You are on page 1of 7

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ


1.1. Tổng quan về kinh tế quốc tế
1.1.1. Khái niệm kinh tế quốc tế
Như chúng ta đã biết, thế giới gồm nhiều quốc gia riêng lẻ. Mỗi quốc gia đều có những mặt
mạnh và hạn chế riêng trong quá trình phát triển. Vì vậy, xu hướng chung của thế giới là các
quốc gia mở cửa để hội nhập với nhau, tức là tăng cường mối quan hệ kinh tế gắn bó, ràng buộc
lẫn nhau giữa các quốc gia thông qua hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế nhằm phát huy
những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Sự
kết nối và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế đã hình thành khái niệm kinh tế quốc tế:
Kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa hai hoặc nhiều nước, là tổng thể quan hệ
kinh tế của cộng đồng quốc tế.
Như vậy, kinh tế quốc tế thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc
gia trong quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ và di chuyển các nguồn lực sản xuất, sự chuyển đổi
tiền tệ và thanh khoản giữa các quốc gia để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người.
1.1.2. Vai trò của kinh tế quốc tế
- Nhờ có hoạt động kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế có thể thỏa mãn nhu
cầu và lợi ích của họ về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư, về công nghệ tiên tiến
( Thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế về trao đổi sản phẩm,
vốn dầu tư, công nghệ tiên tiến)
- Giúp cho các quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã
hội, hội nhập vào thị trường toàn cầu
-Có vai trò giảm lạm phát một cách hiệu quả.
-Thúc đẩy nền kinh tế tư nhân phát triển, sự xuất hiện của nhiều thương nhân đã tạo ra một môi
trường kinh doanh cạnh tranh, sôi nổi.
-Tạo nguồn thu vào ngân sách nhà nước, cùng với đó là tạo ra tiềm năng về tăng nguồn vốn, nội
lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân
– Do nước ta đang phát triển mạnh và khá nhanh do các doanh nghiệp hoặc cơ sở khác sản xuất
để kinh doanh mà không phụ thuộc vào sự sở hữu từ nhà nước. Từ đó đóng góp cho việc phát
triển kinh tế do Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi tư nhân phát triển.
- Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thân thiện, an toàn để doanh nghiệp tư nhân phát triển
thuận lợi, thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng.
-Mở rộng kinh doanh quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế khoa học, và các chuyển giao công
nghệ, giúp cho các nước có nên kinh tế kém phát triển có cơ hội cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bên cạnh những mặt tích cực của hoạt động kinh tế quốc tế, hãy
cho biết những bất lợi có thể xảy ra và cần phải lưu ý khi tham gia vào hoạt động kinh tế
quốc tế.
+ Nhiều khi có thể gây ra sự căng thẳng trong sử dụng nguồn nhân lực để cạnh tranh với hàng
nhập khẩu
+ Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập giữa các ngành nghề kinh tế do đó dẫn đến sự xung đột
trong ngành kinh tế đó
+ Giữa các thành viên khi tham gia hội nhập có sức ép cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp lâm
vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản
+ Rủi ro tài chính: thị trường có thể không ổn định, tỷ giá hối đoái biến động, gây ra rủi ro tài
chính cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư
+ Cạnh tranh gay gắt: Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp và sản phẩm quốc tế có thể làm suy yếu
doanh số và lợi nhuận của các doanh nghiệp địa phương.
+ Thay đổi chính sách: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, thương mại và thuế có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận.
+ Vấn đề về văn hóa và ngôn ngữ: Gặp khó khăn trong giao tiếp và hiểu biết về văn hóa và ngôn
ngữ có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh.
+ Rủi ro hệ thống: Sự sụp đổ của một quốc gia hoặc thị trường có thể gây ra các tác động lan
rộng đến các quốc gia khác.
+Mất kiểm soát rủi ro: Sự không chắc chắn về biến động kinh tế và chính trị có thể làm cho các
doanh nghiệp mất kiểm soát về rủi ro
1.1.3. Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế
Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế
• Gồm 3 chủ thể:
* Thứ nhất, các nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ độc lập trên thế giới:
- Quan hệ giữa các chủ thể: Thông qua việc ký kết các hiệp định kinh tế, văn hóa và KH-CN giữa
2 quốc gia hay từng nhóm quốc gia.
- Theo trình độ phát triển kinh tế, các quốc gia trên thế giới được chia thành 3 loại:
+ Các nước phát triển
+ Các nước đang phát triển
+ Các nước chậm phát triển
* Thứ hai, các chủ thể ở cấp độ thấp hơn bình diện quốc gia:
- Các chủ thể này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thấp hơn cấp quốc gia.
- Đó là những công ty, xí nghiẹp, tập đoàn,đơn vị kinh doanh.
- Quan hệ giữa các chủ thể: thông qua việc ký kết các hợp đồng thương mại, điện tử trong khuôn
khổ của những hiệp định được ký kết giữa các quốc gia.
* Thứ ba, các chủ thể kinh tế ở cấp độ quốc tế:
- Các chủ thể này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cao hơn cấp quốc gia.
- Đó là các tổ chức quốc tế hoạt động với tư cách là những thực thể độc lập, có địa vị pháp lý
rộng hơn địa vị pháp lý của chủ thể như WB( Ngân hàng thế giới), IMF( Quỹ tiền tệ quốc tế),
EU( Liên minh Châu Âu), ASEAN( Hiệp hội các nước Đông Nam Á)...
=> Ngoài ra , còn một loại chủ thể kinh tế quan trọng( các công ty xuyên quốc gia) đang chiếm
một tỷ trọng lớn trong các hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, chuyển giao công
nghệ.
* Bộ phận thứ hai là các quan hệ kinh tế quốc tế: là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế quốc gia, là
kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế quốc tế:
- Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các VC và TC diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, khoa học công
nghệ có liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất.
- Quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức
kinh tế quốc tế.
- Căn cứ vào đối tượng vận động, các quan hệ kinh tế quốc tế được chia thành cá hoạt động sau:
+ Thương mại quốc tế
+ Đầu tư quốc tế
+ Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ
+ Các dịch vụ quốc tế nằm thu ngoại tệ
- Trong các quan hệ kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế ra đời sớm nhất và ngày nay vẫn giữ
vị trí trung tâm.
=> Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế rất phong phú, phức tạp và tiếp tục phát triển theo
sự phát triển của KH-CN và nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.
BÀI TẬP VẬN DỤNG: Hãy cho biết Công ty đa quốc gia và Công ty xuyên quốc gia có
phải là một khái niệm, một chủ thể hay không?
Trả lời :
Công ty đa quốc gia và Công ty xuyên quốc gia có là một chủ thể, khái niệm. Trong đó:
Công ty xuyên quốc gia (TNCs): là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, có cơ cấu tổ
chức gồm công ty mẹ và hệ thống công ty chi nhánh ở nước ngoài, theo nguyên tắc công ty mẹ
sẽ kiểm soát tài sản của các công ty chi nhánh thông qua góp vốn cổ phần. Điều kiện để được
kiếm soát tài sản là số vốn cổ phần 10% hay hơn, ở một số nước thì 10% là mức tối ưu được sử
dụng, tuy nhiên như ở Vương quốc Anh chẳng hạn thì mức hơn 20% được áp dụng cho đến năm
1997. Công ty chi nhánh là một công ty hoặc phi công ty trong đó nhà đẩu tư là người thuộc nền
kinh tế khác, sở hữu một số vốn cổ phần cho phép trong sự quản lý của doanh nghiệp đó. Số
lượng cổ phần cho phép ở một công ty hoặc phi công ty là 10% cổ phần
Hay nói cách khác: Công ty xuyên quốc gia (TNCs) là công ty có sự quốc tế hóa hoạt động kinh
doanh nhưng chủ đầu tư thường thuộc một quốc tịch.
2) Khái niệm về công ty đa quốc gia (MNCs):
Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (từ các chữ Multinational corporation) hoặc MNE
(từ các chữ Multinational enterprises), là công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai
quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công
ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các
quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một
số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là
xí nghiệp liên hợp toàn cầu.
Hay: Công ti đa quốc gia (MNCs) là công ti cỏ sự quốc tế hóa nguồn vốn, tức là có chủ đầu tư
thuộc các quốc tịch khác nhau
Phân biệt công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia
Đặc điểm chung:
- Hoạt động kinh doanh ở nhiều nước
- Quy mô lớn
- Tỷ trọng doanh thu nước ngoài cao (>25%)
MƯỜI CÔNG TY LỚN NHẤT THẾ GIỚI

