You are on page 1of 19

Trần Trung Hiếu

K70B Khoa tâm lý học


705614027
Đề tài nghiên cứu : Tác động của dịch
Covid đối với Việt Nam
I. Lý do chọn đề tài :
Bệnh Covid là một đại dịch của thế giới bùng phát vào cuối
tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung
Quốc. Virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh
“viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”.
Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương
tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và
ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp
cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn
cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa
từng có trong lịch sử.
Như chúng ta đã biết thì Đại dịch COVID-19 đã và đang có
những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội ở khắp
nơi trên toàn thế giới. Nhiều tác động được dự báo sẽ kéo dài
và nhiều thay đổi trong đời sống xã hội ngay cả khi hết dịch.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến Việt Nam ở nhiều lĩnh
vực : lao động, việc làm, y tế, giáo dục, chuyển đổi số, kinh tế
chia sẻ… và đại dịch này vẫn đang tiếp tục hoành hành chưa
có dấu hiệu dừng lại, tình trạng này liên tục kéo dài nó sẽ là
một mối lo ngại lớn đối với cả thế giới nói chung và nước
Việt Nam ta nói riêng.

II. Các phương pháp nghiên cứu


• Phương pháp quan sát :
Từ việc thu thập thông tin thực tế xã hội từ việc nghe nhìn
qua các trang mạng, trang báo xã hội có uy tín
• Tránh dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bởi tình
hình diễn biến dịch covid hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Mà
thay vào đó dùng phương pháp phỏng vấn online
(phương pháp an-két) đó là qua biểu mẫu google drive
với những câu hỏi như : xin anh chị cho biết những nét
khái quát nhất về diễn biến dịch COVID -19 hiện nay
trên thế giới cũng như ở Việt Nam ; Theo anh chị việc
cách li tại nhà có đảm bảo không và có quy định gì về
việc cách li hay không ; Tâm trạng, tâm lý của anh chị
như nào khi biết mình đã và đang trong khu cách li (đã
tiếp xúc với người nhiễm); anh chị có thể đưa ra những
biện pháp hữu hiệu trong mùa dịch,…
• Phương pháp phân tích tài liệu
III. Tác động của dịch Covid đối với Việt Nam
1.Tình dịch bên trên thế giới:
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật
đến 6 giờ sáng 10/3/2021 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm
virus Corona chủng mới (SARS-CoV- 2) gây bệnh viêm
đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 117.719.557
ca, trong đó có 2.611.029 người tử vong. Dịch bệnh đến nay
xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các
nước cũng ghi nhận 93.360.372 bệnh nhân được điều trị khỏi,
số ca đang điều trị tích cực là 21.748.156 ca và 89.852 ca hiện
ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 8/3/2021, thế giới có tới
108 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới;
96 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So
với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều
nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua giảm đôi chút.
2. Tác động của dịch Covid đối với Việt Nam
* Đối với nền Kinh tế
➢ Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng
đến tất cả quốc gia, hiện vẫn diễn biến phức tạp. Kinh tế
toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam là một
quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu
rộng, cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid-19.
Do độ mở của nền kinh tế lớn, nên tác động của đại dịch
Covid - 19 còn bị ảnh hưởng rất lớn từ biến động của các
đối tác lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật bản, Hàn
Quốc…). Sự ảnh hưởng này mang tính hai mặt: nhìn
tổng thể, sự đứt gãy các các chuỗi cung ứng và thương
mại (vào ra) từ các đối tác làm suy giảm sản xuất kinh
doanh của Việt Nam; mặt khác sự đứt gãy các chuỗi cung
ứng trong nội tại các nước đối tác dẫn đến sự thiếu hụt
một số sản phẩm hàng hóa thiết yếu vẫn cần phải nhập
khẩu (lương thực, thực phẩm, khẩu trang y tế, thiết bị bảo
hộ y tế…). Mặc dù nước ta đã có sự kiểm soát dịch bệnh
thành công bước đầu, nhưng Covid-19 đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, gây
gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và lưu thông hàng
hóa, một số ngành như: xuất, nhập khẩu, hàng không, du
lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động,
việc làm bị tác động trực tiếp; nhiều doanh nghiệp phá
sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, v.v..
