. Tính hiệu quả:
- Thứ nhất, bảo đảm thanh khoản trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để
các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng nguồn vốn
hỗ trợ các TCTD đẩy mạnh tín dụng. Đại dịch COVID-19 khiến nhiều hoạt
động ngưng trệ, di chuyển của người dân bị hạn chế, sản xuất, lưu thông đứt
gãy, dòng tiền gián đoạn. Giải pháp hỗ trợ thanh khoản được hầu hết các Ngân
hàng Trung ương triển khai nhằm hỗ trợ các thị trường vận hành thông suốt, duy
trì dòng tiền, hỗ trợ ngân hàng và doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán.
Tương tự, thanh khoản được duy trì dồi dào tại hệ thống các TCTD trên cơ sở
NHNN mua lượng lớn ngoại tệ, đưa tiền đồng ra thị trường, đồng thời hằng
ngày chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ
trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ. Điều này thể hiện qua việc lãi suất
liên ngân hàng - là mức lãi suất vay mượn lẫn nhau kỳ hạn ngắn giữa các TCTD
đã giảm xuống mức rất thấp trong lịch sử, khoảng từ 0,5%/năm đến 0,9%/năm
cuối tháng 9, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận
lợi để các TCTD giảm lãi suất cho vay.
- Thứ hai, ổn định lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện để mặt
bằng lãi suất cho vay và huy động của TCTD giảm. Với đặc điểm của một nền
kinh tế đang phát triển, nhu cầu vốn lớn song lại phụ thuộc nhiều vào hệ thống
ngân hàng nên việc giảm lãi suất cho vay tại Việt Nam không dễ dàng. Để kịp
thời tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp và người dân, ngay trong năm 2020 khi
dịch bệnh mới xuất hiện, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm
từ 1,5%/năm đến 2%/năm và là một trong những Ngân hàng Trung ương giảm
lãi suất mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021, NHNN giữ nguyên các mức lãi
suất thấp này, kết hợp với việc duy trì thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền
tệ. Kết quả là, đến cuối tháng 9-2021, lãi suất huy động và cho vay bằng VND
bình quân của các TCTD giảm tương ứng khoảng 0,46%/năm và 0,72%/năm so
với cuối năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020. Lãi suất
cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ
(gồm lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp vừa và
nhỏ; xuất khẩu; ứng dụng công nghệ cao) là 4,4%/năm.
- Thứ ba, bảo đảm cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu
sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng
tín dụng định hướng đối với các TCTD theo hướng tăng trưởng tín dụng đi đôi
với chất lượng. Với đặc thù thị trường tài chính phụ thuộc nhiều vào hệ thống
ngân hàng, việc điều hành tín dụng luôn cần có sự hài hòa, hợp lý. Tăng trưởng
tín dụng quá cao gây rủi ro lạm phát, song tăng trưởng tín dụng quá thấp lại có
thể ảnh hưởng đến nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở mục tiêu tăng
trưởng kinh tế 6,5% và lạm phát khoảng 4% do Quốc hội và Chính phủ đề ra,
NHNN đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 12% trong năm 2021,
có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an
toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên;
kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản,
chứng khoán, các dự án xây dựng - chuyển giao - vận hành (BOT), dự án xây
dựng - vận hành (BT) giao thông; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng tiêu
dùng; tạo  điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín
dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Trên cơ sở đó, tín dụng tăng trưởng ngay từ đầu năm và cao hơn so cùng
kỳ năm 2020, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đến cuối tháng 10-
2021, tín dụng tăng trưởng 8,72% so với cuối năm 2020, tăng 14,29% so với
cùng kỳ 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 6,71% so với cuối năm 2019 và tăng
10,24% so với cùng kỳ 2019). Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực theo hướng
tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cả 5 lĩnh vực ưu tiên có mức
tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2020, hỗ trợ tích cực
quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ,
doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ cao. Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản,
chứng khoán, tiêu dùng vẫn trong tầm kiểm soát của NHNN.
- Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao
(tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cuối năm 2020 khoảng 200% GDP), việc điều
hành tỷ giá của Việt Nam luôn phải đối mặt với những thách thức đến từ bên
ngoài như việc các nước lớn đang dần thu hẹp các gói nới lỏng tiền tệ, đồng
USD lên giá... Ngay cả đối với thị trường trong nước, yếu tố tâm lý cũng luôn
thường trực mỗi khi thị trường tài chính thế giới biến động. Trước tình hình đó,
công tác điều hành tỷ giá vẫn tiếp tục bảo đảm linh hoạt, bám sát cung cầu thị
trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Trong khi xu hướng rút
vốn khỏi các nước mới nổi và đang phát triển khiến đồng tiền của nhiều nước
trong khu vực mất giá khá lớn so với USD (USD tăng 4,65%, Baht Thái giảm
11,2%, Ringgit Malaysia giảm 2,68%, Đô-la Singapore giảm 1,95%) thì tỷ giá
VND/USD tiếp tục ổn định, đến cuối tháng 10, tỷ giá trung tâm tương đương
cuối năm trước. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp
pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
- Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách
hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các
TCTD đồng hành, sát cánh với các doanh nghiệp, người dân thông qua triển
khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, liên
tục rà soát, chỉnh sửa để các biện pháp hỗ trợ ngày càng thiết thực hơn, bao
gồm:
+ Một là, ban hành thông tư cho phép các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả
nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh
hưởng bởi đại dịch COVID-19. Với 2 lần sửa đổi và bổ sung, quy mô, phạm vi
đối tượng được áp dụng các biện pháp hỗ trợ đã được mở rộng đáng kể, thời
gian hỗ trợ cũng được kéo dài đến tháng 6-2022. Đến cuối tháng 10, đã cơ cấu
lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 330.000 khách hàng với dư nợ
540.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 1,8 triệu khách hàng với dư nợ 3,5
triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy
kế từ ngày 23-1-2020 đạt trên 7 triệu tỷ đồng cho hơn 1 triệu khách hàng.
+ Hai là, hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người
lao động. Ngân hàng nhà nước đã triển khai cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0%
và không yêu cầu tài sản bảo đảm đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho
người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc cho người lao động, khôi phục
sản xuất, kinh doanh. Hàng nghìn lượt người lao động đã được hỗ trợ trả lương
trong thời gian ngừng việc từ các gói cho vay này, theo đó đợt hỗ trợ thứ nhất
(kết thúc vào ngày 31-1-2021) có 245 đơn vị sử dụng lao động vay để trả lương
ngừng việc cho 11.276 người lao động; đợt hỗ trợ thứ hai được triển khai tích
cực kể từ tháng 7-2021, đến 25-10-2021 có 1.244 đơn vị sử dụng lao động vay
để trả lương 177.845 lượt người lao động (thời hạn kết thúc đợt hỗ trợ này là 31-
3-2022 hoặc khi số tiền giải ngân đạt 7.500 tỷ đồng).
+ Ba là, tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Vietnam
Airlines (VNA) thông qua việc NHNN tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng để các TCTD
cho VNA vay lại nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn.
+ Bốn là, tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ
thanh toán cho người dân, doanh nghiệp với tổng số phí dịch vụ thanh toán
NHNN và Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) dự kiến
giảm khoảng 1.557 tỷ đồng để hỗ trợ khó khăn do đại dịch COVID-19 trong
năm 2021. Nhờ đó, các TCTD tiếp tục thực hiện giảm, miễn phí dịch vụ thanh
toán cho khách hàng; tăng cường các ứng dụng công nghệ phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt, theo đó bên cạnh các phương thức thanh toán qua POS,
ATM, chuyển khoản, in-tơ-nét, mã QR thì từ năm 2021, NHNN tiếp tục cho
phép các ngân hàng mở tài khoản trực tuyến bằng công nghệ eKYC, trình Thủ
tướng Chính phủ cho phép thí điểm thanh toán qua tài khoản viễn thông (Mobile
Money) ...
