You are on page 1of 361

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Vân vanntt@cntp.edu.vn/


vanntt@hufi.edu.vn
Tài liệu tham khảo
• Charles W. L. Hill, Global Business today,
10thed, Mc Graw-Hill Education Publishing
House, 2017.
• Charles W. L. Hill, Kinh doanh quốc tế hiện
đại (8th ed), NXB Kinh tế TP.HCM – UEH
Publishing, tháng 10/2017 (Đại học Kinh tế
TP.HCM biên dịch).
Tài liệu tham khảo
Nội dung
Chương 1. Tổng quan về kinh doanh quốc tế
và toàn cầu hóa
Chương 2. Môi trường kinh doanh quốc tế
Chương 3. Chiến lược kinh doanh quốc tế
Chương 4. Phương thức thâm nhập thị trường
quốc tế
Chương 5. Chiến lược chức năng toàn cầu
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ
TOÀN CẦU HÓA
Nội dung
1.1. Kinh doanh quốc tế (International
business)
1.2. Toàn cầu hóa (Globalization)
1.3. Các định chế toàn cầu
1.4. Động lực của toàn cầu hóa
1.5. Sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu
1.6. Tranh luận của toàn cầu hóa
1.1. Kinh doanh quốc tế (International
business)
1.1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế
1.1.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế
1.1.3. Động cơ thúc đẩy tham gia kinh doanh quốc tế
1.1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế

• Kinh doanh quốc tế là việc thực hiện hoạt động đầu


tư vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch
vụ nhằm mục đích sinh lợi có liên quan tới hai hay
nhiều nước và khu vực khác nhau (Phạm Thị Hồng
Yến, 2013).
• Kinh doanh quốc tế là những hoạt động giao dịch,
kinh doanh thương mại được thực hiện qua biên giới
các quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu/ mục tiêu của
các cá nhân, các công ty, và các tổ chức (Wikipedia
2017, Bùi Lê Hà – Nguyễn Đông Phong 2008).
1.1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế

• Hoặc có thể nói, kinh doanh quốc tế là việc thực


hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ điểm bắt đầu là thu mua nguyên vật
liệu, sản xuất cho đến khâu cuối là marketing sản
phẩm, tiêu thụ và cung ứng dịch vụ trên thị trường
nội địa và nước ngoài để kiếm lợi nhuận.
• Liên quan đến sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn,
lao động, chuyển giao công nghệ, và quản lý qua biên
giới các quốc gia.
1.1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế

Ví dụ:
• Tập đoàn Cocacola quyết định đầu tư xây dựng nhà
máy sản xuất tại Việt Nam.
• Công ty sữa Vinamilk tìm thị trường tiêu thụ tại Nhật
Bản.
• Công ty Cổ phần May 10 ký hợp đồng gia công quần
áo cho hãng Nike.
• Ô tô Thaco liên doanh với công ty Kia Motors; Foton
và Huyndai (sản xuất xe tải); hợp tác với Huyndai
(chế tạo xe buýt); đồng thời hợp tác phân phối độc
quyền xe du lịch PEUGEOT tại Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế
• Những nguyên lý và kỹ năng cơ bản trong kinh doanh hoàn
toàn có thể áp dụng trong kinh doanh quốc tế cũng như kinh
doanh trong nước.
• Tuy nhiên, quản trị kinh doanh trong nước được thực hiện
trong phạm vi nội địa một quốc gia, trong khi quản trị kinh
doanh quốc tế được thực hiện xuyên biên giới các nước nên
phức tạp hơn, vì:
– Có sự khác biệt giữa các nước về kinh tế, chính trị & luật pháp và
văn hóa.
– Liên quan đến tỷ giá hối đoái.
– Phải hoạt động theo quy định của hệ thống thương mại và đầu tư
quốc tế: về sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự…
1.1.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh
quốc tế
• Chủ thể tham gia chính vào hoạt động kinh doanh
quốc tế là các công ty đa quốc gia.
• Công ty đa quốc gia là bất kỳ doanh nghiệp nào có
hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều hơn một quốc
gia.
• Gồm có:
- Các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ
- Các công ty đa quốc gia lớn
1.1.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh
quốc tế
• Các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ: Là
những cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân có qui
mô vừa & nhỏ, các tập đoàn đa quốc gia qui mô
nhỏ đang kinh doanh trên thị trường quốc tế.
• Trên thị trường thế giới, loại chủ thể này nếu tính
riêng lẻ thì hầu như không thấy rõ vai trò của
chúng trong nền kinh tế thế giới.
• Tuy nhiên, nếu tính cả khối doanh nghiệp này thì
chúng có vai trò khá quan trọng trong việc đáp
ứng nhu cầu của thị trường thế giới nơi mà các
doanh nghiệp qui mô lớn chưa vươn tới.
1.1.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh
quốc tế
• Các công ty đa quốc gia lớn/các doanh nghiệp lớn:
Là doanh nghiệp có tài sản lớn, lớn hơn cả GDP của
những quốc gia đang phát triển qui mô nhỏ như Việt
Nam, Lào, Campuchia...
• Có mạng lưới phức hợp với nhiều cơ sở sản xuất kinh
doanh trải rộng trên toàn cầu, có khả năng kiểm soát
đại bộ phận hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.
1.1.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh
quốc tế
• Các công ty đa quốc gia lớn/các doanh nghiệp lớn:
Vai trò của loại chủ thể này rất quan trọng đối với sự
phát triển của từng thị trường/ khu vực trên thế giới,
vì giá trị giao dịch thường rất lớn, có thể tới hàng
nhiều tỉ đô la Mỹ
• Khi tham gia thị trường quốc tế, các công ty này
thường mang đến nhiều nguồn lực về vốn, quan hệ thị
trường, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh trên thị
trường thế giới (ví dụ: GM, Ford, Sony, Panasonic,
P&G, Unilever…)
1.1.3. Động cơ thúc đẩy tham gia kinh
doanh quốc tế
• Mở rộng thị trường (Market expansion): Tăng doanh
số, lợi nhuận; chiếm lĩnh các thị trường có quy mô
lớn và đang tăng trưởng trên thế giới.
• Tiếp cận nguồn lực (Acquire resources) ưu đãi, thích
hợp; sử dụng các yếu tố sản xuất giá rẻ nhằm tiết
giảm chi phí. Hoặc khai thác lợi thế điểm đặt
(Location advantage).
• Phân bổ rủi ro (Risk reduction), phát triển ổn định.
1.1.3. Động cơ thúc đẩy tham gia kinh
doanh quốc tế
• Phát huy lợi thế cạnh tranh (Comparative advantage),
hoặc có năng lực sản xuất dư thừa và tin rằng các nền
văn hóa khác tiếp nhận sản phẩm của mình.
 Vd: McDonal -> Mỹ: 29.000 khách/ 1 cửa hàng
-> TQ: 40 triệu khách/ 1 cửa hàng
• Do thị trường trong nước bão hòa/ đang suy thoái.
• Nâng cao hiệu quả kinh doanh do tăng quy mô.
• Tránh các rào cản thuế quan.
• Chính sách Chính phủ nước ngoài (Government
policies) và Chính sách Chính phủ sở tại (Host
Government policies).
1.2. Toàn cầu hóa (Globalization)

1.2.1. Khái niệm toàn cầu hóa


1.2.2. Toàn cầu hóa thị trường
1.2.3. Toàn cầu hóa sản xuất
1.2.1. Khái niệm toàn cầu hóa

• Toàn cầu hóa là xu hướng hội nhập và phụ thuộc


lẫn nhau nhiều hơn của hệ thống kinh tế toàn cầu.
1.2.1. Khái niệm toàn cầu hóa
Xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn
của hệ thống kinh tế toàn cầu:
• Nhờ những tiến bộ trong Công nghệ thông tin, Công
nghệ viễn thông, Giao thông vận tải giúp khoảng cách
nhận thức con người được thu hẹp.
• Văn hóa hữu hình trở nên đồng nhất hơn trên toàn thế
giới, kết nối các vùng/ miền trên thế giới lại gần nhau
=> Các nước dần hội nhập.
1.2.1. Khái niệm toàn cầu hóa
Xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn
của hệ thống kinh tế toàn cầu:
• Rào cản thương mại và đầu tư xuyên quốc gia được dỡ
bỏ khiến các nước gắn kết hơn.
• Thỏa thuận giữa các Chính phủ và các Hiệp hội kinh
doanh tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập.
• WTO và nhiều hội nghị ra đời liên tục kêu gọi dỡ bỏ
rào cản thương mại quốc tế; các khối liên kết kinh tế
quốc tế tạo điều kiện thuận lợi khiến các nước hội
nhập nhiều hơn.
1.2.1. Khái niệm toàn cầu hóa

Xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn


của hệ thống kinh tế toàn cầu:
• Việc lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực, công
nghệ giữa các nước gia tăng mạnh mẽ => Các quốc
gia có sự phân công lao động, chuyên môn hóa sản
xuất, tăng năng suất lao động => các nước có xu
hướng phụ thuộc lẫn nhau.
• Một hàng hóa được tạo ra từ những yếu tố đầu vào
lấy từ khắp nơi trên thế giới => tạo nên một nền kinh
tế phụ thuộc lẫn nhau.
1.2.1. Khái niệm toàn cầu hóa

Xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn


của hệ thống kinh tế toàn cầu:
• Ngày nay, không một biến động nào xảy ra ở nước
này mà không ảnh hưởng đến những nước khác =>
Khiến các nước phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn.
1.2.1. Khái niệm toàn cầu hóa

• Toàn cầu hóa bao gồm: Toàn cầu hóa thị trường
và toàn cầu hóa sản xuất.
1.2.2. Toàn cầu hóa thị trường

• Toàn cầu hóa thị trường là sự hợp nhất những thị


trường riêng rẽ và tách biệt thành thị trường khổng lồ
toàn cầu.
• Nói cách khác, Toàn cầu hóa thị trường chuyển dịch
từ một hệ thống kinh tế mà trong đó các thị trường
quốc gia là những chỉnh thể riêng biệt, bị cô lập bởi
các rào cản thương mại cũng như các trở ngại về
không gian, thời gian và văn hóa để hướng tới một hệ
thống mà các thị trường quốc gia hợp nhất thành một
thị trường toàn cầu.
1.2.2. Toàn cầu hóa thị trường

Đặc điểm của Toàn cầu hóa thị trường:


• Thứ nhất, khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng
trong những quốc gia khác nhau dần hội tụ, trở nên
đồng nhất (giống nhau) và chuyển sang tiêu chuẩn
hóa toàn cầu => Từ đó, hình thành nên 1 thị trường
toàn cầu.
Nguyên nhân: Do các quốc gia đã trở nên gần gũi hơn (các
vùng/ miền trên thế giới được liên lạc nhanh chóng); các sự
kiện được truyền thông liên tục; văn hóa được kết nối gần gũi
hơn; hàng hóa trên thế giới được trao đổi nhiều và sử dụng
chung với nhau (pizza, trà…) => Dẫn đến các quốc gia dần
tiệm cận và trở thành 1 thị trường chung.
1.2.2. Toàn cầu hóa thị trường
Đặc điểm của Toàn cầu hóa thị trường:
• Thứ hai, từ sở thích, thị hiếu mang tính tiêu chuẩn hóa
(đồng nhất toàn cầu) đã tạo ra những sản phẩm toàn cầu.
1.2.2. Toàn cầu hóa thị trường

Đặc điểm của Toàn cầu hóa thị trường:


• Thứ ba, những thị trường có tính chất toàn cầu nhất
thường không dành cho thị trường hàng tiêu dùng.
 Do vẫn tồn tại sự khác biệt trong thị hiếu người tiêu
dùng, trong hệ thống kênh phân phối, hệ thống giá trị
văn hóa, hệ thống doanh nghiệp, và quy định luật pháp
ở từng quốc gia chính là yếu tố làm cản trở quá trình
toàn cầu hóa các thị trường này.
1.2.2. Toàn cầu hóa thị trường

Đặc điểm của Toàn cầu hóa thị trường:


• Thứ ba, những thị trường có tính chất toàn cầu nhất
thường không dành cho thị trường hàng tiêu dùng.
 Sự khác biệt này thường xuyên đòi hỏi doanh nghiệp
phải điều chỉnh các chiến lược marketing, các đặc điểm
thiết kế sản phẩm, hay phương pháp vận hành doanh
nghiệp để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng
quốc gia.
1.2.2. Toàn cầu hóa thị trường

Đặc điểm của Toàn cầu hóa thị trường:


• Thứ tư, thị trường hàng công nghiệp và nguyên nhiên
vật liệu có tính toàn cầu hơn, do nhu cầu trên thế giới
về cơ bản là giống nhau.
Ví dụ: Nhôm, dầu và lúa mì; các sản phẩm công nghiệp
như bộ vi tính, chip nhớ của máy tính, máy bay dân dụng,
phần mềm máy tính hay các sản phẩm tài chính như trái
phiếu Chính phủ Hoa Kỳ, kỳ phiếu của chỉ số Nikkei…
• Xuất hiện các cặp đối thủ cạnh tranh toàn cầu.
Ví dụ: Cocacola–Pepsi, Ford–Toyota, Boeing–Airbus,
Caterpillar–Komatsu…
Máy laptop ThinkPad X31 của
IBM được thiết kế tại Mỹ:
• Khung máy, bàn phím, và
chuột máy tính được sản
xuất tại Thái Lan
• Màn hình và bộ nhớ được
sản xuất tại Hàn Quốc
• Card mạng không dây được
sản xuất tại Malaysia
• Laptop được lắp ráp tại
Mexico
1.2.3. Toàn cầu hóa sản xuất

• Toàn cầu hóa sản xuất là xu hướng của các công ty


tiến hành phân tán các bộ phận trong quy trình sản
xuất của họ tới nhiều địa điểm khác nhau trên thế
giới, để khai thác lợi thế do sự khác biệt về chi phí và
chất lượng của các yếu tố sản xuất.
• Các yếu tố sản xuất chính là các yếu tố đầu vào trên
quy trình sản xuất của một công ty, bao gồm: Lao
động, quản trị, đất đai, vốn và bí quyết công nghệ.
1.2.3. Toàn cầu hóa sản xuất

Đặc điểm của Toàn cầu hóa sản xuất:


• Cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ khắp các nơi trên
thế giới, nhờ vào việc tích hợp hệ thống sản xuất trên
toàn cầu.
• Xuất hiện hệ thống sản xuất tích hợp trên toàn cầu và
phân bố chi nhánh cung ứng ở nhiều nơi trên thế giới
nhằm khai thác lợi thế từng quốc gia.
• Chế tạo các chi tiết trên phạm vi toàn cầu.
• Phân bố dây chuyền lắp ráp ở nhiều nơi.
• Bán hàng trên phạm vi toàn cầu.
1.2.3. Toàn cầu hóa sản xuất

Đặc điểm của Toàn cầu hóa sản xuất:


• Lợi ích:
– Lợi thế về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm
đạt tối đa. Do thuê ngoài với những nhà cung cấp
tốt nhất trong lĩnh vực sản xuất của họ.
– Cắt giảm chi phí sản xuất.
– Tiết kiệm thời gian.
• Trở ngại:
– Tồn tại các rào cản thương mại.
– Rủi ro từ môi trường kinh doanh quốc tế.
1.3. Các định chế toàn cầu

• Toàn cầu hóa thị trường và tỷ lệ các hoạt động kinh


doanh xuyên biên giới ngày càng tăng, nên sự xuất
hiện của các định chế giúp quản lý, điều tiết, kiểm
soát thị trường toàn cầu, và thúc đẩy việc thiết lập các
hiệp định đa phương để chi phối hệ thống kinh doanh
toàn cầu. Bao gồm:
 Hiệp định chung về Mậu dịch & Thuế quan
(GATT) – WTO
 IMF – World bank
 Liên Hợp Quốc UN
1.3. Các định chế toàn cầu

• Hiệp định chung về Mậu dịch & Thuế quan (GATT) là


một hiệp ước quốc tế quy định các bên tham gia phải cắt
giảm các rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa
xuyên quốc gia. Từ khi thành lập vào năm 1947 đến khoảng
2010, số lượng thành viên đã tăng lên và các hạn chế
thương mại được giảm thiểu dần.
• Trải qua 8 lần đàm phán, năm 1986, vòng đàm phán
Uruguay ra đời, là cơ sở dẫn tới sự ra đời của WTO.
• Tổ chức thương mại thế giới WTO là cơ quan kế tục
GATT, là thành quả của việc kết thúc thành công vòng đàm
phán Uruguay của GATT.
1.3. Các định chế toàn cầu
• Vai trò của Hiệp định chung về Mậu dịch & Thuế quan
(GATT trước đây) – và WTO sau này:
 WTO có trách nhiệm phân xử tranh chấp thương mại và
giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên.
 WTO đảm bảo cho các quốc gia và vùng lãnh thổ tuân
thủ đúng luật chơi quy định trong các hiệp ước đã được
ký kết giữa các nước thành viên WTO.
 WTO thúc đẩy quá trình cắt giảm rào cản đối với hoạt
động thương mại và đầu tư xuyên quốc gia.
 Nếu có thành viên vi phạm, đối tác thương mại có quyền
đòi bồi thường, hoặc dùng phương sách cuối cùng là
trừng phạt thương mại tương xứng.
1.3. Các định chế toàn cầu

• Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là định chế được thành lập


nhằm duy trì trật tự trong hệ thống tiền tệ thế giới.
• Ngân hàng thế giới World bank là định chế được
thành lập để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung tại
các quốc gia nghèo trên thế giới.
• WB tập trung cho vay với lãi suất thấp để các chính
phủ khó khăn về vốn của những nước nghèo có thể
thực hiện ước muốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây
dựng đê & đường bộ.
1.3. Các định chế toàn cầu

• Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là được xem như người cho


vay trong phương sách cuối cùng của các quốc gia và
vùng lãnh thổ - mà nền kinh tế đang trong tình trạng
hỗn loạn và đồng tiền mất giá so với tiền tệ của quốc
gia khác.
• Tuy nhiên, các khoản cho vay của IMF đều có kèm
theo những ràng buộc (là các chính sách kinh tế đặc
biệt yêu cầu các quốc gia và vùng lãnh thổ phải tuân
thủ).
1.3. Các định chế toàn cầu

• Liên Hợp Quốc UN là tổ chức quốc tế - tập hợp 193


quốc gia có trụ sở chính tại NewYork, thành lập năm
1945, nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và hợp tác.
• Bốn mục tiêu chính của UN là: Duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các
quốc gia, hợp tác trong các vấn đề quốc tế và thúc
đẩy tôn trọng nhân quyền.
1.3. Các định chế toàn cầu

• Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Hợp


Quốc UN là: Thúc đẩy nâng cao mức sống, toàn dụng
nhân lực, thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển kinh tế-xã
hội. Từ đó, thiết lập một nền kinh tế toàn cầu sôi
động.
• Hướng đích cuối cùng của UN là nhằm xóa đói giảm
nghèo và cải thiện phúc lợi của người dân khắp nơi,
đây là bước đi cần thiết để tạo ra hòa bình thế giới lâu
dài.
1.4. Động lực của toàn cầu hóa

• Sự cắt giảm rào cản thương mại và đầu tư cho dòng


chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực.
• Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là
phương tiện truyền thông, phương pháp xử lý thông
tin và kỹ thuật vận tải.
• Mạch vi xử lý và hoạt động viễn thông (máy tính)
• Internet và mạng viễn thông mở rộng toàn cầu (WWW)
• Công nghệ vận tải (máy bay & container)
• Hàm ý của toàn cầu hóa sản xuất
• Hàm ý của toàn cầu hóa thị trường
1.5. Sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu
1.5. Sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu

• Nâng cao hiệu quả kinh doanh do tăng quy


mô.
• Tránh các rào cản thuế quan.
• Nâng cao năng lực quản trị đối phó với cạnh
tranh quốc tế.
• Tránh rủi ro rò rỉ bí quyết công nghệ.

Source: WTO Secretariat.