➢ Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tại Việt Nam ước
tính sơ bộ có 19% doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động,
thu hẹp quy mô; 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ
nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, giày da, dệt may
bị giảm việc, giãn việc hoặc ngừng việc; 98% lao động
hàng không tạm nghỉ việc. Hàng triệu người lao động đã
và đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động giản đơn
thu nhập thấp không thường xuyên. Lạm phát tăng, thất
nghiệp và số doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản; dư
nợ tín dụng dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch lên đến
khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ
thống, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động ngân hàng;
giảm về vốn đăng ký và số lao động của các doanh
nghiệp đăng ký mới, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động và số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế (lần đầu
tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi
thị trường lớn hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập
mới). Hàng loạt các hoạt động lễ hội, du lịch và học tập,
giao lưu tụ tập đông người bị đóng cửa; các hoạt động
vận tải, bán lẻ, ngoại thương, đầu tư, tài chính - ngân
hàng bị thu hẹp tối đa. Thu ngân sách nhà nước giảm sút,
trong khi nhiệm vụ chi đột xuất cho chống dịch ngày
càng tăng lên. Đặc biệt, tăng sự đứt gãy và gián đoạn một
số chuỗi cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra của một số
mặt hàng, ngành chủ lực của Việt Nam đang chịu phụ
thuộc cao vào thị trường bên ngoài.
➢ Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch
Covid-19, nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với
nền kinh tế. Quý I năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt
3,82%, quý II giảm còn 0,39%, quí III tăng trở lại đạt
2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng năm 2020 lên
2,12%. Mặc dù tăng trưởng vẫn là một con số dương,
nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ của các
năm trong giai đoạn 2011-2020 và là một trong số ít các
quốc gia có tăng trưởng dương.
➢ Theo kết quả điều tra đột xuất của Tổng cục Thống kê về
tác động của dịch Covid-19 tới doanh nghiệp (lần 1) cho
thấy, đến 20/4/2020, với 126.565 doanh nghiệp tham gia
trả lời, có tới 85,7% số doanh nghiệp bị tác động bởi dịch
Covid-19. Do cấu trúc của kinh tế Việt Nam, cũng như
độ mở cửa và tham gia vào chuỗi giá trị quốc tế khác
nhau, nên sự tác động của đại dịch Covid - cũng khác
nhau : Khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch
vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ
doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 86,1% và 85,9%;
Khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với
78,7%. Một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu
tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cao, điển hình như
các ngành: hàng không 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%,
dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch
95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, các ngành dệt may,
sản xuất da, các sản phẩm từ da, sản xuất các sản phẩm
điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%. Riêng lĩnh
vực điện thoại, điện tử, điện máy và linh kiện, chủ yếu là
doanh nghiệp FDI, do tỷ lệ nội địa hóa còn thấp (khoảng
5-10%), tỷ trọng đóng góp trong nước cho xuất khẩu
cũng rất thấp (khoảng 8%), do đó mức độ tác động của
dịch Covid-19 là tương đối nhỏ.
➢ Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh
hưởng từ đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực như: du lịch,
vận tải (nhất là vận tải hàng không) có mức sụt giảm
mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế giảm
tới -55,8% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 giảm -18%);
khách du lịch trong nước cũng giảm tới -27,3% (quý 1
giảm 6%). Doanh thu toàn ngành giảm -77,8%, cao hơn
nhiều so với mức giảm -11% của quý 1/2020. Theo Hiệp
hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), đại dịch Covid-
19 khiến doanh thu ngành hàng không giảm 80% trong
nửa đầu năm 2020, trong khi vẫn phải trang trải các chi
phí liên quan đến phi hành đoàn, hoạt động bảo trì, nhiên
liệu, phí sân bay và bảo quản máy bay. Theo dự báo của
IATA, các hãng tại Việt Nam mất đi doanh thu khoảng 4
tỉ USD, Vietnam Airlines giảm doanh thu 50.000 tỉ đồng,
dự kiến lỗ 29.000 tỉ đồng, thâm hụt 16.000 tỉ đồng, sẽ rơi
vào trạng thái mất thanh khoản nếu không có hỗ trợ của
Chính phủ.
