You are on page 1of 6

Đối với doanh nghiệp Việt Nam

Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện một loạt các quy định, cam kết về mở cửa
thị trường trong nước. Thách thức cũng phát sinh từ đó:
- Thứ nhất, việc hạ thuế quan và mở cửa thị trường trong nước sẽ khiến cạnh tranh ở
cấp độ sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) gay gắt hơn. Hàng hoá từ nước ngoài nhập
khẩu vào Việt Nam được hưởng mức thuế quan thấp hơn so với trước đây, và được
bình đẳng với hàng hoá tương tự của Việt Nam về các loại phí, lệ phí, luật lệ…nên có
sức cạnh tranh mạnh hơn với hàng hoá nội địa. Dịch vụ cung cấp qua biên giới hay
trực tiếp tại Việt Nam của các cá nhân/tổ chức dịch vụ nước ngoài cũng sẽ thuận lợi
hơn khiến cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ gia tăng;

Từ góc độ thuế quan và mở cửa thị trường: các ngành sản xuất loại hàng hoá có mức cam
kết giảm thuế lớn, với lộ trình ngắn như dệt may, cá, sản phẩm gỗ, giấy, máy móc và thiết bị
điện - điện tử... được dự báo là sẽ bị tác động mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong
lĩnh vực dịch vụ, chịu tác động mạnh nhất là các ngành vốn chưa phải đối mặt với cạnh tranh
từ bên ngoài (ví dụ ngân hàng, viễn thông...) và nay phải mở cửa theo cam kết;

Từ góc độ bảo hộ: những ngành chịu tác động lớn sẽ là những ngành vốn được Nhà nước
bảo hộ dưới các hình thức khác nhau (ví dụ được trợ cấp vay vốn, được bảo vệ khỏi cạnh
tranh từ bên ngoài bằng các dạng quy định cấm, thủ tục xin phép hay bằng thuế nhập khẩu
cao...).

- Thứ hai, việc mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá/dịch vụ
nước ngoài sẽ khiến cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp khó khăn hơn. Các doanh
nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ, siêu nhỏ, với vốn thấp, cơ cấu quản trị còn lỏng lẻo,
phần nhiều mang tính quan hệ (bạn bè, gia đình) sẽ đứng trước thách thức lớn khi phải
tổ chức lại kinh doanh để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài lớn, dầy dạn
kinh nghiệm trong quản trị và kinh doanh.
- Thứ ba, việc thực thi các nguyên tắc về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong WTO sẽ
khiến cho chi phí sản xuất tăng lên đáng kể và ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công
nghệ/quy trình sản xuất của không ít doanh nghiệp (tất nhiên, theo chiều ngược lại,
các doanh nghiệp chủ sở hữu các tài sản trí tuệ sẽ được hưởng lợi từ việc này);
- Thứ tư, việc bãi bỏ và/hoặc cắt giảm các hình thức trợ cấp sẽ khiến cho các ngành
sản xuất vốn nhận được trợ cấp từ Nhà nước dưới các hình thức khác nhau (trực tiếp
hoặc gián tiếp) gặp khó khăn.

Các vụ kiện chống bán phá giá, kiện tự vệ... không phải là nguy cơ mới đối với hàng hoá xuất
khẩu Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, nhiều loại hàng hoá của Việt Nam đã là đối tượng
của các vụ kiện thương mại này (từ năm 1994 đến năm 2007 xảy ra khoảng 30 vụ).
Điểm “mới” là ở chỗ khi Việt nam gia nhập WTO, tạo ra hiệu ứng mạnh trong tăng trưởng
xuất khẩu thì nguy cơ lớn hơn trước rất nhiều.

Thống kê cho thấy các hàng hoá sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tự nhiên...
thường bị kiện nhiều nhất. Trong khi đó đây lại là các ngành thế mạnh của Việt Nam.

Tuy nhiên, rủi ro bị kiện có thể xảy ra với bất kỳ mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam nếu
có mức trưởng xuất khẩu lớn (mà không nhất thiết phải là những ngành có kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất).

NHỮNG THÁCH THỨC, KHÓ KHĂN KHI THAM GIA WTO ĐỐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1. Chi phí sản xuất tăng do các nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Việc thực thi các nguyên tắc về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong WTO sẽ khiến cho
chi phí sản xuất tăng lên đáng kể và ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công nghệ/quy
trình sản xuất của không ít doanh nghiệp (tất nhiên, theo chiều ngược lại, các doanh
nghiệp chủ sở hữu các tài sản trí tuệ sẽ được hưởng lợi từ việc này)

2. Thách thức đối với công tác điều hành nền kinh tế vĩ mô

Sau một năm trở thành thành viên của WTO, vốn đầu tư từ nước ngoài vào

nước ta đạt con số đăng ký kỷ lục: 20,3 tỉ USD. Lượng kiều hối được chuyển về

cũng cao hơn năm trước: hơn 5 tỉ USD. Tình hình này đã đặt các cơ quan điều

hành kinh tế vĩ mô vào thế bất ngờ và không kém phần lúng túng. Hậu quả là

một mặt, tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký xuống tới mức thấp nhất (chỉ

28%); trong khi đó, lạm phát lại tăng vọt lên hàng hai chữ số (khoảng 12%).

