You are on page 1of 9

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ

QUỐC TẾ
Hoàng Trường Giang-K22CLCE
Nguyễn Thị Bằng An- K23CLC-KTA
Học viện ngân hàng

Tóm tắt
Đại dịch COVID-19 đang là một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự gián
đoạn đối với các nền kinh tế thông qua các lĩnh vực như: ngoại giao, chính trị, du lịch và các
ngành khác. Đại dịch COVID-19 đã khiến cho những người lao động phải chịu cảnh khốn
cùng trong nạn thất nghiệp.
Ngoài ra, đại dịch COVID-19 là một trong những tác nhân chính gây ra những tác
động khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thậm chí có những doanh nghiệp đã
phá sản vì đại dịch COVID-19 vì không thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản như: nhân
công, doanh thu và những vấn đề tồn đọng trong đại dịch COVID-19
Với những ý kiến nêu trên, nhóm chúng em xin được chọn đề tài “Tác động của đại
dịch COVID-19 tới doanh nghiệp trong nước và quốc tế” làm đề tài hội thảo. Bài hội thảo
đưa ra những vấn đề mà các doanh nghiệp đang phải gánh chịu trong đại dịch COVID-19.
Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp thoát khỏi những khó khăn
mà COVID-19 đem lại cho các doanh nghiệp.
Từ khóa: COVID-19, DN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp quốc tế, ,
doanh nghiệp trong nước, FDI, hoàn toàn tích cực.

1. Khái quát về vấn đề


1.1. Khái niệm COVID-19:
COVID-19 là một bệnh cấp tính có khả năng truyền nhiễm liên quan đến đường hô
hấp do chủng virus SARS-CoV-2 gây ra, được phát hiện lần đầu tại một chợ hải sản tại Vũ
Hán trong đại dịch COVID-19 năm 2019.
Với phương thức lây truyền từ người sang người thông qua các giọt dịch hô hấp xuất
hiện khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc thở ra, loại bệnh dịch này là một mối nguy tiềm tàng với
các doanh nghiệp, đặc biệt là các chỗ làm việc kín, đông người. Hơn thế nữa, thời gian ủ bệnh
của loại virus này hiện nay đã được công nhận từ 2 đến 21 ngày, nhưng trong giai đoạn đó nó
vẫn có khả năng truyền nhiễm gây tác động to lớn tới doanh nghiệp.
Theo trang thông tin về COVID-19 của Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 5 năm 2021, chỉ
riêng Việt Nam đã ghi nhận 6713 ca nhiễm, với tổng số 47 người tử vong, và con số đó vẫn
chưa cố định bởi làn sóng dịch bệnh thứ 4 đang diễn biến phức tạp. Trong khi đó, tình hình
nhiều nơi trên thế giới vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, với số người nhiễm gần đạt con số
170 triệu và hơn 3 triệu ca tử vong.
1.2. Khái niệm về doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp quốc tế:
Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế từng định nghĩa doanh nghiệp là một tổ chức
kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải để bán. Trong khi đó, Luật Công ty
Việt Nam năm 1999, doanh nghiệp là các đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ

1
yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hiện tại, khái niệm đầy đủ, chặt chẽ và được biết
đến rộng rãi hiện nay là theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
1.2.1. Doanh nghiệp trong nước:
Doanh nghiệp trong nước có thể chia thành hai thành phần chính, đó là: doanh nghiệp
quốc doanh.
Thứ nhất là, các doanh nghiệp quốc doanh
Doanh nghiệp quốc doanh, hay còn gọi là doanh nghiệp nhà nước, là tổ chức mà Nhà
nước giữa toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối và làm việc dưới hình thức
công ty nhà nước, công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn. Các doanh nghiệp này
thường chịu trách nhiệm cho hoạt động xã hội, với mục tiêu hàng đầu là lợi ích của người
dân. Nguyên nhân doanh nghiệp nhà nước thành lập là để đối phó với những thất bại của nền
kinh tế. Từ những điều trên, có thể suy ra các doanh nghiệp nhà nước không hướng đến và
cũng không có ý định tối đa hóa lợi nhuận như doanh nghiệp tư nhân.
Thứ hai là, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Doanh nghiệp ngoài nhà nước là hình thức doanh nghiệp không thuộc sở hữu của nhà
nước hay khối hợp tác xã. Khác với doanh nghiệp nhà nước, trong doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, toàn bộ vốn, tài sản và lợi nhuận đều thuộc sở hữu của tư nhân, của tập thể người lao
động hay của đối tượng chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Với loại hình
này, chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ về cách thức sản xuất cũng như toàn quyền quyết
định về phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà
nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò to lớn trong việc ổn định nền kinh tế cũng
như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Doanh nghiệp quốc tế:
Doanh nghiệp quốc tế có thể được hiểu là những doanh nghiệp có liên quan đến xuất
khẩu hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ của mình cho các quốc gia khác quốc gia gốc nhưng lại
không có khoản đầu tư nào khác vào quốc gia được cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp đa
quốc gia này vẫn có một trụ sở trung tâm, nhưng quyết định về việc nội địa hóa sản phẩm
cũng như cách tiếp thị sẽ phần nào do các chi nhánh của doanh nghiệp tại quốc gia sở tại chịu
trách nhiệm cho, qua đó loại hình doanh nghiệp này sẽ tạo thêm lợi thế cho việc cung cấp sản
phẩm phù hợp ở các quốc gia khác nhau, nhưng đồng thời khâu sản xuất và quản lý dịch vụ
cũng phải tăng tính phức tạp lên.
2. Tác động của COVID-19 tới doanh nghiệp trong nước và quốc tế:
2.1. Tác động của COVID-19 tới doanh nghiệp trong nước:
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các ngân hàng thế
giới tại Việt Nam vừa công bố: “Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh
nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp 2020”.
Bản báo cáo thực hiện qua khảo sát 10,200 doanh nghiệp toàn quốc nhằm cung ứng
các góc nhìn cụ thể ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới các doanh nghiệp.

2
Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban pháp chế VCCI cho biết đại dịch COVID-19
tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể:
Bảng 1.1. Tác động của đại dịch COVID-19 tới các doanh nghiệp Việt Nam

Tác động Phần trăm

“Phần lớn tiêu cực” hoặc “Hoàn toàn tiêu


87,2%
cực”.

Doanh nghiệp không bị ảnh hưởng gì 11%

“Hoàn toàn tích cực” hoặc “Phần lớn tích


2%
cực”.

Nguồn: ‘Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam’
Ngoài ra, cả những doanh nghiệp đầu tư trong nước và những doanh nghiệp được
nước ngoài đầu tư (FDI) cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong số các doanh nghiệp, đối tượng
chịu sự ảnh hưởng lớn nhất là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp hoạt động
dưới 3 năm.
Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng càng giảm khi mà số năm hoạt động của các doanh
nghiệp ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, vẫn có tới 84% doanh nghiệp tư nhân và 85% doanh
nghiệp FDI có trên 20 năm hoạt động chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ở mức phần lớn
hoặc hoàn toàn tiêu cực.
Đối với các doanh nghiệp FDI, mức độ ảnh hưởng lớn nhất vẫn là những doanh
nghiệp ở quy mô nhỏ. Cụ thể như:
Bảng 1.2. Tác động của COVID-19 tới các doanh nghiệp FDI
Quy mô doanh nghiệp Mức độ chịu ảnh hưởng

Doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ 89,3%

Doanh nghiệp FDI ở quy mô lớn 88%

Doanh nghiệp FDI quy mô vừa 87,3%

Doanh nghiệp FDI quy mô siêu nhỏ 87,2%

Nguồn: ‘Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam’
Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ có tỷ lệ cho biết chịu ảnh
hưởng ở mức phần lớn, hoàn toàn tiêu cực là cao nhất, với con số 87,7%. Các nhóm doanh
nghiệp còn lại có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực thấp hơn một chút, ở mức 86,1%.
Ông Đậu Anh Tuấn còn chỉ ra rằng tác động của COVID-19 với doanh nghiệp ở một
số ngành là đặc biệt lớn. Cụ thể ở các ngành như:
Bảng 1.3. Lĩnh vực chịu tác động lớn nhất trong đại dịch COVID-19