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/
asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-va-hoat-
dong-ngan-hang-giup-kiem-soat-lam-phat-on-dinh-kinh-te-vi-mo-gop-phan-dua-
dat-nuoc-vuot-qua-kho-khan-cua-dai-dich
https://tapchinganhang.gov.vn/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-se-chia-kho-
khan-vuot-qua-thach-thuc-nhung-khong-chu-quan-voi-rui-ro-la.htm
3. Tính bất cập:
Mặt bằng lãi suất quá cao, có phần chưa được hợp lý: Huy động vốn NHTM khó
khăn, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thường căng thẳng, nhưng về tốc
độ tăng dư nợ của các NHTM vẫn cao. Có thể lý giải bởi các nguyên nhân như:
dịch vụ ngân hàng ngoài hoạt động tín dụng chưa được mở rộng và phát triển
tốt, thu lãi từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các NHTM, cơ
chế chính sách và môi trường kinh doanh nói chung lại tạo động lực và có dư
địa để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ: huy động vốn với lãi suất
cao; lãi suất cho vay không bị khống chế. (Khan Aubhik et al., 2003)
Thị trường liên ngân hàng chưa được tổ chức và kiểm soát tốt
Trong những năm trước đây, khi mà lạm phát có xu hướng tăng cao, NHNN vẫn
điều hành CSTT theo hướng tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành của
NHNN, chỉ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với VND và ngoại tệ nhằm hạn chế gia
tăng tín dụng, hút tiền từ lưu thông. (Hồng Anh, 2021)
Kỷ luật thị trường chưa được nghiêm minh, hoạt động ngân hàng còn thiếu
minh bạch
Thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào dòng vốn tài trợ từ hệ thống ngân
hàng và hiện nay đang suy giảm mạnh
-
Theo phân tích của các chuyên gia, trong thực thi chính sách còn một số bất cập.
Cụ thể, thực tế, lãi suất cho vay mặc dù đã được giảm nhưng vẫn còn ở mức cao
và cao hơn so với các nước trong khu vực. Lãi suất cho vay khách hàng là hộ
thoát nghèo và hộ cận nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) gần
tương đương lãi suất cho vay khách hàng của các ngân hàng thương mại
(NHTM).
Công cụ dự trữ bắt buộc chưa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành
linh hoạt nên chưa phát huy hiệu quả trong việc tăng khả năng cung ứng tín
dụng, giảm chi phí tín dụng, tăng khả năng tạo tiền để từ đó tác động làm giảm
mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế.
Điều hành lãi suất của NHNN chưa có tác động giảm lãi suất cho vay của các tổ
chức tín dụng. NHNN vẫn phải thông qua đầu mối Hiệp hội Ngân hàng để kêu
gọi, thuyết phục các NHTM giảm lãi suất cho vay, giảm lãi suất đối với khách
hàng.
NHNN duy trì quá lâu công cụ hành chính đó là hạn mức tín dụng, thậm chí là
thông báo kế hoạch “nhỏ giọt”, tạo ra cơ chế xin - cho của NHNN đối với
NHTM.
- Một trong những khó khăn đó là, các tổ chức tín dụng đang phải đối mặt với áp
lực nợ xấu tăng cao trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ
khi dịch bệnh tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, người
dân là khách hàng của ngân hàng.
https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/chinh-sach-tien-te-linh-hoat-theo-dien-
bien-nen-kinh-te-668468
Với việc GDP trong nửa đầu năm 2020 chỉ tăng trưởng 1,81%, và dự báo cả
năm nay chỉ tăng trưởng khoảng 3-4%, đã có một số đề xuất rằng chính sách
tiền tệ cần nới lỏng hơn nữa, theo hướng hạ thêm lãi suất điều hành và nới
“room” tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, dư địa để giảm lãi suất và nới “room”
tín dụng không nhiều và tác động của việc nới lỏng tiền tệ (nếu có) đến tăng
trưởng kinh tế cũng không lớn bởi một số lý do sau: 
Thứ nhất, về lý thuyết cũng như trên thực tế, chính sách tiền tệ chủ yếu tác động
đến lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng. Với việc lãi suất qua đêm
đang ở mức rất thấp trong lịch sử (gần 0%), còn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ
hạn 5 năm cũng đã ở mức dưới 2% vào cuối tháng 6/2020, việc giảm thêm lãi
suất ngắn hạn là khó khả thi. 
Thứ hai, do sự liên thông giữa thị trường 1 và thị trường 2 không hoàn hảo, nên
lãi suất thấp trên thị trường 2 không phải lúc nào cũng chuyển hóa thành lãi suất
thấp trên thị trường 1. Nói cách khác, lãi suất huy động trên thị trường 1 có sự
