You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT


Bài báo cáo kinh tế vĩ mô:


TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN KINH TẾ VĨ
MÔ VIỆT NAM

Thực hiện: Nhóm 17


GVHD: Thầy Nguyễn Xuân Lâm
MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề.........................................................................................................................2
1.1 Tính cấp thiết của chủ đề............................................................................................2
1.2 Sự cần thiết của báo cáo.............................................................................................2
2. Phân tích tác động............................................................................................................2
2.1. Tác động của Đại dịch Covid 19 lên Tổng cầu Việt Nam........................................2
2.2. Những tác động đến tổng cung..................................................................................5
2.3. Tác động đến trạng thái cân bằng vĩ mô..................................................................7
3. Khuyến nghị chính sách.................................................................................................10
3.1. Những chính sách và giải pháp đã triển khai.........................................................10
3.2. Những chính sách và giải pháp cho thời gian tới...................................................11
4. Tổng kết........................................................................................................................... 12
1. Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của chủ đề
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến hầu khắp các quốc gia
trên thế giới và cho đến hiện tại vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Việt Nam cũng không ngoại lệ, dưới
tác động của đại dịch, nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang
chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Các hoạt động kinh tế đa ngành đều hứng chịu tác động tiêu
cực, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc “trụ vững” giữa bối cảnh kinh tế khó khăn, dẫn
đến đời sống người lao động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đứng trước thực trạng này, chủ đề nghiên
cứu: “Tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế vĩ mô Việt Nam” là một chủ đề hết sức cần
thiết, cần được khai thác và làm rõ.
1.2 Sự cần thiết của báo cáo
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đều bị đe dọa nghiêm trọng của dịch COVID-19, việc đưa ra
một bản báo cáo kinh tế vĩ mô về sự tác động tiêu cực trong thời kỳ dịch bệnh là rất cấp bách và cần
thiết. Một bản báo cáo không chỉ đưa ra được những góc nhìn khách quan về tình hình kinh tế Việt
Nam mà còn giúp cho chính phủ có thể từ đó đưa ra những chính sách thích hợp nhằm đảm bảo an
toàn cho sức khỏe người dân, đồng thời góp phần giúp cho nền kinh tế nước nhà tránh trường hợp
rơi vào khủng hoảng trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Bài viết dưới đây sẽ đề cập
đến tác động của dịch COVID-19 lên tổng cung, tổng cầu; cũng như ảnh hưởng của “cú sốc kép”
cung và cầu lên trạng thái cân bằng vĩ mô trong 3 quý đầu năm 2020. Từ đó, phân tích những chính
sách của chính phủ đề ra nhằm phục hồi kinh tế Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh và đưa ra một
số khuyến nghị cho tình hình nước nhà trong tương lai. 
2. Phân tích tác động
2.1. Tác động của Đại dịch Covid 19 lên Tổng cầu Việt Nam
P

QI Q II Q III

0 1.193.485 1.382.951 1.593.586 Y (Nghìn tỉ đồng)