➢ Tuy nhiên, trong quý 3, các khu vực kinh tế đều có dấu
hiệu phục hồi và khởi sắc hơn, bước vào trạng thái hoạt
động trong điều kiện bình thường mới. Theo Tổng cục
Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2020, GDP ước tăng
2,12% so với cùng kỳ năm 2019, là mức tăng thấp nhất
so cùng kỳ trong giai đoạn 2011-2020. Trong mức tăng
chung của toàn nền kinh tế, nông lâm nghiệp và thủy sản
tăng 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng
chung; công nghiệp và xây dựng tăng 3,08%, đóng góp
58,35%; khu vực dịch vụ tăng 1,37%, đóng góp 28,03%.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, làm đứt
gãy thương mại toàn cầu, nhưng cán cân thương mại
tháng 9 tiếp tục thặng dư 3,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất
siêu 9 tháng đạt gần 17 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so cùng
kỳ năm 2019. Kinh tế trong nước đã trở thành động lực
tăng trưởng xuất khẩu với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
9 tháng tăng 20,2% và chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước.
* Về y tế :Xét về quy mô và mức độ nghiêm trọng, cho
đến nay, do Việt Nam nhận thức sớm tính nguy hiểm của đại
dịch và triển khai nhanh, quyết liệt một số giải pháp phòng,
chống, mà tác hại của đại dịch về mặt y tế ở mức độ thấp
trong tương quan của thế giới và khu vực. Tác động của đại
dịch Covid - 19 cũng cho thấy những mặt mạnh của hệ thống
y tế Viêt Nam, như hệ thống y tế dự phòng, y tế cộng công
cộng tương đối mạnh, đội ngũ chuyên gia trình độ cao, có sự
chỉ đạo thống nhất, phản ứng nhanh, tương đối hiệu quả. Tuy
nhiên, cũng làm bộc lộ những hạn chế mà nếu dịch lây lan
mạnh, rộng, số người lây nhiễm lớn sẽ rất khó khó khăn trong
việc phòng chống, như nguồn lực và tiềm lực y tế có hạn, cơ
sở vất chất, trang thiết bị còn nhiều bất cập, thiếu thốn.
* Về Văn hóa – Xã hội :
1.Giáo dục
• Một số trường đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ Tết Canh Tý đến hết
9 tháng 2. Ngày 6 tháng 2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân
Nhạ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của Bộ Giáo dục và Đào
Tạo (tại đây được gọi tắt là "Bộ GD và ĐT") đã họp và thống nhất đề
nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn cứ tình hình thực tế kéo
dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm một tuần nữa. Đến ngày 8
tháng 2, có 62 trên 63 tỉnh, thành phố của cả nước tiếp tục cho học sinh
nghỉ học đến hết 16 tháng 2 để phòng, ngừa dịch bệnh. Đến ngày 14
tháng 2, trước diễn biến tạp của dịch, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có
công văn gửi các tỉnh, đề nghị các lãnh đạo tỉnh thành xem xét, cho học
sinh, sinh viên tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2 để phòng tránh dịch
COVID-19. Sau công văn này, trong ngày 15 tháng 2, hàng loạt tỉnh
thành đã ra quyết định cho học sinh trong tỉnh tạm nghỉ học đến hết
tháng 2, thay vì trở lại trường vào 17 tháng 2 như các quyết định trước
đó. Đến đầu tháng 3, một số tỉnh đã có quyết định cho học sinh THPT
và các trường đại học, trung tâm giáo dục thường xuyên đi học trở lại,
trong khi một số tỉnh khác tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến
hết 8 tháng 3 hoặc đến giữa tháng 3. Đến 16 giờ ngày 13 tháng 3, nhiều
tỉnh thành trong cả nước lại tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết
tháng 3, riêng Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục cho học sinh nghỉ học
đến 5 tháng 4. Cũng trong ngày hôm đó, Bộ GD và ĐT đã có công văn
hỏa tốc đến các địa phương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời
gian năm học 2019-2020, cụ thể: dự kiến kết thúc năm học trước ngày
15 tháng 7 năm 2020 và tổ chức thi THPT quốc gia từ ngày 8 đến ngày
11 tháng 8 năm 2020. Đáng chú ý, đây là lần điều chỉnh khung kế
hoạch lần thứ hai của Bộ GD và ĐT. Trước đó, vào ngày 22 tháng 2, Bộ
đã tiến hành điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019–2020
lần thứ nhất với thời gian kết thúc năm học trước ngày 30 tháng 6 năm
2020 và tổ chức thi THPT quốc gia từ ngày 23 tháng 7 năm 2020 đến
ngày 26 tháng 7 năm 2020. Nhiều ý kiến về việc tổ chức Kỳ thi trung
học phổ thông quốc gia đã được đưa ra do sự gián đoạn vì thời gian
nghỉ phòng tránh dịch kéo dài. Tuy nhiên, dịch bệnh còn diễn biến vô
cùng phức tạp, chiều ngày 18 tháng 3, Chủ tịch UBND Thành phố Hà
Nội Nguyễn Đức Chung ra quyết định kéo dài thời gian nghỉ học của
học sinh từ Tiểu học đến THPT tới ngày 5 tháng 4, đồng thời quan ngại
khả năng khung thời gian kế hoạch của năm học được chỉnh sửa trước
đó sẽ bị phá vỡ.
