You are on page 1of 25

KINH DOANH QUỐC TẾ (6 CHƯƠNG)

TS: Vũ Thị Bích Hải

SĐT: 0912361381

Chương 1: Tổng quan về KDQT và Toàn cầu hóa


- Khái niệm KDQT: Toàn bộ các hoạt động thương mại và đầu tư của doanh nghiệp với các quốc gia khác
xuyên biên giới (Performance of trade and investment
- Các yếu tố trong kinh doanh quốc tế:
o Thương mại quốc tế
o Đầu tư quốc tế
o Toàn cầu hóa thị tường
o Rủi ro doanh nghiệp quốc tế
o Các bên tham gia
o Chiến lượn xâm nhập thị trường nước ngoài
- Thương mại quốc tế (International Trade): trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia thông qua xuất
khẩu, nhập khẩu hoặc trong chuỗi cung ứng toàn cầu
- Đâu tư quốc tế (International Investment): việc chuyển tài sản tới các quốc gia hoặc mua lại/thâu tóm tài
sản ở một quốc gia khác
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI - Foreign Portfolio Investment): Nhà đầu tu nước ngoài mua cổ phiếu
của công ty nước ngoài khác để thu lợi nhuận
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment): Chiến lược kinh doanh quốc tế trong đó
doanh nghiệp nước ngoài thực hiện đầu tư thông qua việc thiết lập một trụ sở tại nước ngoài để thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
- Khác biệt giữa kinh doanh quốc tế & kinh doanh trong nước (phân tích cơ hội):
o Rủi ro khác biệt văn hóa
o Đặc điểm, nguyên tắc vè đàm phán: Vdu Toyota sản xuất oto lỗi phanh xe, Người VN rất dễ thay
đổi quyết định khác biết to lớn với người Nhật suy nghĩ kĩ lưỡng, chín chắn
o Sự khác biệt về kinh tế, chính trị và luật pháp: phức tạp trong pháp luật sẽ giảm rủi ro trong kinh
doanh
o Sự khác biệt về can thiệp của chính phủ,
o Rủi ro về tiền tệ: tỷ giá hối đoái,

Chú ý: Kinh doanh phải có giá trị cốt lõi sao cho các đối thủ không sao chép được

o Các yếu tố tự nhiên (địa lý, nhân khẩu học, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,…)
o Các yếu tố xã hội (chính trị, luật pháp, văn hóa, kinh tế, các chính sách và tiền tệ)
o Các yếu tố cạnh tranh (nguồn lực, số lượng và tầm mức của các nhà cung cấp, khách hàng hay đối
thủ)
- Xu hưởng thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế đối với các ngành dịch vụ (thương mại dịch vụ chiến ¼
tổng hoạt động thương mại quốc tế, và ngày càng tăng), trong nhiều lĩnh vực
o Kiến trúc, xâu dựng và kỹ thuật
o Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm
o Giáo dục, đào tạo và xuất bản
o Giải trí (phim ảnh, âm nhạc, các sản phẩm giải trí trến internet)
o Dịch vụ thông tin (thương mại điện tử, email, máy tính,…)
o Dịch vụ nghề nghiệp (kế toán, quảng cáo, luật, tư văn, quản lý)
o Giao thông (hàng không, tàu biển, đường sắt, sân bay,…)

1
o Du lịch (dịch vụ vận chuyển, đi lại, ăn uống, tàu phà,…)
- Chủ thế đối tượng tham gia vào kinh doanh quốc tế
o Local firm: công ty đầu mối, khởi xướng giao dịch KDQT (MNCs, SMEs, tư nhân, cổ phần, nhà
nước, born global firms)
o Công ty trung gian: cung ứng, logictics, marketing trong chuỗi cung ứng
o Các tổ chức hỗ trợ: ngân hàng, pháp lý, hải quan, hỗ trợ thương mại
o Chính phủ hoạc bộ phận công, các tổ chức phi chính phủ: nhà cung ứng, người mua hay thiếp lập
các quy định
- Tại sao doanh nghiệp kinh doanh quốc tế: Ở cấp độ rộng nhất, các công ty quốc tế hóa dễ nâng cao lợi
thế cạnh tranh và tìm kiếm cơ hội tăng trường và lợi nhuận, và tạo ra nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp
o Tìm kiếm cơ hội tăng trưởng thông qua đa dạng hóa thị trường
o Tăng tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuạn
o Có được những ý tưởng mới về sản phẩm, dịch vụ và phương pháp kinh doanh
o Phục vụ tốt hơn các khách hàng quan trọng đã chuyển ra nước ngoài
o Tiếp cận gần hơn với các nguồn cung cấp, hưởng lợi từ lợi thế tìm nguồn cung ứng taofn cầu
hoặc có được sự linh hoạt rrong tìm nguồn cho sản xuất, sản phẩm
o Tiếp cận với các yếu tố sản xuất có chi phí thấp hơn hoặc giá trị cao hơn (đó là các yếu tố nào,
minh chứng, trích nguồn, để giảm chi phí R&D cần mở rộng thị trường)
o Phát triển lợi ích quy mô trong tìm nguồn cung ứng sản xuất, tiếp thị và R&D (chi phí R&D cho
một thị trường là quá lớn
o Đối đầu với các đối thủ cạnh tranh quốc tế hiệu quả hơn hoặc cản trở sự phát triển của cạnh
tranh tại thị trường trong nước (phải đi trước đối thủ để củng cố vị trí của mình, Pepsi vs
Cocacola, nếu không sẽ mất thị phần)
o Đầu tư vào một mối quan hệ có tiềm năng với một đối tác nước ngoài
 Mở rộng kinh doanh
 Tìm kiếm nguồn lực
 Giảm rủi ro, phân tán rủi ro (không để trứng vào một rỏ)
Chú ý: Case study Apple (về nhà đọc)

- Tại sao cần học kinh doanh quốc tế


o Người thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu và sự kết nối
o Đóng góp cho phúc lợi, lợi ích kinh tế quốc gia
o Đóng góp trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty
o Tạo ra lợi thế cạnh tranh bản thân cá nhân
o Cơ hội hỗ trợ phát triển bền vững và thực hiện trách nhiệm công dân của doanh nghiệp

2
Chương 2: Toàn cầu hóa
- Toàn cầu hóa thị trường đề cập đến sự hội nhập dần dần và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của
các nền kinh tế quốc gia và việc giảm bớt rào cản thương mại và những thay đổi nhanh chóng trong công
nghệ truyền thông, sản xuất và vận tải đang cho phép các công ty quốc tế hóa nhanh chóng và dễ dàng
hơn bao giờ hết.
o Sự sáp nhập các thị trường quốc gia riêng biệt thành một thị trường lớn toàn cầu
o Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ điều kiện thuận lợi của toàn cầu hóa
thị trường
o Thị trường mang tính toàn cầu rộng rãi toàn cầu rộng rãi hiện nay là thị trường các loại hàng công
nghiệp và nguyên vật liệu phục vụ cho các nhu cầu phổ biến trên thế giới, không phải hàng tiêu
dùng
o Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt cụ thể giữa các thị trường quốc gia
- Toàn cầu hóa cho phép các công ty thuê ngoài các hoạt động của chuỗi giá trị đến những địa điểm thuận
lợi nhất trển thế giới. Các công ty tìm nguồn nguyên liệu thô, bộ phận, linh kiện và đầu vào dịch vụ từ các
nhà cung cấp trên toàn cầu. Toàn cầu hóa cũng giúp cho các công ty bán dịch vụ của họ trên toàn thế giới
dễ dàng hơn. Những xu hướng này đang chuyển đổi nền kinh tế quốc gia.
- Thương mại thế giới đang phát triển và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cung cấp cho người mua nhiều
lựa chọn sản phẩm hơn bao giờ hết. Cạnh tranh toàn cầu và đổi mới thường xuyên giúp hạ giá tiêu dùng.
Các công ty có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới tạo ra hàng triệu việc làm giúp nâng cao mức sống
trên khắp thế giới.
o Các giai đoạn toàn cầu hóa
 Giai đoạn 1: 1830 – 1880 sự phát triển của đường sắt và đường biển, sự xuất hiện nhiều
các công ty sản xuất và thương mại. Điện thoại được phát minh cuối năm 1880
 Giai đoạn 2: khoảng đầu thế kỳ 20 1900 – 1930, gắn với việc phát triển mạnh của sản
xuất điện và thép. Xuất hiện nhiều MNEs chủ yếu từ Chấu Âu và Bắc Mỹ lĩnh vực sản
xuất, khai thác và nông nghiệp
 Giai đoạn 3: 1948- 1970, bắt đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2. Hiệp định chung về
thương mại và thuế quan được ký kết (General Agreement on Tariffs and Trade, GATT)
 Giai đoạn 4: 1980 đến nay, tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi các nền
kinh tế, các cuộc cách mạng công nghệ thông tin, tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- Toàn cầu hóa sản xuất các công ty tiến hành phân loại hoạt động sản xuất (các bộ phận quy trình, sản
xuất tới nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới để khai thác sự khác biệt về chi phí và chất lượng của
các yếu tố sản xuất lao động, năng lượng, đất đai, vốn, bí quyết công nghệ)
- Toàn cầu hóa dịch vụ lĩnh vực dịch vụ - ngân hàng, khách sạn, bán lẻ và các ngành dịch vụ khác – đang trải
qua quốc tế hóa rộng rãi. Công ty bất động sản REMAX đã thành lập hơn 5000 văn phòng tại khoảng 50
quốc gia. Các công ty ngày càng thuê
- Hệ quả của toàn cầu hóa
o Sự lan rộng nhanh chóng của các cuộc khủng hoảng tiền tệ hoặc tài chính
o Mất chủ quyền quốc gia
o Đầu tư nước ngoài / đưa sản xuất ra nước ngoài
o Đưa hoạt động sản xuất về trong nước
o Khoảng cách giàu nghèo
o Ảnh hưởng sự phát triển bền vững và môi trường tự nhiên
o Ảnh hưởng tới văn hóa quốc gia
- Các định chế toàn cầu