Biều đồ đường tổng cầu kinh tế Việt Nam Quý I 2020 đến Quý III 2020
2.1.1. Tác động đến chi tiêu người dân ( C)
Ở đây ta dùng số liệu Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong cả nước để minh họa cho số
liệu Chi tiêu người dân (C). Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu từ thì Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các quý 2020 như sau
Quý I 2020: 1225814 tỷ đồng
Quý II 2020: 1141882 tỷ đồng
Quý III 2020: 1305836 tỷ đồng
Dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy Mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ Quý I 2020 tăng
3.2% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu Quý II thì lại giảm 5.5% so với cùng kỳ năm 2019. Số liệu
của Quý III thì đã tăng trở lại 4.5% so với cùng kì năm 2019.
Dịch Covid 2019 đã làm hoạt động kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhiều
doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc thậm chí là phá sản. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch thì 9
tháng đầu năm 2020 số lượng Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38629 doanh
nghiệp, tăng 81.8 % so với cùng kỳ năm 2019. Con số này cho thấy tác động to lớn của dịch Covid
lên hoạt động của các doanh nghiệp. Hệ quả của việc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động đó là thu
nhập của người chủ doanh nghiệp cũng như người lao động đều bị sụt giảm. Vì thế mà thu nhập khả
dụng của các hộ gia đình Việt Nam bị sụt giảm dẫn đến Chi tiêu của người dân vào hàng hóa và
dịch vụ cũng giảm theo. Và trong suốt 9 tháng đó thì thời điểm dịch hoành hành nhiều nhất là vào
Quý II. Thời điểm từ tháng 4 đến tháng 6 là giai doạn dịch trầm trọng nhất. Vì lẽ đó mà ta thấy rằng
Chi tiêu người dân đã giảm mạnh vào Quý II khi so sánh với cùng kì năm 2019. Đến Quý III thì do
dịch Covid đã tạm lắng xuống nên hoạt động kinh doanh có phần khởi sắc trở lại từ đó kéo theo
người dân có nhiều thu nhập hơn để chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ. Nhưng nhìn chung thì do tác
động to lớn của DỊch Covid đén hoạt động kinh doanh và qua đó là tác động đến thu nhập và Chi
tiêu người dân (C) đã có ảnh hưởng tiêu cực đến Tổng cầu Việt Nam. Lẽ ra tác động này sẽ làm
đường tổng cầu dịch chuyển sang trái những do những chính sách sẽ được đề cập ở phần sau nên
cuối cùng đường tổng cầu vẫn dịch chuyển sang phải.
2.1.2. Tác động đến Đầu tư (I)
Yếu tố Đầu tư có thể được thấy rõ nhất qua số liệu Vốn đăng ký mới của Bộ Kế hoạch và đầu
tư. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ thì Vốn đăng ký ở Việt Nam 3 quý đầu năm như sau:
Quý I: 351369 tỷ đồng
Quý II: 345720 tỷ đồng
Quý III: 731393 tỷ đồng
Dự liệu của Bộ Kế hoạch cho thấy số vốn đăng ký mới của Quý I 2020 đã giảm 6.4 % so với
cùng kỳ năm 2019. Sang quý II sự sụt giảm còn trầm trọng hơn khi số vốn đăng ký mới giảm 27.3%
so với cùng quý II 2019. Đến Quý III 2020 thì tình hình có sự khởi sắc khi số vốn đăng ký mới tăng
70.2% so với cùng kỳ năm ngoài. Nhìn chung thì 9 tháng đầu năm 2020 số vốn đăng ký vẫn tăng
10.7% so với cùng ký năm 2019.
Việc vốn đăng ký mới hay có thể hiểu là Đầu tư (I) của Quý I và Quý II 2020 giảm mạnh so với
cùng kỳ năm 2019 chính là do tác động của Dịch Covid. Như đã nói ở phần trên, Dịch Covid làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, làm cho thị trường đầu tư
Việt Nam những tháng dịch gần như đóng bang. Tâm lí bi quan về triển vọng kinh tế của các nhà
đầu tư đã làm cho Đầu tư (I) của kinh tế Việt Nam giảm mạnh so với với năm ngoài. Đặc biệt là vào
Quý II 2020 khi dịch có diễn biến nghiêm trọng, phức tạp nhất cũng là lúc Đầu tư (I) của Việt Nam
giảm thấp đáng kể. Tất cả sự sụt giảm trong Vốn kinh doanh mới hày nói cách khác là Đầu tư (I)
này đều tác động tiêu cực đến Tổng Cầu của Việt Nam.
2.1.3. Tác động của Dịch Covid đến Chi tiêu Chính phủ (G)
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Số Vốn đầu Nhà nước (tức là chi tiêu chính của
Nhà nước trong số các khoản chi mua hàng hóa và dịch vụ sau các khoản chi thường xuyên) thì vốn
đầu tư qua các Quý 2020 là:
Quý I: 60503
Quý II: 96887
Quý III: 145586
Dữ liệu của Bộ Kế hoạch cho thấy Vốn đầu tư Nhà nước Quý I tăng 18.4% so với cùng ký năm
2019. Vốn đầu tư Nhà nước Quý II tiếp tục tăng 23.6% so với cùng kỳ năm trước. Sang Quý III
Vốn đầu tư Nhà nước có sự tăng mạnh, tăng 48.9% so với cùng kỳ Quý III 2019.
Đại dịch Covid 2019 có tác động rất lớn đến chi tiêu Chính phủ. Nhà nước để khắc phục hảnh
hưởng tiêu cực của đại dịch lên nền kinh tế đã tăng mạnh chi tiêu công. Chính phủ Việt Nam trong
giai đoạn dịch vừa qua cũng đã có những khoản đầu tư lớn vào vật tư ngành y tế. Những khoản chi
tiêu lớn đã được dùng để mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác chống dịch như:
máy thở, khẩu trang ý tế,… Sự đầu tư mạnh vào ngành y tế này đã góp phần lớn làm tăng chi tiêu
Chính phủ. Bên cạnh đó các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn vẫn tiếp tục được tiến hành trong
năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch như: Dự án Đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh, Đường
sắt Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận,… Việc Nhà nước tiếp tục
tiến hành đầu tư ngân sách vào các dự án này góp phần nâng cao chi tiêu chính phủ. Như chúng ta
đã biết, theo lý thuyết Kinh tế Vĩ mô việc tăng chi tiêu chính phủ (G) sẽ có tác động tích cực đến
Tổng cầu của Việt Nam, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
2.1.4. Tác động của Dịch Covid đến xuất khẩu ròng (NX)
Theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu ròng của Việt Nam trong 3 quý đầu
2020 cho thấy những biến động bất thường. Sự thay đổi này đã phản ánh tác động của Covid-19 đến
giá trị xuất nhập khẩu, một trong bốn yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu của Việt Nam.
Xuất khẩu ròng quý I năm 2020 đạt 7.246 triệu USD, giảm 3.335 triệu USD so với quý IV năm
2019 và giảm 326 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Một điểm cần lưu ý, quý I năm 2020 cũng
chính là thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát và tàn phá nền kinh tế toàn cầu, và Việt
Nam cũng không phải là ngoại lệ. Những biểu hiện suy giảm ở quý I chủ yếu xuất phát từ sự gián
đoạn thương mại với thị trường Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại lớn nhất nước ta,
đặc biệt là xuất khẩu hàng nông, thủy sản và nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong
nước, do hầu hết nguyên liệu sản xuất của Việt Nam như may mặc, linh kiện điện tử được nhập
khẩu từ Trung Quốc.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ thực sự “ngấm đòn” mạnh mẽ trong quý II năm
2020, sau khi COVID-19 gây hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu, trong đó có các đối tác thương
mại lớn của Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN… Quý II năm 2020 tiếp tục ghi nhận sự
sụt giảm giá trị xuất khẩu ròng, cụ thể, xuất khẩu ròng Việt Nam đạt 6.962 triệu USD, giảm 1.148
so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 284 triệu USD so với quý trước đó. Nguyên nhân xuất phát từ
việc các nước thực hiện chính sách đóng cửa, cách ly xã hội trên diện rộng, qua đó là gián đoạn
chuỗi cung ứng toàn cầu trên tất các cả lĩnh vực, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm đáng kể.
Tuy nhiên, một điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu là trong quý III năm 2020 xuất khẩu
ròng của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ so với kỳ trước liền kề, và cả tăng so với cùng kỳ năm
trước. Cụ thể là tăng 6.035 triệu USD so với quý II, và tăng 3.403 triệu USD so với cùng kỳ. Điều
này xuất phát từ việc chúng ta đã thành công trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan trong
nước, từ đó bước đầu ổn định các hoạt động sản xuất trong nước. Từ đó, tận dụng tốt các cơ hội từ
Covid-19 như xuất khẩu các trang thiết bị y tế, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ
lực để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam hưởng lợi lớn từ làn sóng
dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc khi dần trở thành một công xưởng mới của thế giới. Việc
tăng trưởng đáng kể xuất khẩu ròng trong bối cảnh các nước khác trên thế giới vẫn đang “vật lộn”
với cơn khủng hoảng kinh tế do Covid-19 mang lại đã chứng minh cho sức bật kinh tế đáng ngạc
nhiên của thị trường Việt Nam.
2.2. Những tác động đến tổng cung
P
QI