độc lập tương đối, nhất là khi các NHTM đã không còn hạn mức sử dụng vốn
ngắn hạn để cho vay dài hạn. Thời gian qua, việc lãi suất huy động và cho vay
trên thị trường 1 giảm, trên thực tế, không chỉ do các chính sách của NHNN, mà
còn do nhu cầu tín dụng của nền kinh tế rất yếu, tính đến ngày 16/9/2020, tín
dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019. 
Thứ ba, tại Việt Nam, tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng tới tăng trưởng
kinh tế không lớn, nhưng tác động của cung tiền và lãi suất đến lạm phát lại rất
đáng kể. Các so sánh ở bảng 1 cho thấy, trong giai đoạn 2005 - 2011, lãi suất
thực thấp (âm) còn tốc độ tăng cung tiền cao hơn nhiều so với giai đoạn 2012 -
2018, nhưng kết quả là tăng trưởng GDP của giai đoạn 2005 - 2011 chỉ cao hơn
0,28%/năm so với giai đoạn 2012 - 2018, còn lạm phát thì cao hơn nhiều và
vượt mức 2 con số. 
Những kinh nghiệm trong quá khứ hàm ý rằng, khi nới lỏng tiền tệ, NHNN sẽ
phải cân nhắc việc đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát. Với thực trạng hiện
nay, khi lãi suất đang ở mức thấp, hạ thêm lãi suất có thể không mang lại nhiều
lợi ích về tăng trưởng, nhưng có thể gây bất ổn về kinh tế vĩ mô trong tương lai. 
Thứ tư, hiện nay, tỷ lệ cung tiền/GDP đang ở mức khá cao, khoảng trên 160%.
Tỷ lệ này hàm ý rằng một lượng tiền khá lớn đã được bơm vào nền kinh tế thông
qua vay nợ. Nói cách khác, các doanh nghiệp đang nợ khu vực ngân hàng một
khoản tiền lớn gấp 1,6 lần GDP, tức là gánh nặng nợ tương đối lớn. Bởi vậy,
nguy cơ nợ xấu có thể phát sinh là không hề nhỏ, nguy cơ nợ xấu gia tăng trong
thời gian tới do Covid-19 đang hiện hữu. 
Thứ năm, khi bơm tiền ra nền kinh tế để hỗ trợ các doanh nghiệp, NHNN cần
tính đến nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng GDP hiện nay.
Trên thực tế, nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm kinh tế thời gian qua
không phải do nền kinh tế thiếu tiền hoặc do lãi suất cao, mà do dịch bệnh
Covid-19 khiến cho các mối quan hệ kinh tế bị gián đoạn, khi các nước đóng
cửa biên giới và thực hiện giãn cách xã hội. Trong bối cảnh đó, việc bơm thêm
tiền với lãi suất thấp không có nhiều ý nghĩa, bởi các doanh nghiệp không có
nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh do không thể bán được hàng hóa và dịch
vụ. Chẳng hạn, do thiếu khách quốc tế, các doanh nghiệp lữ hành, các nhà hàng,
khách sạn, các hãng hàng không, công ty vận tải sẽ không thể hoạt động hết
công suất cho dù có giảm giá mạnh, chưa nói đến việc vay thêm vốn để mở rộng
kinh doanh. Tương tự, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không bán được hàng
nếu như các đối tác nước ngoài không ký hợp đồng. 
Qua các lập luận trên, có thể nhận định rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc bơm
thêm tiền vào nền kinh tế không phải là biện pháp hiệu quả để thúc đẩy tăng
trưởng do khả năng hấp thụ vốn kém của các doanh nghiệp khi không có đơn
hàng. Để thúc đẩy tăng trưởng, cần có chính sách tài khóa mở rộng theo hướng
tăng chi tiêu công cho đầu tư, đặc biệt là cho an sinh xã hội để thúc đẩy nhu cầu
trong nước. Đối với cầu ngoài nước, cần nghiên cứu mở cửa biên giới trở lại đối
với các nước một cách thận trọng, bởi nếu không có đơn hàng hay khách du lịch,
nhiều doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại do sự hỗ trợ của nhà nước luôn có hạn
và không thể kéo dài.  
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc hạ thêm lãi suất có thể là cần
thiết đối với các khoản vay cũ nhằm giảm chi phí trả nợ cho doanh nghiệp. Mặc
dù vậy, giải pháp này cũng khó thực hiện do sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các
NHTM, trừ khi Chính phủ thực hiện bù lãi suất.
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?
leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV45
5215&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=4855057021813222
4#%40%3F_afrLoop%3D48550570218132224%26centerWidth
%3D80%2525%26dDocName%3DSBV455215%26leftWidth
%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse
%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D13s0gk2jgg_9