1.5. Sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu
Note: GDP is measured at market exchange
rates. Data for 2019 and 2020 are projections.
Source: WTO and UNCTAD for trade, consensus
estimates for GDP.
1.5. Sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu

• Thứ nhất, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trở
thành trung tâm kinh tế mới của thế giới, kéo theo xu thế
liên kết kinh tế - thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ tại
khu vực.
• Có sự hiện diện của nhiều nước lớn và các nền kinh tế
năng động, nằm trên tuyến hàng hải, hàng không sôi động
bậc nhất thế giới, nơi hiện diện các liên minh, tổ chức, thể
chế đa phương quan trọng.
• Tuy nhiên đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng cạnh tranh lớn
giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc.
1.5. Sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu

• Thứ hai, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế quốc tế có


những điều chỉnh mới.
– Do Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự rối loạn của EU
với vấn đề Brexit, mâu thuẫn thương mại giữa Nhật Bản với
Hàn Quốc, Mỹ xét lại thỏa thuận thương mại với nhiều đối
tác (rút khỏi Hiệp định thương mại quan trọng TPP), Trung
Quốc với chiến lược "Vành đai con đường"…
– Trung Quốc từng bước cạnh tranh với Mỹ trong vai trò dẫn
dắt toàn cầu.
1.5. Sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu

• Thứ hai, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế quốc tế có


những điều chỉnh mới.
– Dẫn đến sự biến đổi cho hoạt động của các định chế quốc tế,
như WTO, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) và các tổ chức
khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…
– Những hiệu ứng của các hiệp định thương mại tự do (FTA)
mạnh mẽ hơn.
– Bên cạnh đó, TMQT có phần suy yếu, Chính phủ các nước ra
sức cắt giảm rào cản thương mại và đầu tư, chuyển hướng đầu
tư.
1.5. Sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu

• Thứ ba, bối cảnh đại dịch COVID-19, cùng các tranh
chấp thương mại và chính trị - chiến lược giữa các nước
lớn, khiến thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
– Các biện pháp giãn cách xã hội làm đứt gãy các chuỗi cung
ứng trên toàn cầu, các hợp đồng kinh tế bị phá vỡ, các cơ hội
kinh doanh bị mất đi, dẫn tới giảm thu nhập của người lao
động, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm nguồn thu ngân sách nhà
nước, tác động xấu đến tăng trưởng…
• Thay đổi hành vi người tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế số và
thương mại điện tử.
• Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
1.5. Sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu

• Thứ tư, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra
nhanh chóng, với những đột phá công nghệ như trí tuệ
nhân tạo, robots, internet kết nối vạn vật, công nghệ in 3
chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, lưu trữ năng
lượng, dữ liệu lớn...
• Thế giới đang bước nhanh vào kỷ nguyên số, làm thay đổi
nền tảng của tăng trưởng và phát triển trên phạm vi toàn
cầu. Trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ mới sẽ phá vỡ các
phương thức kinh doanh truyền thống, làm thay đổi cơ
cấu của nhiều ngành, lĩnh vực trong các nền kinh tế.
1.5. Sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu

• Thứ năm, trật tự kinh tế thế giới mới đang hình thành.
• Sự suy yếu các cường quốc kinh tế cũ trước sự nổi lên
ngày càng mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi. Tỷ
trọng của các nền kinh tế phương Tây (Mỹ, Tây Âu và
Nhật) trong nền kinh tế thế giới thuyên giảm; tỷ trọng
kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ ngày một tăng.
• Dự báo, đến năm 2030, các nước đang phát triển sẽ đóng
góp 2/3 tăng trưởng toàn cầu và một nửa sản lượng toàn
cầu và sẽ là những điểm đến chính của thương mại thế
giới.
1.6. Tranh luận về Toàn cầu hóa
1.6. Tranh luận về Toàn cầu hóa

• Kháng nghị đối với toàn cầu hóa


• Việc làm và thu nhập
• Chính sách lao động và hợp tác
• Môi trường
• Chủ quyền quốc gia
• Đói nghèo
CHƯƠNG 2.
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Nội dung
2.1. Môi trường kinh tế
2.2. Môi trường chính trị - pháp lý
2.3. Môi trường văn hóa
2.1. Môi trường kinh tế

2.1.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi


trường kinh tế trong kinh doanh quốc tế
2.1.2. Các chỉ số đánh giá môi trường kinh tế
2.1.3. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh doanh trên
thị trường quốc tế
2.1.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu
môi trường kinh tế trong kinh doanh quốc tế
• Việc nghiên cứu, xác định tiềm năng và quy mô thị
trường, sức mua thị trường, sự tăng trưởng thị trường
sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá được một cách đúng
đắn mức độ thu hút kinh doanh nước ngoài của một
quốc gia; từ đó đưa ra quyết định kinh doanh phù
hợp.
• Nghiên cứu môi trường kinh tế nhằm tránh các rủi ro
biến động từ toàn cầu hóa và nắm bắt những cơ hội
kinh doanh từ sự vận động của kinh tế toàn cầu.
2.1.2. Các chỉ số đánh giá môi trường
kinh tế
• Sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế:
– Tổng thu nhập quốc gia – GNI
– Các chỉ số trên đầu người: Thu nhập bình quân/người, sức mua
– Ngang giá sức mua PPP
– Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index)
• Kinh tế chính trị và tăng trưởng kinh tế:
– Sáng tạo và tố chất kinh doanh/ doanh nhân là động lực tăng
trưởng kinh tế
– Sáng tạo và tố chất kinh doanh phải đi đôi với kinh tế thị trường
– Sáng tạo và tố chất kinh doanh phải song hành với quyền sở hữu
mạnh mẽ
2.1.2. Các chỉ số đánh giá môi trường
kinh tế
• Có hệ thống chính trị cần thiết
• Nền dân chủ và phát triển kinh tế
• Địa lý, giáo dục và phát triển kinh tế
• Các yếu tố khác: Tỉ lệ thay đổi- cơ hội kinh doanh;
Chỉ số phát triển giới/ bình đẳng giới; Chỉ số nghèo
đói; Chỉ số đo lường xanh; Chỉ số hạnh phúc; Lạm
phát; Thất nghiệp; Nợ; Phân phối thu nhập; Chi phí
lao động; Năng suất lao động; Cán cân thanh toán,
Lãi suất…
2.1.3. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh trên thị trường quốc tế
2.1.3.1. Các hệ thống kinh tế trên thế giới
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh doanh
quốc tế
2.1.3.1. Các hệ thống kinh tế trên thế giới

• Các hệ thống kinh tế là một cơ chế liên quan đến


sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa & dịch vụ.
Nó bao gồm cấu trúc và quá trình hướng dẫn phân bổ
các nguồn lực, và hình thành nguyên tắc hoạt động
kinh doanh trong một đất nước.
• Có 3 hình thức hệ thống kinh tế phổ biến là:
– a/ Kinh tế thị trường
– b/ Kinh tế tập trung
– c/ Kinh tế hỗn hợp
2.1.3.1. Các hệ thống kinh tế trên thế giới

a/- Kinh tế thị trường


• Hoạt động sản xuất thuộc sở hữu tư nhân và sản xuất
theo nhu cầu. Vai trò của Nhà nước là khuyến khích
cạnh tranh tự do và công bằng giữa các công ty.
• Thoát khỏi quy định của nhà nước, một thị trường tự
do sẽ quyết định một cách hiệu quả mối quan hệ giữa
giá, số lượng, cung và cầu. Trong đó sự tương tác
giữa bên cung và cầu xác định mức sản lượng hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất.
• Ví dụ: Hongkong, Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ…
2.1.3.1. Các hệ thống kinh tế trên thế giới

a/- Kinh tế thị trường


• Nền kinh tế thị trường được tác động bởi mục tiêu lợi
nhuận, các nhà sản xuất sẽ sản xuất hiệu quả những
sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu.
• Đến lượt mình, người tiêu dùng sẽ đảm bảo rằng vốn
và sức lao động nhà sản xuất bỏ ra là xứng đáng,
bằng cách quyết định mua hay không mua sản phẩm.
• Như vậy, kinh tế thị trường khuyến khích việc phát
triển trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người sản xuất
và người tiêu dùng.
2.1.3.1. Các hệ thống kinh tế trên thế giới

a/- Kinh tế thị trường


• Một nền kinh tế thị trường sẽ phụ thuộc vào các cá nhân
và doanh nghiệp sở hữu và chi phối nguồn lực; ít phụ
thuộc vào những quy định của chính phủ.
• Nhà nước càng can thiệp nhiều thì thị trường càng hoạt
động kém hiệu quả.
• Tuy nhiên, một thị trường tự do vẫn cần đến hoạt động
của nhà nước để đảm bảo hiệu lực cho hợp đồng, bảo vệ
quyền sở hữu, đảm bảo cạnh tranh công bằng, và tự do
quản lý một vài hoạt động kinh tế nhất định, đảm bảo an
ninh & trật tự xã hội.
2.1.3.1. Các hệ thống kinh tế trên thế giới

b/- Kinh tế tập trung


• Một nền kinh tế tập trung là hệ thống kinh tế - trong đó
nhà nước sở hữu và chi phối mọi nguồn lực. Nhà nước có
quyền quyết định hàng hóa & dịch vụ nào được sản xuất,
với số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và giá cả
ra sao.
• Như vậy, chính phủ giữ vai trò điều tiết, có kế hoạch sản
xuất hàng hóa & dịch vụ với số lượng tính trước với giá
được chỉ định.
• Tất cả doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và chính phủ
phân bổ nguồn lực.
2.1.3.1. Các hệ thống kinh tế trên thế giới

b/- Kinh tế tập trung


• Nền kinh tế tập trung có nhiều nhược điểm, việc sở
hữu các phương tiện sản xuất – đất đai, nông trại, nhà
xưởng, ngân hàng, cửa hàng, bệnh viện… – sẽ làm
ảnh hưởng đến giá cả của dịch vụ & hàng hóa, bởi vì
chính các quan chức chính phủ, chứ không phải
người tiêu dùng, quyết định điều này.
2.1.3.1. Các hệ thống kinh tế trên thế giới

c/- Kinh tế hỗn hợp


• Nền kinh tế do thị trường quyết định, và hình thức sở
hữu tư nhân là phổ biến hơn, nhưng vẫn có sự can
thiệp của Nhà nước vào các quyết định cá nhân.
• Về hình thức sở hữu, một số thuộc nhà nước, một số
thuộc tư nhân quản lý. Chính phủ thường sở hữu
những công ty mà nó quan trọng tới an toàn quốc gia.
• Ví dụ: Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Brazin,
Đức, Ý, Ấn Độ…
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh quốc tế
• Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh doanh ở một
quốc gia là hàm số của các biến hệ thống chính trị,
kinh tế và pháp luật của nước đó.
• Sức hấp dẫn tổng thể của một quốc gia với vai trò
là thị trường hoặc điểm đến đầu tư phụ thuộc vào việc
cân bằng giữa lợi ích tiềm năng dài hạn, với rủi ro và
chi phí kinh doanh tại nước đó.
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh quốc tế
• Thông thường, các quốc gia với chế độ dân chủ,
chính sách kinh tế định hướng thị trường và bảo hộ
quyền sở hữu mạnh mẽ có nhiều khả năng tăng
trưởng kinh tế cao và bền vững, do đó có sức hấp dẫn
với các công ty trên toàn cầu.
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh quốc tế
a/ Về
•Lợi lợi
ích ích
thương mại dài hạn
của
nước việc
là kinh
hàm doanh
số của ở
quy một

thị
hiệntrường,
tại (sức mức
mua) độ giàu
của có
người
tiêu
mức dùng
độ ở
giàu thị
có trường
trong đó
tươngvà
lai
•Lợi của
tức người
sẽ rất tiêu
đáng dùng.
kể nếu
quốc
độ tănggia đó
trưởngduy trì
kinh được
tế tốc
cao,

quốcđồnggia thời
cần doanh
chọn nghiệp
lựa được đa
thời
•Hệ điểm
thống đầu
kinh tư
tế đúng
thị đắn.
trường
tự
bảo dohộ và quyền
cũng là sở
một hữu
chỉ được
số dự
báo khá
kinh tế. hợp lý về viễn cảnh
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh quốc tế
b/ Về chi phí
• Các yếu tố chính trị, kinh tế và luật pháp quyết định
chi phí kinh doanh ở một quốc gia.
– Về chính trị: chi phí thường cao hơn ở các nước chuyên
chế khép kín.
– Về kinh tế: chi phí đầu tư cao hơn ở các thị trường tương
đối sơ khai hoặc kém phát triển do thiếu cơ sở hạ tầng và
các ngành công nghiệp phụ trợ.
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh quốc tế
b/ Về chi phí
– Về pháp luật: chi phí kinh doanh sẽ cao hơn ở các nước có quy
định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, an toàn lao
động – nơi làm việc, ô nhiễm môi trường và các yếu tố tương
tự.
Hoặc chi phí cao cũng gắn liền với các nước thiếu các đạo luật
lâu đời nhằm điều tiết thông lệ kinh doanh, thiếu một cơ quan
được phát triển chuẩn mực nhằm thực thi pháp luật điều chỉnh
hợp đồng kinh doanh – Khi đó các công ty nước ngoài sẽ không
thể tìm ra những cách thức hợp lý để giải quyết tranh chấp hợp
đồng và hệ quả là thường xuyên phải gánh thua lỗ khi hợp đồng
bị vi phạm.
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh quốc tế
c/ Về rủi ro
• Rủi ro khi kinh doanh ở một quốc gia được quyết định
bởi yếu tố chính trị, kinh tế và luật pháp.
• Rủi ro chính trị được xem là khả năng các lực lượng
chính trị có thể mang tới những thay đổi mạnh mẽ với
môi trường kinh doanh của một quốc gia, và có thể có
những ảnh hưởng trái chiều đến lợi nhuận và mục tiêu
của một doanh nghiệp nhất định.
– Rủi ro chính trị có xu hướng cao hơn tại những nước
có bất ổn và rối loạn trật tự xã hội; hoặc ở những nơi
mà Nhà nước điều hành kinh tế kém.
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh quốc tế
c/ Về rủi ro
• Rủi ro kinh tế: Khả năng một số sự kiện, bao gồm quản
lý kinh tế yếu kém, có thể mang tới những thay đổi
mạnh mẽ với môi trường kinh doanh của một quốc gia
và có thể có những ảnh hưởng trái chiều đến lợi nhuận
và mục tiêu của một doanh nghiệp nhất định (dẫn tới
lạm pháp cao, các khoản nợ và mức sống suy giảm).
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh quốc tế
c/ Về rủi ro
• Rủi ro luật pháp: Khả năng các đối tác thương mại theo
chủ nghĩa cơ hội phá vỡ các điều khoản hợp đồng hoặc
tước đoạt quyền sở hữu trí tuệ (do hệ thống pháp luật
của quốc gia không đủ năng lực đưa ra biện pháp bảo
hộ thích đáng khi hợp đồng bị vi phạm hoặc khi thực
thi quyền sở hữu).
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh quốc tế
• Như vậy, sức hấp dẫn tổng thể của một quốc gia phụ
thuộc vào sự cân bằng giữa lợi ích, chi phí và rủi ro khi
hoạt động ở nước đó.
• Nhìn chung, chi phí và rủi ro khi kinh doanh ở nước
ngoài sẽ thấp hơn tại các nước có nền kinh tế phát triển
và dân chủ lâu dài, cao hơn tại các nước kém phát triển
và bất ổn chính trị triền miên.
• Lợi ích thương mại mà quốc gia mang lại sẽ phụ thuộc
vào giai đoạn phát triển kinh tế hiện tại của đất nước đó
và sự ổn định chính trị, lẫn tốc độ tăng trưởng kinh tế
dự kiến trong tương lai.
2.1.3.2. Lợi ích, chi phí và rủi ro khi kinh
doanh quốc tế
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào hệ thống
thị trường tự do và năng lực tăng trưởng của quốc gia
đó.
• Nếu các yếu tố khác là tương đương, sức hấp dẫn tổng
thể của một nước thuộc về các nước phát triển hoặc
đang phát triển ổn định chính trị, có hệ thống kinh tế thị
trường tự do, có tỷ lệ lạm phát và nợ tư nhân ổn định.
Và sẽ không hấp dẫn tại các nước bất ổn chính trị, theo
mô hình kinh tế chỉ huy hoặc hỗn hợp, hoặc đang trong
tình trạng bong bóng đầu cơ tài chính dẫn tới xin vay
tràn lan.
2.2. Môi trường chính trị - pháp lý

2.2.1. Môi trường chính trị


2.2.2. Môi trường pháp lý
2.2.1. Môi trường chính trị

2.2.1.1. Các mô hình hệ thống chính trị


2.2.1.2. Những rủi ro chính trị
2.2.1.1. Các mô hình hệ thống chính trị
•Hệ
quốc thống
gia chính
định hìnhtrị của
hệ một
thống
kinh
gia tế
đó. và pháp lý của quốc
•Hệ thống
(political chính
system) trịlà một tập
hợp
thức những
tạo nên tổ chức
một chính
chính phủ.
Nói
chính đơntrị giản,
là hệ hệ thống
thống chính
quyền
•Bao gồm:của một
Các quốc
cơ quangia.
luật
pháp,
trị, các các đảng
nhóm vậnphái chính
động hành
lang
hệ và
thống các
chínhcôngtrịđoàn.
cũng Một
quyết
lực trênđịnh
sẽ các
tương nhóm
tác quyền
với
nhau như thế nào.
2.2.1.1. Các mô hình hệ thống chính trị
•Có thể
chính tiếp
trị cận
theo 2các hệ
chiều: thống
–bật
Chiều
của thứ
chủ nhất là
nghĩa mức
tập độ
thể nổi
hay
–chủ
Chiềuchủthứnghĩa
hai cá
là nhân.
mức độ dân
•Thông hay chuyên
thường, chế.
những hệ
thống
có xu theo
hướng chủ nghĩa
chuyên tập
chế thể
trong
theo khi
chủ những
nghĩa cáhệ thống
nhân lại có
xu
•Tuy hướng
nhiên, dân
vẫnchủ.
có những xã
hội
pha dân
trộn chủ
giữachú
chủ trọng
nghĩavàotập
thể
cũng và chủ
có thểnghĩa
có cá
những nhân,
xã hội
chuyên chế
nghĩa tập thể. không theo chủ
2.2.1.1. Các mô hình hệ thống chính trị
a/-
hay Chủ
chủ nghĩa
nghĩa tập
cá thể
nhân
•Chủ
một nghĩa
hệ thống tập thể
chính là
trị
chú
của trọng
các mụcvào tính
tiêu ưu
chung việt
chứ
tiêu không
cá nhân. phải các mục
•Chủ
mạnh nghĩa
rằng, cá
một nhân
cá nhấn
nhân
phải
việc được
theo tự
đuổi do trong
chính kiến
về kinh
mình. tế
Trái và chính
ngược trị
với của
chủ
nghĩa
cá nhân tậpđề thể,
cao chủ
lợi nghĩa
ích của
cá nhân phải được
trên lợi ích của Nhà nước. đặt lên
2.2.1.1. Các mô hình hệ thống chính trị
b/-
hay Chủ nghĩa
chuyên chế dân
(độc chủ
tài)
•Dân
chế chủ
là hai hay
kết chuyên
cục của
một
•Dân xu
chủ hướng
nghĩa chính
là ám trị.
chỉ
hệ
đó thống
chính chính
phủ trị
được theo
người
dân
hoặclựa
quachọn
các trực
đại tiếp
diện họ
bầu
•Độc ra.
tài là một dạng
chính
nhân phủ
hoặc theo
đảng đó một
chính cá
trị
kiểm
sống soát
của toàn
mọi bộ
người cuộc

ngăn ngừa các
chính trị đối lập.đảng phái
2.2.1.2. Những rủi ro chính trị
•Rủi
rủi rorocóchính
thể xảytrị là
ra những
liên quan
đến
chính những
trị, sựquyết
kiện định
mà nóvềảnh
hưởng
tư - mà đến
theo môi
đó trường
sẽ ảnh đầu
hưởng
của nhàđến
đầu lợi
tư. ích và chi phí
•Có
chính thể kể
trị đến
như một
sau: số rủi ro
–nghiệp
Sự chiếm của hữu
chínhtài sản
phủ doanh
các
nước/
sung quốc
công hữu hóa hoặc
–thương
Cấm vận mạivà trừng phạt
–quốc
Tẩy chaygia kinh
hay mộttế với
số một
công số
ty
–tình,
Chiếnkhủng
tranh,bố đảo chính, biểu
2.2.2. Môi trường pháp lý

2.2.2.1. Hệ thống luật pháp tại các quốc gia


2.2.2.2. Một số điều luật điển hình
2.2.2.3. Các rủi ro pháp lý
2.2.2.1. Hệ thống luật pháp tại các quốc
gia
• Hệ thống luật pháp của một quốc gia chính là các
nguyên tắc, các điều luật điều tiết hành vi và các quy
trình giúp thi hành các điều luật, qua đó xử lý các
tranh chấp.
• Hệ thống luật pháp (legal system) là một hệ thống
diễn giải và thực thi luật pháp; gồm có các bộ luật,
các quy tắc, quy định tạo nên khung pháp chế để thi
hành.
2.2.2.1. Hệ thống luật pháp tại các quốc
gia
•Một
cũng hệbaothống
gồm pháp
các tổ luật
chức