3
o Hiệp định chung về thuế quan va fmaauj dịch (GATT): Hiệp ước quốc tế quy định các bên kết
ước phải cắt giảm các rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa xuyên quốc gia và dẫn tới sự
ra đời của WTO
o Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Tổ chức kế tục Hiệp định chung về thuế và mậu dịch (GATT)
như là một thành quả của việc kết thúc thành công vòng đàm phán Urugoay của GATT
o Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Định chế quốc tế được thành lập để duy trì trật từ trong hệ thống tiền
tệ thế giới
o Ngân hàng thế giới: Định chế quốc tế được thành lập để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung
tại các quốc gia nghèo trên thế giới
o Liên hợp quốc: Tổ chức quốc tế tập hơn 193 quốc gia có trụ sở chính tại New York, được thành
lập năm 1945 để thúc đẩy hòa bình, an ninh và hợp tác

4
Chương 3: Những khác biệt về Chính trị, Kinh tế và Luật pháp
1. Hệ thống chính trị (Political system)
- Hệ thống chính trị là hệ thống chính quyền của một quốc gia, định hình các hệ thống kinh tế và luật pháp
- Hệ thống chính trị có thể được tiếp cận theo hai chiều:
o Mức độ nổi bật của chủ nghĩa tập thể (collectivism) với chủ nghĩa cá nhân (individualism)
o Mức độ dân chủ (democracy) hay chuyên chế/độc tài (totalitarianism)
- Chủ nghĩa tập thể (Collectivism)
o Là một hệ thống chính trị chú trọng vào mục tiêu tập thể hơn là mục tiêu cá nhân
o Nhu cầu tổng thể của xã hội, của tập thể thường được nhìn nhận và coi trọng hơn tự do cá nhân
o Theo quan điểm của Plato (triết gia người Hy Lạp 427- 347 BC, chủ nghĩa tập thể nghĩa là phải hy
sinh cho số đông, tài sản thuộc sở hữu tập thể, và không đánh đồng chủ nghĩa tập thể với sự bình
đẳng
o Trong xã hội hiện đại, những người theo chủ nghĩa tập thể là những người theo chủ nghĩa xã hội
o Chủ nghĩa xã hội hiện đại bắt nguồn từ Kart Marx (1818 – 1883), nhấn mạnh
 Sở hữu nhà nước đối với các hoạt động sản xuất, phân phối và trao đổi
 Quản lý các doanh nghiệp nhà nước làm lợi cho cả xã hội thay vì làm lợi cho cá nhân các
nhà tư bản
o Đầu thế kỉ 20, hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội chia làm hai phe:
 Cộng sản: cho rằng chủ nghĩa xã hội đạt được chỉ thông qua bạo lực cách mạng và độc
tài chuyên chế
 Dân chủ xã hội: cam kết đạt đến chủ nghĩa xã hội bằng con đường dân chủ (tư hữu hóa,
một số quốc gia chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường tự do)
- Chủ nghĩa cá nhân (Individualism)
o Nhấn mạnh một cá nhân phải được tự do trong việc theo đuổi chính kiến về nền kinh tế và chính
trị của mình
o Lợi ích cá nhân được đặt cao hơn lợi ích tập thể/nhà nước
- Dân chủ và Độc tài (Democracy & Totaliterianism)
o Dân chủ: hệ thống chính trị mà chính chính phủ được người dân lựa chọn trực tiếp hoặc qua các
đại điện họ bầu ra
o Độc tài: hệ thống chính trị mà chính phủ do một cá nhân hoặc một đảng chính trị kiểm soát mọi
hoạt động của mọi người và ngăn ngừa các đảng phái chính trị đối lập (độc tài thần quyền, độc
tài bộ tộc, độc tài cánh hữu)
2. Hệ thống kinh tế (Economic system)
- Kinh tế thị trường: Hệ thống kinh tế trong đó sự tương tác giữa bên cung và cầu xác định mức sản lượng
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
o Mọi hoạt động sản xuất đều do các cá nhân sử hữu
o Khách hàng là thượng đế
o Không thể kiểm sỏa nguồn cung, dẫn đến nhà sản xuất độc quyền thu được nhiều lợi nhuận vì
người tiêu dùng phải trả giá cao, xã hội phải gánh chịu hậu quả
o Chính phủ luôn khuyến khích tự do và cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất tư nhân
- Kinh tế chỉ huy: Một hệ thống kinh tế trong đó chính phủ sẽ lên kế hoạch những hàng hóa và dịch vụ mà
quốc gia sẽ sản xuất cũng như số lượng và giá bán các sản phẩm, dịch vụ đó
o Vì lợi ích xã hội
o Mọi cơ sở kinh doanh đều do nhà nước quản lý vì lợi ích quốc gia chứ không phải vì lợi ích của cá
nhân
o Nền kinh tế có xu hướng trì trệ
- Kinh tế hỗn hợp

5
o Một số lĩnh vực kinh tế sẽ do tư nhân sở hữu và theo cơ chế thị trường tự do trong khi những
lĩnh vực khác cơ bản thuộc sở hữu Nhà nước và chính phủ lập kế hoách
o Chính phủ có xu hướng quốc hữu hóa những công ty có vấn đề nhưng lại có vai trò quan trọng
đối với lợi ích quốc gia
o Cổ phẩn của chính phủ chỉ mang tính ngắn hạn để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, ngay khi
doanh nghiệp được rót vốn hồi phục chính phủ sẽ bán lại những cổ phần này của mình
3. Hệ thống luật pháp (Legal system)
- Thông luật (Common Law): dựa trên truyền thống, án lệ và phong tục tập quán, linh hoạt hơn so với các
luật khác
- Dân luật (Civil Law): dựa trên một bộ luật các luật chi tiết tập hợp các chuẩn mực đạo đức mà một xã hội
và cộng đồng chấp nhận
- Luật thần quyền: hệ thống luật dựa trên giáo huấn và tôn giáo
- Những khác biệt về luật hợp đồng
o Hợp đồng được dự thảo theo khuôn khổ thông luật có xu hướng rất chi tiết, trong đó mọi sự kiện
ngẫu nhiêu đều phải được giải thích rõ ràng
o Hợp đồng trong hệ thống luật dân sự có xu hướng ngắn gọn và kém chi tiết hơn nhiều vì rất
nhiều vấn đề đã được đề cập trong bộ luật dân sự