• Trước tình hình gián đoạn việc học tập do ảnh hưởng của đại dịch,
nhiều trường học và địa phương đã triển khai việc học tập như ôn tập từ
xa, thông qua mạng trực tuyến, truyền hình. Ngày 26 tháng 3, Bộ Giáo
dục và Đào tạo công bố quy định hướng dẫn dạy học qua Internet và
truyền hình. Ngày 31 tháng 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công
văn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm
học 2019-2020 đối với cấp THCS, THPT. Khi phân nhóm những vùng
có nguy cơ, nguy cơ cao, nguy cơ thấp của dịch COVID 19 tại Việt
Nam từ ngày 15 tháng 4, một số tỉnh đã bắt đầu cho học sinh đi học trở
lại như Cà Mau (20/4, lớp 9 & lớp 12), Thái Bình (20/4, Lớp 9 &
THPT), Thanh Hóa (21/4, THCS & THPT), Hải Phòng (23/4, lớp 9 &
lớp 12)...Tháng 5/2020, hầu hết học sinh các tỉnh thành trên cả nước
(đặc biệt là học sinh lớp 12) đi học trở lại. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
cho phép giảm các đầu điểm kiểm tra đối với học sinh cấp THCS và
THPT.
2.Văn hóa
 Âm nhạc : Tại Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã trở
thành đề tài sáng tác cho nhiều tác phẩm như :Một bài
hát pop của Việt Nam có tên "Ghen Cô Vy", là một bản
làm lại của bài hát "Ghen" năm 2017, đã được lan truyền
trên mạng trong bối cảnh dịch virus corona đang hoành
hành trên thế giới. Bài hát nhận được lời khen ngợi
từ John Oliver trong chương trình Last Week Tonight
with John Oliver, trở nên nổi tiếng và ngày càng phổ biến
hơn trong cộng đồng mạng. UNICEF cho rằng video có
thể giúp chống lại nỗi sợ virus corona. Trước sự ủng hộ
đông đảo của cư dân mạng Việt Nam và quốc tế, ngày 9
tháng 4, phiên bản tiếng Anh của ca khúc chính thức ra
mắt công chúng ; Ngày 20 tháng 3 năm 2020, nhạc
sĩ Minh Beta hoàn thành ca khúc "Việt Nam ơi! Đánh
bay COVID!" dựa trên giai điệu ca khúc "Việt Nam ơi!".
Trong ngày, video âm nhạc cho ca khúc mới này cũng bắt
đầu quay. Toàn bộ dự án được Vụ Truyền thông và Thi
đua, khen thưởng (Bộ Y tế) bảo trợ và tư vấn nội dung
Ngày 1 tháng 4, ca khúc chính thức ra mắt trên nền
tảng YouTube…. Cùng với rất nhiều ca khúc để phục vụ,
ủng hộ tinh thần nhân dân chống dịch.
 Tranh nghệ thuật :Với mục đích nâng cao ý thức của
cộng đồng, nhiều địa phương đã tổ chức phong trào vẽ
tranh cổ động phòng chống dịch COVID-19. Phong trào
được nhiều bạn trẻ, thanh thiếu niên và học sinh hưởng
ứng
 Điện ảnh :Do ảnh hưởng của dịch khiến các hoạt động
xem phim trực tiếp tại rạp bị tạm dừng hoạt động.Thay
vào đó là các kênh truyền thông trực tuyến như truyền
hình, mạng được đẩy mạnh. Từ ngày 6 tháng 4, một bộ
phim truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam có
tên Những ngày không quên là sự kết hợp giữa 2 bộ
phim Về nhà đi con cùng Cô gái nhà người ta đã được
lên sóng trên VTV1 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Bộ
phim tái hiện đời sống hai không gian điển hình: thành
phố và nông thôn trong khi mỗi cá nhân cần có ý thức
trách nhiệm hơn với cộng đồng, sự đoàn kết và chung tay
để chống lại dịch bệnh ập đến, những vấn đề nhức nhối
như đổ xô đi tích trữ thực phẩm, găm hàng hóa, tăng giá,
tin giả, trốn cách ly...