Lạm phát cao làm cho giá cả hàng hóa tăng vọt; trong đó mức tăng giá cả năm

của nhóm hàng lương thực, thực phẩm là 18,92%, nhóm nhà ở và vật liệu xây

dựng là 17,92%... ảnh hưởng trực tiếp và khá sâu sắc đến đời sống của người

dân, trong đó mức sống của công nhân, viên chức, người lao động hưởng lương,

dân nghèo thành thị và nông dân đều giảm đáng kể và gặp nhiều khó khăn.

VÍ DỤ: Năm 2022 thách thức nhiều hơn cơ hội
Năm 2022 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Theo Nghị
quyết đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 đạt
từ 6% đến 6,5%. Đây là một thách thức không nhỏ.

Năm 2022, dự báo chúng ta phải đối mặt với những rủi ro, thách thức cả từ bên ngoài
và trong nội tại, nhưng cơ bản thì thách thức sẽ nhiều hơn cơ hội.

Trên thế giới, đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các
biến chủng mới; kinh tế thế giới phục hồi chưa vững chắc; thị trường tài chính, tiền tệ
thế giới có thể biến động phức tạp; xu hướng tăng lãi suất dự kiến được đẩy mạnh tại
các nước đang phát triển khi kinh tế phục hồi và mở cửa trở lại; xung đột, căng thẳng
chính trị, chiến lược giữa Nga - U-crai-na còn có thể kéo dài khiến giá cả hàng hóa thế
giới được dự báo tăng cao, chuỗi cung ứng quốc tế chậm phục hồi sẽ tác động mạnh
đến việc kiểm soát lạm phát tại các nước; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn
ngày càng gay gắt,...

Trong nước, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với dịch bệnh COVID-19,
trong khi đó, sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân
giảm sút; tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu cũng ngày càng nặng nề hơn;...

Áp lực lạm phát trong năm 2022 tiếp tục gia tăng do giá nguyên, nhiên vật liệu trên
thế giới, như xăng dầu, than, giá cước vận chuyển tiếp tục tăng cao, việc thực hiện
Chương trình phục hồi cùng với việc cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém làm tăng cung
tiền dẫn đến rủi ro lạm phát nếu không có giải pháp điều hành linh hoạt, kịp thời...
Điều này gây sức ép đối với việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

3. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trước hết là vấn đề điện và hệ thống giao thông yếu kém,
không đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế đang diễn ra với tốc độ nhanh
(khi vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều). Đây là một trong các nguyên nhân quan trọng
kéo sụt tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký.

Từ những cơ sở đáng tin cậy, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã cảnh báo rằng:
nếu những khó khăn về giao thông và tình trạng thiếu điện trầm trọng
chậm được khắc phục, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta chắc chắn sẽ
chậm lại là điều khó tránh khỏi.

VÍ DỤ:

Công nghệ đốt rác sinh hoạt để phát điện không còn là một vấn đề mới trên thế giới
nhưng lại là một tiềm năng chưa được khai thác triệt để ở nước ta. Tại châu Âu, rác
được xử lý bằng công nghệ đốt được thực hiện từ những năm 1930. Ở Đức, có trên
60% số lượng rác được đốt; ở Đan Mạch là 100% được đốt và thu hồi năng lượng. TP.
HCM đã và đang có nhiều dự án xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện nằm trong lộ
trình giảm tỉ lệ xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp tại TP. HCM xuống còn
50% vào năm 2020 và 20% vào năm 2025. Để cụ thể hóa mục tiêu này, TP. HCM sẽ
đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi công nghệ của các đơn vị xử lý rác hiện hữu và kêu
gọi xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư các dự án đốt rác phát điện. Trong đó, TP. HCM
sẽ hỗ trợ kỹ thuật, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực đốt rác phát
điện. TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung rất cần nhiều nguồn lực đầu tư cho
công nghệ này để không lãng phí tài nguyên rác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

4. Thiếu hụt lực lượng lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo nghề.

Tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo trong tổng số lực lượng lao động của
chúng ta hiện nay thấp nhất trong khu vực. Ngày nay, người ta không còn coi
lao động rẻ là lợi thế, vì thế lao động có tay nghề sẽ càng được chú trọng. Hệ
thống giáo dục, đào tạo của chúng ta hiện nay không đáp ứng được yêu cầu về
nhân lực của nền kinh tế do chất lượng đào tạo thấp, thiếu chiến lược tổng thể
cũng như kế hoạch cụ thể. Sẽ rất khó vượt qua được thách thức này, nếu chúng
ta không thay đổi và nhanh chóng cải tiến mạnh mẽ hệ thống giáo dục - đào tạo.