Q II
Q III

1.193.485 1.382.951 1.593.586 Y (nghìn tỷ đồng)


Quý I : Tổng GDP quý I năm 2020: 1.193.485 nghìn tỷ đồng, giảm 40,64% so với quý IV năm
2019, tăng 3,68% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất của quý I trong giai đoạn
(2011-2020).
Quý II: Tổng GDP quý II năm 2020: 1.382.951 nghin tỷ đồng, tăng 15,9% so với quý I năm
2020, tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất của quý II trong giai đoạn
(2011-2020).
Quý III: Tổng GDP quý III năm 2020: 1.593.586 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% so với quý II năm
2020, tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất của quý III trong giai đoạn
(2011-2020).
*Phân tích và đánh giá:
- Như ta thấy ở quý I năm 2020, tổng số GDP giảm cực kỳ lớn so với quý IV năm 2019 cho thấy
ảnh hưởng tiêu cực của bối cảnh covid-19 vô cùng lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
Đảng và nhà nước ta đã đưa mục tiêu chống covid-19, “chống dịch như chống giặc” lên hàng đầu,
nhằm bảo vệ sức khoẻ đời sống của công dân Việt Nam để đánh đổi lợi ích kinh tế. Tuy mức tăng
trưởng GDP vẫn tăng nhưng lại đạt ngưỡng thấp nhất so với các quý của các năm trong cùng giai
đoạn (2011-2020), cho thấy sự nỗ lực không ngừng nghỉ đến từ chính phủ, bộ máy nhà nước để tiếp
tục duy trì sự tăng trưởng kinh tế để không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Đây có thể coi là một
thắng lợi nho nhỏ trong công cuộc chống dịch covid-19, đồng thời duy trì các hoạt động kinh doanh
liên quan đến các lĩnh vực sản xuất liên quan đến y tế.
- Còn ở quý II năm 2020, tổng số GDP tăng một mức đáng kể so với quý I năm 2020 nhưng tại
đây cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP đạt ngưỡng thấp nhất của quý II trong các năm chỉ 0,36% qua
đó cho thấy quý II chịu ảnh hưởng tiêu cực rất nặng đến từ covid-19 vì đây là khoảng thời gian dịch
bùng phát rất mạnh và chính phủ cũng đưa ra rất nhiều giải pháp mạnh mẽ như là giãn cách xã hội,
đóng cửa biên giới,… để chấp nhận đánh đổi tăng trưởng để đảm bảo an toàn quốc gia.
- Tại quý III năm 2020, ta nhận thấy được sự dịch phải của tổng cung có thể coi là đáng kể khi
xét vào bối cảnh dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Tổng số GDP và tốc độ GDP
tăng trưởng đều được cải thiện. Dịch covid-19 đã được nhà nước ta kiểm soát chặt chẽ ở từng khu
vực, cũng như ý thức của người dân nâng cao. Từng bước năng động trở lại vào điều kiện bình
thường mới cho thấy sự khởi sắc trong khó khăn của quý III so với quý II cùng năm 2020.
- Trên bề nổi của tảng băng chìm, những tác động tiêu cực không những ảnh hưởng đến tổng
cầu như thường lệ mà nay còn tác động tiêu cực đến tổng cung làm đường tổng cung AS ở quý I
2020 dịch trái so với quý IV năm 2019:
+ Yếu tố chi phí sản xuất: Yếu tố này không ảnh hưởng quá nhiều đến tổng cung trong thời
điểm này vì đa phần các yếu tố liên quan đến chi phí sản xuất đều bị động trước dịch covid-19.
+ Yếu tố mức giá kỳ vọng: Đây là một trong những biến số mới quan trọng tác động lên vị trí
của tổng cung ngắn hạn. Khi covid-19 diễn ra việc cắt giảm lực lượng lao động ở đa số các ngành
nghề là bắt buộc, thậm chí là doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất hoạt động dẫn đến người lao động
và doanh nghiệp kỳ vọng mức giá cao hơn ở các ngành nghề thuận lợi trong mùa dịch, phổ biến là ở
các cá nhân quan trọng trong lĩnh vực ý tế, sản xuất công cụ phục vụ y tế,.. họ có khuynh hướng
đàm phán với mức lương danh nghĩa cao. Nhưng vấn đề ở đây là việc kỳ vọng này chỉ đến từ một
số ít, và mức lương đàm phán trên có thể đến từ ngân sách nhà nước nên yếu tố này cũng không ảnh
hưởng mấy đến việc đường tổng cung AS dịch trái.
+ Ta xét đến các nhân tố sản xuất:
 Đầu tiên là lao động (L): Đây có thể nói là một yếu tố trọng tâm làm ảnh hưởng đến đường tổng
cung AS ngắn hạn dịch trái. Nhận thấy dễ nhất đó là yếu tố con người, yếu tố nguồn nhân lực.
Dòng dịch chuyển nguồn nhân lực bị tê liệt hoàn toàn khi mà các công nhân, các kỹ sự, chuyên
gia, người lao động,.. đi du lịch hay đi công tác ngoài nước không thể trở về nước mình. Kể cả
trong nước cũng bị ảnh hưởng mạnh khi mà việc giãn cách xã hội làm cho các doanh nghiệp bắt
buộc tạm ngưng sản xuất cũng như thu hẹp quy mô, cắt giảm nguồn lao động. Dẫn đến lợi
nhuận giảm. Việc này là hạt nhân khiến cho đường tổng cung dịch trái. Ta có logics sau: L giảm
-> π giảm -> AS dịch trái. Ở quý I,II năm 2020 tình hình lao động chịu tác động tiêu cực của
đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, còn lực tỷ lệ tham gia lực lượng lao động rất thấp,
nhu cầu thị trường lao động cũng giảm sút theo làm cho tỷ lệ thiếu việc làm cho nhóm lao động
trong độ tuổi tăng cao nhất trong năm mười năm trở lại đây. Số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở
2 quý trên (quý I 2,02%; quý II 2,53%) tăng đáng kể. Nhưng khi tới quý III ta thấy được dấu
hiệu hồi sinh với 2,29% về số tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,24% so với quý 2. Tuy vậy quý III vẫn ở
mức cao nhất so với các năm cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm trở lại đây.
 Yếu tố thứ hai là tư bản hay vốn (K): Ở đây bao gồm cả số lượng máy móc và trình độ người
lao động. Do tác động của covid-19 nên nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp quy mô hoặc ngừng
hoạt động để chờ giải thể. Theo thống kê ở quý I năm 2020, 12,2 nghìn doanh nghiệp ngừng
hoạt động và chờ giải thể. Tuy quý II năm 2020 là quý chịu thiệt hại nặng nề nhất nhưng nhờ sự
nổ lực của chính phủ và nhà nước cũng như người dân thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội,
rửa tay, phòng chống dịch mà đã có dấu hiệu vực dậy với số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng
16,4%, doanh nghiệp ngưng hoạt động chờ giải thể 10,2% và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải
thể là 5%. Ở quý III vấn đề có khởi sắc nhưng không hoàn toàn là nằm ở việc áp lực chi phí sản
xuất cũng như một số vấn đề nợ nần mà doanh nghiệp gặp phải khiên doanh nghiệp trở lại hoạt
động gần như là không thể và giảm so với tháng trước. Việc doanh nghiệp trở lại hoạt động tăng
90% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể ở quý III/2020 tăng
22,6% và 14,1% so với cùng kỳ các năm khác. Sau 3 quý vấn đề về vốn được thể hiện một cách
rõ ràng và làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch trái rồi dịch phải theo thứ tự các quý I ->
quý II -> quý III.
 Yếu tố công nghệ (Tech): yếu tố công nghệ không làm đường tổng cung ngắn hạn AS dịch trái.
 Yếu tố tài nguyên thiên nhiên (N): Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng và tác động
rất mạnh vào sự dịch chuyển của đường cung ngắn hạn. Theo thống kê giá dầu giảm mạnh
xuống mức 33 USD, đến 31/3/2020 đã giảm trên 60%. Sự sụt giảm giá dầu trên thế giới không
làm đường AS ngắn hạn dịch trái.
 Ngoài ra còn một số yếu tố khác như thiên tai, ảnh hưởng của thiên nhiên tác động đến sự dịch
chuyển của tổng cung làm cho tổng cung ngắn hạn dịch trái. Như thống kê cả 3 quý hay trong 9
tháng liệt kê rằng: “làm 96 người chết và mất tích; 292 người bị thương; 142,6 nghìn ha lúa và
67,8 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 849 con gia súc và 65,9 nghìn con gia cầm bị chết; 1.806
ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; gần 101,2 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài
sản do thiên tai gây ra trong 9 tháng ước tính 7,2 nghìn tỷ đồng, trong đó do xâm nhập mặn là
3,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 47% tổng giá trị thiệt hại”.
 Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực cũng đã có những ảnh hưởng tích cực vô cùng to lớn đến từ
chính phủ nhà nước cũng như người dân trong việc đẩy lùi đại dịch bùng nổ Covid-19. Ngoài ra
còn có nhiều nhân tố khách quan khác ảnh hưởng đến việc dịch chuyển của tổng cung ngắn hạn
AS để duy trì theo hướng tăng trưởng không âm trong thời kỳ vô cùng khó khăn khiên các
đường AS ngắn hạn dịch phải trong một khoảng dịch trái nhất định (giai đoạn Covid-19 bùng nổ
từ quý IV/2020 đến quý I/2020) theo thứ tự quý I -> quý II-> quý III. Sau đây là các yếu tố
khiến đường AS ngắn hạn thay đổi một cách tích cực:
 Trước hết là tinh thần người Việt Nam ta xưa đến nay luôn sống tình cảm. Một nét tiêu biểu
trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là tinh thần “tương thân, tương ái”, số liệu báo cáo cho
biết : “hình thức liên kết được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất là cho trả chậm tiền hàng, với
33,3% doanh nghiệp áp dụng; chia sẻ đơn hàng với 7,9%; hàng đổi hàng với 3,8%; cho vay với
2,8% doanh nghiệp áp dụng. Trong hoạt động này, nhóm doanh nghiệp vừa và lớn có mối quan
hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp hơn nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp khu
vực công nghiệp và xây dựng có mối liên hệ chặt chẽ nhất với tỷ lệ là 50,1%, tiếp theo là ngành
dịch vụ 46,8%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 43,5%”.
 Giá dầu thế giới giảm cũng là một nhân tố vô cùng lớn góp phần cho sự dịch chuyển của AS
tích cực ở Việt Nam. Nó góp phần làm giảm CPSX cho doanh nghiệp, từ đó lượng ngoại tệ
nhập khẩu xăng dầu được tiết kiệm một cách đáng kể, thêm vào đó là sự hỗ trợ về vấn đề kiểm
soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ vậy mà đầu tư và tiêu dùng cũng dần được kích
thích. Tuy vậy cũng sẽ có một số khó khăn ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách và ở các khâu
khai thác, lọc hoá dầu, cũng như tình hình Covid-19 khiến cho nhiều doanh nghiệp còn e dè,
chưa dám mạo hiểm để mở rộng lại quy mô hoạt động khiến cho việc sự dụng các tài nguyên
còn chưa nhiều gây thâm hụt kinh tế cũng như vấn đề tổng cung.
 Yếu tố công nghệ (Tech): ): Covid-19 được xem là cơ hội cho những đột phá về công nghệ trên
toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Covid-19 buộc con người phải bước vào trạng
thái “bình thường mới”, khi mà các biện pháp giãn cách xã hội vẫn diễn ra song song với các
hoạt động kinh tế. Yếu tố công nghệ được đủ mạnh phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực,
đặc biệt là sản xuất và dịch vụ. Để thích ứng với các biện pháp phòng chống Covid-19, nhiều
ngân hàng đã tiên phong ứng dụng công nghệ AI để tạo ra các giải pháp đột phá, đẩy mạnh ứng
dụng các sản phẩm công nghệ như: làm việc từ xa, gặp khách hàng từ xa,...Nhiều khách hàng
phản hồi tích cực về tiện ích của ứng dụng vì công việc vẫn đạt hiệu quả, trong khi giảm được
chi phí đi lại và tiết kiệm thời gian. Covid-19 buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đổi mới
công nghệ, trong đó ứng dụng AI là nhân tố cốt lõi giúp phục hồi sản xuất trong bối cảnh bị
giảm giao dịch, đứt gãy nguồn nguyên liệu buộc phải ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh
doanh. Ngoài ra Vingroup cũng đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao trong việc hỗ trợ nền y
tế nước nhà cũng như đảm bảo nguồn cung cho thị phần nước ngoài về các vấn đề công cụ y tế
như tiến hành sản xuất máy thở, tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học công nghệ ứng phó với
đại dịch Covid-19,…
 Còn một số yếu tố về cơ hội như việc đẩy lùi được dịch bệnh khiến Việt Nam trở thành một
điểm sáng trên thế giới đặc biệt thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khiến Việt Nam trở thành
một điểm đến đầy tiềm năng, vừa an toàn cho cải tạo vốn đầu tư trên thế giới vừa là nơi có lực