đảmcác thủ
trật tựtục
và nhằm
giải bảo
quyết
mâu
động thuẫn
thương trong
mại, các hoạt
cũng như
bảo
và vệ
thu quyền
thuế từ sở
thu hữu
nhậptrí tuệ

nhân
•Luật và
phápdoanhquốc nghiệp.
gia sẽ
điều
doanh,tiết hoạt
xác động
định hìnhkinh
thức
kinh
quyền doanh
lợi và
cũng thiết
như lập
nghĩa
vụ của
trong các
thương bên vụ.tham
Sự gia
khác
biệt
sẽ về
phản hệ
ánhthống
tính luật
hấp pháp
dẫn
của một
phương quốc
diện gia
đầu về
tư hay thị
trường.
2.2.2.1. Hệ thống luật pháp tại các quốc
gia
• Hệ thống luật pháp của một quốc gia bị hệ thống
chính trị chi phối, đồng thời cũng bị ảnh hưởng nhiều
bởi truyền thống lịch sử.
• Có 3 dạng hệ thống luật pháp chính:
– Thông luật (luật về tập quán – Common law)
– Dân luật (luật dân sự - Civil Law)
– Luật thần quyền
2.2.2.1. Hệ thống luật pháp tại các quốc
gia
a/- Thông luật (luật về các tập quán – Common law)
• Thông luật được dựa trên các truyền thống, tiền lệ và
phong tục tập quán.
• Truyền thống đề cập đến lịch sử pháp luật quốc gia,
tiền lệ nghĩa là những trường hợp đã xuất hiện tại tòa
trong quá khứ và phong tục tập quán là cách thức áp
dụng luật trong những tình huống cụ thể.
• Thông luật linh hoạt hơn so với các luật khác.
• Được sử dụng ở Anh, Mỹ và hầu hết tại các thuộc địa
cũ của Anh.
2.2.2.1. Hệ thống luật pháp tại các quốc
gia
b/- Dân luật (luật dân sự - Civil Law)
• Dân luật được dựa trên một bộ các luật chi tiết được
thành lập tập hợp các chuẩn mực đạo đức mà một xã
hội hoặc một cộng đồng chấp nhận.
• Dân luật được quy định rất chi tiết thông qua các
điều khoản trong luật.
• Được sử dụng ở hơn 80 quốc gia: Đức, Pháp, Nhật,
Nga.
• Dân luật kém linh hoạt hơn so với Thông luật, và có
xu hướng ít thù địch hơn so với Thông luật.
2.2.2.1. Hệ thống luật pháp tại các quốc
gia
c/- Luật thần quyền (Theocratic Law)
• Luật thần quyền là hệ thống luật theo đó luật được
dựa trên các giáo huấn về tôn giáo. Luật Hồi giáo là
hệ thống Luật thần quyền được ứng dụng rộng rãi
nhất trong thế giới hiện đại.
• Luật Hồi giáo thiên về đạo đức hơn là kinh doanh
thương mại, dựa trên kinh Koran và Sunnah, chi phối
toàn bộ đời sống xã hội.
• Ví dụ: Nhận tiền lãi là phạm tội theo luật Hồi giáo.
2.2.2.1. Hệ thống luật pháp tại các quốc
gia
• Ngoài ra, chúng ta cũng cần xem xét và nghiên cứu
về Luật hợp đồng, các điều luật về quyền sở hữu,
luật bản quyền và nhãn hiệu hàng hóa, điều luật bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ và đạo luật về an toàn và độ
tin cậy của sản phẩm.
2.2.2.2. Một số điều luật điển hình

a/- Những khác biệt về Luật hợp đồng


• Luật hợp đồng là luật chi phối việc thực thi hợp
đồng.
• Theo Thông luật, hợp đồng được dự thảo chi tiết, mọi
sự kiện ngẫu nhiên đều phải được giải thích rõ ràng,
chi phí soạn thảo khá cao.
• Theo Dân luật, hợp đồng có xu hướng ngắn gọn và
kém chi tiết hơn nhiều vì có nhiều vấn đề đã được đề
cập trong bộ luật dân sự.
2.2.2.2. Một số điều luật điển hình

b/- Các điều luật về quyền sở hữu và nạn tham nhũng


• Quyền sở hữu chỉ một tài sản, qua đó một cá nhân hay một tổ
chức kinh doanh nắm giữ tên pháp lý, cũng chính là một tài
sản mà họ sở hữu.
• Quyền sở hữu đề cập đến quyền lợi pháp lý trong việc sử
dụng, theo đó một nguồn lực được đem ra để đổi lại bằng việc
sử dụng mọi thu nhập liên quan đến nguồn lực đó.
• Các quốc gia vẫn còn bất đồng về phạm vi mà hệ thống pháp
lý của họ quy định và bảo hộ quyền sở hữu. Quyền sở hữu
có thể bị xâm phạm theo 2 cách: qua hành động của cá nhân
và qua hành động của chính quyền.
2.2.2.2. Một số điều luật điển hình

b/- Các điều luật về quyền sở hữu và nạn tham nhũng


• Trong bối cảnh này, hành động của cá nhân chỉ sự ăn cắp,
sao chép, tống tiền và những hành động tương tự của các cá
nhân hay nhóm người. Một hệ thống pháp luật yếu kém sẽ
cho phép mức độ phạm tội cao hơn nhiều so với các quốc
gia có hệ thống pháp luật mạnh.
• Hành động cửa quyền và tham nhũng chỉ sự xâm phạm
quyền sở hữu phát sinh khi các chính trị gia và quan chức
chính phủ kiếm được thêm thu nhập, nguồn lực hay quyền
sở hữu từ các chủ sở hữu.
2.2.2.2. Một số điều luật điển hình

b/- Các điều luật về quyền sở hữu và nạn tham nhũng


• Hành động cửa quyền và tham nhũng được thực hiện qua
các cơ chế pháp luật như đánh thuế quá cao, đòi hỏi những
người chủ sở hữu phải có những giấy phép đắt tiền hay quốc
hữu hóa tài sản tư nhân mà không đền bù cho chủ sở hữu.
Hoặc tiến hành phân phối lại tài sản mà không thỏa thuận
với những người chủ trước.
• Hành động này cũng được thực hiện qua những phương tiện
bất hợp pháp, hay tham nhũng qua việc yêu cầu các thương
gia đưa hối lộ để đổi lại quyền được hoạt động trong nước,
trong ngành công nghiệp hoặc tại địa phương.
2.2.2.2. Một số điều luật điển hình

b/- Các điều luật về quyền sở hữu và nạn tham nhũng


• Những quốc gia có mức độ tham nhũng cao thì vốn
FDI, mức thương mại quốc tế và tăng trưởng của quốc
gia sẽ giảm một cách đáng kể.
• Bằng việc chuyển lợi ích, những chính trị gia và quan
chức chính phủ tham nhũng sẽ làm suy giảm lợi ích từ
đầu tư kinh doanh và do đó, làm giảm động cơ của cả
những nhà kinh doanh trong nước cũng như quốc tế
đầu tư vào quốc gia. Mức đầu tư thấp sẽ gây bất lợi đến
tăng trưởng kinh tế.
2.2.2.2. Một số điều luật điển hình

b/- Các điều luật về quyền sở hữu và nạn tham


nhũng
• Theo Đạo luật về chống tham nhũng đối với nước
ngoài (được Hoa Kỳ thông qua năm 1970), việc hối
lộ các quan chức chính phủ nước ngoài để giành được
hoặc duy trì hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mà
quan chức nước ngoài kiểm soát là bất hợp pháp.
• Năm 1997, các quốc gia thành viên của Tổ chức Phát
triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) đã thông qua Hiệp
ước về chống hối lộ các quan chức chính phủ nước
ngoài trong những thương vụ quốc tế.
2.2.2.2. Một số điều luật điển hình

b/- Các điều luật về quyền sở hữu và nạn tham


nhũng
• Về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thỏa thuận quốc tế
gần đây nhất ký năm 1994 được biết đến dưới tên gọi
Thương mại liên quan đến những khía cạnh của
quyền sở hữu trí tuệ (Công ước TRIPS). Kể từ năm
1995, Ủy ban của WTO sẽ giám sát việc thực thi các
quy định về quyền sở hữu trí tuệ nghiêm khác hơn.
2.2.2.2. Một số điều luật điển hình

c/- Luật về tính an toàn của sản phẩm


• Luật về tính an toàn của sản phẩm quy định những
tiêu chuẩn an toàn cụ thể mà các sản phẩm phải đáp
ứng.
• Trách nhiệm đối với sản phẩm liên quan đến trách
nhiệm của công ty và các thành viên trong trường hợp
sản phẩm gây thương tích, thiệt mạng hay thiệt hai
cho người sử dụng.
2.2.2.3. Những rủi ro pháp lý

• Pháp luật đầu tư nước ngoài


• Kiểm soát cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh
• Quy định về marketing và phân phối
• Quy định về chuyển lợi nhuận nước mẹ
• Quy định về bảo vệ môi trường
• Pháp luật về internet và thương mại điện tử
• Pháp luật hợp đồng
2.3. Môi trường văn hóa

2.3.1. Những thành phần của văn hóa


2.3.2. Văn hóa và nơi làm việc
2.3.3. Văn hóa và lợi thế cạnh tranh
2.3.1. Những thành phần của văn hóa

2.3.1.1. Văn hóa là gì?


2.3.1.2. Những thành phần của văn hóa
2.3.1.1. Văn hóa là gì?

• Theo Geert Hofstede, văn hóa là “sự lập trình trí tuệ
tập thể” của con người, là “phần mềm của trí óc –
software of the mind”, hay là cách mà chúng ta suy
nghĩ và lập luận, làm cho chúng ta khác biệt so với
những nhóm người khác. Chính những định hướng vô
hình này tạo nên các hành vi.
• Văn hóa là hệ thống giá trị và các chuẩn mực được
chia sẻ giữa một nhóm người và khi nhìn tổng thể thì
nó cấu thành nên cuộc sống.
2.3.1.1. Văn hóa là gì?

• Trong thời đại toàn cầu hóa, thật dễ dàng quên đi sự


khác biệt giữa những nền văn hóa trên thế giới. Tuy
nhiên, ẩn dưới vẻ bề ngoài của xu hướng hiện đại
hóa, những khác biệt sâu sắc về văn hóa quốc gia
vẫn luôn tồn tại.
• Các công ty nước ngoài cần phải hiểu biết sâu sắc
văn hóa ở các nước mà họ đang kinh doanh, và thành
công chỉ đến với doanh nghiệp có khả năng thích
nghi với văn hóa của nước sở tại.
2.3.1.2. Những thành phần của văn hóa

• Giá trị, thái độ, phong tục tập quán và chuẩn mực đạo
đức
• Ngôn ngữ
• Hệ thống tôn giáo và đạo đức
• Đời sống vật chất
• Mỹ học
• Giáo dục
• Thói quen và cách ứng xử
• Cấu trúc xã hội (cá nhân hay tập thể; mức độ phân
tầng giai cấp và sự dịch chuyển xã hội)
2.3.2. Văn hóa và nơi làm việc

• Sự khác biệt trong văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến


các giá trị hiện diện tại nơi làm việc, có tầm quan
trọng đáng kể đối với một doanh nghiệp quốc tế hoạt
động ở các quốc gia khác nhau.
• Geert Hofstede vạch ra 4 khía cạnh khái quát các nền
văn hóa khác nhau:
– Khoảng cách quyền lực
– Chủ nghĩa cá nhân trong tương quan so với tập thể
– Né tránh rủi ro
– Nam tính trong tương quan với nữ tính
2.3.3. Văn hóa và lợi thế cạnh tranh
• Văn hóa khác biệt có thể giúp hỗ trợ nhiều hơn hoặc ít
hơn đối với các phương thức sản xuất, và có thể làm tăng
hoặc giảm chi phí kinh doanh. Do vậy, có khả năng tồn
tại mối quan hệ giữa văn hóa và chi phí kinh doanh tại
một quốc gia hay vùng.
• Nói một cách đơn giản, có khả năng tồn tại mối quan hệ
giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh quốc gia. Các giá trị,
các hệ thống và các chuẩn mực của một quốc gia ảnh
hưởng đến chi phí kinh doanh tại quốc gia đó.
• Chi phí kinh doanh ở một quốc gia ảnh hưởng đến khả
năng của doanh nghiệp để thiết lập lợi thế cạnh tranh
trên thị trường toàn cầu.
CHƯƠNG 3.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
Nội dung
3.1. Chiến lược và doanh nghiệp
3.2. Mở rộng toàn cầu, khả năng sinh lời và
tăng trưởng lợi nhuận
3.3. Áp lực chi phí và thích nghi địa phương
3.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế
3.5. Liên minh chiến lược
3.1. Chiến lược và doanh nghiệp

3.1.1. Định hướng kinh doanh quốc tế


3.1.2. Định hướng Hoạt động kinh doanh: Doanh
nghiệp như một chuỗi giá trị
3.1.1. Định hướng kinh doanh quốc tế

• Chiến lược là những hoạt động mà nhà quản lý thực


hiện nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
• Đối với doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là tối đa
hóa giá trị của doanh nghiệp cho chủ sở hữu, các cổ
đông.
• Để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp, nhà quản lý
phải theo đuổi các chiến lược làm tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng bền vững theo thời
gian.
3.1.1. Chiến lược và doanh nghiệp

• Giá bán sản phẩm là: P


• Giá trị sản phẩm trong NTD là: V
• Giá thành sản phẩm là: C
=> Lợi nhuận = P – C
ÞThặng dư tiêu dùng = V – P
Þ Sự tạo lập giá trị của doanh nghiệp được đo bằng sự
khác biệt giữa V – C
3.1.1. Chiến lược và doanh nghiệp

• Lượng giá trị công ty tạo ra được đo bằng sự khác


biệt giữa chi phí sản phẩm và giá trị người tiêu dùng
nhận thức được khi mua sản phẩm.
• Công ty có thể tạo ra nhiều giá trị hơn bằng cách
giảm chi phí sản xuất, hoặc làm cho sản phẩm hấp
dẫn hơn, khác biệt hơn để người tiêu dùng đặt giá trị
lớn hơn vào đó, và họ trả mức giá cao hơn.
3.1.1. Chiến lược và doanh nghiệp

• Như vậy, nhà quản lý có thể làm tăng lợi nhuận bằng
cách:
– Thứ nhất, làm giảm chi phí => Định hướng Chiến lược
Chi phí thấp
– Hoặc thứ hai, làm tăng giá trị sản phẩm, qua đó tăng
giá bán => Định hướng Chiến lược Khác biệt hóa
• Sau đó, nhà quản lý có thể làm tăng lợi nhuận bền
vững theo thời gian bằng cách:
– Bán nhiều hơn cho thị trường hiện tại
– Kinh doanh quốc tế
3.1.1. Chiến lược và doanh nghiệp
3.1.1. Chiến lược và doanh nghiệp

Định hướng chiến lược chi phí thấp (dẫn đầu về chi
phí)
• Cung ứng hàng hóa/dịch vụ giá thấp hơn so với đối thủ
cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá để có được thị
phần.
• Nói cách khác, đây là một hệ thống các cơ chế, hành
động của doanh nghiệp có mối quan hệ nhất quán nhằm
sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ tại chi phí thấp
hơn đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo những tính
năng phù hợp với nhu cầu khách hàng.
3.1.1. Chiến lược và doanh nghiệp

Định hướng chiến lược chi phí thấp (dẫn đầu về chi
phí)
• Chiến lược chi phí thấp thường bán các sản phẩm và
dịch vụ theo chuẩn thông thường cho hầu hết số đông
các khách hàng tiêu biểu trong ngành.
• Để thực hiện thành công chiến lược này, doanh nghiệp
phải luôn tập trung vào việc kiểm soát sản xuất và giảm
các chi phí xuống mức thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
3.1.1. Chiến lược và doanh nghiệp

Định hướng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm


• Là hệ thống các cơ chế, hành động của doanh nghiệp có
mối quan hệ nhất quán nhằm sản xuất hoặc cung ứng
hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng cảm nhận khác
nhau nhưng quan trọng đối với họ.
• Cung cấp những sản phẩm và dich vụ không phải mức
giá thấp nhất, mà là có những tính năng hoặc đặc điểm
khác biệt đối với những sản phẩm của đối thủ và như
vậy doanh nghiệp có thể bán ra với mức giá cao.
3.1.1. Chiến lược và doanh nghiệp

Định hướng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm


• Áp dụng cho loại sản phẩm/ dịch vụ mà nhu cầu khách
hàng là đa dạng và công nghệ cho phép tạo ra sản phẩm
độc đáo.
• Chiến lược này yêu cầu người áp dụng phải rõ về giá trị
thực sự khách hàng mong đợi, có năng lực marketing
và có sự phối hợp trong bộ phận nội bộ tốt.
3.1.1. Chiến lược và doanh nghiệp

Định hướng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm


• Cách để tạo ra sự khác biệt có thể là thông qua chất
lượng tốt hơn, thiết kế đẹp hơn, tinh tế phù hợp hơn,
thời gian giao hàng/phục vụ nhanh hay chính xác hơn.
Hình ảnh thương hiệu cao cấp hay khác biệt, công nghệ
hiện đại hơn…
3.1.2. Định hướng Hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp như một chuỗi giá trị
• Việc tạo lập giá trị sẽ thông qua các hoạt động của
doanh nghiệp, từ khâu bắt đầu thiết kế, sản xuất cho
đến khâu hậu mãi, từng bước làm tăng giá trị hàng
hóa/ dịch vụ cho người tiêu dùng.
• Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có
thể được xem như một chuỗi giá trị.
• Chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động tạo ra
giá trị khác biệt, từ khâu đầu tiên là R&D đến khâu
cuối là Hậu mãi (sau mua).
3.1.2. Định hướng Hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp như một chuỗi giá trị
• Cụ thể, gồm: R&D, logistics đầu vào, sản xuất,
logistics đầu ra, marketing và bán hàng, hậu mãi,
quản lý vật liệu, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin,
và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp...
• Các hoạt động tạo ra giá trị này được phân loại, gồm
các hoạt động chính, các hoạt động hỗ trợ và cơ
cấu tổ chức phù hợp.
R&D
3.1.2. Định hướng Hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp như một chuỗi giá trị
• Các hoạt động chính gồm R&D, sản xuất và phân
phối, marketing tiếp thị và bán hàng, dịch vụ hỗ trợ
và hậu mãi.
• Các hoạt động hỗ trợ gồm hệ thống thông tin,
logistics, chức năng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng
doanh nghiệp…
• Để tạo ra giá trị cao, thực hiện chiến lược một cách
hiệu quả và định vị bản thân tốt, doanh nghiệp cần
phải quản lý các hoạt động này đạt hiệu quả và theo
cách thức phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
3.1.2. Định hướng Hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp như một chuỗi giá trị
• Tổ chức việc thực hiện chiến lược: gồm cơ cấu tổ
chức chính thức, hệ thống kiểm soát và thúc đẩy, văn
hóa tổ chức, quy trình và con người.

Cơ cấu tổ
chức

Hệ thống
Quy trình Nhân sự kiểm soát &
động viên

Văn hóa
doanh
nghiệp
3.1.2. Định hướng Hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp như một chuỗi giá trị
Hệ thống kiểm soát và thúc đẩy:
• Kiểm soát là những số liệu được dùng để đo đạc
thành tích của các đơn vị con và thực hiện đánh giá
các nhà quản lý đang vận hành những đơn vị con này
như thế nào.
• Khen thưởng là những phương sách dùng để trả công
cho hoạt động quản lý thích hợp. Khen thưởng cũng
rất gần với số liệu thành tích.
3.1.3. Định hướng hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp như một chuỗi giá trị
Văn hóa tổ chức, quy trình và con người:
• Quy trình là cách thức ra quyết định và cách mà công
việc được thực hiện trong tổ chức.
• Văn hóa tổ chức là những giá trị và chuẩn mực được
chia sẻ bởi nhân viên của một tổ chức.
• Con người chính là nhân viên của một tổ chức, các
chiến lược tuyển dụng, trả công và giữ lại, và kiểu
người làm việc trong tổ chức.
3.1.2. Định hướng Hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp như một chuỗi giá trị
Cơ cấu tổ chức chính thức hàm ý 3 điều:
• Một là, sự phân chia chính thức của tổ chức thành các
đơn vị con, như theo từng bộ phận sản phẩm, theo
từng quốc gia – khu vực, hoặc theo chức năng.
• Hai là, vị trí trách nhiệm ra quyết định trong cơ cấu
(tập trung hoặc phân quyền).
• Ba là, gắn kết hoạt động - thành lập cơ chế tích hợp
để phối hợp các hoạt động của các đơn vị con, gồm
các nhóm chức năng chéo và/ hoặc các ủy ban toàn
khu vực.
Các cấu trúc tổ chức quản lý phổ biến
* Thiết lập hệ thống quyền lực và phân quyền trong
cơ cấu tổ chức đó (tập trung hay phi tập trung)
Quyết định tập trung Quyết định phi tập trung:
Đảm bảo được sự phối hợp Làm nhẹ bớt gánh nặng đối
nhịp nhàng với cấp cao
Bảo đảm các quyết định đưa ra Đông viên sự nổ lực của
phù hợp với mục tiêu của công ty từng cá nhân
Cho phép các cấp quản lý đứng Linh hoạt hơn
đầu công ty có quyền đối với việc Có thể có những quyết định
thay đổi cơ cấu tổ chức khi cần tốt hơn
thiết Có thể làm tăng sự kiểm
Tránh được sự trùng lặp soát
Thể hiện qua đó công việc
được chuẩn hóa
Kinh doanh quốc tế
Các cấu trúc tổ chức quản lý phổ biến

Sự phân chia tổ chức thành nhiều phòng ban sao cho phù
hợp.