6
Chương 4: Những khác biệt quốc gia về Văn hóa
- Tại sao cần hiểu biết đa văn hóa?
o Để hiểu được văn hóa của một quốc gia ảnh hưởng đến thông lệ kinh doanh tại nước đó như thế
nào (Nghiên cứu case study về sự thất bại của Walmart ở thị trường Đức)
1. Case Study Walmart
o Walmart là một trong các tập đoàn bán lẻ thành công nhất thế giới
o Ở thị trường Hoa Kỳ, công thức kết hợp giữa giá rẻ mỗi ngày, kiểm soát chi phí gắt gao, không
thành lập công đoàn và việc quản lý hàng tồn kho ưu việt là bệ phóng giúp cho tập đoàn này
vươn tới ngôi vị thống trị ngành bán lẻ
o Công ty mở rộng thị trường ra nước ngoài và thành công nhất tại Mexico, nhưng với Đức thì lại
gặp vô cùng nhiều khó khăn và phải rời bỏ thị trường sau 10 năm chật vật
o Lí do thất bại ở thị trường Đức:
 Tập đoàn thiếu khả năng bắt nhịp với các khác biệt về văn hóa giữa Hoa Kỳ và Đức
 Walmart thể hiện rõ sự thiết hiểu biết xuyên suốt giữa các nền văn hóa khi bổ nhiệm
một giám đóc người Mỹ không có kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, không có
năng lực về ngôn ngữ bản xứ và rõ ràng là không có hứng thú tìm hiểu khác biệt về văn
hóa nhằm vận hành chi nhánh tại Đức
 Cố gắng áp đặt lối hành xử kiểu Walmart trong việc quản lý nhân sự mà không hề có
điều chỉnh để phản ánh những khác biệt về văn hóa rõ rệt giữa hai nước
 Áp dụng những thông lệ quản lý mặc dù phù hợp với người Mỹ nhưng lại không được
người Đức đồng tình
2. Văn hóa là gì?
- Khái niệm: Văn hóa là hệ thống những giá trị và chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người. Sự kết
hợp tổng thể của giá trị và chuẩn mực sẽ cấu thánh nền đặc trưng văn hóa của nhóm người đó (Hofstede)
- Thuật ngữ “Xã hội” và “Quốc gia” trong văn hóa:
o Thuật ngữ “xã hội” dùng để chỉ một nhóm người có cùng sự chia sẻ chung về những giá trị và
chuẩn mực (hay có cùng văn hóa)
o Thuật ngữ “quốc gia” thường dùng để nói đến thực thể chính trị. Trong một quốc gia có thể bao
gốm một hoặc nhiều nền văn hóa
- Giá trị và chuẩn mực:
o Giá trị là những quan niệm mang tính trừu tượng về những thứ mà một cộng đồng tin là tốt, là
đúng, và mong muốn thực hiện hoặc có được
o Chuẩn mực là những quy định và quy tắc xã hội đặt ra những hành vi ứng xử phù hợp và đúng
mực trong những tình huống, trường hợp cụ thể
o Giá trị hình thành nền tảng của văn hóa. Đó là ngữ cảnh theo đó hình thành và điều chỉnh chuẩn
mực xã hội
- Chuẩn mực bao gồm Lề thói và Tập tục
o Chuẩn mực là những thông lệ xã hội chi phối hành vi của người này với người khác, và có thể chia
thành lề thói và tập tục
o Lề thói là những quy tắc và chuẩn mực mà nếu vi phạm sẽ ít gây ra những hậu quả về đạo đức
nghiêm trọng. Là những quy ước xã hội liên quan đến những thứ như phong cách ăn mặc hay
ứng xử phù hợp trong những tình huống, trường hợp cụ thể. Cá nhân vi phạm lề thói có thể bị coi
là lập dị, không bị coi là ác và xấu, thường chỉ bị cảnh báo hoặc khiển trách
 Lề thói bao gồm nghi thức và cách hành xử đặc trung
 Nghi thức và biểu tượng là những biểu hiện hữu hình nhất của một nền văn hóa và hình
thành biểu hiện bên ngoài của các giá trị sâu sắc hơn

7
o Tập tục là những chuẩn mực được xem là trung tâm/tâm điểm vận hành xã hội và các hoạt động
xã hội
 Có tầm quan trọng và ý nghĩa đạo đức lớn hơn nhiều so với lề thói.Vi phạm những tập
tục sẽ dẫn đến sự trừng phạt nghiêm trọng
 Trong nhiều xã hội, các nhiều luật đã được ban hành để xử lý, hạn chế sự vi phạm tập
tục
 Tập tục có thể bao gồm cáo buộc chống lại, hành vi trộm cắp, loạn luân, ngoại thình, giết
người, ăn thịt đồng loại
3. Các yếu tố cấu thành văn hóa

a. Cấu trúc xã hội là cơ cấu xã hội cơ bản của một xã hội. Sự khác biệt về văn hóa được giải thích
bởi hai yếu tố đặc biệt quan trọng là:
o Mức độ nhìn nhận vị trí của cá nhân và tập thể trong một xã hội (điển hình khác biệt giữa các
quốc gia phương Tây và xã hội khác)
o Mức độ phân tầng của xã hội thành giai cấp (classes) hay đẳng cấp (caste)
o Phân tầng trong xã hội
 Mọi xã hội đều bị phân tầng theo một cơ sở thứ bậc thành các thành phần trong xã hội
(hay goi là tầng lớp xã hội)
 Việc phân định các cấp bậc trong xã hội dựa trên các yếu tố như nguồn gốc gia đình,
nghề nghiệp và thu nhập
 Phân biệt mức độ phân tầng xã hỗi bằng hai yếu tố có quan hệ với nhau:
 Chúng khác nhau bởi mức độ chuyển dịch giữa các tầng lớp xã hội
 Chúng khác nhau bởi tầm quan trọng gắn với tầng lớp xã hội trong các bối cảnh
kinh doanh
 Sự dịch chuyển xã hội: chỉ phạm vi mà các cá nhân có thể di chuyển khỏi một tầng lớp
mà từ đó họ được sinh ra
 Sự dịch chuyển là rất khác nhau trong các xã hội khác nhau
o Hệ thống đẳng cấp & hệ thống giai cấp
 Hệ thống đẳng cấp (caste system) là một hệ thống phân tầng khép kín trong đó vị trí xã
hội được quyết định bởi gia đinh mà người đó được sinh ra, không thể thay đổi vị thế xã
hội của mình
 Một vị trí đẳng cấp gắn liền với một nghề nghiệp nhất định
 Các ngành nghề này được định sẵn trong một hệ thống đẳng cấp và được
chuyển tiếp trong gia đình tới những thế hệ sau