lượng lao động dồi dào, nhân công giá rẻ và đặc biệt là xu hướng rút các dây chuyền sản xuất ở
Trung quốc của các tập đoàn lớn trên thế giới cũng là một trong những yếu tố khiến Việt Nam
khao khát có được khi cơ sở hạ tầng Việt Nam đang phát triển cực kỳ tốt.
2.3. Tác động đến trạng thái cân bằng vĩ mô
Dịch bệnh Covid-19 đã gây nên cú sốc đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế
Việt Nam nói riêng, không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung (sản xuất hàng hóa và dịch vụ) mà còn
tác động tới nhu cầu (tiêu dùng và đầu tư). Nhìn chung, cả 3 quý đều chịu ảnh hưởng của “cú sốc
kép” nhưng quý I/2020 khi đại dịch có dấu hiệu dần nghiêm trọng hơn thì người ta chỉ liên tưởng
đến cú sốc cung. Sang đến quý II/2020 cú sốc cầu dần rõ nét hơn và có phần lấn át cú sốc cung từ 3
tháng đầu năm. 3 tháng tiếp theo (Quý III/2020) khi tình hình dịch bệnh trong nước có phần thuyên
giảm thì nền kinh tế dần có dấu hiệu hồi phục.
*Quý I/2020:
Do COVID-19 lây lan mạnh trên toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia có quan hệ thương mại
với Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều loại hàng hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của quý I đạt 115,34 tỷ USD, giảm 0,7%. Cụ thể: kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 56,26 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 59,08 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân
thương mại hàng hóa quý 1/2020 tiếp tục xuất siêu 2,8 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước
nhập siêu 4,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,2 tỷ USD.
Diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và thế giới gây ra tác động tiêu
cực lên tâm lý người tiêu dùng, cùng với đó là khuyến cáo hạn chế đi lại để đảm bảo công tác phòng
chống dịch đã ảnh hưởng đến hành vi mua sắm nơi công cộng, nhu cầu đi du lịch, cũng như sử dụng
dịch vụ ăn uống bên ngoài. Dẫn đến, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống Quý I/2020 đạt 126,2 nghìn
tỷ đồng, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành Quý I đạt 7,8 nghìn tỷ
đồng, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm trước do nhiều địa điểm tham quan du lịch ngừng hoạt động,
cùng với việc khách du lịch trong nước và quốc tế đã hủy tour du lịch vì lo ngại dịch bệnh lây lan.
Điều này cho thấy các ngành hàng không, du lịch và khách sạn phải đối mặt với một mối đe dọa
thực sự về sự sụt giảm đáng kể về doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,
nghiêm trọng hơn là dẫn đến phá sản và khiến người lao động mất việc làm. 
CPI bình quân Quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước tăng 5,56% do các nguyên nhân như: nhu
cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán như lương thực, thực phẩm tăng cao so với
cùng kỳ năm trước; dịch bệnh Covid-19 làm giá rau trong quý I/2020 tăng 4,14% do rau, quả Trung
Quốc không xuất được sang Việt Nam. CPI tăng, nhưng lạm phát lại có xu hướng giảm. Nguyên
nhân chính là do giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu trên thế giới giảm, triển vọng tăng trưởng thấp,
thậm chí là tăng trưởng âm của kinh tế thế giới đẩy giá nguyên liệu, nhiên liệu xuống thấp hơn. Bên
cạnh đó, căng thẳng giữa các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng góp phần kéo giá dầu xuống, do đó làm
giảm lạm phát.
*Quý II/2020:
Sau 3 tháng đầu năm 2020, cú sốc cầu dần thể hiện rõ nét hơn. Cụ thể, tháng 4 và tháng 5/2020
chỉ số CPI giảm (lần lượt: giảm 1,54% và giảm 0,03% so với tháng trước), đến tháng 6/2020 CPI
mới có xu hướng tăng trở lại (tăng 0,66% so với tháng trước) nhưng không đáng kể. Chính vì CPI
“hạ nhiệt” dẫn đến việc cú sốc cầu đang có phần lấn át cú sốc cung. Lý giải cho vấn đề này, sẽ căn
cứ vào các nguyên nhân như sau: Thứ nhất, giá xăng dầu, cước phí vận tải của các loại phương tiện
như tàu hỏa, máy bay giảm mạnh trong quý I, do chính sách gian cách xã hội phòng chống dịch
Covid-19. Đến tận, ngày 15/5/2020 của Quý II giá xăng dầu mới có xu hướng tăng do nhu cầu
nhiên liệu mạnh lên vì chính sách cách ly và giãn cách xã hội được nới lỏng. Bên cạnh đó, xuất phát
từ tác động của đại dịch, giá cả của các dịch vụ giải trí, du lịch giảm mạnh, do nhu cầu của người
dân không cao. Thứ hai, mặc dù CPI giảm, nhưng giá cả nhóm hàng hóa thực phẩm thiết yếu vẫn
tăng khá mạnh, tới 0,48% trong quý II/2020 (trong đó tháng 4/2020 tăng 0,66%; tháng 5/2020 tăng
0,34%; tháng 6/2020 tăng 0,44%) do tâm lý lo sợ của người dân rằng: dịch Covid khiến sản xuất trì
trệ dẫn đến thiếu hụt lương thực, nên người dân gia tăng nhu cầu mua thực phẩm để tích trữ. Tuy
nhiên, trên thực tế, lượng thực phẩm trong nước không chỉ đảm bảo nhu cầu cho người dân mà còn
đảm bảo nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, để đáp ứng công tác phòng chống Covid-19 diễn biến
phức tạp, cho nên ngoài giá thực phẩm tăng thì giá các mặt hàng thiết bị y tế, mà đặc biệt là khẩu
trang, nước rửa tay… cũng tăng mạnh. Ngoài ra, một điển hình đáng để đề cập chính là việc giá thịt
lợn tăng rất cao và không có xu hướng giảm nhiệt. Nguyên nhân của tình trạng này là dịch tả lợn
Châu Phi hoành hành khiến lợn chết số lượng lớn, trong khi thời gian để nuôi lợn lớn, đủ để xuất
chuồng phải từ 4-6 tháng, đồng thời, do thói quen tiêu dùng của người Việt Nam không quen sử
dụng thịt lợn nhập khẩu, cũng như việc nhập khẩu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch
bệnh Covid diễn biến phức tạp, cho nên biện pháp nhập khẩu để giảm thiểu tình trạng khan hiếm
thịt lợn cũng không mấy khả thi, chính từ những lí do này, khiến giá thịt lớn tăng rất cao và ảnh
hưởng đến khả năng chi tiêu của người dân.
P
ASLR AS0