3
Lĩnh vực Tác động

May mặc 97%

Thông tin truyền thông 96%

Sản xuất thiết bị điện 94%

Sản xuất xe động cơ 93%

Nguồn: ‘Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam’
Ngoài ra, kết quả khảo sát 1.564 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng ghi nhận 87,9%
chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, 11,4% không ảnh hưởng gì, chỉ có 0,8% vẫn kinh doanh
tốt. Doanh nghiệp FDI trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực cao bao gồm:
Bảng 1.4. Lĩnh vực FDI bị ảnh hưởng
Lĩnh vực doanh nghiệp FDI % ảnh hưởng

Bất động sản 100%

Thông tin truyền thông 97%

Nông nghiệp/thuỷ sản 95%

Nguồn: ‘Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam’
Ngoài ra, 22% doanh nghiệp FDI cho biết phải sa thải lao động do tình hình kinh
doanh suy giảm. Số lao động buộc phải nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động làm việc tại
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp
cận khách hàng, tiếp đến là bị ảnh hưởng về dòng tiền và nhân công của doanh nghiệp. Chuỗi
cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn. Một số doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tới
các vấn đề khác, từ giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm
chí huỷ dự án đang hoặc sẽ thực hiện. Các doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phòng
ngừa dịch Covid-19. Không ít doanh nghiệp gặp khó khăn do chuyên gia nước ngoài không
thể sang Việt Nam làm việc. Nhiều doanh nghiệp cho hay, họ bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt
động, thậm chí dừng hoạt động do tình hình dịch và đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường
giảm cầu đột ngột, dẫn tới giảm doanh thu cũng như vấp phải những rủi ro về thu hồi nợ, mất
khả năng thanh toán.
2.2. Tác động của COVID-19 tới doanh nghiệp quốc tế:
Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp Anh và Pháp thua lỗ nặng nề. Cụ
thể như sân bay Heathrow của Anh vừa báo cáo rằng doanh thu của doanh nghiệp giảm 2 tỷ
bảng trong năm 2020 sau khi lượng hành khách giảm trong đại dịch COVID-19. Đây là mức
giảm mạnh nhất của công ty Heathrow kể từ năm 1970.

4
Cụ thể, ngày 24/2, đại diện của Heathrow cho biết lượng hành khách tại đây trong năm
2020 giảm 73% xuống còn 22 triệu người, trong đó có hơn 50% hành khách tham gia các
chuyến bay trong 2 tháng đầu năm, trước khi đại dịch COVID-19 khiến hoạt động đi lại toàn
cầu bị đình trệ. Báo cáo của sân bay này cho thấy doanh thu trước thuế của Heathrow chỉ đạt
1,18 tỷ bảng, giảm 2 tỷ bảng, tương đương 62% so với năm 2019. Tuy nhiên, Heathrow vẫn
còn 3,9 tỷ bảng trong thanh khoản, giúp sân bay này duy trì hoạt động đến năm 2023.
Giám đốc điều hành sân bay Heathrow, John Hollande-Kaye kêu gọi Chính phủ Anh
nhất trí tiêu chuẩn chung về đi lại quốc tế, nhằm cho phép hành khách bay trở lại trong mùa
Hè.
Cùng ngày, tập đoàn Lloyd Banking LBG) của Anh cũng báo cáo lợi nhuận ròng trong
năm 2020 chỉ đạt 865 triệu bảng (1,2 tỷ USD), giảm gần 65% so với mức 2,46 tỷ bảng hồi
năm 2019. LBG cho biết tập đoàn này phải hứng chịu phí suy giảm lên tới 4,2 tỷ bảng do suy
thoái kinh tế. Phí suy giảm được định nghĩa là chi phí phát sinh do sản phẩm hoặc dịch vụ bị
coi là hư hỏng hoặc không sử dụng được.
Trong khi đó, chuỗi khách sạn khổng lồ Accor (Pháp) cũng báo cáo thua lỗ vào năm
2020 khi đại dịch bùng phát tại nước này. Là doanh nghiệp đứng thứ 6 thế giới trong ngành
dịch vụ lưu trú, nhưng doanh thu của Accor trong năm qua chỉ đạt 1,6 tỷ euro (1,95 tỷ USD),
giảm khoảng 60% so với năm 2019, lỗ ròng lên tới gần 2 tỷ euro. Theo khảo sát của Factset
và Bloomberg phối hợp tiến hành dự báo doanh thu của Accor trong năm qua là 1,85 tỷ euro
và lỗ ròng là 1,26 tỷ euro. Doanh thu trung bình cho mỗi phòng khách của Accor giảm 62%
trong cả năm 2020, riêng quý 2/2020 giảm tới 88%, thời điểm làn sóng đại dịch COVID-19
đầu tiên hoành hành.