Sự khác biệt theo chiều ngang mô tả làm thế nào công ty


thiết kế cơ cấu tổ chức của mình để thực hiện 3 chức năng:
oThực hiện nhiệm vụ tổ chức
oPhân chia công việc theo từng vị trí, phòng ban, bộ phận,
chi nhánh để công việc thực hiện tốt
oPhân chia quyền lực và mối quan hệ để đảm bảo công việc
thực hiện theo hướng chiến lược công ty đã đề ra.
Các cấu trúc tổ chức quản lý phổ biến

Mô hình theo chức năng (Functional Structure)

CEO

Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận tài


mua hàng sản xuất marketing chính

Các chi
Các đơn vị Các nhà Các đơn vị
nhánh bán
mua hàng máy kế toán
hàng
Các cấu trúc tổ chức quản lý phổ biến

Mô hình theo cơ cấu đơn vị sản phẩm - Product Divisional Structure

Trụ sở chính

Đơn vị sản phẩm Đơn vị sản phẩm Đơn vị sản phẩm


A B C

Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận tài


mua hàng sản xuất marketing chính
Các đơn vị Các chi Các đơn vị
Các nhà máy
mua hàng nhánh bán kế toán
hàng
Cơ cấu tổ chức phòng quốc tế (International Division Structure)

Trụ sở chính

Đơn vị thị Đơn vị thị Đơn vị thị


trường nội trường nội Đơn vị thị
trường nội địa trường quốc tế
Sản phẩm A địa địa
Sản phẩm B Sản phẩm C

Các phòng Quốc gia 2


Quốc gia 1
chức năng Giám đốc (Sản
Giám đốc (Sản
phẩm A, B và C) phẩm A, B và C)

Các phòng chức năng


Các cấu trúc tổ chức quản lý phổ biến

Phát triển Tài Nhân


Nhân sự Mua Sản
sản phẩm chính Marketing viên
hàng xuất

Thị trường Thị Các


Thị Thị trường Thị
Anh trường trung
trường Châu Mỹ trường
Châu Á Châu Úc tâm lợi
Châu Âu
Các nhuận
phòng
chức
năng
Các cấu trúc tổ chức quản lý phổ biến

Cơ cấu ma trận toàn cầu

Trụ sở chính

Khu vực địa lý 2 Khu vực địa lý 3


Khu vực địa lý 1

Đơn vị
Sản phẩm A

Đơn vị
Sản phẩm B
Giám đốc điều hành này
Đơn vị thuộc đơn vị sp B & khu
Sản phẩm C vực địa lý 2
Tổng giám đốc
Bộ phận kĩ
điều hành
thuật

Giám đốc điều Tài chính


hành các khu
vực kinh
doanh

Marketing

US,
Bộ phận phát Canada & Châu Mỹ Nhân sự toàn
triền kinh Châu Âu Châu Á
Puerto Latin cầu
doanh quốc tế Rico
Đơn vị sản Đơn vị sản
phẩm nhóm phẩm nhóm
Tài chính Sản xuất R&D I II

Khu vực Châu Á,


Khu vực Khu vực Trung Đông
Châu Mỹ Châu Âu &Châu Phi
Công ty Pepsico
Pepsico quốc tế
Đơn vị thực phẩm tại thị Đơn vị nước giải khát
trường Châu Mỹ (PAF) tại thị trường Châu Khu vực thị trường Anh
Mỹ (PAB) và châu Âu
Khu vực thị trường
Trung Đông, Châu Phi &
Châu Á
METRO
AG

Châu Âu Quốc
Quốc Quốc Quốc
gia/vùng
gia/vùng gia/vùng gia/vùng
lãnh thổ lãnh thổ
lãnh thổ lãnh thổ Khu vực
khác
Hình : Mức độ gắn kết các hoạt động

Trực tiếp liên hệ

Liên kết

Thành lập tổ

Cấu trúc ma trận

Gia tăng mức độ của hệ thống


gắn kết các hoạt động
3.1.2. Định hướng Hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp như một chuỗi giá trị
• Tóm lại, để doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và tối đa
hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần đồng bộ về chiến
lược, hoạt động kinh doanh và có cơ cấu tổ chức phù
hợp.
3.2. Mở rộng toàn cầu, khả năng sinh lời và
tăng trưởng lợi nhuận
3.2.1.Mở rộng thị trường: Tận dụng sản phẩm và
năng lực cốt lõi
3.2.2. Đạt lợi thế kinh tế vùng
3.2.3. Hiệu ứng kinh nghiệm – Đường cong kinh
nghiệm
3.2.1. Mở rộng thị trường: Tận dụng sản
phẩm và năng lực cốt lõi
3.2.1.Mở rộng thị trường: Tận dụng sản
phẩm và năng lực cốt lõi

Năng lực cốt lõi


3.2.1.Mở rộng thị trường: Tận dụng sản
phẩm và năng lực cốt lõi
• Năng lực cốt lõi chỉ các kỹ năng trong doanh nghiệp
mà các đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng đạt được
hay bắt chước được.
• Những kỹ năng này có thể tồn tại dưới các hoạt động
tạo giá trị của doanh nghiệp – sản xuất, tiếp thị, R&D,
nguồn nhân lực, logistics, quản lý chung…
3.2.1.Mở rộng thị trường: Tận dụng sản
phẩm và năng lực cốt lõi
• Những kỹ năng này thường được thể hiện trong các
sản phẩm giới thiệu mà các doanh nghiệp khác rất
khó khăn để so sánh hay bắt chước.
• Năng lực cốt lõi là nền tảng cho lợi thế cạnh tranh
của một doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp giảm
chi phí tạo giá trị và/ hoặc tạo ra các giá trị nhận thức
theo cách thức để doanh nghiệp định được giá cao.
• Ví dụ.
3.2.2. Đạt lợi thế kinh tế vùng

• Lợi thế kinh tế vùng là lợi thế về chi phí từ việc thực
hiện hoạt động tạo giá trị tại địa điểm tối ưu cho hoạt
động đó.
• Các quốc gia trên thế giới khác biệt về nhiều khía
cạnh, sự khác biệt này có thể làm tăng hoặc giảm chi
phí kinh doanh trong một quốc gia. Từ đó, giúp hình
thành lợi thế so sánh của từng quốc gia trong việc sản
xuất một số sản phẩm nhất định.
• Xác định điểm đặt hợp lý sẽ làm giảm chi phí hoặc
tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm (Hình thành mạng
lưới hoạt động toàn cầu).
3.2.2. Đạt lợi thế kinh tế vùng

Ví dụ:
• Nhật Bản vượt trội trong sản xuất ô tô và các thiết bị
điện tử dân dụng.
• Mỹ rất giỏi trong sản xuất phần mềm máy tính, dược
phẩm, sản phẩm công nghệ sinh học và dịch vụ tài
chính.
• Thụy Sỹ xuất sắc trong sản xuất các dụng cụ mang
tính chính xác và dược phẩm.
• Hàn Quốc với chất bán dẫn.
• Và Việt Nam với hàng may mặc…
3.2.2. Đạt lợi thế kinh tế vùng

Ví dụ:
• Ngoài ra, nếu các nhà thiết kế tốt nhất cho một sản
phẩm nào đó sống tại Pháp, thì doanh nghiệp nên
thiết lập hoạt động thiết kế của mình tại Pháp.
• Nếu lực lượng lao động hiệu quả nhất cho lắp ráp tại
Mexico, thì hoạt động lắp ráp của doanh nghiệp nên
đặt tại Mexico.
• Và những nhà marketing tốt nhất sống ở Mỹ, thì
chiến lược marketing cần được xây dựng ở Mỹ.
3.2.3. Hiệu ứng kinh nghiệm – Đường cong
kinh nghiệm
• Hiệu ứng kinh nghiệm – Đường cong kinh nghiệm
là khái niệm dùng để chỉ khi doanh nghiệp càng có
kinh nghiệm trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ,
thì chi phí sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa/ dịch vụ
này ngày càng giảm đi.
• Hiệu ứng kinh nghiệm – Đường cong kinh nghiệm
liên quan đến việc cắt giảm chi phí sản xuất một cách
có hệ thống xảy ra trên vòng đời của một sản phẩm -
chi phí sản xuất giảm một lượng mỗi khi sản lượng
tích lũy gia tăng gấp đôi.
3.2.3. Hiệu ứng kinh nghiệm – Đường cong
kinh nghiệm
• Hiệu ứng kinh nghiệm – Đường cong kinh nghiệm
giải thích cho:
 Hiệu ứng học tập
 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô
3.2.3. Hiệu ứng kinh nghiệm – Đường cong
kinh nghiệm
3.2.3. Hiệu ứng kinh nghiệm – Đường cong
kinh nghiệm
• Lợi thế kinh tế nhờ quy mô liên quan đến việc giảm
giá thành nhờ vào việc sản xuất một lượng sản phẩm
lớn. Nói một cách đơn giản, lợi thế kinh tế nhờ quy
mô chính là lợi thế kinh tế nhờ vào sản xuất trên quy
mô lớn.
• Điều này giúp doanh nghiệp giảm giá thành trung
bình, bằng cách phân bổ chi phí cố định lên một số
lượng lớn sản phẩm. Khối lượng bán hàng càng tăng
lên, giá thành sẽ càng giảm; và từ đó, giúp tăng khả
năng sinh lời.
3.2.3. Hiệu ứng kinh nghiệm – Đường cong
kinh nghiệm
• Hiệu ứng học tập liên quan đến việc tiết kiệm chi phí
bằng cách học hỏi từ kinh nghiệm thực hành. Nói một
cách đơn giản, hiệu ứng học tập chính là việc tiết
kiệm chi phí từ việc vừa học vừa làm.
• Điều này giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả
quản lý => giúp chi phí sản xuất giảm => từ đó làm
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.1.4.3. Hiệu ứng kinh nghiệm – Đường
cong kinh nghiệm
• Hiệu ứng học tập có xu hướng quan trọng và có tác
dụng hơn đối với công việc mang tính chất phức tạp về
mặt kỹ thuật cần lặp đi lặp lại, bởi vì có nhiều thứ có thể
học được từ công việc này, thay vì một quy trình mang
tính đơn giản.
• Chẳng hạn như, hiệu ứng học tập trong một quy trình
lắp ráp có 1.000 bước phức tạp sẽ có tác dụng hơn nhều
so với chỉ có 100 bước đơn giản.
• Hiệu ứng học tập chỉ quan trọng trong giai đoạn khởi
đầu của một quy trình mới, và sẽ chấm dứt sau đó một
thời gian - khoảng 2-3 năm.
3.3. Áp lực chi phí và thích nghi địa phương

Áp lực đáp
Áp lực ứng nhu
chi phí cầu địa
phương
3.3. Áp lực chi phí và thích nghi địa
phương
3.3.1. Áp lực giảm chi phí
3.3.2. Áp lực đáp ứng, thích nghi với nhu cầu địa
phương
Áp lực chi phí và thích nghi với
địa phương

Cao Thép, dầu, chất hóa học, điện CN


Áp lực hợp nhất
toàn cầu
(giảm phí tổn)

Nỗ lực giảm thiểu Mỹ phẩm, thực phẩm,


giá thành Thấp
Đồ dùng gia đình
đơn vị SP của mình Thấp Cao
Áp lực đáp ứng yêu cầu quốc gia

Sự khác biệt do:


- Thị hiếu đa dạng của NTD
-Cơ sở vật chất hạ tầng
-Kênh phân phối
-Chính sách nhà nước sở tại
3.3.1. Áp lực giảm chi phí

• Áp lực giảm chi phí chỉ ra áp lực hợp nhất toàn cầu
(giảm phí tổn) trong một nỗ lực giảm thiểu giá thành
đơn vị sản phẩm của mình.
• Sức ép về chi phí sẽ là vấn đề lớn đối với những
ngành sản xuất hàng hóa - mà ở đó yếu tố giá là vũ
khí cạnh tranh chính (Định vị ở vùng Cost thấp).
3.3.1. Áp lực giảm chi phí

• Sức ép về chi phí cũng là vấn đề cho những ngành


sản xuất hàng hóa mà ở đó - việc tạo sự khác biệt với
các yếu tố ngoài giá là điều khó khăn, những mặt
hàng mà nhu cầu người tiêu dùng là phổ quát (đồng
nhất) trên toàn thế giới => dành cho các sản phẩm
tiêu chuẩn hóa giống nhau.
• Ở đó có những khách hàng có khả năng tạo áp lực lớn
và họ có chi phí chuyển đổi sản phẩm là thấp.
3.3.1. Áp lực giảm chi phí

• Ở đó có năng lực sản xuất dư thừa (so với nhu cầu) và


kéo dài liên tục.
• Tự do hoá thương mại và môi trường đầu tư.
• Lúc này, doanh nghiệp cần sản xuất hàng loạt quy mô
lớn; tận dụng 3 lợi thế kinh doanh quốc tế; hoặc thuê
ngoài…
3.3.2. Áp lực đáp ứng, thích nghi với nhu
cầu địa phương
• Do tồn tại sự khác biệt quốc gia trong sở thích và thị
hiếu người tiêu dùng, cơ sở hạ tầng và tập quán
truyền thống, thông lệ kinh doanh, hệ thống phân
phối, nhu cầu Chính phủ sở tại, làm tăng cơ cấu Cost
của doanh nghiệp.
• Sản phẩm và thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp
phải được điều chỉnh để thu hút địa phương. Điều này
tạo áp lực giao phó trách nhiệm cho công ty con tại
nước ngoài.
Anh: Tay lái bên phải

Pháp và EU:
Tay lái bên trái
3.3. Áp lực chi phí và thích nghi địa
phương
• Hiểu rõ áp lực giảm chi phí và thích nghi với địa
phương ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược của
doanh nghiệp.
3.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc
tế
• Giải quyết những sức ép trái ngược nhau là một thách
thức lớn trong chiến lược, bởi vì việc đáp ứng thị
trường địa phương có khuynh hướng làm tăng chi
phí.
• Lựa chọn chiến lược nào cho phù hợp?
3.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế
3 4
Cao Chiến lược Chiến lược
tiêu chuẩn hóa xuyên
toàn cầu quốc gia
Sức
ép
giảm
chi
phí 1 2
Chiến lược Chiến lược
quốc tế địa phương hóa

Thấp
Thấp Cao

Khả năng đáp ứng nhu cầu địa phương


3.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc
tế
3.4.1. Chiến lược quốc tế
3.4.2. Chiến lược địa phương hóa
3.4.3. Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu
3.4.4. Chiến lược xuyên quốc gia
3.4.1. Chiến lược quốc tế

• Chiến lược ban đầu các doanh nghiệp thường sử dụng


khi thâm nhập thị trường mới; sản xuất sản phẩm
trước hết cho nội địa, sau đó bán ra quốc tế với tùy
chỉnh địa phương tối thiểu nhất.
• Áp dụng cho sản phẩm có tính độc quyền cao, doanh
nghiệp cố gắng tạo ra giá trị bằng cách chuyển dịch
năng lực cốt lõi đến các thị trường nước ngoài, nơi
mà đối thủ cạnh tranh sở tại không có hoặc khó phát
triển.
3.4.1. Chiến lược quốc tế

• Với chiến lược quốc tế, doanh nghiệp không phải


chịu sức ép giảm chi phí + địa phương hóa (nếu có
cũng rất ít).
• R&D được doanh nghiệp thực hiện ở cơ quan trung
ương; một phần sản xuất & marketing được thực hiện
ở các thị trường chủ yếu.
• Nhược điểm: Theo thời gian, nếu người quản lý
không cắt giảm giá thành, sẽ không tránh khỏi rủi ro
từ đối thủ cạnh tranh.
3.4.2. Chiến lược địa phương hóa

• Với chiến lược địa phương hóa, doanh nghiệp tìm


kiếm lợi nhuận bằng cách tùy chỉnh hàng hóa và dịch
vụ để phù hợp thị hiếu và sở thích tại các thị trường
địa phương khác nhau, qua đó làm tăng giá trị của sản
phẩm đó ở nước sở tại.
• Chiến lược phù hợp với ngành hàng mà tại đó thị hiếu
và sở thích của người tiêu dùng khác nhau đáng kể
giữa các quốc gia (như thực phẩm, hóa mỹ phẩm,
ngành hàng tiêu dùng…) và áp lực chi phí không quá
mạnh.
3.4.2. Chiến lược địa phương hóa

• Bằng cách tùy chỉnh sản phẩm cho phù hợp nhu cầu
địa phương, doanh nghiệp làm tăng giá trị sản phẩm
đó trong thị trường địa phương, cho phép hỗ trợ định
giá cao hơn và bù đắp lại chi phí.
• Với chiến lược địa phương hóa, doanh nghiệp thực
hiện cơ cấu quản lý phân cấp/ phân quyền.
• Doanh nghiệp cần lưu ý tận dụng lợi thế điểm đặt &
đường cong kinh nghiệm, kiểm soát chi phí nếu có
thể.
3.4.3. Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu

• Với chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu, doanh


nghiệp tập trung làm tăng khả năng sinh lời và tăng
trưởng lợi nhuận bằng cách đạt được việc giảm chi
phí từ lợi thế kinh tế theo quy mô, kinh tế vùng (điểm
đặt) và hiệu ứng đường cong kinh nghiệm.
• Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là theo đuổi
định hướng chiến lược giảm chi phí trên quy mô toàn
cầu.
3.4.3. Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu

• Với chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu, các hoạt
động R&D, sản xuất, marketing của doanh nghiệp
được tập trung tại một vài địa điểm thuận lợi.
• Ví dụ: Mở nhà máy gia công ở Việt Nam, sản xuất
linh kiện ô tô tại Trung Quốc, trung tâm dịch vụ Call
centre ở Ấn Độ.
3.4.3. Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu

• Lúc này, doanh nghiệp xem thị trường toàn cầu như
một thị trường thống nhất, sản xuất và cung ứng sản
phẩm tiêu chuẩn hóa, đồng nhất và giống nhau, như
điện tử, thép, dịch vụ vận chuyển, bưu kiện…
• Thị hiếu khách hàng không khác nhau mà quan trọng
là mua sản phẩm chất lượng với giá thấp.
• Cơ cấu tập trung.
3.4.4. Chiến lược xuyên quốc gia

• Doanh nghiệp nỗ lực để đồng thời đạt chi phí thấp


(nhờ lợi thế vùng, đường cong kinh nghiệm), trong
khi cũng phân biệt sản phẩm trên từng thị trường địa
lý để đáp ứng nhu cầu địa phương (bằng cách thúc
đẩy dòng chảy kỹ năng đa chiều giữa các công ty con
khác nhau trong mạng lưới kinh doanh của doanh
nghiệp mẹ).
3.4.4. Chiến lược xuyên quốc gia

• Đây là chiến lược phức tạp vì đặt ra những yêu cầu


mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Bởi các vấn đề thực
hiện chiến lược để tạo ra cơ cấu tổ chức và hệ thống
kiểm soát hữu hiệu cho việc quản lý chiến lược này là
rất lớn.
• Làm cách nào để thực hiện tốt chiến lược xuyên
quốc gia là câu hỏi hóc búa nhất cho các công ty đa
quốc gia lớn đang phải vật lộn hiện nay.
3.5. Liên minh chiến lược

• Liên minh chiến lược nghĩa là các thỏa thuận mang


tính hợp tác giữa các đối thủ tiềm năng hoặc đối thủ
thực sự, giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác
nhau.
• Liên minh chiến lược có thể là một thỏa thuận kinh
doanh chính thức mà hai doanh nghiệp cùng có một
số vốn bằng nhau, hoặc các thỏa thuận bằng hợp đồng
ngắn hạn, mà trong đó hai doanh nghiệp bắt tay cùng
thực hiện một vài dự án (như cùng phát triển một sản
phẩm mới).
CHƯƠNG 4.
PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Nội dung
4.1. Các quyết định thâm nhập cơ bản
4.2. Các phương thức thâm nhập thị trường
4.3. Lựa chọn cách thức thâm nhập
4.1. Các quyết định thâm nhập cơ bản

4.1.1. Gia nhập thị trường nào


4.1.2. Thời điểm gia nhập
4.1.3. Quy mô thâm nhập
4.1.1. Gia nhập thị trường nào

• Sự lựa chọn phải dựa trên đánh giá về tăng trưởng dài
hạn và lợi nhuận tiềm năng của mỗi quốc gia. Điều
đó được thể hiện qua các yếu tố về kinh tế, chính trị -
pháp luật ảnh hưởng đến sức hấp dẫn tiềm năng của
một thị trường nước ngoài.
• Sức hấp dẫn của một đất nước như là một thị trường
tiềm năng cho doanh nghiệp quốc tế sẽ phụ thuộc vào
việc cân bằng giữa lợi ích, chi phí và rủi ro khi hoạt
động kinh doanh tại đó.
4.1.1. Gia nhập thị trường nào

• Những lợi ích kinh tế lâu dài gồm có các yếu tố như
quy mô thị trường (nhân khẩu học); sự giàu có của
người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai (sức mua);
mức sống và khả năng tăng trưởng kinh tế.
– Ví dụ: Ngoài lợi thế về mặt số lượng người tiêu dùng rất
lớn, nước Trung Quốc, Ấn Độ còn có chỉ số tăng trưởng
nhanh chóng đến mức trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các
nhà đầu tư. Ngược lại, Indonesia, Nhật Bản lại có sự tăng
trưởng thấp và chậm, hàm ý được xem là một điểm đến
kém hấp dẫn.
4.1.1. Gia nhập thị trường nào