AS1

P0 A

P1
B

P2
C

AD1 AD0

Y
Y1 Y*
Biểu đồ ảnh hưởng của sự suy giảm tổng cầu đến sản lượng và mức giá
Như đã phân tích ở mục 2.1, các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động đã tác động tiêu cực
đến thu nhập của chủ doanh nghiệp cũng như người lao động. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ là nhóm chịu nhiều khó khăn nhất. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng của toàn
Ngành đến đầu tháng 5/2020 tăng khoảng 1,2%, tuy nhiên khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa lại
giảm 0,8%. Tác động tiêu cực chủ yếu là về thiếu hụt nguồn vốn, dòng tiền để đảm bảo hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Đứng trước tình cảnh khó khăn như thế, các doanh nghiệp bắt buộc phải phản
ứng lại sự giảm sút doanh số bán ra, cũng như các khó khăn về nguồn vốn, dòng tiền trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh bằng cách cắt giảm nguồn nhân lực. Từ đây, khiến cho thất nghiệp có xu
hướng tăng lên. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước trong độ tuổi lao động quý II/2020 là
2,73%, tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-20201.
Mặc dù tình hình tài chính, ngân sách của Việt Nam đang gặp khó khăn, nhưng trước ảnh hưởng
nghiêm trọng của đại dịch, Quốc hội và Chính phủ đã quyết định sử dụng mọi nguồn lực tài chính
cho giai đoạn hậu COVID-19 thông qua việc áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ. Dựa vào
các dự báo Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á, theo suy đoán xác suất xảy ra
trong hồi phục kinh tế của Việt Nam theo mô hình chữ V là cao nhất, vì các lý do chính sau đây:
Khả năng tương đối cao dịch bệnh kết thúc trong mùa hè; Chính phủ đang quyết tâm thúc đẩy tăng
trưởng với các giải pháp hợp lý kể cả từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (Gia hạn thời hạn
nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; tạm
dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất; doanh nghiệp được hỗ trợ tiền để trả lương trong trường
hợp người lao động ngừng việc tạm thời...); Các nước lớn đang trình phê duyệt các gói giải cứu
kinh tế chưa từng có trước đây (như Hoa Kỳ với gói giải cứu lên tới 2000 tỷ USD), các quốc gia
phương Tây và Trung Quốc cũng đưa ra các gói kích thích kinh tế mạnh mẽ, vì vậy khi tình hình từ
quý II/2020 dịch bệnh được kiểm soát và đẩy lùi sẽ giúp kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch. Các
chính sách này góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, từ đó giảm thiểu tỷ
lệ thất nghiệp, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và cải thiện khả năng chi tiêu.
*Quý III/2020:

1
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước trong độ tuổi lao động quý II giai đoạn 2011-2020 lần lượt là: 2,22%, 1,87%, 2,17%,
1,84%, 2,42%, 2,29%, 2,26%, 2,19%, 2,16%, 2,73%
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong Quý III/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 80,07 tỷ
USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34,4% so với quý II năm nay. Tính chung 9 tháng
năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 16,99 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất
siêu 7,27 tỷ USD). Khu vực kinh tế trong nước có kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 71,83 tỷ USD,
tăng mạnh 20,2%, chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể
cả dầu thô) đạt 131,03 tỷ USD, giảm 2,9%. Về nhập khẩu, trong quý III/2020, kim ngạch nhập khẩu
đạt 68,54 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 18,5% so với Quý II năm nay, cho
thấy sản xuất bắt đầu phục hồi, nhu cầu nhập khẩu có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh tình hình xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cũng dần “hồi sức” sau thời gian bị ảnh
hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 gây ra. Chính vì tình hình hoạt động của các doanh nghiệp
đang dần ổn định, cho nên tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020 là 2,50%,
nghĩa là đã giảm 0,23% so với quý trước (Quý I là 2,22%; Quý II là 2,73%). Tỷ lệ thất nghiệp giảm
so với Quý 2 cho thấy hoạt động kinh doanh có thể đang bắt đầu phục hồi, tuy vậy, số doanh nghiệp
tạm ngừng kinh doanh vẫn còn tăng cao cho thấy sự phục hồi này có thể sẽ cần nhiều thời gian,
cũng như sự phối hợp với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
CPI tháng 9 tăng 2,98% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,12% so với tháng 8. Nguyên nhân
chính đến từ (i) hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 10,79% do giá thực phẩm tăng 13,27%; (ii) giáo
dục tăng 2,66% do thực hiện lộ trình tăng học phí cho năm học mới 2020-2021; (iii) nhóm nhà ở và
vật liệu xây dựng tăng 0,94%, do giá điện sinh hoạt tăng 3,23%; và (iv) nhóm hàng giao thông giảm
12,57%, so với Quý trước (giảm 20,12%) do giá xăng dầu tăng và nhu cầu đi lại sau lệnh phong tỏa
vì dịch bệnh hồi đầu tháng 7 tăng. Dẫn đến, lạm phát có xu hướng giảm trong Quý III (lạm phát
tháng 07/2020 là 3,39%; tháng 8 là 3,18%; tháng 9 là 2,87%) do tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
được khống chế tốt, giá xăng dầu tăng trở lại, cũng như tình hình dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm
soát tốt và các chính sách bình ổn giá khiến giá thực phẩm nói chung và giá thịt lợn nói riêng giữ
mức ổn định.
3. Khuyến nghị chính sách
3.1. Những chính sách và giải pháp đã triển khai
Tính đến hết quý III - 2020, Ngân hàng nhà nước đã ba lần hạ mức các công cụ lãi suất điều
hành và gói hỗ trợ tín dụng 250 nghìn tỷ VND vẫn đang được các ngân hàng thương mại triển khai.
Ngân hàng Nhà nước đã ra Thông tư số 01/2020/TT-NHNN “Quy định về việc các tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên
nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19”. Nhiều ngân hàng đã tiến
hành cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất vay cho các doanh nghiệp đã và đang bị thiệt hại với Covid-19.
Bộ Tài chính cũng thực hiện nhiều chính sách về miễn, giảm nhiều loại phí, lệ phí, nổi bật là
giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2020 nhằm kích
cầu tiêu dùng đối với lĩnh vực này ở thị trường nội địa. 
Bộ Công thương tiến hành phát động trên toàn quốc phong trào “Tháng khuyến mại tập trung
quốc gia 2020” diễn ra trong suốt tháng 7/2020, nhằm kích thích tiêu dùng nội địa; khôi phục sản
xuất và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong giai đoạn “bình thường mới”. Đơn cử là
việc các doanh nghiệp có thể đưa ra mức khuyến mãi lên tới 100% thay vì tối đa chỉ là 50% như
trước đây nhằm kích thích tiêu dùng,khôi phục hoạt động thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp
đang gặp khó khăn trong hoạt động buôn bán lẻ. Các chính sách về kích cầu du lịch cũng đã và thực
hiện kịp thời nhằm “cứu lấy” ngành du lịch, và đặc biệt là các hàng không - lĩnh vực chịu ảnh
hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 cũng như các biện pháp đóng cửa và cách ly xã hội trên diện
rộng gây nên.
Ngoài ra, Chính phủ đã ra nhiều chính sách kịp thời nhằm hồi phục nền kinh tế hậu Covid như:
Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê
đất; tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất; doanh nghiệp được hỗ trợ tiền để trả lương trong
trường hợp người lao động ngừng việc tạm thời...
Đáng chú ý còn có Nghị định số 41/2020/NĐ-CP “Về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền
thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”, đây được xếp vào nhóm “chính sách tức
thời”, được thực hiện rất sớm trong giai đoạn đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đã giúp tạo
luồng tiền cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong bối cảnh gặp khó khăn về dòng tiền do suy giảm