3. Giải pháp:
3.1. Về phía chính phủ:
Chính phủ Việt Nam đã đề ra các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp mùa dịch như:
3.1.1. Giảm 10% giá bán lẻ điện cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh:
Đây là một chính sách mới theo Công văn 2698/BCT-ĐTĐL công bố ngày 16/04/2020
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19.
Trong công văn này, Bộ Công thương công bố sẽ giảm 10% giá bán lẻ điện quy định
tại Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/03/2019. Cụ thể:
Về các ngành sản xuất và kinh doanh: doanh nghiệp sẽ được giảm 10% giá bán lẻ điện
quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT về điều chỉnh mức giá bán lẻ bình quân và quy định
giá bán điện ở các khung cao điểm, bình thường và thấp điểm.
Về các cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận: mức giá điện cho các cơ sở này được
giảm từ mức giá áp dụng cho kinh doanh xuống bằng mức giá bán lẻ áp dụng cho các ngành
sản xuất sau khi giảm giá.
Về các tổ hợp thương mại, dịch vụ, sinh hoạt: các khu thuộc diện trên sẽ được giảm
10% giá buôn điện đối với bậc 1 đến bậc 4 của giá sinh hoạt, cũng như giảm 10% bán buôn
điện cho mục đích khác tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.

5
Về các khu công nghiệp, khu chợ: các khu công nghiệp và chợ sẽ được giảm 10% so
với biểu giá bán buôn điện tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.
3.1.2. Hỗ trợ về vốn và thuế:
Về vốn, Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín
dụng hỗ trợ, đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh, từ việc cải
cách thủ tục hành chính, xét duyệt hồ sơ đến khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp,
đồng thời cũng đề ra các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của
COVID-19 như xem xét lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay hay giữ nguyên nhóm nợ…
Về thuế, Tổng cục Thuế đã có Công văn 897/TCT-QLN ngày 03/03/2020 về gia hạn
nộp thuế, miễn tiền nộp chậm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, với lý do bị thiệt hại
gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do thiên tai, hỏa hoạn hoặc tai nạn bất ngờ.
3.1.3. Tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Công văn 1511/LĐTBXH-BHXH để các
chủ doanh nghiệp được phép tạm dừng đóng quỹ khi thuộc các trường hợp như phải tạm dừng
kinh doanh, sản xuất từ 1 tháng trở lên do khủng hoảng, suy thoái kinh tế; hoặc trong trường
hợp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
Ngoài ra, Chính phủ còn đưa ra các chính sách khác như: lùi thời điểm đóng kinh phí
công đoàn; miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng hay cung cấp khoản
vay để trả lương ngừng việc cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa
vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách này, đồng thời cũng tồn tại các
trường hợp doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng chính sách của
Nhà nước. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp rất cần Chính phủ nới lỏng các điều kiện để họ
có động lực để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
3.2. Về phía doanh nghiệp:
3.2.1. Các giải pháp để giải quyết khúc mắc tạm thời:
Xét về các phương án giải quyết tạm thời, mục đính chính được chú trọng ở đây chính
là giảm tải gánh nặng tài chính lên doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại qua khoảng thời
gian khó khăn này.
Phương án giải quyết hiện đang được các doanh nghiệp lựa chọn phổ biến là tiếp cận
các chính sách hỗ trợ đã được Chính phủ đề ra, đặc biệt là các gói chính sách hỗ trợ như gói
hỗ trợ tín dụng khoảng 250 tỷ đồng, các gói kích cầu kinh tế,…
Ngoài ra, áp lực tài chính cũng sẽ phần nào được giải quyết thông qua việc trao đổi về
giờ làm, thời gian đối với người lao động như sau:
Thứ nhất là, việc bố trí nghỉ phép năm. Điều này sẽ đưa cho phía doanh nghiệp 4 lợi
ích sau. Về tài chính, doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí phát sinh về tài chính, vì đây là
hoạt động thường kỳ cố định chắc chắn sẽ xảy ra dù có dịch bệnh hay không. Về sản xuất thì
doanh nghiệp sẽ giải quyết nhu cầu sản xuất ngắn hạn, đồng thời cũng hạn chế được nhu cầu
y tế: hạn chế được nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc, đặc biệt là trong những thời gian rủi ro
cao. Xét về phương pháp này, doanh nghiệp cũng không cần thỏa thuận với người lao động
mà chỉ cần tham vấn với cơ quan công đoàn và thông báo cho người được bố trí, việc này sẽ
giúp doanh nghiệp giữ được người lao động trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, trong giai
đoạn dịch bệnh phức tạp thì hình thức này không tối ưu được nhu cầu từ cả hai phía doanh