• Ngoài ra, chi phí và rủi ro trong kinh doanh quốc tế


thường thấp hơn ở các nước có thị trường tự do, dân
chủ kinh tế tiên tiến; có nền kinh tế phát triển (có thể
đang phát triển) kèm chính trị ổn định.
• Có lợi hơn tại các nước không có tỷ lệ lạm phát cao
đột ngột hoặc nợ nhiều ở khu vực tư nhân.
4.1.1. Gia nhập thị trường nào

• Một nhân tố quan trọng khác cần lưu ý là, sự phù hợp của sản
phẩm đối với thị trường và sự cạnh tranh tại thị trường đó.
• Sản phẩm ít có trên thị trường và thỏa mãn nhu cầu chưa được
đáp ứng của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp mang đến giá trị
cao hơn, từ đó định giá bán cao và nhanh chóng tăng số lượng
bán.
– Ví dụ, Tesco (của Anh) đã tập trung vào các thị trường mới
nổi; hay công ty JCB vào Ấn Độ năm 1979 nơi các đối thủ
địa phương khi đó còn rất nhỏ và thiếu kiến thức công nghệ.
4.1.1. Gia nhập thị trường nào

• Bằng cách xem xét những yếu tố này, doanh nghiệp


có thể xếp hạng các quốc gia theo mức độ thu hút và
tiềm năng lợi nhuận dài hạn.
• Sau đó, xếp hạng ưu tiên và quyết định đầu tư.
4.1.2. Thời điểm gia nhập
4.1.2. Thời điểm gia nhập

Lợi thế của người đi trước


• Giành ưu thế trước đối thủ cạnh tranh và nắm bắt nhu
cầu khách hàng trước tiên bằng cách xác lập hình ảnh
thương hiệu mạnh.
• Gặt hái lợi thế chi phí nhờ đường cong kinh nghiệm
so với người đi sau => sản lượng lớn => xây dựng
doanh số bán hàng.
• Cột chặt khách hàng vào sản phẩm của công ty nhờ
chi phí chuyển đổi cao (switching costs), xây dựng
lòng trung thành của khách hàng và gây khó khăn cho
doanh nghiệp đến sau.
4.1.2. Thời điểm gia nhập
Bất lợi của việc xâm nhập sớm
• Chi phí khai phá (pioneering costs) khi thị trường nước
ngoài khác biệt với thị trường trong nước; kể cả chi phí do
những thất bại trong kinh doanh do phạm sai lầm (người đi
sau hưởng lợi nhờ quan sát và học hỏi từ sai lầm người đi
trước vấp phải).
• Chi phí quảng cáo và thiết lập việc cung cấp sản phẩm. Chi
phí đào tạo và hướng dẫn khách hàng. Những chi phí này sẽ
khá đáng kể khi sản phẩm quảng bá không quen thuộc đối
với khách hàng địa phương.
• Theo thời gian các điều luật thay đổi theo hướng giảm đi giá
trị và các khoản đầu tư của người tiên phong.
4.1.3. Quy mô thâm nhập

• Quy mô lớn đồng nghĩa với việc công ty đã thực hiện


một cam kết đáng kể về các nguồn lực và ràng buộc
chặt chẽ với thị trường sở tại. Đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp thâm nhập nhanh chóng thị trường trên
quy mô rộng và đối mặt với rủi ro cao.
• Đồng thời, Quy mô lớn sẽ phải đối mặt với sự kém
linh hoạt về nguồn lực và thiếu hụt các nguồn vốn
đầu tư cho các thị trường khác của công ty trên toàn
cầu.
4.1.3. Quy mô thâm nhập

• Quy mô lớn tạo thuận lợi cho công ty khi thu hút
Chính phủ sở tại, các khách hàng, nhà cung cấp và
phân phối, bởi họ tin tưởng về sự cam kết lâu dài của
công ty.
• Doanh nghiệp quy mô lớn có được lợi thế của người
dẫn đầu so với công ty thâm nhập quy mô nhỏ. Nhờ
vậy, có thể áp dụng lợi thế theo quy mô => sản lượng
bán ra cao và đạt lợi thế về chi phí.
4.1.3. Quy mô thâm nhập

• Quy mô nhỏ giúp công ty thu thập được thông tin về


thị trường sở tại, nhưng hạn chế sự hiện diện của
công ty với thị trường.
• Quy mô nhỏ gặp ít rủi ro và ít thị phần, cũng ít lợi
nhuận hơn.
4.2. Các phương thức thâm nhập thị
trường
4.2.1. Xuất khẩu
4.2.2. Dự án chìa khóa trao tay
4.2.3. Hợp đồng nhượng quyền
4.2.4. Nhượng quyền thương mại
4.2.5. Liên doanh
4.2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
4.2.1. Xuất khẩu

• Xuất khẩu tránh được những chi phí đáng kể về thiết


lập hoạt động sản xuất ban đầu tại quốc gia nhận đầu
tư.
• Xuất khẩu góp phần giúp doanh nghiệp đạt được lợi
thế kinh tế theo quy mô, lợi thế học hỏi và lợi thế
kinh tế vùng, bằng cách sản xuất sản phẩm tại một
vùng tập trung và sau đó, xuất chúng đến những thị
trường quốc gia khác => doanh nghiệp đạt được
doanh số bán hàng trên toàn cầu.
4.2.1. Xuất khẩu

• Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tham gia và rút lui


khỏi thị trường dễ dàng với rủi ro và chi phí tối thiểu,
phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất bắt đầu hoạt động
mở rộng toàn cầu bằng cách xuất khẩu, và sau đó
chuyển sang phương thức khác.
4.2.1. Xuất khẩu

• Tuy nhiên, Xuất khẩu cũng có những bất lợi sau:


• Chi phí vận chuyển cao, doanh nghiệp nên sản xuất
theo khu vực.
• Xuất khẩu vấp phải các rào cản thương mại như thuế
quan, hay sự nhạy cảm với tỷ giá được xem là bất lợi
cho phương thức này.
4.2.1. Xuất khẩu

• Xuất khẩu từ thị trường nước nhà sẽ không phù hợp,


nếu phát hiện trên thế giới có các địa điểm sản xuất
với chi phí thấp hơn.
• Xuất khẩu khiến doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp xúc
với thị trường nước ngoài, nên khó nắm bắt cơ hội và
nguy cơ do không trực tiếp tiếp cận thị trường.
4.2.1. Xuất khẩu

• Với phương thức Xuất khẩu, doanh nghiệp không


tích lũy được kinh nghiệm trên thị trường nước ngoài,
và gặp vấn đề đối với đại lý marketing & phân phối ở
địa phương => doanh nghiệp cần thành lập công ty
con sở hữu toàn bộ ở nước ngoài để đảm nhận việc
này.
• Cần nhân viên kinh doanh quốc tế giỏi, có kiến thức
về giao nhận, chứng từ, ngoại hối, phương thức tài
chính, khả năng ngôn ngữ…
4.2.2. Dự án chìa khóa trao tay

• Dự án chìa khóa trao tay là dự án trong đó một


doanh nghiệp đồng ý xây dựng một cơ sở hoạt động
cho một đối tác nước ngoài, và trao lại cơ sở này khi
nó đã sẵn sàng hoạt động.
• Dự án chìa khóa trao tay là một phương tiện để xuất
khẩu quy trình công nghệ sang các nước khác. Các
dự án chìa khóa trao tay phổ biến nhất trong các
ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, lọc hóa dầu,
tinh luyện kim loại…
4.2.2. Dự án chìa khóa trao tay

• Lợi thế của dự án chìa khóa trao tay là mang đến


cho doanh nghiệp những nguồn lợi kinh tế kếch xù từ
những công nghệ sản xuất này; ít rủi ro hơn phương
thức FDI.
• Tuy nhiên, sử dụng phương thức này cũng đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp đã bán đi lợi thế cạnh
tranh của mình và tạo mầm mống đối thủ cạnh tranh
trong tương lai.
4.2.3. Hợp đồng nhượng quyền

• Nhượng quyền (hợp đồng nhượng quyền) là một


thỏa thuận trong đó người sở hữu các tài sản vô hình
(người nhượng quyền) trao cho đối tác nước ngoài
(người nhận nhượng quyền) quyền sử dụng tài sản
đó, trong một khoản thời gian nhất định, nhằm đổi lấy
tiền bản quyền hay các khoản phí bù khác.
• Tài sản vô hình bao gồm: Bằng sáng chế, phát minh,
công thức, quy trình; Thương hiệu; Bản quyền; Thiết
kế công nghiệp; Bí mật thương mại; Nhãn hiệu tập
thể…
4.2.3. Hợp đồng nhượng quyền

Lợi thế:
• Tránh chi phí đầu tư cao (bành trường ra quốc tế mà
không cần nhiều vốn, cơ sở hạ tầng, lưu kho).
• Rủi ro thấp, có thể dùng để thăm dò thị trường mới.
• Cam kết thấp với nước sở tại không quen thuộc hoặc có
bất ổn về chính trị, hay để né tránh các rào cản đầu tư.
• Thu được thu nhập bản quyền.
• Tài sản vô hình của doanh nghiệp có thể ứng dụng vào
kinh doanh, khi bản thân họ không muốn tự mình phát
triển các công việc đó (in logo…).
4.2.3. Hợp đồng nhượng quyền

Bất lợi:
• Thiếu sự kiểm soát về chất lượng với bên nhận quyền, có
thể dẫn đến mất hình ảnh doanh nghiệp hay việc giải
quyết tranh chấp thường không khả quan…
• Rò rỉ bí quyết công nghệ => Khắc phục bằng cách tham
gia Hợp đồng nhượng quyền chéo Cross-licensing, hoặc
vừa nhượng quyền vừa liên doanh.
• Doanh thu ít so với phương thức khác, không tận dụng
được đường cong kinh nghiệm hay lợi thế vùng.
4.2.4. Nhượng quyền thương mại

• Nhượng quyền thương mại (franchising) cũng


giống Nhượng quyền, nhưng có cam kết dài hạn và
ràng buộc hơn.
• Về cơ bản, nhượng quyền thương mại là một dạng
đặc biệt của nhượng quyền, trong đó, bên nhượng
quyền thương mại không chỉ trao quyền, mà còn yêu
cầu bên nhận quyền phải tuân thủ các quy tắc khắt
khe về cách thức họ kinh doanh.
4.2.4. Nhượng quyền thương mại

• Nói cách khác, bên nhượng quyền thương mại cho


phép đối tác nước ngoài được sử dụng toàn bộ hệ
thống kinh doanh, và áp đặt các quy tắc để vận hành
hoạt động kinh doanh đó.
• Đồng thời, đổi lấy những khoản phí, tiền bản quyền
và những dạng phí bù khác, thường là tỷ lệ % trên
doanh thu.
• Bên nhượng quyền sẽ thường xuyên hỗ trợ đối tác
trong việc vận hành hệ thống kinh doanh. Phương
thức này được áp dụng đa số cho các doanh nghiệp
dịch vụ.
4.2.4. Nhượng quyền thương mại

Lợi thế:
• Tránh chi phí đầu tư cao, thâm nhập và bành trướng quy
mô trên thị trường quốc tế một cách nhanh chóng.
• Rủi ro thấp khi thâm nhập vào một thị trường nước ngoài.
• Tận dụng kiến thức của đối tác nhằm chinh phục thị
trường nước ngoài.
4.2.4. Nhượng quyền thương mại

Bất lợi:
• Thiếu sự kiểm soát về chất lượng với bên nhận quyền, có
thể dẫn đến mất hình ảnh và sụt giảm uy tín toàn cầu của
doanh nghiệp, hoặc mất doanh thu bán hàng tại một số
chi nhánh thị trường nước ngoài. Có thể khắc phục bằng
cách thành lập công ty con ở nước ngoài.
• Mầm mống đối thủ cạnh tranh.
• Phụ thuộc nhiều vào bên nhận quyền khi thị trường nhắm
đến có môi trường kinh doanh khác.
4.2.5. Liên doanh

• Liên doanh là một liên minh kinh doanh xuyên quốc


gia, trong đó các đối tác sẽ cùng đóng góp các nguồn
lực và chia sẻ chi phí cũng như rủi ro nảy sinh từ liên
doanh mới thành lập đó.
• Công ty liên doanh đòi hỏi việc thành lập một doanh
nghiệp được đồng sở hữu bởi hai hay nhiều doanh
nghiệp độc lập khác.
• Bao gồm những liên doanh góp vốn cổ phần chung và
liên doanh dựa trên dự án không góp vốn cổ phần. Liên
doanh trên thực tế thường là một dạng đặc biệt của hợp
tác, bằng cách công ty mẹ đầu tư vốn để mua cổ phần.
4.2.5. Liên doanh

• Liên doanh có lợi thế:


 Giúp doanh nghiệp tiếp cận sự hiểu biết của đối
tác địa phương về thị trường nước sở tại;
 Chia sẻ chi phí phát triển và phân tán rủi ro.
4.2.5. Liên doanh

• Bất lợi:
 Rò rĩ bí quyết công nghệ.
 Mâu thuẫn giữa các đối tác trong chia sẻ quyền
sở hữu hoặc tranh giành quyền kiểm soát; doanh
nghiệp không có quyền tự quyết tất cả.
 Giảm quyền kiểm soát dẫn đến giảm khả năng
phối hợp chiến lược toàn cầu đối với một công ty
chi nhánh, hoặc không tận dụng được lợi thế
điểm đặt và lợi thế do tăng quy mô.
4.2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment)
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một phương
thức quốc tế hóa mà trong đó các công ty thiết lập sự
hiện diện của mình ở nước ngoài thông qua quyền sở
hữu những tài sản sản xuất như vốn, công nghệ, lao
động, đất đai và các trang thiết bị.
• Đây là phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài
với sự kiểm soát cao. Các công ty sẽ đầu tư vốn vào
các quốc gia khác nhằm mục đích xây dựng hoặc mua
lại các nhà máy sản xuất, các công ty con, văn phòng
bán hàng hoặc các cơ sở cần thiết khác.
4.2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment)
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực hiện
theo các hình thức: Thành lập mới (Green
investment); hoặc Thâu tóm, Mua lại, Sáp nhập
(Asquisitions).
• Ngoài ra, công ty con thuộc sở hữu toàn bộ - còn
gọi là Chi nhánh con mà doanh nghiệp nước ngoài sở
hữu 100% vốn cổ phần, là hình thức đầu tư dạng đặc
biệt của FDI, cũng được thực hiện theo 2 cách: Thành
lập mới hoặc Thâu tóm - Mua lại.
4.2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment)
• Thành lập mới (Green investment) là cách thức mà
công ty đầu tư để xây dựng cơ sở sản xuất, marketing
hay cơ sở hành chính mới.
• Thâu tóm - Mua lại (Asquisitions) chỉ việc công ty
đầu tư hay mua trực tiếp một công ty đang hoạt động
hay cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động ở nước
sở tại.
4.2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment)
Đặc điểm chính của FDI
• FDI có sự cam kết về nguồn lực rất lớn.
• FDI cho phép công ty đạt hiệu quả phối hợp trên quy
mô toàn cầu: Chọn nơi đầu tư dựa trên phân tích lợi thế
so sánh; như phân phối ở nước có hệ thống trung gian
tốt, cơ sở sản xuất đặt ở nước có chi phí lao động rẻ,
chi nhánh marketing để bán hàng ở các quốc gia có
tiềm năng bán hàng lớn…
– Ví dụ: Samsung đã xây dựng nhà máy ở Mexico & Đông
Nam Á; đặt R&D ở Anh, Mỹ, Nhật Bản; logistics ở Ấn Độ,
Nga, Mỹ, Isarel, Trung Quốc.
4.2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment)
Đặc điểm chính của FDI
• FDI thiết lập mức độ hiện diện và hoạt động trực tiếp
tại nước sở tại; thiết lập quan hệ chặt chẽ với khách
hàng, bên trung gian, nhà cung ứng và Chính phủ.
• FDI có nguy cơ đối mặt với các rủi ro về văn hóa; kinh
tế như lạm phát, điều kiện cơ sở hạ tầng; về chính trị,
pháp luật địa phương như vấn đề giá, lương, thuế…
• Ngoài ra, các FDI phải có trách nhiệm với nước sở tại,
như phải tuân theo đúng quy định về kinh doanh, môi
trường, tham gia vào công tác cộng đồng…
4.2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment)
Lợi thế của FDI 100%:
– Bảo vệ bí quyết công nghệ.
– Quyền kiểm soát chặt chẽ hoạt động ở các quốc gia khác
nhau, nâng cao khả năng phối hợp chiến lược toàn cầu.
– Tận dụng lợi thế điểm đặt và lợi thế do tăng quy mô.
– Nắm 100% lợi nhuận thu được từ thị trường nước ngoài.
Bất lợi của FDI 100%:
– Chi phí cao.
– Rủi ro cao.
4.3. Lựa chọn phương thức thâm nhập

• Nếu công ty sở hữu Năng lực cốt lõi là - Bí quyết công


nghệ độc quyền -> chọn ……………….
• Nếu công ty sở hữu Năng lực cốt lõi là - Bí quyết quản
lý dịch vụ -> chọn ……………….
• Nếu công ty muốn khai thác lợi thế chi phí từ lợi thế
địa điểm, đường cong kinh nghiệm -> ……………….
CHƯƠNG 5.
CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG TOÀN CẦU
Nội dung
5.1. Sản xuất toàn cầu
5.2. Marketing toàn cầu
5.3. Tài chính toàn cầu
5.4. Nhân sự toàn cầu
5.1. Sản xuất toàn cầu

5.1.1. Sản xuất và hậu cần


5.1.2. Lựa chọn nơi đặt địa điểm sản xuất
5.1.3. Vai trò chiến lược của các cơ sở sản xuất ở
nước ngoài
5.1.4. Quyết định mua lại hay sản xuất?
5.1.5. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
5.1.1. Sản xuất và hậu cần

• Sản xuất và hậu cần là 2 trong số các hoạt động chủ


yếu trong chuỗi giá trị, giúp tạo ra giá trị cho doanh
nghiệp.
• Thông qua sản xuất và hậu cần, doanh nghiệp có thể
phân bổ và phối hợp hoạt động trên toàn cầu để giảm
chi phí của việc tạo ra giá trị, và tăng thêm giá trị
bằng cách đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn (ngoài
ra, còn có sự đóng góp tích cực của công nghệ thông
tin).
5.1.1. Sản xuất và hậu cần

• Sản xuất bao gồm những hoạt động liên quan đến việc tạo ra
sản phẩm và dịch vụ.
• Hậu cần là hoạt động kiểm soát quá trình lưu chuyển của
nguyên vật liệu trong chuỗi giá trị, từ thu mua cho đến sản
xuất, phân phối (cả quá trình chu chuyển từ nhà "sản xuất gốc"
đến "người tiêu dùng cuối cùng”).
• Sản xuất và hậu cần liên hệ chặt chẽ với nhau, bởi công ty có
sản xuất hiệu quả hay không phụ thuộc vào nguồn cung ứng
kịp thời của nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng của công
tác hậu cần.
5.1.1. Sản xuất và hậu cần

• Mục tiêu chiến lược quan trọng của chức năng sản xuất và
hậu cần:
– Thứ nhất, Giảm chi phí: cần đạt được lợi thế kinh tế vùng
hợp lý; cần quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả-
cung đáp ứng đủ cầu; quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp
giảm lượng hàng tồn kho trong hệ thống và tăng số vòng
quay hàng tồn kho, từ đó doanh nghiệp giảm được lượng
vốn lưu động đầu tư vào hàng tồn kho và giảm được xu
hướng dư thừa hàng tồn kho không bán được và phải loại
bỏ; vận chuyển hiệu quả).
5.1.1. Sản xuất và hậu cần

• Mục tiêu chiến lược quan trọng của sản xuất và hậu cần:
– Thứ hai, Tăng chất lượng sản phẩm: tạo ra sản phẩm
đáng tin cậy, sản phẩm không có lỗi và hoạt động tốt - bằng
việc loại bỏ sản phẩm lỗi từ cả chuỗi cung ứng lẫn quá
trình sản xuất.
• Mục tiêu giảm chi phí và gia tăng chất lượng không tách rời
nhau. Doanh nghiệp cải tiến được việc kiểm soát chất lượng
cũng sẽ giảm được chi phí tạo ra giá trị.
5.1.1. Sản xuất và hậu cần

• Cải tiến được việc kiểm soát chất lượng giúp giảm
được chi phí bằng cách:
o Tăng năng suất, vì thời gian không bị phí phạm để sản xuất
những sản phẩm chất lượng thấp không bán được, dẫn tới
giảm chi phí đơn vị.
o Giảm chi phí sửa chữa và loại bỏ sản phẩm lỗi.
o Giảm chi phí bảo hành và thời gian sửa chữa sản phẩm lỗi.
o Kết quả là giảm được chi phí cho việc tạo ra giá trị thông
qua cắt giảm chi phí sản xuất và chi phí của dịch vụ sau
bán hàng.
5.1.1. Sản xuất và hậu cần