VÍ DỤ:

Một khảo sát độc lập từ đơn vị tuyển dụng nước ngoài cũng cho thấy những chỉ số
tương tự. Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc vận hành Manpower Group Việt Nam,
cho biết: Chỉ 8,96% lao động Việt Nam có khả năng làm việc từ xa trong bối cảnh
doanh nghiệp tăng cường loại hình này sau đại dịch. Lao động có kỹ năng tay nghề
cao chỉ đạt 11,6% và cần cải thiện nhiều kỹ năng mềm lẫn chuyên môn. Đáng chú ý,
chỉ 5% lao động có trình độ tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập sẽ là nhiều hạn chế,
chưa đủ cạnh tranh với lao động khu vực. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam
khoảng 300 USD, tương đương 7 triệu đồng, thấp hơn khá nhiều so với lao động trong
khu vực (1.992 USD) và thế giới (2.114 USD).

5. Tăng phân hóa giàu nghèo

Mở cửa hội nhập kéo theo sự sung túc hơn của người dân, nhưng bức tranh xã hội
cũng đã bắt đầu bộc lộ những méo mó về khoảng cách giàu nghèo. Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội cho biết, khoảng cách tiền lương giữa lao động có trình độ kỹ
thuật và lao động giản đơn đã gia tăng mạnh trong giai đoạn sau hội nhập WTO. Đồng
thời, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị cũng ngày càng gia tăng.
“Phân hóa giàu nghèo có khả năng còn diễn ra nhanh hơn”, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội dự báo.

Hệ quả là di cư lao động từ nông thôn ra thành thị ngày càng mạnh mẽ, tạo sức ép lên
hạ tầng đô thị vốn vẫn chưa đồng bộ và hiệu quả. Nhưng quan trọng hơn nữa là trong
quá trình chuyển dịch đó, tình trạng dư thừa lao động cục bộ tại một số ngành đã bắt
đầu nảy sinh. Lao động nữ đặc biệt là người có trình độ tay nghề thấp đứng trước
nguy cơ mất việc làm và giảm thu nhập nhiều hơn lao động nam...
Trong dòng chảy ấy, số người nghèo có trình độ thấp, làm việc trong điều kiện lao
động nghèo nàn với các mức tiền lương thấp còn phải đối mặt với vấn đề khó khăn
hơn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội công. “Trong bối cảnh hội nhập, người nghèo
càng trở nên bị bất lợi, nhất là những nhóm nghèo mới sẽ xuất hiện do những cú sốc
kinh tế”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu ý.

Và đáng buồn hơn nữa là cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng hoạt
động ngoại thương, lao động làm việc trong các ngành xuất khẩu trên thực tế lại có
mức tiền lương thấp hơn so với các ngành không xuất khẩu. Khoảng cách tiền lương
giữa lao động có kỹ năng và không có kỹ năng cũng có xu hướng gia tăng trong các
ngành có tỷ lệ nhập khẩu cao.