6
nghiệp và người lao động, vậy nên cần đồng thời kết hợp với các phương thức khác để có thể
đạt hiệu quả tối đa.
Thứ hai là, ngừng việc và trả lương ngừng việc do nguyên nhân khách quan. Về vấn
đề tài chính, sẽ có một phần gánh nặng tạm thời do phải chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội
cho người lao động theo tiền lương ngừng việc; tuy nhiên, với sự trợ giúp của Nhà nước,
doanh nghiệp cũng giảm được phần nào chi phí này. Đồng thời, hình thức này cũng giúp giản
quyết nhu cầu giãn sản xuất, với thời hạn áp dụng chủ quan của từng doanh nghiệp. Phương
pháp này cũng đảm bảo được an toàn cho người lao động và nhà máy, nhưng cần phải có sự
thỏa thuận đôi bên về lương ngừng việc và sắp xếp việc giữ nhân viên trong thời gian có thể
chi trả khoản này.
Thứ ba là, nghỉ không hưởng lương. Khi đó, doanh nghiệp không cần phải chi trả tiền
lương cho người lao động, và nếu thời gian nghỉ dưới 2 tuần thì cũng không phát sinh phí
đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cũng như hai phương pháp trên, cách làm này
cũng đảm bảo được nhu cầu giãn lịch sản xuất cũng như rủi ro y tế; mặc dù để thực hiện
được, người chủ doanh nghiệp cần phải có sự thỏa thuận giữa hai bên để doanh nghiệp vẫn
giữ được người lao động. Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức này có thể phát sinh vấn đề
người lao động không còn muốn tiếp tục làm việc ở đây nữa.
Thứ tư là, tạm hoãn hợp đồng lao động. Tương tự với hình thức trên, doanh nghiệp sẽ
đảm bảo được nhu cầu liên quan đến vấn đề sản xuất và y tế. Trong hình thức này, doanh
nghiệp vẫn cần có thỏa thuận giữa hai bên để có thể giữ chân lao động trên giấy tờ. Xét về tài
chính, nếu thành công đi đến hướng giải quyết cuối cùng, doanh nghiệp hoàn toàn không phải
chi trả tiền lương cũng như bảo hiểm xã hội cho người lao động trong khoảng thời gian đã
được kí kết.
Cuối cùng là chấm dứt sử dụng lao động. Hình thức này sẽ miễn chi phí lao động cho
doanh nghiệp trong thời gian không sản xuất; tuy nhiên, bên sử dụng lao động vẫn phải chi trả
tiền cho cấp cho người lao động. Việc này sẽ giải quyết nhu cầu cắt giảm nhân sự cho việc thu
hẹp sản xuất, nhưng sẽ tạo áp lực khi nhận lại được lượng đơn hàng ổn định như chậm tiến độ
do phải đào tạo và tuyển dụng lại nhân viên. Tuy cách làm này có thể tạo sự an toàn cho
những người còn lại, nhưng chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu việc mất đi lao động thạp việc, chi
phí tuyển dụng cũng như đào tạo lại lực lượng mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thỏa