( Nguồn: tạp chí Forturne, global 500)

Hai ảnh này cho lên slide nhee


MNCs TNCs

Phạm vi hoạt Thường có một trụ sở chính tại Các hoạt động của công ty xuyên
động quốc gia gốc và hoạt động ở nhiều quốc gia không bị giới hạn bởi
quốc gia khác thông qua các chi quốc gia cụ thể và có thể được tổ
nhánh, công ty con hoặc liên doanh chức và triển khai linh hoạt trên
các quốc gia khác nhau.

Cơ cấu tổ chức Gồm công ty mẹ và các công ty Công ty mẹ đặt tại nước khác
con nằm ở các nước khác trong đó
công ty mẹ được đặt tại nước sở tại

Quản lý và Các quyết định chiến lược và quản Quyết định và quản lý được phân
quyết định lý được đưa ra tại trụ sở chính và phối và đưa ra tại cấp độ địa
sau đó được triển khai tại các chi phương, với sự tương tác và tự chủ
nhánh và công ty con. cao giữa các đơn vị khác nhau trên
toàn cầu.

Tính linh hoạt Tiếp cận tương đối tập trung hơn Thường có tính linh hoạt cao hơn
và áp dụng một mô hình quản lý trong việc thích ứng với các điều
toàn cầu đồng nhất hơn trên các thị kiện địa phương và sự khác biệt
trường khác nhau. văn hóa, pháp luật và kinh doanh.

Hình thức tài Do các quốc gia tự túc và toàn Có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với
sản quyền nhau

Tuy nhiên nhìn nhân dưới giác độ tổ chức sản xuất, công ty đa quốc gia (MNC - multinational
corporation) được định nghĩa là chủ thể của quá trình sản xuất mang tính quốc tế, khi quá trình
này có thể diễn ra ở một nước, nhưng lại do một công ty có trụ sở ở nước khác kiểm soát. Theo
cách hiểu đó, công ty đa quốc gia được hợp nhất với khái niệm công ty xuyên quốc gia (TNC -
transnational corporation). Chính vì thế mà người ta thường gộp 2 khái niệm về công ty đa quốc
gia và công ty xuyên quốc gia là một.

You might also like