Cần linh hoạt các chính sách tài khóa và tiền tệ trong phục hồi kinh tế (Ảnh:
HNV) 
Phản ứng trong điều hành chính sách của NHNN vẫn có lúc chưa kịp thời, nhất
là tái cấp vốn cho vay lúa gạo, cho vay hãng hàng không và mới chỉ tạo điều
kiện cho Vietnam Airlines (VNA), còn các hãng khác chưa được hưởng lợi tử
chính sách.
Do tác động của đại dịch COVID-19, tỷ lệ nợ xấu kể cả nợ đã trích dự phòng rủi
ro và bán cho VAMC tiềm ẩn tăng cao, đặt ra những thách thức mới trong năm
2022 khi mà các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn và dư địa vận dụng Nghị quyết
42 không còn. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng do tập trung và hỗ trợ
phục hồi phát triển kinh tế - xã hội địa phương giai đoạn mới nên sẽ không quan
tâm nhiều đến phối hợp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của mọi quốc gia trên thế giới. Trong nước, làn sóng dịch
COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 với biến chủng mới có tốc độ lây lan
nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống, an toàn của người dân và phát triển kinh tế- xã hội.
Trong bối cảnh đó, với sự lãnh đạo thống nhất của cả hệ thống chính trị và sự
chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự đồng lòng, nhất trí của các cấp,
các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, chia sẻ và tham gia tích cực của các tầng
lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế-xã hội nước ta đã đạt được kết
quả đáng khích lệ.