thuận nhân viên cũ với chế độ như khi thông báo kết thúc hợp đồng để có thể thu hút các lao
động lành nghề và giảm thiểu các chi phí phát sinh như trên.
3.2.2. Các giải pháp ảnh hưởng lâu dài:
Các doanh nghiệp có thể tiến hành biện pháp rà soát tất cả áp lực về tài chính để lấy
lại thế chủ động trong khi dịch COVID-19 còn hoành hoành. Khi đó, doanh nghiệp cần tiến
hành kiểm tra lại các áp lực về vốn lưu động như các khoản thu chi ngắn hạn, thuế cho nhà
nước hay lương cho người lao động,… để từ đó nhận biết được các khoản cần thanh toán gấp.
Những bước này sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động kế hoạch chi tiêu và hoàn thành được
nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể đẩy nhanh tiến độ triển khai một chu kì
kinh doanh mới, thu xếp lại các chi phí đã được lập rồi lược bỏ hoặc cắt giảm các khoản
không còn cần thiết.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Thị Diễm Quỳnh (2021), ‘Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam’,
truy cập vào ngày 9/6/2021, từ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/599/5326/bao-cao-tac-dong-cua-dich-
covid-19-doi-voi-doanh-nghiep-viet-nam.aspx
Minh Tuấn (TTXVN/Vietnam+) (2020), ‘COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp lớn tại Anh và Pháp
thua lỗ nặng nề’, truy cập vào ngày 9/6/2021, từ https://www.vietnamplus.vn/covid19-khien-nhieu-doanh-
nghiep-lon-tai-anh-va-phap-thua-lo-nang-ne/696476.vnp
Better Work Vietnam (2020), ‘Phương Án Lao Động Cho Các Doanh Nghiệp Bị Ảnh Hưởng Bởi
Covid-19’, truy cập vào ngày 9/6/2021’ , từ https://betterwork.org/wp-content/uploads/2020/04/BWV-Guide-on-
Labour-plans_VN_09-April.pdf
Hoanggia Media Group (2020), ‘Giải Pháp Tài Chính Cho Doanh Nghiệp Thời Covid’, truy cập ngày
9/6/2021, từ http://hoanggia.com.vn/giai-phap-tai-chinh-cho-doanh-nghiep-thoi-covid.htm
Hồng Thuận (2020), ‘Chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19’, truy cập ngày
9/6/2021, từ https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/go-roi-phap-ly-phat-sinh-do-covid-19/28156/chinh-sach-ho-tro-
doi-voi-doanh-nghiep-bi-anh-huong-covid-19

8
THÔNG TIN SINH VIÊN THỰC HIỆN

Họ tên Lớp Khóa Mã sinh viên SĐT Email Facebook

Hoàng Trường K22CLCE 2019- 22A4020038 0945697874 hoangtruong https://


Giang 2023 giang1112@ www.facebook.com/
gmail.com shirowatanabe7800/

Nguyễn Thị K23CLC-KTA 2020- 23A4020514 0914680833 bangannguy https://


Bằng An 2024 en2020@gm www.facebook.com/
ail.com bangan.nguyen.2002

You might also like