• Mục tiêu chiến lược quan trọng của sản xuất và hậu cần:
– Thứ ba, Có khả năng thích ứng với nhu cầu địa
phương: phân quyền các hoạt động sản xuất và đưa đến
những thị trường quốc gia hoặc theo khu vực, nhằm tiến
hành kinh doanh hoặc thực hiện quy trình sản xuất linh
hoạt để tùy biến sản phẩm.
– Thứ tư, Có khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu liên
tục đổi mới của khách hàng (đòi hỏi dự báo tốt và khả năng
thích nghi nhanh với các thay đổi này).
5.1.2. Lựa chọn nơi đặt địa điểm sản xuất

Có hai chiến lược lựa chọn địa điểm sản xuất cơ bản:
– Tập trung ở 1 vị trí tối ưu và phục vụ thế giới từ
địa điểm này.
– Phân tán sản xuất tới các địa điểm khác nhau tại
những khu vực hay quốc gia gần các thị trường
lớn.
• Sự lựa chọn thích hợp chiến lược phụ thuộc vào đặc
trưng của từng quốc gia cụ thể, yếu tố công nghệ và
sản phẩm kinh doanh.
• Ngoài ra, cần lưu ý thêm về Chi phí ẩn của việc đặt
cơ sở sản xuất tại nước ngoài.
5.1.2. Lựa chọn nơi đặt địa điểm sản xuất

• Doanh nghiệp lựa chọn nơi đặt địa điểm sản xuất
nhằm tối thiểu hóa chi phí và cải tiến chất lượng sản
phẩm tốt nhất.
• Với doanh nghiệp sản xuất quốc tế, có 3 nhóm yếu tố
cần phải xem xét:
– 5.1.2.1. Yếu tố quốc gia
– 5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
– 5.1.2.3. Yếu tố sản phẩm
5.1.2.1. Yếu tố quốc gia

• Phụ thuộc vào môi trường kinh doanh quốc tế (chính


sách kinh tế, văn hóa và yếu tố chi phí tương đối bắt
nguồn từ lợi thế so sánh trong sản xuất một số sản
phẩm ở từng quốc gia).
5.1.2.1. Yếu tố quốc gia

• Yếu tố ngoại vi: Sự tồn tại của nguồn lao động có


trình độ phù hợp và các ngành công nghiệp phụ trợ.
– Vd1: Đài Loan là địa điểm hấp dẫn cho các cơ sở sản xuất
chất bán dẫn vì: Có nhiều nhà máy sản xuất chất bán dẫn
tại đây, nguồn lao động Đài Loan có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực này, nhiều công ty sản xuất thiết bị kèm theo
chất bán dẫn, silicon ở đây khá đông.
– Vd2: Ấn Độ có 2 thành phố Bangalore và Hyderabad (=
Cyberabad) – nơi Microsoft, IBM, Qualcomm, Infosys…
đặt các cơ sở lớn.
5.1.2.1. Yếu tố quốc gia

• Rào cản thương mại, quy định về FDI, chi phí vận
chuyển.
– Vd: Chi phí sản xuất rẻ nhưng luật thuế Chính phủ khá cao
kèm các quy định về đầu tư cứng nhắc, vận chuyển xa…
• Tỷ giá hối đoái biến động
– Vd: Đồng yên rẻ những năm 1950, 1980, 1997 giúp Nhật
được xem là địa điểm sản xuất chi phí rẻ. Tuy nhiên, gần
đây, JPY tăng giá so với USD, khiến xuất khẩu từ Nhật trở
nên đắt đỏ => nhiều công ty chuyển hướng sang đầu tư sản
xuất chi phí thấp tại Đông Á.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ

• Loại công nghệ mà một công ty sử dụng trong sản


xuất cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc
quyết định địa điểm sản xuất.
• Ví dụ, vì những hạn chế về công nghệ, công ty phải
tiến hành sản xuất tập trung ở một vị trí tối ưu và
phục vụ cho cả thị trường thế giới từ đây. Hoặc trong
trường hợp khác, công nghệ cho phép doanh nghiệp
đặt nhiều nhà máy sản xuất tại nhiều địa điểm chủ
lực, gần với các thị trường lớn.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ

• Ba đặc điểm của một công nghệ sản xuất cần được
quan tâm là:
– a/ Mức chi phí cố định (Định phí)
– b/ Quy mô hiệu quả tối thiểu
– c/ Tính linh hoạt của công nghệ
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
a/ Định phí
• Là chi phí cố định cho việc thiết lập một nhà máy sản
xuất, cho phép công ty phải tính toán xem liệu có thể
phục vụ thị trường thế giới từ một hay một số ít địa điểm
sản xuất.
• Ví dụ, mức chi phí cố định xây dựng một nhà máy chip
bán dẫn lên đến 5 tỷ USD, việc sản xuất để phục vụ thị
trường toàn cầu tại chỉ một địa điểm tối ưu là hợp lý.
• Định phí thấp giúp cho việc thiết lập nhiều địa điểm sản
xuất, giúp đáp ứng địa phương tốt hơn, ít lệ thuộc vào
một địa điểm cụ thể, do đó cần phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
a/ Định phí
• Là chi phí cố định cho việc thiết lập một nhà máy sản
xuất, cho phép công ty phải tính toán xem liệu có thể
phục vụ thị trường thế giới từ một hay một số ít địa điểm
sản xuất.
• Ví dụ, mức chi phí cố định xây dựng một nhà máy chip
bán dẫn lên đến 5 tỷ USD, việc sản xuất để phục vụ thị
trường toàn cầu tại chỉ một địa điểm tối ưu là hợp lý.
• Định phí thấp giúp cho việc thiết lập nhiều địa điểm sản
xuất, giúp đáp ứng địa phương tốt hơn, ít lệ thuộc vào
một địa điểm cụ thể, cần lưu ý phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
b/ Quy mô hiệu quả tối thiểu
• Khi sản xuất vượt quá giới hạn quy mô - vượt quá
một mức sản lượng nào đó- thì hiệu quả kinh tế theo
quy mô chỉ còn tăng lên rất ít. Quy mô hiệu quả tối
thiểu là mức sản lượng mà tại đó hiệu quả kinh tế
theo quy mô được tận dụng triệt để.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
b/ Quy mô hiệu quả tối thiểu
• Theo khái niệm này, QMHQTT của một nhà máy
càng nhiều liên hệ với nhu cầu toàn cầu thì việc sản
xuất tại 1 địa điểm hay tại một số ít giới hạn các địa
điểm nên được thực hiện.
• Ngược lại, khi QMHQTT là tương đối thấp so với
nhu cầu toàn cầu, sẽ có hiệu quả kinh tế hơn nếu
doanh nghiệp sản xuất tại nhiều địa điểm khác nhau.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
b/ Quy mô hiệu quả tối thiểu
• Ví dụ, QMHQTT của một nhà máy sản xuất laptop là
250.000 chiếc/ năm/ chi nhánh. Tổng nhu cầu trên
toàn cầu là 35 triệu/ năm
=> Mức QMHQTT là tương đối thấp so với nhu cầu
trên toàn cầu. Do đó, doanh nghiệp nên thiết lập 6-7 nhà
máy.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
c/ Tính linh hoạt của công nghệ: Sản xuất linh hoạt
và thiết kế theo nhu cầu hàng loạt
• Công nghệ sản xuất linh hoạt (sản xuất tinh gọn) là
công nghệ sản xuất được thiết kế nhằm cải thiện lịch
trình công việc, giảm thiểu thời gian chuẩn bị và cải
tiến kiểm soát chất lượng.
• Theo logic của quy luật lợi thế kinh tế theo quy mô,
để đạt được hiệu suất cao và hạ thấp chi phí đơn vị,
việc sản xuất cần được thực hiện thông qua sản xuất
hàng loạt theo một sản phẩm tiêu chuẩn hóa. Đồng
nghĩa với việc phải hạn chế đa dạng sản phẩm.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
c/ Tính linh hoạt của công nghệ: Sản xuất linh hoạt
và thiết kế theo nhu cầu hàng loạt
• Quan điểm hiệu quả sản xuất này đã bị thách thức bởi
sự gia tăng của Công nghệ sản xuất linh hoạt (sản
xuất tinh gọn).
• Công nghệ sản xuất linh hoạt bao gồm một loạt các
công nghệ sản xuất được thiết kế nhằm:
– (a) giảm thời gian cài đặt đối với thiết bị phức tạp
– (b) tăng cường sử dụng thiết bị máy móc đơn lẻ thông qua
việc lên lịch trình công việc tốt hơn
– (c) cải tiến kiểm soát chất lượng ở tất cả các giai đoạn của
quy trình sản xuất
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
c/ Tính linh hoạt của công nghệ: Sản xuất linh hoạt
và thiết kế theo nhu cầu hàng loạt
• Công nghệ sản xuất linh hoạt cho phép một công ty
sản xuất đa dạng hơn các chủng loại sản xuất cuối với
chi phí đơn vị mà trước đây chỉ có thể đạt được thông
qua sản xuất hàng loạt một sản phẩm đã được tiêu
chuẩn hóa.
• Ví dụ trường hợp Toyota.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
c/ Tính linh hoạt của công nghệ: Sản xuất linh hoạt
và thiết kế theo nhu cầu hàng loạt
• Ví dụ trường hợp Toyota: Hệ thống sản xuất linh hoạt
của Toyota do kỹ sư Taiichi Ohno phát triển. Bằng
cách sử dụng một hệ thống đòn bẩy và ròng rọc, ông
đã giảm thời gian cần thiết để thay đổi khuôn thiết bị
dập từ 1 ngày (năm 1950) còn 3 phút (năm 1971).
Điều này cho phép Toyota sản xuất các chủng loại
sản phẩm đa dạng với chi phí thấp hơn, điều mà trước
đây chỉ khả thi với công nghệ sản xuất hàng loạt.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
c/ Tính linh hoạt của công nghệ: Sản xuất linh hoạt
và thiết kế theo nhu cầu hàng loạt
• Khoang gia công linh hoạt cũng là một công nghệ
sản xuất linh hoạt phổ biến.
• Khoang gia công linh hoạt là một nhóm các loại
máy móc thiết bị, vật liệu xử lý phổ biến, và khoang
điều khiển tập trung (máy tính). Mỗi khoang gồm 4-6
loại máy móc có khả năng thực hiện một loạt hoạt
động.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
c/ Tính linh hoạt của công nghệ: Sản xuất linh hoạt
và thiết kế theo nhu cầu hàng loạt
• Một khoang gia công điển hình thường được dành
riêng sản xuất một nhóm các phụ tùng hoặc các sản
phẩm có liên quan đến nhau. Những thiết lập trên
máy móc được máy tính kiểm soát, cho phép mỗi
khoang có thể chuyển đổi việc sản xuất các bộ phận
hoặc các sản phẩm khác nhau một cách nhanh chóng.
5.1.2.2. Yếu tố công nghệ
c/ Tính linh hoạt của công nghệ: Sản xuất linh hoạt và
thiết kế theo nhu cầu hàng loạt
• Khoang gia công linh hoạt có ưu điểm:
– Tận dụng năng lực cải tiến
– Giảm khối lượng công việc trong quy trình (vd, dự trữ bán
thành phẩm)
– Giảm sự lãng phí (vd, giảm thời gian thiết lập và phối hợp
kiểm soát từ máy tính trong lưu lượng sản xuất giữa các máy)
– Cắt giảm nguyên liệu phế thải
– Thông thường, một máy hoạt động đơn lẻ sẽ đạt 50% thời gian,
còn khi nhóm vào khoang gia công sẽ đạt 80% => tăng hiệu
suất và giảm chi phí.
5.1.2.3. Yếu tố sản phẩm
• Có hai đặc tính của sản phẩm gây ảnh hưởng đến việc
lựa chọn địa điểm sản xuất.
• a/ Tỷ lệ giá trị và khối lượng của sản phẩm liên
quan đến chi phí vận chuyển
• b/ Sản phẩm có phục vụ nhu cầu phổ biến trên
toàn thế giới hay không.
5.1.2.3. Yếu tố sản phẩm
a/ Tỷ lệ giá trị và khối lượng của sản phẩm liên quan
đến chi phí vận chuyển
• Ví dụ, điện tử và dược phẩm có giá trị cao, khối
lượng chỉ ở mức thấp. Vì vậy, trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi, sản phẩm này sẽ được sản xuất tại
một địa điểm tối ưu để phục vụ thị trường toàn cầu.
• Đường tinh luyện, hóa chất, sơn, dầu thô có khối
lượng lớn nhưng giá trị tương đối rẻ. Trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi, loại sản phẩm này sẽ được
sản xuất tại nhiều địa điểm gần với những thị trường
lớn, để giảm chi phí vận chuyển.
5.1.2.3. Yếu tố sản phẩm
a/ Sản phẩm có phục vụ nhu cầu phổ biến trên toàn
thế giới hay không
• Ví dụ, sản phẩm công nghiệp như điện tử, thép, hóa
chất; hoặc tiêu dùng phổ biến hiện đại như laptop,
máy tính cá nhân, thiết bị chơi điện tử… có rất ít sự
khác biệt trong thị hiếu tiêu dùng tại các quốc gia
khác nhau => nên tập trung sản xuất tại một địa điểm
tối ưu.
5.1.2. Lựa chọn nơi đặt địa điểm sản xuất
Tóm lại, có hai chiến lược lựa chọn địa điểm sản
xuất cơ bản:
• Tập trung ở 1 vị trí tối ưu và phục vụ thế giới từ địa
điểm này.
• Phân tán sản xuất tới các địa điểm khác nhau tại
những khu vực hay quốc gia gần các thị trường lớn.
• Sự lựa chọn chiến lược thích hợp phụ thuộc vào đặc
trưng của từng quốc gia cụ thể, yếu tố công nghệ và
sản phẩm kinh doanh.
5.1.2. Lựa chọn nơi đặt địa điểm sản xuất
• Ngoài ra, cần lưu ý thêm về Chi phí ẩn của việc đặt
cơ sở sản xuất tại nước ngoài.
• Một số vấn đề lớn tại các địa điểm sản xuất được thuê
ngoài phải kể đến là: tỷ lệ nghỉ việc/ nhảy việc cao
của nhân viên, tay nghề kém, sản phẩm chất lượng
thấp, giao hàng chậm, năng suất làm việc chưa đáp
ứng yêu cầu…
5.1.3. Vai trò chiến lược của các cơ sở sản
xuất ở nước ngoài
• Vai trò chiến lược của các cơ sở sản xuất ở nước
ngoài có thể tiến triển theo thời gian.
• Ban đầu, nhiều nhà máy tại nước ngoài được thành
lập do có chi phí lao động thấp, cơ sở hạ tầng đầy đủ,
hệ thống thuế và chế độ thương mại thuận lợi.
• Theo thời gian, các nhà máy đã nâng cấp năng lực
của mình. Vai trò chiến lược của các nhà máy đã được
mở rộng, họ trở thành trung tâm quan trọng cho thiết
kế và lắp ráp sản phẩm cuối cùng cho thị trường toàn
cầu.
5.1.3. Vai trò chiến lược của các cơ sở sản
xuất ở nước ngoài
• Sự cải tiến này xuất phát từ 2 yếu tố:
– Áp lực cải tiến cơ cấu chi phí và tùy chỉnh sản
phẩm ngày càng phù hợp yêu cầu địa phương, giúp
phát triển khả năng bổ sung của nhà máy đó.
– Sự nâng cấp các năng lực của nhà máy tại nước
ngoài do dư thừa gia tăng các yếu tố sản xuất tiên
tiến.
• Nhờ sự phát triển này, nhiều nhà máy tại nước ngoài
của các tập đoàn đa quốc gia đã không còn bị xem là
những cơ sở sản xuất chi phí thấp, thay vào đó, trở
thành những trung tâm xuất sắc trên toàn cầu.
5.1.3. Vai trò chiến lược của các cơ sở sản
xuất ở nước ngoài
• Các nhà máy tại nước ngoài trong quá trình nâng cao
khả năng của mình theo thời gian đang tạo ra những
kiến thức có giá trị mang lại lợi ích cho toàn bộ tập
đoàn.
• Thúc đẩy và phát triển khả năng học tập toàn cầu:
Dòng kiến thức về kỹ năng và sản phẩm từ công ty
con ở nước ngoài về công ty mẹ, và từ các công ty
con ở nước này tới công ty con ở nước khác.
5.1.4. Quyết định mua lại hay sản xuất?
• Quyết định này trên trường quốc tế rất phức tạp bởi
sự biến động của nền kinh tế, chính trị quốc gia, biến
động tỷ giá, thay đổi trong yếu tố chi phí tương đối.
• Các doanh nghiệp băn khoăn liệu nên thực hiện chiến
lược hội nhập dọc và tự sản xuất các bộ phận sản
phẩm của mình, hay thuê ngoài, mua chúng từ các
nhà cung cấp độc lập?
5.1.4. Quyết định mua lại hay sản xuất?
Những thuận lợi khi tự làm:
• Chi phí thấp hơn
• Tạo điều kiện phát triển đầu tư chuyên biệt
• Bảo vệ Công nghệ phẩm độc quyền
• Tích lũy các năng lực động: Là các kỹ năng chủ chốt
(hoặc năng lực) của một công ty được phát triển và
ngày càng trở nên quý gia theo thời gian
• Cải thiện việc lập kế hoạch
5.1.4. Quyết định mua lại hay sản xuất?
Những thuận lợi của Mua:
• Tính linh hoạt chiến lược
• Chi phí thấp hơn
• Bảo vệ Công nghệ phẩm độc quyền
• Sự bù trừ khi có thêm các đơn hàng từ quốc gia đó
5.1.5. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
• Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu là thực hiện tất cả
những gì cần thiết để điều phối hệ thống sản xuất
phân tán trên toàn cầu một cách hiệu quả.
• Hậu cần (Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu) bao
gồm các hoạt động cần thiết để có được nguyên liệu
từ người cung ứng cho cơ sở sản xuất, thông qua quy
trình sản xuất và thông qua hệ thống phân phối tới
người tiêu dùng cuối cùng.
5.1.5. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
Mục tiêu:
• Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm chi phí
(nhất là chi phí nguyên vật liệu và chi phí tạo dựng
giá trị sản phẩm).
• Phục vụ nhu cầu khách hàng tốt nhất, giúp công ty
thiết lập lợi thế cạnh tranh nhờ dịch vụ khách hàng
tốt hơn.
5.1.5. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
• Vai trò của Quản lý hàng tồn kho đúng lúc: Hệ
thống Quản lý hàng tồn kho đúng lúc (Just in time)
là Hệ thống hậu cần được thiết kế nhằm phân phối
các phụ tùng cho một quy trình sản xuất khi cần thiết,
chứ không sớm hơn.
• Just in time có nghĩa là đưa nguyên vật liệu, các bộ
phận đến nhà máy sản xuất đúng lúc (không sớm
hơn) để đi vào tiến trình sản xuất ngay, và giao hàng
liền cho khách hàng.
5.1.5. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
• Ưu điểm của Quản lý hàng tồn kho đúng lúc:
– Tiết kiệm chi phí do đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển
hàng tồn kho, giảm chi phí lưu giữ và thuê kho =>
giảm vốn lưu động cần thiết dùng để quản lý hàng
tồn kho, giảm yêu cầu về vốn đối với doanh
nghiệp.
– Không có hàng lỗi (zero failures).
5.1.5. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
• Ưu điểm của Quản lý hàng tồn kho đúng lúc:
– Cải thiện chất lượng sản phẩm, phát hiện ngay
khiếm khuyết, dò tìm tới tận nguồn cung ứng, sửa
chữa ngay trước khi các bộ phận lỗi khác đưa vào
sản xuất.
– Tiết kiệm thời gian hiệu quả.
5.1.5. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
• Hạn chế của Quản lý hàng tồn kho đúng lúc:
– Không có lượng hàng đệm tồn trữ trong kho, nhằm
giúp công ty phản ứng nhanh chóng với nhu cầu
tăng và vượt qua những khan hiếm do gián đoạn từ
nhà cung cấp.
Ví dụ:
5.1.5. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
• Hạn chế của Quản lý hàng tồn kho đúng lúc:
– Phụ thuộc vào sự đồng tâm thống nhất giữa các
bên.
– Hệ thống sản xuất, trong đó các luồng nguyên vật
liệu và hàng hóa cần đến trong quá trình sản xuất
và phân phối, cần được lập kế hoạch một cách chi
tiết sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện
ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt.
5.1.5. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
• Hạn chế của Quản lý hàng tồn kho đúng lúc:
– Hệ thống sản xuất, cần được lập kế hoạch một
cách chi tiết, sao cho quy trình tiếp theo có thể
thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt.
Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình
trạng để không, chờ xử lý, công nhân hay thiết bị
không phải chờ đợi. Bất kỳ sự chậm trễ không
cần thiết hay tồn kho trong quá trình sản xuất là
lãng phí, vì vậy, lượng tồn kho được giữ ở mức
tối thiểu.
5.1.5. Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
• Hạn chế của Quản lý hàng tồn kho đúng lúc:
– Cần đến vai trò quan trọng của công nghệ thông
tin và Internet trong JIT.
– Các công ty ngày nay sử dụng Trao đổi dữ liệu
điện tử (EDI) thông qua Internet nhằm điều phối
nguồn vật liệu đưa vào sản xuất, trong quy trình
sản xuất và đưa tới khách hàng.
– Người cung ứng, vận chuyển, công ty mua hàng,
khách hàng có thể liên hệ với nhau ngay lập tức,
tăng cường tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của
toàn bộ hệ thống cung ứng.
– Giúp loại bỏ các thủ tục, giấy tờ, hiệu quả hơn.
5.2. Marketing toàn cầu
5.2.1. Phân khúc thị trường
5.2.2. Chiến lược sản phẩm
5.2.3. Chiến lược phân phối
5.2.4. Chiến lược truyền thông
5.2.5. Chiến lược giá
5.2.6. Phát triển sản phẩm mới
5.2.1. Phân khúc thị trường
• Phân khúc thị trường đề cập tới việc xác định các
nhóm người tiêu dùng có hành vi mua khác nhau theo
những phương thức quan trọng.
• Khi người quản lý một doanh nghiệp quốc tế xem xét
việc phân khúc thị trường ở nước ngoài, họ cần
phải hiểu hai vấn đề chính: Sự khác biệt giữa các
quốc gia trong cấu trúc của phân khúc thị trường và
sự tồn tại của các phân khúc vượt qua biên giới quốc
gia.
5.2.1. Phân khúc thị trường
• Một phân khúc thị trường rất quan trọng ở nước
ngoài lại không tương đồng với những phân khúc nội
địa của công ty, và ngược lại.
• Các công ty phải phát triển một chiến lược marketing
mix duy nhất để thu hút người mua tại một phân khúc
nhất định ở một quốc gia.
• Điều này làm hạn chế khả năng tiêu chuẩn hóa chiến
lược marketing toàn cầu của các công ty.
5.2.1. Phân khúc thị trường
• Ngược lại, sự tồn tại của phân khúc thị trường vượt
qua biên giới quốc gia rõ ràng lại tăng cường khả
năng của một doanh nghiệp quốc tế khi coi thị trường
toàn cầu như là một thực thể duy nhất, và theo đuổi
một chiến lược marketing toàn cầu, bán các sản phẩm
đó trên toàn thế giới.
• Công ty có cơ hội sử dụng chiến lược markekting mix
cơ bản giống nhau để nâng cao vị thế và bán sản
phẩm đó trên một loạt các thị trường quốc gia.
• Phân khúc thị trường vượt biên giới quốc gia có
hành vi mua hàng giống nhau, thường tồn tại ở thị
trường công nghiệp hơn thị trường tiêu dùng.
5.2.2. Chiến lược sản phẩm
• Sản phẩm có thể được xem xét như một tập hợp
những thuộc tính. Sản phẩm bán tốt khi thuộc tính
của chúng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
(và khi giá bán thích hợp).
• Nhu cầu của người tiêu dùng ngày nay thay đổi từ
nước này sang nước khác tùy thuộc vào văn hóa và
mức độ phát triển kinh tế. Khả năng bán cùng một
sản phẩm giống nhau trên toàn thế giới bị hạn chế bởi
tiêu chuẩn sản phẩm của các quốc gia là khác nhau.
5.2.2. Chiến lược sản phẩm
5.2.2.1. Khác biệt văn hóa
5.2.2.2. Phát triển kinh tế
5.2.2.3. Sản phẩm và tiêu chuẩn kỹ thuật
5.2.2.1. Khác biệt văn hóa
• Ngôn ngữ, cấu trúc xã hội, tôn giáo, giáo dục, thẩm
mỹ… => định hình chiến lược marketing khác nhau.
• Ví dụ: Sở thích về mùi hương có sự khác nhau giữa
các nước, và mang tính truyền thống rất cao. Vì vậy,
sản phẩm lăn khứ mùi bán ở Nhật của Johnson được
làm có mùi chanh (được xem là giống mùi của chất
tẩy lau chùi nhà vệ sinh); trong khi người Trung
Quốc lại không quen với mùi phomai và đường
lactose.
5.2.2.2. Khác biệt về điều kiện kinh tế
• Hành vi tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi mức độ phát triển
kinh tế đất nước.
• Ví dụ: Ở Mỹ, nền kinh tế phát triển cao, vì vậy doanh
nghiệp có xu hướng đưa rất nhiều thuộc tính vào cho
một sản phẩm. Tuy nhiên tại Việt Nam, là một quốc
gia đang phát triển, thị hiếu người tiêu dùng chỉ
hướng đến những điều cơ bản nhất. Như với mặt
hàng xe hơi ở Mỹ sẽ có điều hòa, hệ thống lái trợ lực,
cửa sổ điện, radio, máy CD… Trong khi xe hơi ở thị
trường Việt nam chú trọng vào bền bỉ, tiết kiệm xăng.
5.2.2.3. Khác biệt về sản phẩm và tiêu chuẩn
kỹ thuật
c/- Khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật
• Thiết bị điện tử, thiết bị sản xuất, tần số của các tín
hiệu truyền hình tại mỗi quốc gia có sự khác nhau…
Điều chỉnh thấp Điều chỉnh Điều chỉnh cao
trung bình