8
 Hệ thống giai cấp là một hệ thống phân tầng mở, sự dịch chuyễn xã hội có thể xảy ra,
trong đó vị trí của một con người có thể thay đổi dựa vào nỗ lực, cố gắng, sự thành công
hay may mắn
 Dạng hệ thống bớt cứng nhắc hơn của việc phân tầng xã hội trong đó sự dịch
chuyển xã hội là khả thi
 Các cá nhân có thể vươn lên hoặc tụt xuống trong xã hội
o Ý thức giai cấp
 Sự phân cấp trong một xã hội trở nên quan trọng nếu nó ảnh hưởng và tác động đến
hoạt động của các tổ chức kinh doanh
 Ý thức giai cấp thể hiện xu hướng mà mọi người nhận thức bản thân dựa trên xuất thân
giai cấp của mình, điều này định hình các mối quan hệ của họ với thành viên của các
tầng lớp khác
b. Hệ thống tôn giáo và đạo đức
- Tôn giáo: là một hệ thống các nghi lễ và niềm tin chung có liên quan tới phạm trù linh thiêng
- Hệ thống đạo đức: là một tập hợp các nguyên tắc hoặc giá trị đạo đức định hình và dẫn dắt hành vi của
con người. Đa số các hệ thống đạo đức trên thế giới là sản phẩm của tôn giáo
- Mối quan hệ giữa tôn giáo, đạo đức và xã hội khá tinh tế và phức tạp, và có ảnh hưởng đến thông lệ kinh
doanh
- Các tôn giáo chính:
o Thiên chúa giáo – Christinanity
 Là tôn giáo được tôn thờ rộng rãi nhất trên thế giới (20% dân số thế giới chủ yếu sống ở
châu Âu, châu Mỹ). Thiên chúa giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo (tôn giáo duy thần – đức
tin chỉ đặt vào một thần)
 Các nhóm chính của Thiên chúa giáo
 Công giáo – Catholic
 Chính thống giáo – Orthodox
 Tin lành – Protestant (có những thành quả kinh tế quan trọng nhất)
 Triết lý làm việc của tín đồ Tin lành, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của lao động chăm
chỉ, tạo ra của cải và sự tiết kiệm, tiết chế. Max Weber – nhà xã hội học người Đức
(1904) chỉ ra một liên hệ giữa đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản
o Đạo hồi – Islam
 Là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới, khởi nguồn từ năm 610 sau công nguyên, được
truyền bá bởi nhà tiên tri Muhammad. Tín đồ Đạo hồi được gọi là người Hồi giáo
 Đạo hồi bắt nguồn từ Đạo Do Thái và Đạo Thiên chúa (Đọa hồi coi chúa Jesus như một
trong các nhà tiên tri của Chúa, là tôn giáo duy thần, chỉ có một Thiên chúa toàn năng
thực sự - Thánh Allah)
 Tôn giáo là tối thượng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, cơ cấu xã hội được định hình
bởi các giá trị và chuẩn mực Hồi giáo về đức hạnh (VD: các nghi lễ về lễ cầu nguyện,…)
 Nguyên tắc trung tâm: Chỉ có Thiên chúa toàn năng thực sự - Thánh Allah. Đạo hội đòi
hỏi sự chấp nhận về điều kiện với tính độc tôn, quyền năng và thẩm quyền của Thiên
chúa mục tiêu của cuộc sống là để thực hiện mệnh lệnh theo ý chí của Chúa với hy vọng
được lên thiên đường. Theo Đạo hội danh lợi thế gian và quyền lực chỉ là nhất thời hư
ảo
 Tôn kính và tôn trọng cha mẹ
 Tôn trọng quyền của người khác
 Hào phóng nhưng không lãng phí
 Tránh giết người trừ khi có lý do chính đáng
 Không ngoại tình

9
 Đối xử công minh và công bằng đối với người khác
 Giữ trái tim và tâm hồn trong sáng
 Bảo vệ tài sản của trẻ mồ côi
 Sống khiêm nhường và giản dị
 Hệ quả kinh tế
 Thiếp lập và đồng tình với hình thức kinh doanh tự do và việc thu lợi nhuận hợp
pháp thông qua trao đổi và thương mại
 Người nắm giữ tài sản được coi là người nhận ủy thác chứ không hẳn là người
sở hữu vì tất cả tài sản là sự ưu ái của Thánh Allah
 Luôn đề cao công bằng xã hội và lên án những người kiếm lợi bằng cách lợi
dụng người khác
 Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghĩa vụ trên hợp đồng, của việc
giữ lời, và không lừa dối người khác
 Cấm việc chi trả hay nhận lãi suất, thứ bị coi là vay nặng lãi
o Ấn độ giáo – Hindulism
 Khoảng 750 triệu tín đồ, đa số sinh sống trên lục địa Ấn Độ, khởi nguồn từ Thung lũng
Indus ở Ấn Độ hơn 4000 năm trước
 Là tôn giáo chính cổ xưa nhất thế giới
 Họ tin vào luân hồi, nghiệp chướng
 Hệ quả kinh tế
 Người Ấn Độ giáo sùng đạo sẽ ít khả năng tham gia hoạt động kinh doanh như
những người Tin Lành mô đạo
 Giá trị của chủ nghĩa khô hạnh và tinh thần tự lực cánh sinh đã gây tác động
tiêu cực lên sự phát triên kinh tế
 Hệ thống đẳng cấp trong Ấn Độ giáo
o Phật giáo – Buddhism
 Giống với Ấn Độ giáo nhưng không bênh vực hệ thống đẳng cấp
 Có hệ quả kinh tế tốt hơn Ấn Độ giáo
o Nho giáo không phải là một tôn giáo nhưng có vai trò quan trọng trong việc định hình hành vi và
văn hóa ở nhiều quốc gia khu vực châu Á
 Lòng trung thành
 Nghĩa vụ tương hô
 Sự trung thực trong việc làm ăn với người khác
c. Ngôn ngữ
- Là cách thức thể hiện khác biệt giữa các quốc gia rõ rệt nhất
- Là một trong những đặc điểm cơ bản định hình một nền văn hóa
- Ngôn ngữ nói
o Bản chất của ngôn ngữ giúp cơ cấu cách thức chúng ta nhận biết về thế giới
o Các quốc gia có nhiều hơn một ngôn ngữ thường có nhiều hơn một nền văn hóa
o Tiếng Anh đang dần trở thành ngôn ngữ kinh doanh quốc tế
- Ngôn ngữ không lời là những cử chỉ và thói quen trong giao tiếp bằng hành động ở mỗi quốc gia
d. Giáo dục
- Giáo dục chính quy đóng vai trò trọng yếu trong một xã hội, là phương thức giúp các cá nhân tiếp thu
thiếu kỹ năng từ ngôn ngữ, nhận thức, tới toán học không thể thiếu trong xã hội hiện đại
- Giáo dục chính quy cũng bổ sung vai trò của gia đình trong việc phổ cập các giá trị và chuẩn mực của xã
hội với giới trẻ
- Trường học dạy chung các kiến thức cơ bản về bản chất chính trị, xã hội của một xã hội và chuẩn mực văn
hóa

10
- Từ góc nhìn kinh doanh quốc tế, một khía cạnh quan trọng của giáo dục là vai trò trong việc xác định lợi
thế cạnh tranh quốc gia
- Sự sẵn có của nguồn nhân lực đã được giáo dục và có kỹ năng được coi là yếu tố quyết định chủ đạo mức
độ thành công về kinh tế của một quốc gia
e. Văn hóa và nơi làm việc
- Quy trình và thông lệ quản trị có thể cần phải thay đổi căn cứ vào các giá trị liên quan đến công việc được
xác định bởi văn hóa
- Bốn khía cạnh khái quát các nền văn hóa khác nhau
o Khoảng cách quyền lực: Lý thuyết về cách thức một xã hội đối mặt với thực tế rằng mọi người là
bất bình đẳng về khả năng thể chất và trí tuệ
o Chủ nghĩa cá nhân trong tương quan so với tập thể:
 Lý thuyết tập trung vào mối quan hệ giữa một cá nhân và những người đồng trang lứa
 Trong những xã hội đề cao cá nhân, mối quan hệ giữa các cá nhân thưởng lỏng lẹo và
thành tích cũng như tự do cá nhân được đánh gia cao
 Trong những xã hội nơi tập thể được coi trọng, mối quan hệ giữa các cá nhân thường
chặt chẽ
o Né tránh rủi ro: Mức độ mà các nền văn hóa khác nhau khiến cho các thành viên của họ thích
nghi với những tình huống không rõ ràng và chấp nhận các yếu tố không chắc chắn
o Nam tính trong tương quan với nữ tính:
 Lý thuyết về mối quan hệ giữa giới tính và vị trí công việc
 Trong các nền văn hóa nam tính, vai trò giới tính được phân biệt rõ ràng và các giá trị
nam tính truyền thống
 Trong các nền văn hóa nữ tính, vai trò giới tính phân định ít rõ rệt hơn và chỉ có một sự
khác biệt nhỏ giữa nam và nữ trong cùng một công việc
f. Sự thay đổi về văn hóa
- Văn hóa không phải là một hằng số, nó biến chuyển theo thời gian
- Phát triển kinh tế và toàn cầu hóa có thể là những yếu tố quan trọng dẫn tới thay đổi trong xã hội
- Khi các nước trở nên giàu hơn, thường sẽ có một sự dịch chuyển các giá trị từ “truyền thống” sang “duy lý
lâu dài”, và từ “giá trị sống còn” sang các giá trị “hạnh phúc”
- Cần phải hết sức tách biệt giữa các khía cạnh vật chất hữu hình và cơ cấu chi tiết của văn hóa, đặc biệt là
các giá trị và chuẩn mực xã hội cốt lõi
-