đột ngột về thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ….
3.2. Những chính sách và giải pháp cho thời gian tới
Có thể khẳng định, việc duy trì nền kinh tế tăng trưởng dương là một thành công lớn của Chính
phủ Việt Nam trong việc “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế” với những chính sách và giải phải
kịp thời. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục hiện diện và tàn phá nặng nề kinh tế thế
giới, do đó chúng ta cần những biện pháp căn cơ và có tính ổn định trong thời gian sắp tới. 
Trong ngắn hạn, chính phủ có thể thiết lập các chương trình làm việc tạm thời cho lao động
nhập cư thất nghiệp, cấp các biện pháp xóa nợ cho các doanh nghiệp và cá nhân, và giảm bớt thủ
tục hải quan liên vùng để tăng tốc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa thiết yếu. 
Trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại do Covid-19, cần phân biệt mức độ bị ảnh hưởng giữa
các doanh nghiệp.Đối với khu vực chính thức, cú sốc cầu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong
các lĩnh vực khác nhau, và vì vậy các chính phủ cần nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng xấu nhất trước tiên. Nhóm nghiên cứu kiến nghị 3 nhóm như sau:
(1) Các doanh nghiệp có nhu cầu liên tục (như các doanh nghiệp kinh doanh nhu yếu phẩm và
các sản phẩm y tế)
(2) Các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ giảm lượng cầu trên thị trường (bao gồm nhà
hàng, du lịch, giải trí, giao thông và du lịch)
(3) Các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ chậm trễ về lượng cầu trên thị trường (bao gồm
các sản phẩm tiêu dùng và sản xuất và các dịch vụ kinh doanh liên quan)
Các doanh nghiệp trong mục (1) ở trên không cần hỗ trợ, trong khi các doanh nghiệp trong mục
(2) và (3) ở trên cần được hỗ trợ ưu tiên trước. Những doanh nghiệp trong mục (2) có thể được trợ
cấp bằng tiền mặt, trong khi những doanh nghiệp trong mục (3) ở trên có thể được hỗ trợ bằng hình
thức cho vay với lãi suất thấp, vì nhu cầu cho đầu ra của họ có thể sẽ trở lại.
Chính phủ nên cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa hạch toán đầy đủ chi phí liên quan đến
tiền lương, tiền công và các khoản có liên quan đến tiền lương, tiền công phát sinh trong năm 2020.
Đối với chính sách đổ hỗ trợ doanh nghiệp, cần quy định điều kiện để hưởng là không được sa
thải người lao động và không được giảm lương người lao động không chỉ năm 2020 mà cho đến hết
năm 2021
Chính phủ cần chủ trương đẩy nhanh giải quyết chi ngân sách nhà nước cho đầu tư công.
Trong dài hạn, cần có những giải pháp nhằm tăng cường khả năng tự chủ và khả năng chống
chịu của nền kinh tế Việt Nam trước tác động từ kinh tế Thế giới. Chính phủ và các doanh nghiệp
nhất thiết phải tính đến chuyện chuyển hướng nền kinh tế tiêu thụ truyền thống sang nền kinh tế số
và nền kinh tế tuần hoàn. Covid-19 được cho là một “đòn bẩy” để thúc đẩy nền kinh tế số, đặc biệt
trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Chính phủ nên cân nhắc về các khoản chi ngân sách để tái thiết nền kinh tế hậu Covid, cụ thể là
trong giai đoạn 5 năm tới. Những thách thức từ Covid-19 cũng là một làn sóng “sàng lọc tự nhiên”
đối với các doanh nghiệp, hay nói cách khác là sự tự tái thiết nền kinh tế. Nền kinh tế tự tái thiết
kinh tế (tái thiết tự nhiên) và Chính phủ tái thiết kinh tế (tái thiết chủ động) sẽ tôi luyện doanh
nghiệp bản lĩnh, dẫn đầu; đồng thời, lọc bỏ những doanh nghiệp yếu kém, không tôn trọng luật pháp
và có thể gây nguy hại môi trường. 
Ngoài ra, Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại quốc tế để tạo động lực
phát triển nền kinh tế. Hiệp định EVFTA được ký kết và sắp có hiệu lực sẽ là một động lực mới cho
tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời Covid-19. Chính phủ và các doanh nghiệp
cần có những chính sách cũng như chiến lược phát triển để khai thác triệt để những lợi ích mà
EVFTA mang lại để tăng trưởng nền kinh tế, vượt qua tác động tiêu cực của Covid-19.

4. Tổng kết
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam đã và đang gánh chịu những ảnh hưởng rất lớn do đại dịch
COVID-19 gây ra. Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ nét thông qua các tác động đến tổng cung,
tổng cầu và trạng thái cân bằng vĩ mô. Đây được xem là một thách thức lớn đối với Chính phủ khi
vừa phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phải đảm bảo sự ổn định của nền kinh
tế.
Qua bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích, diễn giải cũng như minh họa các tác
động đến tổng cung, tổng cầu, đồng thời đề cập đến những chính sách hiệu quả mà Chính phủ đã
triển khai để giải quyết những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện tại. Ngoài ra, nhóm tác
giả cũng đề xuất các giải pháp, chính sách khả thi nên thực hiện trong thời gian tới, nhằm hướng
đến mục tiêu: không chỉ giải quyết tình trạng khó khăn hiện tại của nền kinh tế, mà còn giải quyết
“bài toán” phát triển mạnh mẽ hậu COVID-19 của Việt Nam. 

You might also like