Công nghiệp nặng Xe hơi Hàng tiêu dùng có chất lượng cao

Đồng hồ điện tử Quần áo Mỹ phẩm

Máy tính xách tay Thiết bị điện Thực phẩm đóng gói

Máy quay phim Thuốc tây Quảng cáo

Vợt tennis Máy bay Bao bì đóng gói

Thuốc lá Giầy thể thao Thức ăn trong nhà hàng

Tivi Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Bia Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng


5.2.3. Chiến lược phân phối
Cấu trúc phân phối:
• Nhà sản xuất bên trong quốc gia -> Nhà bán sỉ -> Bán
lẻ -> Người tiêu dùng cuối cùng
• Nhà sản xuất bên ngoài quốc gia -> Đại lý nhập khẩu
-> Nhà bán sỉ -> Bán lẻ -> Người tiêu dùng cuối cùng
5.2.3. Chiến lược phân phối
5.2.3.1. Sự tập trung trong ngành bán lẻ
5.2.3.2. Chiều dài kênh
5.2.3.3. Độc quyền kênh
5.2.3.4. Chất lượng kênh
5.2.3.1. Sự tập trung trong ngành bán lẻ
• Hệ thống bán lẻ tập trung: chỉ có rất ít các nhà bán
lẻ cung cấp cho hầu hết thị trường.
• Hệ thống bán lẻ phân mảnh: là hệ thống trong đó
có nhiều nhà bán lẻ và không ai trong số đó chiếm
một thị phần lớn của thị trường.
• Ví dụ:
5.2.3.2. Chiều dài kênh
• Chiều dài kênh phân phối bao gồm số lượng các nhà
phân phối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng
• Ví dụ:
5.2.3.3. Độc quyền kênh
• Một kênh phân phối độc quyền là kênh mà doanh
nghiệp nước ngoài rất khó thâm nhập.
• Ví dụ:
5.2.3.4. Chất lượng kênh
• Chất lượng kênh thể hiện ở nghiệp vụ, kinh nghiệm,
kỹ năng riêng có của các nhà bán lẻ tại mỗi nước, khả
năng bán hàng và hỗ trợ các sản phẩm trong việc kinh
doanh quốc tế.
• Chất lượng của các kênh phân phối khá tốt ở các nước
phát triển, còn tại các thị trường mới nổi và các nước
đang phát triển thì chất lượng của kênh không đồng
đều.
• Việc thiếu các kênh chất lượng có thể cản trở việc thâm
nhập thị trường, đối với sản phẩm mới hay các sản
phẩm tinh vi càng cần đến việc hỗ trợ bán hàng và các
dịch vụ hỗ trợ sau mua. (Ví dụ)
5.2.4. Chiến lược truyền thông
• Các kênh truyền thông thông dụng: Bán hàng trực tiếp,
khuyến mãi, marketing trực tiếp, quảng cáo. Các công
ty đa quốc gia thường chiêu thị hàng hóa và dịch vụ của
họ thông qua việc quảng cáo và bán hàng cá nhân.
• Rào cản văn hóa, Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
(Rượu Pháp, túi Gucci, đồng hồ Rolex, Siêu xe Đức,
nước hoa Ý…); hay nhiễu (mức độ cạnh tranh) là các
nguyên nhân khiến cho Xúc tiến và việc truyền thông
điệp giữa các nền văn hóa trở nên khó khăn. (Ví dụ)
5.2.4. Chiến lược truyền thông
• Việc áp dụng chiến lược tiêu chuẩn hóa trong quảng cáo
là một điều khả thi nhưng có thể gặp nhiều khó khăn
(văn hóa, luật pháp khác biệt).
• Vậy công ty nên thực hiện tiêu chuẩn hóa quảng cáo
sản phẩm hay nên cải biến đôi chút? Có 4 cách để thực
hiện truyền thông quốc tế:
+ Sản phẩm đồng nhất và thông điệp đồng nhất
+ Sản phẩm đồng nhất nhưng thông điệp thì khác biệt
+ Sản phẩm được điều chỉnh nhưng thông điệp thì đồng
nhất
+ Sản phẩm điều chỉnh và thông điệp cũng phải điều chỉnh
5.2.5. Chiến lược giá
• Việc định giá hàng hóa và dịch vụ ở thị trường quốc
tế thường bị ảnh hưởng bởi:
5.2.5.1. Sự kiểm soát của Chính phủ
5.2.5.2. Sự đa dạng của thị trường
5.2.5.3. Biến động tiền tệ
5.2.5.4. Áp lực leo thang về giá khi phân phối qua
mạng lưới trung gian
5.2.5.5. Phân biệt giá
5.2.5.1. Sự kiểm soát của Chính phủ
• Chính phủ thiết lập chế độ định giá trần, giá sàn (giúp
bảo đảm lợi nhuận cho các công ty địa phương); chế
độ ngăn cấm bán phân biệt giá.
• Ví dụ
5.2.5.2. Sự đa dạng của thị trường
• Sự đa dạng về thị hiếu, giá trị nhận thức về sản phẩm,
luật về thuế ở mỗi địa phương khác nhau dẫn tới cách
định giá khác nhau.
• Ví dụ: Hoa Kỳ chuộng gà tây trắng so với gà tây đen
=> gà tây đen được bán với giá thấp hơn; còn ở Châu
Âu thì hoàn toàn ngược lại. Hoặc xe Mercedes của
Đức được tôn sùng ở nhiều quốc gia nên người dân
sẵn lòng trả thêm tiền, nhưng ở Nhật việc định giá
chiếc xe này lại là thấp.
5.2.5.3. Biến động tiền tệ
• Biến động tiền tệ liên quan đến sự lên xuống của tỷ
giá hối đoái.
• Ví dụ
5.2.5.4. Áp lực leo thang về giá khi phân
phối qua mạng lưới trung gian
• Áp lực leo thang về giá khi phân phối qua mạng lưới
trung gian gây nguy cơ đẩy giá cả hàng hóa nhập
khẩu tăng lên.
• Và khi giá gốc từ công ty tăng lên do chi phí tăng, sẽ
thay đổi đột ngột khả năng chi tiêu của người tiêu
dùng và họ sẽ cân nhắc sử dụng hàng hóa thay thế.
• Ví dụ
5.2.5.5. Phân biệt giá
• Phân biệt giá xảy ra khi độ co dãn của nhu cầu cao.
• Giá theo đường cong kinh nghiệm.
• Ví dụ
5.2.6. Phát triển sản phẩm mới
• Các công ty thông thường khi triển khai và chào bán
những sản phẩm mới có thể kiếm được lợi nhuận
khổng lồ.
• Trong thế giới ngày nay, mức độ cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp còn khốc liệt hơn cả sự tân tiến mỗi
ngày của công nghệ.
• Kết quả là vòng đời sản phẩm ngày càng rút ngắn,
một công ty đang ở đỉnh cao của công nghệ vẫn e sợ
rằng ngày mai mình sẽ bị rơi xuống đáy vực bởi công
nghệ mới của đối thủ cạnh tranh.
5.2.6. Phát triển sản phẩm mới
• Các công ty cần phải áp dụng công nghệ để sản phẩm
tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng, đồng thời nó phải thiết kế làm sao để sản
phẩm có thể được sản xuất với chi phí hiệu quả.
• Để làm được điều đó, công ty cần xây dựng liên kết
chặt chẽ giữa R&D, marketing và sản xuất.
• Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cơ bản là
khám phá ra những kỹ thuật mới và sau đó thương
mại hóa chúng. Nhận biết nhu cầu sắc sảo và người
tiêu dùng giàu có tạo ra thị trường tiềm năng cho sản
phẩm mới.
5.2.6. Phát triển sản phẩm mới
5.2.6.1. Tích hợp R&D, marketing và sản xuất
5.2.6.2. Khả năng xây dựng R&D toàn cầu
5.2.6.1. Tích hợp R&D, marketing và sản
xuất
• Tỷ lệ phát triển sản phẩm mới sẽ cao hơn tại những
quốc gia có: R&D cơ bản và ứng dụng được đầu tư
rất mạnh, nhu cầu lớn và người tiêu dùng giàu có tạo
ra thị trường tiềm năng, cạnh tranh khắc nghiệt.
• R&D hiện nay đang được phân tán tại nhiều địa điểm
cho phép công ty ở gần với Trung tâm hàng đầu nhằm
thu thập thông tin khoa học và cạnh tranh, đồng thời
nhận được những nguồn lực khoa học của địa phương
5.2.6.1. Tích hợp R&D, marketing và sản
xuất
• Sự tích hợp chặt chẽ giữa R&D, marketing và sản
xuất phải đảm bảo được:
– Sản phẩm của dự án phát triển phải hướng tới nhu
cầu của khách hàng.
– Sản phẩm mới được thiết kế có khả năng đưa vào
sản xuất thực tế.
– Chi phí phát triển sản phẩm trong tầm kiểm soát.
– Thời gian tiếp cận thị trường là nhỏ nhất.
5.2.6.2. Khả năng xây dựng R&D toàn cầu
• Một cách để đạt được kết hợp này là thiết lập các đội phát
triển sản phẩm đa chức năng, bao gồm các đại diện từ
nhóm R&D, marketing và sản xuất. Bởi vì những chức năng
này có thể được đặt tại các nước khác nhau, nhóm đa chức
năng đôi khi sẽ có các thành viên đa quốc gia.
• Mục tiêu của nhóm này là phải thực hiện một dự án phát
triển sản phẩm, từ lúc sản phẩm còn là ý tưởng trên giấy cho
đến khi sản phẩm được giới thiệu với thị trường. Một yêu
cầu quan trọng dành cho nhóm đa chứa năng này là phải
kết hợp hoạt động thật hiệu quả và phải đáp ứng tất cả các
cột mốc phát triển của sản phẩm.
5.2.6.2. Khả năng xây dựng R&D toàn cầu
Nhóm đa chức năng
• Đầu tiên, đội sẽ được dẫn dắt bởi một người quản lý "nặng
ký", người có địa vị cao trong tổ chức, có quyền lực và
quyền hạn, có khả năng xin các cấp lãnh đạo cấp tài chính
và đội ngũ nhân lực cần thiết để điều hành dự án thành
công.
• Thứ hai, nhóm đa năng này cần phải có ít nhất một thành
viên đảm nhận riêng từng chức năng chính.
• Thứ ba, các thành viên được sắp xếp trong cùng một nhóm
phải tạo được không khí thân thiết và giao tiếp thuận lợi.
5.2.6.2. Khả năng xây dựng R&D toàn cầu