11
Chương 5: Chiến lược kinh doanh quốc tế
(Thi nhiều ở chương này & CaseStudy)

1. Case Study: Chiến lược toàn cầu của Ford


- Nguyên nhân:
o Bắt nguồn từ lịch sử công ty vốn là một trong những tập đoàn lâu đời nhất thế giới,
chiến lược được đặt ra liên quan tới sự phân quyền cho các khu vực trong cấu trúc của
Ford
o Chiến lược khu vực được thiết lập trên giả định là người tiêu dung ở những khu vực
khác nhau có sở thích và ý muốn khác nhau, điều này đòi hỏi việc điều chỉnh đáng kể với
nhu cầu địa phương
- Biểu hiện:
o Công ty thưởng sản xuất một kiểu xe nhưng ở những khu vực khác nhau thì chiếc xe ấy
lại có sự chế tạo khác nhau
o Chiến lược thiết kế và tạo những chiếc xe khác nhau cho các khu vực khác nhau đã từng
là cách tiếp cận phổ biện tại Ford
o Ví dụ: Một chiếc Boeing 737 cho châu Âu và cùng một chiếc Boeing 737 khác cho Hoa
Kỳ, và điề này không chỉ xảy ra với một loại xe của Ford
- Hậu quả:
o Công ty đã không thể mua các phụ kiện dùng chung cho những chiếc xe, không thể chia
sẻ chi phí phát triển sản phẩm, và không thể dùng những xưởng sản xuất ở châu Âu để
sản xuất xe cho thị trường Hoa Kỳ hay ngược lại
o Quy mô sản xuất của công ty đã bị ảnh hưởng dẫn đến chi phí hoạt động cao
- Khắc phục:
o Để cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ ở các quốc gia rộng lớn, giám đốc Công ty đã
quyết định thay đổi thói quan lâu đời để có thể đẩy mạnh quy mô sản xuất toàn cầu để
tạo ra những chiếc xe có chi phí thấp
o Chiến lược One Ford được ra đời nhằm tạo ra một số nền tảng chung mà Ford có thể
dùng bất cứ nơi nào trên thế giới
- Kết quả:
o Mục tiêu của Ford là sẽ chỉ có 5 cơ sở sản xuất để phân phối hơn 6 triệu chiệc xe vào
năm 2016
o Đến năm 2006. Ford đã có 15 cơ sở sản xuất và tạo ra 6,6 triệu chiếc xe
o Bằng việc áp dụng chiến lược này Ford đã có thể chia sẻ chi phí thiết kế và máy móc, và
tập đoàn có thể đạt được qui mô sản xuất phụ tùng lớn hơn rất nhiều
o Cũng nhờ có vậy mà những kiến thức hữu ích thu lượm được từ kinh nghiệm ở một nhà
máy này sẽ nhanh chóng được chuyển giao sang các nhà máy khác, tạo ra các khoản tiết
kiệm chi phí trong toàn bộ hệ thống của tập đoàn
2. Khái niệm về Chiến lược
- Chiến lược của doanh nghiệp: là những hoạt dộng mà nhà quản lý thực hiện để đạt được mục tiêu của
doanh nghiệp (tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu, các cổ đông)
- Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp phụ thuộc của hai yếu tố:
o Khả năng sinh lợi (profitability): tỷ lệ lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trên vốn đầu tư (ROIC) (tỷ
lệ lợi nhuận ròng trên tổng vốn đầu tư)

12
o Tăng trưởng lợi nhuận (profit growth): được đo bằng tỷ lệ gia tăng lợi nhuận ròng theo thời gian

(Giá trị tăng khi lợi nhuận và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn)

Tăng lợi nhuận: Tăng giá bán + Giảm chi phí (thường vi phạm đạo đức kinh doanh)

- Tăng lợi nhuận (Khả năng sinh lời):


o Chiến lược làm giảm chi phí
o Chiến lược làm tăng giá trị sản phẩm => tăng giá bán (thường vi phạm đạo đức kinh doanh)
- Nhà quản lý có thể làm tăng tỉ suất tại đó lợi nhuận doanh nghiệp gia tăng theo thời gian (Tăng trưởng
lợi nhuận) bằng cách:
o Chiến lược bán nhiều sản phẩm hơn tại thị trường hiện có
o Chiến lược thâm nhập thị trường mới

- Tạo giá trị:


o Phương thức gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp chính là tạo ra nhiều giá trị hơn
o Giá trị khách hàng đặt vào sản phẩm càng lớn thì giá sản phẩm mà doanh nghiệp có thể tính càng
cao
o Giá sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp thu thường là ít hơn giá trị mà khách hàng đặt vào sản
phẩm hoặc dịch vụ đó

13
- Tạo lập giá trị:
o Tạo lập giá trị của doanh nghiệp được đo bằng sự khác biệt giữa v và c (v-c) (Chi phí sản phẩm và
giá trị khách hàng nhận thức được)
o Doanh nghiệp có thể tạo nhiều giá trị hơn bằng cách:
 Giảm chi phí sản xuất (Chiến lược chi phí thấp) => Giảm chi phí sản xuất, C giảm
 Khác biệt hóa sản phẩm thiết kế, kiểu dáng, chức năng, tính năng, độ tin cậy, dịch vụ hậu
mãi (Chiến lược khác biệt hóa) => tăng sự hấp dẫn của sản phẩm, V tăng => P tăng
- Định vị chiến lược:
o Nguyên lý trung tâm của mô hình chiến lược cơ bản để tối đa hóa khả năng sinh lời, doanh
nghiệp cần thực hiện
 Chọn một vị trí trên đường biên hiệu quả khả thi theo nghĩa là có đủ nhu cầu để hỗ trợ
lựa chọn đó
 Thiết lập hoạt động nội bộ (sản xuất, tiếp thị, logistics,…) để hỗ trợ cho vị trí đã lựa chọn
 Có cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện chiến lược của mình
- Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp:
o Là các hoạt động tạo ra giá trị khác biệt gồm có sản xuất, tiếp thị và bán hàng, quản lý vật liệu,
E&D, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp
o Các hoạt động tạo ra giá trị này có thể được phân loại, như là các hoạt động chính và các hoạt
động hỗ trợ
o Hoạt động chính liên quan tới thiết kế, tạo ra và phân phối sản phẩm; tiếp thị và dịch vụ hỗ trợ,
hậu mãi
 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ (R&D)
 Sản xuất ra sản phẩm
 Chúc năng tiếp thị và bán hàng
 Dịch vụ khách hàng
o Hoạt động hỗ trợ cung cấp đầu vào cho phép các hoạt động chính xảy ra, liên quan tới việc đạt
được lợi thế cạnh tranh. Các hoạt động hỗ trợ có tầm quan trọng ngang bằng hoặc hơn so với các
hoạt động chính của doanh nghiệp
 Hệ thống thông tin
 Logistics
 Nguồn nhân lực
o Chiến lược phù hợp để doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao và kiếm được thu nhập bình quân
đầu người cao, chiến lược (đạt được bởi vị trí chiến lược mong muốn trên đường biên hiệu quả)
phải phù hợp với điều kiện thị trường (phải có đủ nhu cầu để hỗ trợ sự lựa chọn chiến lược đó)

? Một doanh nghiệp tạo ra giá trị như thế nào?


? Điểm khác biệt giữa chiến lược chi phí thấp và khác biệt hóa là gì?