 Thể thao : Vì dịch bệnh, giải đấu V. League (2020) bị trì
hoãn đến tháng 3 cho đến khi có văn bản đồng ý từ Tổng
cục TDTT, trong đó ảnh hưởng của đội tuyển bóng đá
quốc gia Việt Nam cho vòng loại World Cup 2022 sắp
tới. Ngoài ra, trận bóng đá Siêu cúp quốc gia 2020 giữa
TP. HCM và Hà Nội phải diễn ra trên sân thi đấu không
khán giả để đề phòng dịch lây lan. Liên đoàn Ô tô Quốc
tế (FIA) và Chính quyền Hà Nội đã quyết định
hoãn Cuộc đua Công thức 1 (F1) tại Hà Nội (Vietnamese
Grand Prix).
3.Các vấn đề xã hội khác
• Kỳ thị :Tờ Asia Times báo cáo rằng "Nhiều nhà nghỉ và
khách sạn ở Việt Nam đã treo biển không phục vụ khách
Trung Quốc, trong khi nhiều người Việt Nam cũng lên
mạng yêu cầu chính quyền phải đóng cửa biên giới với
Trung Quốc."[110] Một số biển hiệu cấm khách du lịch
Trung Quốc cũng có mặt tại một số cửa hiệu và nhà hàng
ở Phú Quốc và Đà Nẵng.[111] Và khi làn sóng lây nhiễm
từ châu Âu bùng phát, tình trạng kỳ thị du khách nước
ngoài cũng lan tỏa. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam một
mặt gia tăng kiểm soát lây nhiễm, mặt khác quyết liệt xử
lý nghiêm mọi hành vi kỳ thị du khách nước ngoài. Khi
dịch bùng phát tại Đà Nẵng, một số hình ảnh, video với
nội dung trêu đùa, kỳ thị người tại đây được chia sẻ trên
mạng xã hội gây bức xúc dư luận.
• Truyền thông đại chúng :
Kể từ tháng 2 đến ngày 10 tháng 3, cơ quan chức năng đã
xử lý 21 trường hợp đăng tin "không đúng sự thật" trên
mạng xã hội liên quan đến dịch COVID-19. Một số
trường hợp tung tin "sai sự thật" về bệnh nhân trốn cách
ly, tử vong, phong toả thành phố... đã bị xử phạt theo quy
định pháp luật.
Một trường hợp tin giả về ca nhiễm #17 liên quan đến
ngày khai trương Uniqlo Hà Nội thì về phía Uniqlo và
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã bác bỏ thông tin
về trường hợp #17 đi dự khai trương cửa hàng Uniqlo ở
Hà Nội, đã có những KOL, phóng viên ảnh khẳng định
không thấy bệnh nhân #17 trong danh sách khách mời và
không thấy người này tại sự kiện. Nguyễn Đức Chung,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xác nhận
bệnh nhân #17 không tham gia khai trương Uniqlo như
tin đồn trên mạng. Chung cho biết mình đã trực tiếp gọi
điện cho bệnh nhân #17 để nắm rõ lịch trình di chuyển
của bệnh nhân, và nói: "Tôi là người trực tiếp trao đổi với
bệnh nhân và tôi tin rằng bệnh nhân này sau khi từ Nội
Bài trở về đã ở tại nhà riêng ở phường Trúc Bạch từ sáng
2 tháng 3. Đến 14h ngày 5 tháng 3, lái xe đã chở cô này
đến bệnh viện Hồng Ngọc, sau đó Bệnh viện Bệnh nhiệt
đới Trung ương đã tiếp nhận người này. Uniqlo khai mạc
lúc 18h ngày 5 tháng 3 nên không thể có chuyện như
mạng xã hội thông tin". Thêm vào đó, rạng sáng 7/3,
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (nơi điều trị bệnh
nhân #17) cũng đã đăng thông tin phủ nhận sự việc trên
trang mạng xã hội của khoa virus - ký sinh trùng của
bệnh viện. Uỷ ban Nhân dân quận 7 thành phố Hồ Chí
Minh ngày 27 tháng 4 gửi văn bản đồng thời đến Trung
tâm Báo chí thành phố cùng Sở Thông tin và Truyền
thông thành phố nhằm thông cáo khẳng định tin nhắn
"yêu cầu người dân treo cổ" là tin giả.