“Cuộc chiến chống nghèo đói của Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi gia nhập WTO vì
những vấn đề như nghèo đói, dịch bệnh, lạm phát, biến động giá cả và thất nghiệp
không chỉ là những vấn đề của một quốc gia, mà còn là vấn đề của từng nhóm người,
đặc biệt là người nghèo. Họ trở nên đặc biệt yếu thế trong quá trình hội nhập kinh
doanh toàn cầu do có trình độ học vấn thấp và khả năng thích ứng với công nghệ mới
còn yếu. Đặc biệt, những nhóm nghèo mới sẽ xuất hiện do những cú sốc kinh tế, do
nguồn lực đất đai hạn chế hoặc bị thu hẹp... Họ gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản, trở thành nạn nhân của tội phạm và tình trạng xuống cấp môi
trường...”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu ý. Trong khi diễn ra sự phân hóa
giàu nghèo ngày càng sâu sắc, thì chỉ một năm sau khi gia nhập tổ chức WTO, tốc độ
của sự phân hóa đó lại càng có xu hướng tăng nhanh hơn so với trước. Theo báo cáo
của Chính Phủ tại phiên họp thường kỳ (tháng 12 năm 2007) thì số hộ nghèo đã giảm
từ 19% xuống còn 14,87%.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã khẳng định: tốc độ xóa đói, giảm nghèo của
chúng ta đang chậm lại; dân nghèo, nông dân không tiếp cận được với lợi ích từ tăng
trưởng kinh tế. Một năm qua, tổng vốn hóa trên thị trường chứng khoán đã đạt hơn
492.900 tỉ đồng (tương đương với khoảng 30 tỉ USD); dự báo đến năm 2010, tỷ lệ vốn
hóa sẽ là 50% GDP. Bên cạnh nhiều người giàu có đã thu lợi rất lớn từ lĩnh vực mới
mẻ này, thì có đến 99,74% người dân vẫn chưa tham gia thị trường chứng khoán vì rất
nhiều lý do. Cũng đã có những tính toán cho thấy: với khoảng thời gian 7 năm vừa
qua, nếu kinh doanh chứng khoán, tỷ suất lợi nhuận là cao nhất (đến 800%); kinh
doanh bất động sản có tỷ suất lợi nhuận là 500%; kinh doanh vàng có tỷ suất lợi nhuận
là 300%... Như vậy, rõ ràng chỉ có những người giàu có mới có thể tham gia vào các
loại hình kinh doanh vừa nêu. Những người thu nhập trung bình, nếu gửi tiết kiệm
bằng đồng Việt Nam thì lãi suất thực tế hiện nay đang là con số âm. Trong khi một số
người được thưởng tết năm 2007 lên đến hàng trăm triệu đồng, thì rất nhiều công
nhân, giáo viên ở các huyện ngoại thành của một đô thị phát triển năng động với tốc
độ tăng trưởng nhanh như Thành phố Hồ Chí Minh lại không có, hoặc chỉ được vài
trăm ngàn đồng. Hiện nay, viện phí và học phí dự tính sẽ tăng đang làm cho người
nghèo lo lắng. Mức sống giảm tương đối của người nghèo có thể kéo theo sự bất ổn
định xã hội. Nếu như việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không được tiến hành
tốt cũng sẽ là một trong những tác nhân góp phần làm sâu sắc thêm sự phân hóa giàu
nghèo.
6. Vấn đề môi trường

Nếu như cho đến nay, sự phát triển kinh tế mới ảnh hưởng lớn đến môi trường
ở các tỉnh thuộc các tam giác phát triển và một số tỉnh lân cận, thì từ nay về sau,
với dòng vốn đổ vào nền kinh tế đất nước nhiều hơn, quỹ đất ở các khu tam giác
càng bị thu hẹp, vốn đầu tư sẽ lần lượt chảy về các tỉnh còn lại. Điều này chắc
chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường trên diện rộng. Do buộc phải hy sinh
rừng để làm hồ chứa nước cho thủy điện, hay phá rừng phòng hộ ven biển để
khai thác quặng ti-tan, lấp sông, hồ, kênh rạch để lấy mặt bằng xây dựng các
nhà máy, khu công nghiệp v.v... đang làm cho môi trường bị đe dọa nghiêm
trọng; giờ đây là vấn nạn nước thải, rác thải công nghiệp từ các khu công nghiệp
mới được xây dựng. Đây là những thách thức mới và cũng đầy nan giải đối với
các tỉnh mới phát triển, đòi hỏi các nhà lãnh đạo địa phương phải có bản lĩnh để

kiên quyết từ chối các nhà đầu tư nếu thấy các dự án có nguy cơ đe dọa môi trường
(như Đà Nẵng từ chối các dự án sản xuất thép vừa qua là một ví dụ).

VÍ DỤ:

“ xanh ” R à o cản trong thương mại

Việt Nam đã đệ đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995 và đang phấn đấu kết thúc các
vòng đàm phán vào cuối năm 2005. Tại các cuộc đàm phán với 28 nước, vấn đề môi
trường ít được chú ý so với thương mại. Trên thực tế, Việt Nam ngày càng phải đương
đầu với rất nhiều các yêu cầu môi trường từ các nước phát triển. Tôm xuất khẩu của
Việt Nam bị Mỹ, Cộng đồng châu Âu từ chối, trả lại nhiều do không đạt các tiêu
chuẩn vệ sinh môi trường. Thịt xuất khẩu bị đe doạ vì nạn SAR và H5N1. Rau quả
xuất khẩu bị ảnh hưởng vì những tin đồn về chất diệt cỏ dioxin... Không nghi ngờ gì,
khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, các yêu cầu về môi trường còn nghiêm ngặt
hơn và đất nước cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các vấn đề liên quan đến thương
mại - môi trường. Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, các nước sẽ không ngừng
sử dụng môi trường như một biện pháp phi thuế quan để vừa đáp ứng mục đích bảo hộ
sản phẩm trong nước vừa không trái với quy định WTO và luật pháp quốc tế. Song
nếu sử dụng tốt rào cản “ xanh” này, Việt Nam cũng có lợi trong việc kiểm soát xuất,
nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến môi trường, bảo vệ các ngành sản xuất trong
nước.

You might also like