14
? Điểm khác biệt giữa các hoạt động chính và hỗ trợ của một doanh nghiệp trong chuỗi giá trị là gì?
? Tại sao cấu trúc tổ chức quan trọng cho việc đạt được hiệu quả cao?
? Khái niệm chiến lược phù hợp là gì? Tại sao điều này lại quan trọng

- Mở rộng toàn cầu: Khả năng sinh lời và tăng trưởng lợi nhuận
o Mở rộng thị trường, tận dụng sản phẩm và năng lực
 Phát triển sản phẩm và dịch vụ tại nước nhà và sau đó bán trên toàn cầu
 Lợi nhuận từ chiến lược có thể sẽ lớn hơn nếu đối thủ cạnh tranh bản địa tại các quốc
gia mà công ty đó thâm nhập thiếu các sản phẩm tương tự như vậy (Ví dụ Toyota thâm
nhập vào thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu)
 Thành công của hoạt động này phụ thuộc vào năng lực cốt lõi ám chỉ các kỹ năng trong
doanh nghiệp mà các đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng đạt được hay bắt chước
được. Năng lực cốt lõi là nền tảng cho lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp
o Lợi thế kinh tế vùng
 Lợi thế về chi phí từ việc thực hiện hoạt động tạo ra giá trị tại địa điểm tối ưu cho hoạt
động đó. Điều này ám chỉ trong điều kiện các rào cản thương mại và chi phí vận chuyển
cho phép doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện chiến lược kinh doanh tại địa điểm
mà các điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa - bao gốm cả các yếu tố chi phí tương đối –
thuận lợi nhất cho việc thực hiện hoạt động đó
 Hai ảnh hưởng, một là có thể làm giảm chi phí tạo giá trị và giúp doanh nghiệp đạt được
vị thế chi phí thấp, hai là có thể cho phép doanh nghiệp phân biệt sản phẩm của mình
với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
 Case Study Kính mắt Clear Vision
 Tạo mạng lười toàn cầu được hình thành khi các giai đoạn khác nhau của chuỗi giá trị
được phân tán tới các địa điểm trên toàn cầu nơi mà giá trị nhận thức được tối đa hóa
hoặc nơi mà chi phí của việc tạo giá trị được giảm thiểu
o Hiệu ứng kinh nghiệm: Đường cong kinh nghiệm liên quan đến việc cắt giảm chi phí sản xuất một
cách có hệ thống xảy ra trên vòng đời của một sản phẩm

 Hiệu ứng học tập liên quan đến tiết kiệm chi phí bằng cách học hỏi từ kinh nghiệm thực
hành => năng suất tăng theo thời gian, hiệu quả quản lý => tăng lợi nhuận
 Lợi thế kinh tế trên quy mô liên quan đến việc giảm giá thành nhờ vào việc sản xuất một
lượng sản phẩm lớn
o Tận dụng kỹ năng các công ty con
 Các kỹ năng cso thể được tạo ra ở bất kỳ đâu trong mạng lười hoạt động toàn cầu của
công ty đa quốc gia
 Việc tạo kỹ năng giúp giảm chi phí sản xuất, hoặc nâng cao giá trị nhận thức và hỗ trợ
định giá sản phẩm cao hơn, không thuộc độc quyền của trự sở chính

15
? Làm thế nào để một doanh nghiệp gia tăng khả năng sinh lời và tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận bằng việc
mở rộng quốc tế?
? Tính kinh tế vùng là gì?
? Làm thế nào để hiệu ứng kinh nghiệm giúp một doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh?
? Lợi ích của việc thúc đẩy kỹ năng của công ty con là gì?

- Áp lực chi phí và Thích nghi với địa phương: Hai áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt có ảnh
hưởng đến khả năng thực hiện lợi thế kinh tế vùng và hiệu ứng kinh nghiệm, để tận dụng sản phẩm và
chuyển giao năng lực và kỹ năng trong doanh nghiệp
o Áp lực giảm chi phí
 Đối với sản phẩm phục vụ nhu cầu chung (nhu cầu phổ quát là những nhu cầu giống
nhau trên toàn thế giới, chẳng hạn như thép, chất hóa học và điện công nghiệp)
 Sản phẩm hàng hóa thông thường (hóa chất, xăng dầu, sắt thép,…)
 Trong ngành công nghiệp mà đối thủ cạnh tranh lớn theo đuổi chiến lược chi phí thấp
 Tự do hóa thương mại thế giới và môi trường đầu tư trong những thập kỉ gần đây, bằng cách tạo điều
kiện thuận lợi cho cạnh tranh quốc tế lớn hơn, nhìn chung đã làm tăng áp lực chi phí
o Áp lực thích nghi với địa phương
 Sự khác biệt trong sở thích và thị yếu người tiêu dùng (rất đáng kể)
 Tạo áp lực tiếp thị cho các công ty con ở nước ngoài
 Nhu cầu khách hàng đối với việc điều chỉnh theo địa phương ngày càng giảm
trên thế giới
 Tuy nhiên đối với thị trường hàng hóa tiêu dùng thì điều này vẫn đúng
 Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống
 Sự khác biệt về kênh phân phối
 Chiến lược tiêp thị phải đáp ứng sự khác biệt này
 Các công ty phải thức ứng các chiến lược bán hàng và phân phối của họ
 Yêu cầu, quy định, nhu cầu của nước sở tại
- Lựa chọn chiến lược: Sự phù hợp của chiến lược tùy theo các mức độ của áp lực giảm chi phí và áp lực
thích nghi địa phương

o Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu (Áp lực chi phí cao, áp lực thích nghi với địa phương thấp)

16
 Một doanh nghiệp tập trung tăng khả năng sinh lời và tăng trưởng lợi nhuận bằng cách
giảm chi phí tìm lợi thế kinh tế về quy mô, hiệu ứng học tập và lợi thế kinh tế vùng, có
nghĩa là mục tiêu chiến lược theo đuổi chiến lược giảm chi phí trên quy mô toàn cầu
 Chiến lược này có ý nghĩa nhất khi có áp lực cạnh tranh mạnh mẽ để giảm chi phí và nhu
cầu tối tiểu đối với việc thích nghi với địa phương
 Trong ngành công nghiệp hàng hóa, những sản phẩm thường phục vụ nhu cầu toàn cầu
o Chiên lược địa phương hóa (Áp lực chi phí thấp, áp lực thích nghi với địa phương cao)
 Tăng khả năng sinh lời bằng cách tùy chỉnh hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp để
cung cấp hàng hóa phù hợp với thị hiếu và sở thích tại các thị trường quốc gia khác nhau
 Phù hợp nhất với những nơi mà thị hiếu và sở thích người tiêu dùng khác nhau đáng kể
giữa các quốc gia và áp lực chi phí không quá mạnh
 Bù đắp được chi phí cao nhờ đạt được lợi ích kinh tế về quy mô, hiệu ứng học tập và lợi
ích kinh tế vùng
o Chiến lược xuyên quốc gia (Hai áp lực cùng cao)
 Nỗ lực để đồng thời đạt được chi phi thấp thông qua lợi thế kinh tế vùng, lợi thế kinh tế
nhờ quy mô và hiệu ứng học tập trong khi cùng phân biệt sản phẩm trên các thị trường
địa lý để thích nghi với địa phương và thúc đẩy luồng kỹ năng đa chiều, giữa các công ty
con khác nhau trong mạng lười kinh doanh của doanh nghiệp
 Kỹ năng và năng lực cốt lõi phải được phát triển ở bất kì chi nhánh nào trên thế giới
 Chiến lược không dễ theo đuổi vì dễ gặp phải những yêu cầu mâu thuẫn trong doanh
nghiệp
o Chiến lược quốc tế (Hai áp lực cùng thấp)
 Cố gắng tạo ra giá trị bằng cách chuyển dịch các năng lực cối lõi đến các thị trường nước
ngoài nơi đối thủ địa phương thiếu những năng lực đó
 Khi không có đối thủ cạnh tranh thì sẽ không có áp lực giảm chi phí và khác biệt hóa sản
phẩm
o Cuộc cách mạng chiến lược: Khi các đối thủ xuất hiện hoặc lớn mạnh hơn thì chiến lược quốc tế
và địa phương hóa trở nên kém hiệu quả hơn
 Khi theo đuổi chiến lược quốc tế hóa thì phải lưu ý rằng sẽ không thể trụ vững lâu dài,
và để tồn tại thì cần phải chuyển đổi theo hướng tiêu chuẩn quốc tế hóa hoặc chiến lược
đa quốc gia nếu không muốn mất thị trường vào tay đối thủ cạnh tranh
 Chiến lược địa phương hóa cũng không thể theo đuổi lâu dài mà cũng cần phải nghĩ tới
việc cắt giảm chi phí để đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt
- Liên minh chiến lược: là các thỏa thuận mang tính hợp tác giữa các đối thủ tiềm năng hoặc đối thủ thật sự
o Hợp tác giữa các đối thủ đang là một xu thế được ưa chuộng và sự gia tăng liên minh chiến lược
thì bùng nổ trong vài thập kỉ gần đây
o Lợi thế của liên minh chiến lược
 Giúp thâm nhập thị trường nước ngoài
 Chia sẻ chi phí cố định và rủi ro liên quan của việc phát triển các sản phầm và các quy
trình
 Tập hợp các kỹ năng và tài sản mang tính bổ sung cho nhau mà không có công ty nào có
thể tự phát triển độc lập một cách dễ dàng
 Giúp cho một doanh nghiệp thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật cho ngành công nghiệp,
những tiêu chuẩn có lợi cho doanh nghiệp đó
o Bất lợi của liên minh chiến lược
 Có thể cho đi nhiều hơn là nhận lại
 Có thể chỉ có lợi cho một bên bên còn lại thì không
o Làm thế nào để liên kết trở nên có lợi
 Sự lựa chọn đối tác