Nhóm đa chức năng


• Thứ tư, đội cần phải có một kế hoạch rõ ràng và mục tiêu rõ
ràng, đặc biệt là đối với các mốc phát triển quan trọng và
ngân sách để phát triển.
• Thứ năm, mỗi đội cần phát triển các quy trình riêng của
mình trong giao tiếp và giải quyết xung đột.
5.2.6.2. Khả năng xây dựng R&D toàn cầu
Khả năng xây dựng R&D toàn cầu
• Việc nghiên cứu cơ bản sẽ được thực hiện tại trung tâm
nghiên cứu chủ lực trên toàn cầu.
• Các trung tâm này thường nằm ở các vùng, thành phố -
cái nôi tạo ra giá trị kiến thức khoa học và hội tụ những
tài năng nghiên cứu có tay nghề (ví dụ như thung lũng
Silicon tại Mỹ). Các trung tâm này là công cụ chủ lực
trong nghiên cứu sáng tạo của công ty. Công việc của họ
là phát triển các công nghệ cơ bản tạo ra sản phẩm mới.
5.2.6.2. Khả năng xây dựng R&D toàn cầu
Khả năng xây dựng R&D toàn cầu
• Các trung tâm nghiên cứu chủ lực trên toàn cầu sẽ phát
triển các công nghệ cơ bản tạo ra sản phẩm mới, phục vụ
cho thị trường toàn cầu. Ở cấp độ này, việc thương mại
hóa công nghệ và thiết kế cho sản xuất được nhấn mạnh.
• Nếu khách hàng có yêu cầu riêng trong việc thiết kế hoặc
sửa chữa, sản phẩm sẽ được điều chỉnh theo nhu cầu tùy
từng thị trường cá nhân. Một nhóm R&D có trụ sở tại một
công ty con hoặc tại một khu vực quốc gia nào đó sẽ tùy
biến sản phẩm cho phù hợp với các nước trong khu vực
đó.
5.3. Tài chính toàn cầu
5.3.1. Các quyết định đầu tư và tài chính
5.3.2. Quản lý dòng tiền tệ toàn cầu
5.3.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về tài
chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế
5.3.1. Các quyết định đầu tư và tài chính
5.3.1.1. Quyết định đầu tư
5.3.1.2. Quyết định tài chính
5.3.1.1. Quyết định đầu tư
• Người quản lý tài chính sẽ cố gắng định lượng các lợi
ích, chi phí và rủi ro cũng như các khả năng đầu tư
vào một vị trí nhất định, qua việc sử dụng các kỹ
thuật lập ngân sách vốn.
• Ngân sách vốn định lượng các lợi ích, chi phí và rủi
ro của việc đầu tư. Các nhà quản lý sẽ so sánh và lựa
chọn thay thế đầu tư khác nhau giữa các quốc gia,
nhằm lựa chọn nơi đầu tư nguồn lực tài chính khan
hiếm của mình.
• Ngân sách vốn cho một dự án nước ngoài sử dụng lý
thuyết tương tự mà ngân sách vốn trong nước sử
dụng.
5.3.1.1. Quyết định đầu tư
• Lập ngân sách vốn (hay thẩm định đầu tư) là quá
trình lập kế hoạch- được sử dụng để xác định liệu
các đầu tư dài hạn của một tổ chức như máy móc thiết
bị mới, máy móc thay thế, các nhà máy mới, sản
phẩm mới, và các dự án nghiên cứu phát triển có
đáng theo đuổi hay không
• Nhiều phương pháp chính thức được sử dụng trong
lập ngân sách vốn.
5.3.1.1. Quyết định đầu tư
Lập ngân sách vốn: 
• Đầu tiên, công ty phải ước tính dòng tiền liên quan
đến dự án theo thời gian (FV/ PV).
• Giá trị tiền tệ theo thời gian (tiếng anh là Time
Value Of Money) được hiểu là số tiền bạn đang có
hiện tại sẽ có giá trị lớn hơn so với số tiền tương
đương trong tương lai.
• Hầu hết các trường hợp, các dòng tiền sẽ âm lúc đầu,
vì công ty sẽ đầu tư mạnh vào cơ sở sản xuất. Sau
một thời gian, dòng tiền sẽ trở nên dương, khi chi phí
đầu tư giảm và doanh thu tăng trưởng.
5.3.1.1. Quyết định đầu tư
Lập ngân sách vốn: 
• Sau khi dòng tiền đã được ước tính, họ phải giảm giá
để xác định giá trị hiện tại ròng của họ, bằng cách
sử dụng một tỷ lệ chiết khấu phù hợp.
• Lãi suất chiết khấu thường được sử dụng là chi phí
vốn của công ty, hoặc một số khác đòi hỏi tỷ suất lợi
tức. Nếu giá trị hiện tại thuần của dòng tiền chiết
khấu lớn hơn không, các công ty nên tiến hành dự án.
5.3.1.1. Quyết định đầu tư
Lập ngân sách vốn: 
• Giá trị hiện tại ròng = Giá trị hiện tại của toàn bộ
dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về
hiện tại => Để phân tích lợi nhuận của dự án đầu tư.
• Tỷ lệ chiết khấu (discount rate) là lãi suất được dùng
để chiết khấu các dòng tiền mặt chảy vào và chảy ra
có liên quan đến dự án đầu tư.
5.3.1.2. Quyết định tài chính
• Các công ty kinh doanh quốc tế cần phải xem xét vấn
đề về cách thức sử dụng nguồn tài chính và hoạt
động tài trợ.
• Nếu nguồn tài chính bên ngoài là cần thiết, các công
ty phải quyết định xem có nên vay từ các nguồn ở
nước sở tại hoặc ở nơi khác.
5.3.1.2. Quyết định tài chính
• Công ty luôn muốn vay vốn từ nguồn vốn có chi phí
thấp nhất sẵn có.
• Chi phí vốn thường thấp trong thị trường vay vốn
toàn cầu, nhờ tính thanh khoản của nó, so với nhiều
thị trường vốn trong nước.
• Ví dụ, một công ty Mỹ thực hiện đầu tư tại Đan
Mạch, có thể vay qua thị trường Eurobond (Thị
trường trái phiếu Châu Âu) trụ sở tại London, chứ
không phải là thị trường vốn của Đan Mạch.
5.3.1.2. Quyết định tài chính
• Tuy nhiên, Chính phủ của nhiều quốc gia yêu cầu,
hoặc khuyến khích công ty đa quốc gia tài trợ cho các
dự án trong nước của họ, bằng cách vay nợ địa
phương hoặc vốn chủ sở hữu ở địa phương.
• Ở những nước mà thanh khoản hạn chế, sẽ làm tăng
chi phí vốn được sử dụng khi tài trợ cho một dự án.
• Vì vậy, trong các quyết định ngân sách vốn, lãi suất
chiết khấu phải được điều chỉnh tăng để phản ánh
điều này.
5.3.1.2. Quyết định tài chính
• Có một số trường hợp chính phủ tranh thủ đầu tư
nước ngoài bằng cách cung cấp cho các công ty nước
ngoài vay lãi suất thấp, giảm chi phí vốn. Theo đó,
trong quyết định ngân sách vốn, lãi suất chiết khấu
phải được điều chỉnh giảm xuống.
• Nhìn chung, có 3 cách thường được sử dụng là: Sử
dụng thận trọng dòng quỹ nội bộ, cho vay nội bộ ký
thác, mạng lưới đa phương.
5.3.1.2. Quyết định tài chính
• Sử dụng thận trọng dòng quỹ nội bộ:
• Khi một công ty đa quốc gia muốn mở rộng kinh
doanh, họ có thể lấy từ nguồn nội bộ như là vốn lưu
động.
• Ví dụ, nếu công ty con của GM ở Đức muốn thuê
thêm công nhân, họ có thể chi vượt mức quỹ dùng
cho kinh doanh. Hoặc vay từ chi nhánh con khác,
hoặc nhận khoản vay từ công ty mẹ và trả tiền lãi.
• Công ty mẹ cũng có thể tăng cổ phần đầu tư vào công
ty con, và con trả lãi cho mẹ cổ tức trên vốn đầu tư.
5.3.1.2. Quyết định tài chính
• Cho vay nội bộ ký thác:
• Là một khoản vay giữa công ty mẹ và các công ty con
thông qua một trung gian tài chính, thường là một
ngân hàng quốc tế lớn.
• Tiền gửi của công ty mẹ được ký quỹ tại một ngân
hàng quốc tế, và các ngân hàng sau đó cho vay số tiền
tương tự cho các chi nhánh nước ngoài.
• Mỹ có thể ký thác $100.000 trong một ngân hàng
London. Sau đó các ngân hàng London có thể cho
vay $100.000 đến một chi nhánh tại Ấn Độ của hãng.
5.3.1.2. Quyết định tài chính
• Mạng lưới đa phương:
• Doanh nghiệp thành lập một tài khoản thanh toán bù
trừ (clearing account) ở một địa điểm cụ thể và cho các
nhà quản lý địa phương có quyền chuyển tiền để thanh
toán trong nội bộ công ty. Đây chính là mạng lưới tài
khoản thanh toán đa quốc gia hiệu quả của các doanh
nghiệp.
• Có một nhà quản lý mạng lưới này, nhận nhiệm vụ tiếp
nhận thông tin chuyển tiền từ các công ty con và xác
định tài khoản của mỗi đơn vị trên mạng. Các cuộc
chuyển tiền được thực hiện theo loại tiền tệ của người
trả và phòng thanh toán bù trừ sẽ tự cân đối tỷ giá.
5.3.1.2. Quyết định tài chính
• Mạng lưới đa phương:
• Mạng lưới đa phương cho phép công ty đa quốc gia
giảm chi phí giao dịch phát sinh khi nhiều giao dịch
xảy ra giữa các công ty con của nó. Các chi phí giao
dịch là tiền hoa hồng cho các đại lý ngoại hối đối với
các giao dịch ngoại hối, và các lệ phí của các ngân
hàng để chuyển tiền giữa các địa điểm.
5.3.2. Quản lý dòng tiền tệ toàn cầu
• Đối với các doanh nghiệp quốc tế, hoạt động kinh
doanh trên nhiều quốc gia, chế độ thuế khác nhau và
các điều ước quốc tế về thuế đóng vai trò quan trọng
đối với việc xây dựng hệ thống thanh toán nội bộ
giữa các chi nhánh nước ngoài và giữa công ty con
với công ty mẹ.
• Các công ty sử dụng nguồn tiền mặt một cách hiệu
quả nhất và giảm thiểu trách nhiệm pháp lý về thuế.
Mục tiêu là di chuyển tiền qua biên giới nhằm đạt
hiệu suất và giảm thuế.
5.3.2. Quản lý dòng tiền tệ toàn cầu
• Bằng cách kết hợp kỹ thuật để chuyển tiền từ một
công ty con nước ngoài cho công ty mẹ, cho phép
một doanh nghiệp quốc tế thu hồi vốn và lời từ chi
nhánh nước ngoài của mình mà không làm các nước
chủ nhà chú ý đến khoản cổ tức lớn.
• Các doanh nghiệp quốc tế sử dụng một số kỹ thuật để
chuyển tiền qua biên giới như: Chuyển tiền cổ tức,
Thanh toán tiền bản quyền, Phí dịch vụ, Chuyển giá
(dành cho các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu
và xuyên quốc gia).
5.3.2. Quản lý dòng tiền tệ toàn cầu
(a) Chuyển tiền cổ tức
• Chính sách cổ tức thường thay đổi theo từng công ty
con khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như quy
định về thuế, rủi ro ngoại hối, tuổi của từng công ty
con, và mức độ tham gia cổ phần địa phương.
5.3.2. Quản lý dòng tiền tệ toàn cầu
(b) Thanh toán tiền bản quyền
• Tiền bản quyền đại diện cho tiền thù lao trả cho chủ
sở hữu tài sản trí tuệ. Tính bằng số lượng tiền tệ cố
định trên một đơn vị sản phẩm các công ty con bán
hoặc như là một tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu
của các công ty con.
(c) Phí dịch vụ
• Là tiền thanh toán, chi trả cho các dịch vụ chuyên
nghiệp và cung cấp chuyên môn cho một chi nhánh
nước ngoài của công ty mẹ hoặc công ty con khác.
5.3.2. Quản lý dòng tiền tệ toàn cầu
(d) Chuyển giá
• Chuyển giá là phương pháp mà trong đó, các công ty
lập ra một mức giá nội bộ khi các công ty con trao đổi
hàng hóa với nhau, mục tiêu nhằm tối đa hóa lợi
nhuận ở quốc gia thuế thấp và tối thiểu hóa lợi nhuận
ở quốc gia có mức thuế cao; từ đó giúp tối đa hóa lợi
nhuận toàn bộ của doanh nghiệp.
• Phương pháp này cho phép công ty giảm thuế và giúp
công ty tập trung tiền mặt vào một điểm.
5.3.2. Quản lý dòng tiền tệ toàn cầu
(d) Chuyển giá
• Lợi ích:
• Chuyển các khoản thu nhập từ một nước có thuế suất
cao nhất, sang một nước khác (thuộc mạng lưới công
ty) có mức thuế thấp.
• Giúp giảm thiểu rủi ro hối đoái ở quốc gia có đồng
tiền mất giá.
• Giảm thuế nhập khẩu vì giá chuyển nhượng thấp trên
hàng hóa hoặc dịch vụ nhập khẩu vào nước này - sẽ
giúp làm giảm giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ, dẫn
đến giảm mức thu thuế.
5.3.2. Quản lý dòng tiền tệ toàn cầu
(d) Chuyển giá
• Vấn đề:
• Chính phủ sở tại cảm thấy họ đang bị lừa thu nhập
hợp pháp của mình.
• Cách thức ưu đãi quản lý và đánh giá hiệu suất: Các
nhà quản lý trong công ty con (đảm nhận chức năng
bán) sẽ sử dụng chuyển giá cao để che giấu sự thiếu
hiệu quả, trong khi các nhà quản lý (thuộc các công ty
con giữ nhiệm vụ mua) sẽ trở nên chán nản bởi những
tác động của chuyển giá cao về lợi nhuận công ty con
của họ.
• Vấn đề đạo đức của các công ty đa quốc gia.
5.3.2. Quản lý dòng tiền tệ toàn cầu
(d) Chuyển giá
• Biểu hiện:
• Doanh nghiệp định giá cao khi nhập khẩu máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệu, quảng cáo, khuyến mãi… và
khai giá bán thấp khi xuất khẩu sản phẩm.
• Cấu kết mẹ - con, lỗ 3 năm, lãi 1 năm => không đủ
đóng thuế.
• Nâng cao giá trị thực của tài sản vô hình, sản phẩm
độc quyền => báo lỗ.
5.3.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về
tài chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế
• Rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế
chủ yếu là rủi ro ngoại hối.
• Rủi ro này liên quan đến những thay đổi về tỷ giá
trong tương lai của một quốc gia có nguy cơ làm tổn
thương các công ty.
• Thông thường những thay đổi trong giá trị ngoại hối
thường ảnh hưởng đến lợi nhuận của các giao dịch
thương mại và đầu tư quốc tế.
5.3.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về
tài chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế
(a) Rủi ro chuyển đổi
• Rủi ro chuyển đổi thể hiện sự mất mát về giá trị tài
sản cố định/ lợi nhuận khi chuyển đổi từ một loại tiền
tệ này sang loại khác.
• Rủi ro chuyển đổi xuất hiện khi công ty chuẩn bị
bảng báo cáo tài chính phối hợp (Consolidated
Financial Statements) với việc chuyển đổi các đồng
ngoại tệ thành đồng chính quốc.
5.3.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về
tài chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế
(b) Rủi ro giao dịch
• Thể hiện sự giảm sút về lợi nhuận hoặc lỗ khi tiến
hành hoạt động giao dịch quốc tế.
• Rủi ro giao dịch đo lường những gì thu được hoặc lỗ
lã phát sinh từ việc thanh toán những hoạt động tài
chính mà những khoản này được biểu thị bằng ngoại
tệ.
5.3.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về
tài chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế
(b) Rủi ro giao dịch
• Rủi ro giao dịch nảy sinh từ: Việc mua/bán hàng hóa,
dịch vụ mà giá của những thứ này được tính bằng
ngoại tệ; quỹ đi mượn hoặc cho vay khi thanh toán lại
(chi trả) phải bằng ngoại tệ; công ty có khoản phải
thu hoặc khoản phải trả tính bằng ngoại tệ.
5.3.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về
tài chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế
(c) Rủi ro kinh tế
• Thể hiện tình trạng gia tăng giá phí các nhập lượng
đầu vào và kể cả xuất lượng đầu ra do sự biến động
về tỷ giá hối đoái.
5.3.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về
tài chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế
(d) Giải pháp hạn chế rủi ro về tỷ giá
• Áp dụng các giái pháp thanh toán quốc tế hiệu quả:
Quyền chọn ngoại tệ, thực hiện hợp đồng mua/bán
ngoại tệ có kỳ hạn…
• Các giải pháp trong thanh toán: Làm hóa đơn xuất khẩu
bằng ngoại tệ và nhập khẩu bằng đồng tiền địa phương;
đẩy mạnh việc chuyển cổ tức và phí về công ty mẹ hay
các công ty con khác; Nếu tỷ giá biến động trong một
khoảng xác định –> bên nhập khẩu đồng ý thanh toán
tiền hàng bằng ngoại tệ, còn nếu tỷ giá biến động ngoài
khoảng đã xác định –> 2 bên đối tác sẽ chia sẻ sự chênh
lệch này.
5.3.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về
tài chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế

(d) Giải pháp hạn chế rủi ro về tỷ giá


• Các giải pháp về dự trữ vật tư nguyên liệu (giá sản
phẩm, nguồn linh kiện): Đa dạng hóa hoạt động (địa
điểm) sản xuất để đa dạng hóa tiền tệ, cho phép công
ty giảm sự nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi ngoại tệ
nào.
• Các giải pháp về chi trả tiền lương.
5.3.3. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro về
tài chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế
(d) Giải pháp hạn chế rủi ro về tỷ giá
• Các giải pháp trong việc tìm và khai thác nguồn tín
dụng: Đa dạng hóa việc cung cấp vốn sẽ ít bị tác động
bởi sự biến động lãi suất và lạm phát của tiền tệ địa
phương.
• Dự trữ rỗ tiền tệ.
• Chính sách phát triển cho giám sát ảnh hưởng tỷ giá.
5.4. Nhân sự toàn cầu
5.4.1. Chính sách tuyển dụng nhân sự
5.4.2. Quản lý chuyên gia nước ngoài
5.4.3. Phát triển quản lý và đào tạo
5.4.4. Thu nhập
5.4.1. Chính sách tuyển dụng nhân sự
• Chính sách tuyển dụng nhân sự chủ yếu tập trung
vào việc lựa chọn những nhân viên cho những công
việc cụ thể, mà thường là liên quan đến các chuyên
gia làm việc ở nước ngoài.
• Chuyên gia nước ngoài là công dân của một nước
nhưng làm việc tại một chi nhánh của công ty ở một
nước khác.
• Trên thực tế, các chuyên gia nước ngoài thường được
chỉ định đảm nhiệm một vị trí quản lý tại một nước
khác.
5.4.1. Chính sách tuyển dụng nhân sự
• Ở mức độ thấp, chính sách tuyển dụng nhân sự bao
gồm việc chọn lựa những cá nhân có kỹ năng cần
thiết để làm việc.
• Ở mức độ cao hơn, chính sách tuyển dụng nhân sự
có thể là công cụ để phát triển và truyền thụ văn hóa
doanh nghiệp.
• Văn hóa doanh nghiệp bao gồm hệ thống các chuẩn
mực và giá trị của doanh nghiệp.
5.4.1. Chính sách tuyển dụng nhân sự
5.4.1.1. Chính sách tập trung (chính sách nhân sự vị
chủng)
5.4.1.2. Chính sách phân tán (chính sách nhân sự đa
tâm)
5.4.1.3. Chính sách toàn cầu (chính sách nhân sự địa
tâm)
5.4.1.1. Chính sách tập trung (chính sách
nhân sự vị chủng)
• Là chính sách mà trong đó các vị trí quản lý quan trọng/
lãnh đạo chủ chốt đều do những người ở trụ sở chính
(home country) nắm giữ.
• Ví dụ: Nhật (Toyota, Matsushita); Hàn Quốc (Samsung)
• Nguyên nhân:
– Doanh nghiệp tin tưởng rằng những người của đất nước
họ sẽ điều hành tốt hơn.
– Thống nhất trong văn hóa tổ chức.
– Chuyển giao năng lực cốt lõi để tạo ra giá trị cho sản
phẩm.
5.4.1.1. Chính sách tập trung (chính sách
nhân sự vị chủng)
• Hạn chế:
– Hạn chế năng lực và cơ hội thăng tiến của nhân viên
sở tại; gây nên sự bất mãn, giảm năng suất, tăng tỉ lệ
nhảy việc, và bất bình đẳng thu nhập.
– Thiển cận về văn hóa
5.4.1.2. Chính sách phân tán (chính sách nhân
sự đa tâm)
• Sử dụng nhân viên sở tại để quản lý chi nhánh công ty
tại nước này, trong khi nhân viên ở quốc gia gốc vẫn
nắm giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt tại trụ sở chính của
công ty mẹ.
• Ví dụ: Công ty Unilever
• Ưu điểm:
– Am hiểu văn hóa.
– Ít tốn kém, giúp giảm chi phí của sự tạo dựng giá trị.
5.4.1.2. Chính sách phân tán (chính sách nhân
sự đa tâm)
• Hạn chế:
– Nhân viên sở tại ít có cơ hội tích lũy kinh nghiệm ở
nước ngoài và do đó, khó có thể thăng tiến hơn
những vị trí chủ chốt tại chi nhánh của họ. Điều này
có thể gây ra sự bất mãn.
– Cô lập với công ty mẹ, do khoảng cách giữa các lãnh
đạo của chi nhánh và của chính quốc, và do rào cản
ngôn ngữ, lòng trung thành, khác biệt văn hóa… Từ
đó, khó đạt được những mục tiêu chung của toàn
công ty.
– Đôi khi khó kiểm soát.
5.4.1.3. Chính sách toàn cầu (chính sách nhân
sự địa tâm)
• Tìm kiếm những người tốt nhất cho những vị trí chủ
chốt của mình, trong toàn bộ tổ chức, không phân biệt
quốc tịch.
• Ví dụ: Công ty Ấn có quản lý là người Mỹ và Anh
• Ưu điểm:
– Tận dụng tối đa nguồn nhân lực.
– Xây dựng một ban quản trị quốc tế có thể làm việc
thoải mái giữa các nền văn hóa khác nhau, giúp xây
dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh nhất, thống
nhất các mục tiêu chung, giảm đi sự thiển cận văn
hóa và tăng cường đáp ứng địa phương.
5.4.1.3. Chính sách toàn cầu (chính sách nhân
sự địa tâm)
• Hạn chế:
– Rất tốn kém (chi phí đào tạo và tái bố trí tăng lên khi
chuyển giao nhân sự từ nước này sang nước khác).
– Xây dựng mức lương thiếu hợp lý sẽ gây bất mãn.
– Ràng buộc bởi chính sách nhập cư.
– Rủi ro khác.
5.4.2. Quản lý chuyên gia nước ngoài
• Thất bại điều động: Các chuyên gia ra nước ngoài trở
về nhà trước thời hạn.
• Chi phí cho thất bại điều động là rất cao.
• Giải pháp đưa ra là cải tiến thủ tục lựa chọn để chọn
chuyên gia nước ngoài phù hợp và loại ra các ứng viên
không thích ứng.
• Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công khi làm
việc tại nước ngoài đó là: Sự tự định hướng của bản
thân, sự định hướng ra bên ngoài, khả năng nhận
thức, và tính uyển chuyển về văn hóa.
5.4.2. Quản lý chuyên gia nước ngoài
• Sự tự định hướng của bản thân nhấn mạnh vào sự tự
trọng, sự tự tin và tinh thần khoẻ mạnh.
• Định hướng ra bên ngoài là khả năng phát triển mối
quan hệ và sự sẵn sàng trong giao tiếp.
• Khả năng nhận thức là khả năng đồng cảm, trung lập
và không đánh giá khi diễn dịch hành vi của nhân viên
bản địa, linh động trong cách quản lý.
• Tính uyển chuyển văn hóa đề cập đến mối quan hệ
giữa quốc gia nơi nhận nhiệm vụ và khả năng thích nghi
của nhà quản trị nước ngoài tốt đến mức nào (khi môi
trường sống tại đó xa lạ và bất tiện).
5.4.3. Phát triển quản lý và đào tạo
• Đào tạo cho các chuyên gia nước ngoài nhấn mạnh
vào: Đào tạo về văn hóa, đào tạo về ngôn ngữ và đào tạo
các vấn đề thực tiễn.
• Việc hồi hương của các chuyên gia nước ngoài: Là
quá trình chuẩn bị cho nhà quản trị tái định cư sau khi
hoàn thành nhiệm vụ công tác tại nước ngoài quay về.
• Doanh nghiệp cần phải phát triển một chương trình tốt
dành cho những nhà quản trị hồi hương quay trở lại làm
việc, chuẩn bị cho họ về mặt tinh thần và môi trường
chuyên nghiệp, và để tận dụng kiến thức mà họ đã thu
thập được trong quá trình công tác nước ngoài.
5.4.3. Phát triển quản lý và đào tạo
• Đánh giá năng lực các chuyên gia nước ngoài nên để
cho các nhà quản lý tại nơi họ công tác đánh giá, sẽ
chính xác hơn là từ các nhà quản lý ở nơi khác.
• Do nhà quản lý tại nơi chuyên gia công tác sẽ nhận thấy
được các biến số mềm, các khía cạnh quan trọng trong
năng lực, và tất nhiên sự thiên vị văn hóa nên được giảm
đi.
• Sau đó, nhà quản lý tại trụ sở sẽ viết bản đánh giá năng
lực từ thông tin của nhà quản lý tại chỗ.
5.4.4. Thu nhập
• Có sự khác biệt giữa các quốc gia về bối cảnh kinh tế và
nguyên tắc trả thu nhập.
• Vấn đề trả lương cho các chuyên gia nước ngoài:
Phương pháp thông thường nhất để trả lương cho nhà
quản trị nước ngoài là phương pháp cân đối theo ngang
giá sức mua.
– Phương pháp này bình đẳng hóa năng lực sức mua của
các quốc gia, vì thế nhân viên có thể tham gia cùng một
mức sống tại nơi làm việc của họ cũng như nhu cầu của
họ tại quê nhà. Hơn nữa, phương pháp này đưa ra khuyến
khích tài chính để bù lại sự khác biệt về chất lượng sống
giữa những nơi được xét đến.

You might also like