Ngày 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 2020, hàng loạt báo đài
như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Đài Tiếng nói Việt
Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đăng các
phóng sự cho hay có những người trên 85 tuổi, thậm chí
trên 100 tuổi, ủng hộ số tiền từ vài trăm nghìn đến vài
triệu đồng mỗi người cho chính quyền để chống dịch
COVID-19. Một số người sử dụng mạng xã hội đặt ra
nghi vấn khi những nhân vật được gọi là người "già
không nơi nương tựa” lại đeo trên người những đồ trang
sức quý giống vàng. Sau đó các báo trên đã gỡ ảnh của
Nguyệt ra khỏi các bài viết tương ứng.
Ngày 27 tháng 7 năm 2020, Bộ Y tế phát đi cảnh báo cho
biết xuất hiện tin giả mạo phát ngôn của Phó thủ tướng
Vũ Đức Đam về tình hình dịch COVID-19 trên
Facebook. Chủ tài khoản này đã bị xử phạt 7,5 triệu
đồng.
• Tuân thủ cách li :
Dù chính quyền đã đưa ra những biện pháp bắt buộc, vẫn
có những trường hợp cố tình trốn tránh cách ly. Một số
trường hợp "trốn tránh cách ly, khai báo không trung thực
đã gây hậu quả nghiêm trọng, lây lan cho nhiều người
khác". Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng lỗi phần lớn nằm ở
khâu phòng dịch tại các cửa khẩu, cùng với đó là việc rà
soát chậm tại địa phương khi đã để cho các trường hợp
trên dễ dàng vượt qua trót lọt mà không phải chịu bất kỳ
sự kiểm soát nào.
Trưa 24 tháng 2, chuyến bay từ Daegu (Hàn Quốc) đã
đưa 80 hành khách xuống sân bay Đà Nẵng. Chính
quyền TP. Đà Nẵng đã yêu cầu cách ly bắt buộc với tất cả
các hành khách, trong đó có 22 người là khách du lịch
đến từ vùng dịch Deagu. Tuy nhiên, những người này
nhất quyết từ chối. Do đó, một số hành khách muốn trở
lại Hàn Quốc và được chính quyền sắp xếp cho về
nước. Kênh YTN News Hàn Quốc đã đăng một bản tin
cho thấy các công dân Hàn Quốc đang bị "giam giữ"
trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn và điều kiện vệ
sinh kém. Việc này vấp phải sự phản ứng từ một bộ phận
cư dân mạng Việt Nam. Hashtag #ApologizeToVietNam
(Xin Lỗi Việt Nam) trở thành cụm từ hot nhất trên mạng
xã hội Twitter. Một số người Hàn Quốc, vlogger
và YouTuber nổi tiếng của Hàn Quốc cũng đã lên tiếng
xin lỗi. Sau đó, YTN News đã đăng thông báo rất "lấy
làm tiếc" về sự việc, thừa nhận "đã phát sóng cả một
phần thể hiện sự bất mãn cảm tính trong những nội dung
phỏng vấn về đồ ăn được cung cấp và tình hình cách ly"
và khẳng định sẽ "trung thực trong vai trò truyền đạt
tiếng nói tại hiện trường và bảo vệ an toàn cho công dân
Hàn Quốc, nhưng đồng thời cũng sẽ thận trọng hơn trong
cách truyền đạt để không gây hiểu lầm do khác biệt văn
hóa trong quá trình truyền lại phát ngôn của người được
phỏng vấn".