17
 Giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược, họ có thể là người giúp
tiếp cận thị trường, chia sẻ chi phí và rủi ro của việc phát triển sản phẩm, hoặc
tiếp cận các năng lực cốt lõi quan trọng
 Chia sẻ tầm nhìn vì lợi ích của sự hợp tác
 Không lợi dụng cơ hội đển khai thác liên minh vì lợi ích riêng của mình, chiếm
đoạt công nghệ của bên kia và cho đi rất ít
 Để tăng khả năng lựa chọn một đối tác tốt, doanh nghiệp cần
o Tập hợp càng nhiều thông tin thích hợp, có sẵn về đối tác tiềm năng
càng tốt
o Tập hợp thông tin từ một bên thứ ba. Việc này bao gồm các doanh
nghiệp đã từng có sự hợp tác với đối tác tiềm năng, các nhà đầu tư và
nhân viên cũ của họ
o Hiều biệt về đối tác tiềm năng càng nhiều càng tốt trước khi cam kết
thành lập liên minh. Việc này nên bao gồm cả các cuộc gặp mặt trực
tiếp giữa các nhà quản lý cấp cao để đảm bảo những cảm nhận về
thiện chí của đối tác là đúng
 Cấu trúc của liên minh chiến lược
 Liên minh cần được thiết kế để làm cho việc chuyển giao những công nghệ
không nên chuyển giao trở nên khó khăn
 Các điều khoản bảo hộ cũng có thể được thêm vào để ngăn chặn rủi ro của việc
lợi dụng cơ hội từ phía đối tác
 Cả hai bên có thể thỏa thuận trao đổi kĩ năng và công nghệ trên cơ sở đôi bên
cùng có lợi ngang bằng
 Thực hiện cam kết trước khi hợp tác
 Quản lý liên minh
 Tối đa hóa lợi ích từ liên minh còn cả việc gây dựng niềm tin và học hỏi từ đối
tác
 Mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhà quản lí
 Khả năng học hỏi từ đối tác

18
Chương 6: Thâm nhập thị trường quốc tế
- Thâm nhập thị trường nào? Born Global là chiến lược thành lập để ra nước ngoài luôn
- Thời điểm thâm nhập?
- Quy mô thâm nhập và cam kết chiến lược
1. Case Study: JCB ở Ấn Độ
- JCB là nhà sản xuất thiết bị xây dựng đầy uy tín của Anh, từ lâu là một đối thủ tương đối nhỏ trên thị
trường toàn cầu vốn, nhưng có một ngoại lệ đó là thị trường Ấn Độ
- Năm 1979, JCB tham gia vào một liên doanh với Escorts, một tập đoàn kỹ thuật Ấn Độ, Escorts nắm giữ
60% cổ phần và JCB là 40%
- Do các rào cản thuế quan cao đã làm cho JCB khó có thể xuất khẩu sang Ấn Độ, nhưng khi đó chính phủ
Ấn đã đòi hỏi các nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác địa phương
- JCB tin rằng thị trường xây dựng Ấn Độ sẽ tăng trưởng và sớm trở nên rộng lớn, các nhà quản trị của công
ty đã tin rằng nên thiết lập sự hiện diện ở thị trường này như vậy sẽ chiếm được lợi thế trước các đối thủ
toàn cầu
- Doanh thu tăng nhưng JCB nhận thấy liên doanh sẽ hạn chế khả năng mở rộng nên JCB đã liên tục tận
dụng sự thay đổi trong luật đầu tư để mua thêm cổ phần của đối tác để lấy quyền kiểm soát
- Và cuối cùng JCB đã mua lại hoàn toàn cổ phần của Escorts, từ đó liên tục mở rộng kinh doanh trên thị
trường này và kết quả cho thấy sau 10 năm doanh thu của công ty tại Ấn Độ đã tăng lên 10 lần, và chiếm
hoàn toàn thị phần ở đây
2. Các quyết định thâm nhập thị trường cơ bản
- Gia nhập thị trường nào
o Sự lựa chọn thị trường phải được dựa trên những đánh gia về lợi nhuận tiềm năng dài hạn của
một quốc gia
o Tiềm năng này là một sự kết hợp của nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị, nhân khẩu học, sức mua, sự
phù hợp của sản phẩm đối với thị trường và sự cạnh tranh tại thị trường đó
- Thời điểm gia nhập
o Thâm nhập thị trường được coi là sớm khi một doanh nghiệp quốc tế gia nhập thị trường nước
ngoài trước các công ty nước ngoài khác và ngược lại
o Lợi thế của người đi trước là lợi thế tích lũy bởi doanh nghiệp đầu tiên gia nhập thị trường
 Khả năng dành ưu thế trước đối thủ cạnh tranh và nắm bắt nhu cầu khách hàng bằng
cách thiết lập một thương hiệu mạnh
 Khả năng xây dụng doanh số bán hàng tại quốc gia đó và vượt qua đường cong kinh
nghiệm của các đối thủ, mang lại lợi thế về chi phí
 Khả năng của người đi trước tạo ra chi phí chuyển đổi dễ ràng buộc khách hàng với sản
phẩm hoặc dịch vụ của họ
o Bất lợi của người đi trước
 Chi phí đi tiên phong
 Xác suất tồn tại của doanh nghiệp đến sau
o Chi phí khai phá là chi phí mà một người đi trước phải chịu trong khi những người gia nhập thị
trường sau lại có thể tránh được
 Chi phí quảng cáo
 Chi phí hướng dẫn khách hàng
- Quy mô của sự thâm nhập và các cam kết chiến lược
- Tóm tắt
o Không có quyết định đúng đắn mà chỉ có những quyết định đi kèm với các mức rủi ro và lợi ích
khác nhau
3. Các phương thức thâm nhập thị trường

19
- Xuất khẩu (Expert)
o Thường được sử dụng khi bắt đầu hoạt động mở rộng toàn cầu
o Lợi thế:
 Xuất khẩu tránh được những chi phí đáng kể về thiết lập hoạt động sản xuất ban đầu tại
quốc gia nhận đầu tư
 Xuất khẩu có thể góp phần giúp doanh nghiệp đạt được đường cong kinh nghiệm và
kinh tế vùng
 Bằng cách sản xuất những sản phẩm tại một vùng tập trung và xuất khẩu chúng tới
những thị trường quốc gia khác, doanh nghiệp có thể nhận được lợi thế kinh tế theo quy
mô từ doanh số bàn hàng toàn cầu của mình
o Bắt lợi:
 Xuất khẩu từ thị trường nước nhà có thể sẽ là không phù hợp nếu những địa điểm có chi
phí thấp hơn có thể tìm thấy ở nước ngoài
 Chi phí vận chuyển cao có thể khiến xuất khẩu không có tính kinh tế, đặc biệt với số
lượng lớn
 Hàng rào thuế quan có thể khiến việc xuất khẩu mất đi tính kinh tế
 Phải ủy quyền marketing, bán hàng và dịch vụ tại quốc gia mà hàng được xuất khẩu tới
- Dự án chìa khóa trao tay (Turnkey project)
o Dự án trong đó một doanh nghiệp đồng ý xây dựng một cơ sở hoạt động cho một đối tác nước
ngoài, và trao lại cơ sở này khi nó đã sẵn sàng hoạt động
o Phổ biến với các ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, lọc hóa dầu, và tính luyện kim loại
o Là phương tiện để xuất khẩu quy trình công nghệ sang các nước khác
o Lợi thế:
 Các dự án chìa khóa trao tay là một cách để thu những nguồn lợi kinh tế kếch xug từ
những kiến thức quý giá về công nghệ
 Chiến lucowj sẽ ít rủi ro hơn phương thức FDI thông thường
o Bất lợi:
 Doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận sẽ không có lợi ích dài hạn ở nước ngoài
 Vô tình trở thành một đối thủ cạnh tranh
 Bán đi lợi thế cạnh tranh cho các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
- Nhượng quyền (Cấp phép, Licensing)
o Hợp đồng nhượng quyền xảy ra khi một người nhượng quyền trao các quyền đối với một tài sản
vô hình cho người nhận nhượng quyền trong một giai đoạn cụ thể và đổi lại nhận được phí bản
quyền
o Tài sản vô hình có thể bao gồm bằng sáng chế, các phát minh, công thức, quy trình, thiết kế, tác
quyển và thương hiệu (doanh nghiệp sản xuất)
o Lợi thế:
 Doanh nghiệp không phải chịu chi phí phát triển và rủi ro đi kèm với việc mở cửa một thị
trường nước ngoài
 Hấp dẫn với doanh nghiệp thiểu vốn để phát triển ra nước ngoài hoặc một doanh
nghiệp không muốn cam kết các nguồn lực tài chính đáng kể với một thị trường nước
ngoài không quen thuộc
 Tránh được các rào cản đầu tư
o Bất lợi:
 Không giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, marketing và chiến
lược cần thiết để hiện thực hóa đường cong kinh nghiệm và các lợi thế kinh tế vùng
 Rủi ro khi nhượng quyền bí quyết công nghệ
 Nhượng quyền chéo, nắm giữ vật làm tin của nhau