 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 2,58%


Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
2021 ước tính tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, quý I tăng
4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định, trong bối
cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế,
đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực
hiện giãn cách xã hội kéo dài, GDP năm 2021 ước tính tăng 2,58% so với cùng
kỳ năm 2020 là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch
bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn
nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%;
khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch
vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính
đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD
so với năm 2020). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,7% do
trình độ của người lao động được cải thiện.
- Nông lâm ngư nghiệp:
Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò "trụ
đỡ" của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết
yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.
Về nông nghiệp, diện tích lúa năm 2021 ước đạt 7,24 triệu ha, sản lượng lúa đạt
xấp xỉ 44,88 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn; sản lượng ngô, lạc, đậu tương, khoai
lang... cũng đạt khá; sản lượng rau, đậu đạt 18,4 triệu tấn. Diện tích trồng cây
công nghiệp 2,2 triệu nghìn ha, tăng 1,1% so với năm 2020. Nhóm cây ăn quả
đạt sản lượng thu hoạch khá ở hầu hết các loại cây: cam bưởi, sầu riêng, vải,
nhãn, dứa... Chăn nuôi trâu, bò trên cả nước nhìn chung ổn định, chăn nuôi lợn
gặp khó khăn do dịch tả lợn châu Phi tuy được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn
nguy cơ bùng phát.
Về lâm nghiệp, năm 2021, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước ước tính
đạt trên 277 nghìn ha, tăng 2,8% so với năm 2020; số cây lâm nghiệp trồng phân
tán đạt 99 triệu cây, tăng 3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 18,1 triệu m3, tăng
5,4%. Diện tích rừng bị thiệt hại năm 2021 là trên 2.000 ha, tăng gần 30% so với
năm 2020.
Về thủy sản, tổng sản lượng thủy sản năm 2021 ước đạt trên 8,7 triệu tấn, tăng
1% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 4,8 triệu
tấn, tăng 1% so với năm 2020; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 3,9 triệu
tấn, tăng 0,9% so với năm 2020.

 Công nghiệp
Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với
năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%. Chỉ số tiêu thụ
toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%. Chỉ số tồn kho toàn ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,9%.

 Hoạt động của doanh nghiệp


Năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng COVID-19 lần thứ tư cùng với các
đợt phong tỏa, giãn cách kéo dài đã tác động tiêu cực đến số lượng doanh
nghiệp. Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm đạt
gần 160.000 doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm 2020; gần 120.000 doanh
nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8%, phần lớn là các doanh nghiệp thành
lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ.
Việc ban hành và triển khai kịp thời Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021
đã góp phần quan trọng trong khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường, từng
bước tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.

 Hoạt động dịch vụ


Tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng ước đạt trên 4.789 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ
yếu tố giá giảm 6,2% (năm 2020 giảm 3%).
Năm 2021, vận tải hành khách đạt trên 2.387 triệu lượt, giảm 33% so với năm
2020 và luân chuyển 94,7 tỷ lượt khách.km, giảm 42%. Vận tải hàng hóa ước
đạt 1.620 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2020 và luân chuyển 333,4 tỷ tấn.km,
giảm 1,8%.
Khách quốc tế đến nước ta năm 2021 ước tính đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm
95,9% so với năm trước.

 Đầu tư phát triển


Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2021 ước đạt 2.892
nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2020. Tuy đây là mức tăng thấp nhất trong
nhiều năm qua nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh đại dịch COVID-19
diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2021
đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài
tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài năm 2021 có 61 dự án được cấp mới giấy
chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 409 triệu USD, tăng
28,6% so với năm 2020.
 
 Thu, chi ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách Nhà nước cả năm ước đạt trên 1.523 nghìn tỷ đồng và vượt dự
toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2021 ước đạt 1.839 nghìn tỷ đồng,
vượt dự toán, tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, khắc
phục thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn
do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ


Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so
với năm 2020. Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (8 mặt
hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD), chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm
2020. Có 47 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 94,1% tổng
kim ngạch nhập khẩu.
Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 3,67 tỷ USD, giảm
51,7% so với năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 19,41 tỷ USD,
tăng 8,5% so với năm 2020.
 Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2021 tăng 1,84% so với năm 2020, mức tăng
thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.
Giá vàng và giá đô la Mỹ trong nước biến động trái chiều với giá vàng và giá đô
la Mỹ thế giới. Chỉ số giá vàng bình quân năm 2021 tăng 8,67% so với năm
2020. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân năm 2021 giảm 0,97% so với năm 202

You might also like