Ngày 10 tháng 3, một cặp vợ chồng du khách người Anh
bị cách ly tại một bệnh viện ở tỉnh Lào Cai vì nghi nhiễm
COVID-19 do điều kiện vệ sinh kém. Một số công chức
thuộc Trung tâm kiểm nghiệm Bình Dương (do Sở Y tế
Bình Dương quản lý) đã ghé vào quán nhậu ngày 27
tháng 4. Hai sĩ quan thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh
Long bị tố cáo tự ý "vận động tiền" và buông lỏng quan
lý người cách ly, Quân khu 9 thông báo một sĩ quan bị
cách chức và một sĩ quan bị kỷ luật. Ngày 22 tháng 5,
Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế công văn
kiểm điểm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, bệnh viện
đã buông lỏng quản lý cách ly và để người bán hàng tiếp
xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19.
Trong tháng 7, tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt
Nam gia tăng gây nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ngày 22
tháng 7, tòa án nhân dân huyện Tân Châu - Tây Ninh đã
xử phạt 21 năm tù với 4 người chuyên đưa người vượt
biên, trốn kiểm tra Covid-19. Nhóm này từng đưa ca
nhiễm #315 từ Campuchia vào Việt Nam Số lượng công
dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ hầu hết, trong đó đã phát
hiện trường hợp ca nhiễm #912.
Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh ký công văn yêu cầu báo cáo công suất hỏa táng tối
đa nếu có bệnh nhân COVID-19 tử vong, phó giám đốc
Sở và hai công chức khác bị khiển trách.[Tổng cục Du lịch ban
hành quy định cấm du khách chia sẻ thông tin về đại dịch
vào ngày 29 tháng 4, quy định bị cáo buộc vi phạm
quyền tự do ngôn luận và bị bãi bỏ vào ngày 1 tháng 5,
tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh
phân trần "đã có chút sơ suất".
• Trục lợi và lừa đảo : Ở Việt Nam cũng đã phát hiện và xử
lý một số trường hợp lợi dụng dịch bệnh để tham nhũng
và bán hàng giả. Đáng chú ý là vụ việc xảy ra tại Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Giám đốc cơ
quan này thông đồng với các nhà cung cấp nâng giá thiết
bị y tế lên gần ba lần. Các thiết bị, vật tư y tế để phòng,
chống dịch Covid-19 được nâng khống giá, bao gồm hệ
thống xét nghiệm Realtime PCR, bình bơm tay của Đức,
hệ thống đo thân nhiệt từ xa bằng camera hồng ngoại.
Hiện nay, cơ quan chức năng TP Hà Nội cũng đang làm
rõ vụ làm giả, buôn bán 14.587 bộ trang phục phòng dịch
do Trương Thị Bình, Phó Giám đốc Công ty Đức Anh và
đồng phạm thực hiện. Thủ đoạn của các đối tượng là mua
những bộ trang phục bảo hộ rời, in tem, nhãn mác giả
đem bán thu lời bất chính.
• Tấn công mạng : Ngày 22 tháng 4 năm 2020, thông tấn xã
Reuters của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland dẫn lời công ty an ninh

mạng FireEye có trụ sở tại Hoa Kỳ cáo buộc nhóm tin tặc APT32 do

chính phủ Việt Nam hậu thuẫn đã tấn công vào các tổ chức thuộc

chính quyền Trung Quốc. FireEye cho biết nhóm tin tặc
này đã cố gắng xâm nhập các tài khoản thư điện tử của cá
nhân và các nhân viên làm việc tại Bộ Quản lý Khẩn cấp của Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa cũng như tại chính quyền thành phố Vũ Hán để

khai thác một số thông tin liên quan đến bệnh dịch,
những thông tin thu thập được sẽ giúp chính phủ Việt Nam ứng
phó với dịch bệnh. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn
Thắng khẳng định "đây là những thông tin không có cơ
sở. Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng
nhằm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức
nào".

IV. Kết Luận


Qua quá trình nghiên cứu vấn đề, thông qua các phương pháp
nghiên cứu xã hội học đã giúp chúng ta hiểu thêm về tình
trạng đại dịch COVID ở Việt Nam cùng những những tác
động mà nó mang lại. Là những chủ nhân tương lai của đất
nước, chúng ta cần phải biết về thực trạng của trong nước
cũng như toàn cầu về vấn đề này, từ đó đưa ra những biện
pháp xử lý kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc do ô
nhiễm môi trường gây ra.
Và để có thể dập được dịch bệnh cũng như để cuộc sống con
người trở về quỹ đạo vốn có của nó, mỗi người chúng ta phải
là một chiến binh thực thụ trên chiến trường ngăn dịch và dập
dịch.

You might also like