20
 Liên doanh để giảm bớt rủi ro
- Nhượng quyền thương mại (Franchising)
o Một dạng đặc biệt của nhượng quyền trong đó người nhượng quyền thương mại bán tài sản vô
hình cho người được nhượng quyền thương mại, và áp đặt các quy tắc đề vận hành hoạt động
kinh doanh
o Phổ biến với các doanh nghiệp dịch vụ
o Lợi thế:
 Giống với nhượng quyền
o Bất lợi:
 Ít hơn so với nhượng quyền
 Hạn chế khả năng của doanh nghiệp để lấy lợi nhuận khỏi một nước và hỗ trợ các chiến
dịch cạnh tranh ở nước khác
 Kiểm soát chất lượng
 Khắc phục bằng cách thành lập một công ty con ở mỗi nước nơi doanh nghiệp mở rộng
tới
- Liên doanh (Joint venture)
o Thành lập một doanh nghiệp mà được đồng sở hữu bởi hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập khác
o Lợi thế:
 Một doanh nghiệp hưởng lợi từ hiểu biết của đối tác địa phương về những điều kiện
cạnh tranh, văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống chính trị và hệ thống kinh doanh ở nước sở tại
 Doanh nghiệp có thể cỏ lợi nhờ việc chia sẻ các chi phi hoặc rủi ro của việc mở đường
vào một thị trường với đối tác địa phương
 Giảm bớt áp lực về chính trị tại nhiều quốc gia
o Bất lợi:
 Mạo hiểm trao quyền kiểm soát công nghệ của mình cho đối tác
 Công ty liên doanh không cho phép quyền kiểm soát chặt che đối với các công ty con mà
họ có thể cần để hiện thực hóa các lợi thế kinh tế nhờ địa điểm hoặc đường cong kinh
nghiệm
 Xung đột và tranh giành quyền kiểm soát giữa các doanh nghiệp đầu tư nếu mục đích và
mục tiêu của họ thay đổi hoặc nếu họ có cách nhìn kahcs về chiến lượn nên thực hiện
- Công ty con thuộc sở hữu toàn bộ (Wholly owned subsidiary)
o Là chi nhánh mà doanh nghiệp sở hữu 100% cổ phần
o Lợi thế:
 Giảm nguy cơ mất kiểm soát năng lực
 Quyền kiếm soát chặt chẽ hoạt động ở các quốc gia khác nhau
 Hiện thực hóa các lợi thế kinh tế vùng và đường cong kinh nghiệm
 Nắm 100% lợi nhuận từ thị trường nước ngoài
o Bất lợi:
 Phương thức tốn kém nhất vì phải chịu toàn bộ chi phí và rủi ro
 Khó kết nối và nắm rõ được văn hóa của thị trường nước ngoài
- Năng lực cốt lõi và phương thức thâm nhập
o Bí quyết công nghệ: Không nên sự dụng phương thức nhượng quyền và liên doanh
 Mất quyền kiểm soát đối với công nghệ
o Bí quyết quản lí:
- Phương thức thâm nhập và những áp lực về cắt giảm chi phí
o Theo đuổi một sự kết hợp nhất dịnh giữa xuất khẩu và chi nhánh sở hữu toàn bộ
 Tối ưu lợi thế kinh tế vùng và đường cong kinh nghiệm

21
22
4. Thành lập công ty mới hoàn toàn hay đi thâu tóm?
- Những ưu điểm và nhược điểm của việc mua lại

Ưu điểm Nhược điểm (lý do thất bại)


- Diễn ra rất nhanh, nhanh chóng tạo được sự - Những công ty tiến hành mua lại thường xuyên
hiện diện tại thị trường nước ngoài trả nhiều hơn giá trị tài sản của công ty bị mua lại
- Chiếm lĩnh thị trường trước các công ty đối thủ
(Giả thuyết ngạo mạn)
của nó - Sự xung đột về văn hóa của công ty tiến hành
Việc thâu tóm sẽ ít rủi ro hơn việc thành lập công
mua lại và công ty bị mua lại
ty mới hoàn toàn, nhờ những tài sản vẫn đang sản
- Những rào cản và mất thời gian vào việc hòa
sinh ra lợi nhuận và doanh thu nhập các hoạt động của công ty tiến hành mua lại
và công ty bị mua lại
- Sự sàng lọc chưa kĩ lưỡng trước khi tiến hành
mua lại
- Những ưu điểm và nhược điểm của các công ty thành lập mới hoàn toàn

Ưu điểm Nhược điểm


- Cho phép công ty có khả năng to lớn để có thể - Tốn nhiều thời gian để phát triển và cũng rủi ro
xây dựng một công ty con như mong muốn - Doanh thu và lợi nhuận tương lai không hề chắc
- Xây dựng văn hóa tổ chức, thiết lập nguyên tác chắn
hoạt động. - Khả năng thị trường bị chiếm trước các đối thủ
cạnh tranh toàn cầu hung hăng hơn đã thâm nhập
thị trường bằng các vụ thâu tóm và xây dựng sự
hiện diện

23
Tổng hợp đề tài thuyết trình
Nhóm 1:

Nhóm 2: Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Uniqlo

Nhóm 3:

Nhóm 4: Ảnh hưởng của sự phát triển về kinh tế chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đến sự thất bại của Google tại
Trung Quốc năm 2010

Nhóm 5: Quá trình toàn cầu hóa của Công ty Đa quốc gia Unilever

Nhóm 6:

Nhóm 7: Đặc điểm văn hóa Nhật Bản trong đàm phán kinh doanh quốc tế của Toyota và những lưu ý cho doanh
nghiệp Việt Nam

Nhóm 8:

Nhóm 9:

Nhóm 10: Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường văn hóa tới hoạt động kinh doanh của IKEA trên thế giới

Nhóm 11: Ảnh hưởng của sự khác biệt về môi trường chính trị, kinh tế và pháp luật đến hoạt động kinh doanh
quốc tế của Google tại Trung Quốc

Nội dung thi


- Tất cả các chương tính huống vào Chương 5, Chương 6
- 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận (Casw Study) hoặc đề xuất chiến lược, phải phân tích áp lực và hiệu quả
của chiến lược, câu hỏi về Case sẽ là câu hỏi tổng hợp

Mục lục
Chương 1: Tổng quan về KDQT và Toàn cầu hóa.........................................................................................................1
Chương 2: Toàn cầu hóa..............................................................................................................................................3
Chương 3: Những khác biệt về Chính trị, Kinh tế và Luật pháp....................................................................................5
Chương 4: Những khác biệt quốc gia về Văn hóa........................................................................................................6
Chương 5: Chiến lược kinh doanh quốc tế.................................................................................................................11
Chương 6: Thâm nhập thị trường quốc tế.................................................................................................................18
Tổng hợp đề tài thuyết trình......................................................................................................................................23

24
25

You might also like