You are on page 1of 8

Câu 2. Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy.

Hệ quả của tích luỹ


tư bản
Tư bản là quan hệ sản xuất xã hội được tái sản xuất không ngừng trong chủ nghĩa tư bản. Dựa
vào quy mô, có thể chia tái sản xuất thành 2 loại:
- Tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa là lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ,
tức là toàn bộ GTTD được nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân. Nghiên cứu cho thấy giá trị
thặng dư là yếu tố quyết định đối với sự duy trì, bảo tồn tư bản
- Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là lặp lại quá trình sản xuất với quy mô ngày càng
mở rộng. Để thực hiện, cần phải biến một bộ phận GTTD thành tư bản phụ thêm
Nhân tố ảnh hưởng
Quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư thu được và tỷ lệ phân chia
giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản
- Trình độ khai thác sức lao động
Các nhà tư bản cắt xén tiền công, ko tăng thêm công nhân mà bắt số công nhận hiện có làm
việc với số giờ tăng lên, cường độ lao động cao, sử dụng triệt để máy móc và chỉ tăng thêm
nguyên liệu tương ứng
- Năng suất lao động
Năng suất lao động tăng -> giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu sử dụng giảm. Sự giảm mang
đến 2 hệ luỵ
+ Phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần dành cho tiêu dùng trong khi sự tiêu dùng của
nhà tư bản ko hề giảm mà vẫn bằng hoặc hơn
+ Một bộ phận khối lượng GTTD có thể chuyển hoá thành khối lượng tư liệu sản xuất và sức
lao động phụ thêm nhiều hơn trước
- Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
+ Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị của tư liệu lao động mà quy mô hiện vật của nó hoạt
động trong quá trình sx
+ Tư bản tiêu dùng là giá trị của những tư liệu lao động được chuyển hoá vào trong sản phẩm
theo từng chu kỳ dưới dạng khấu hao
+ Do đó, có sự chênh lệch và sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất
- Quy mô của tư bản ứng trước
+ Khối lượng GTTD được quyết định bởi khối lượng tư bản khả biến. Do đó, khi quy mô của
tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản ứng trước càng lớn thì GTTD bóc lột đc càng lớn,
quy mô của tích luỹ tư bản cũng tăng
Hệ quả
- Cấu tạo hữu cơ (kí hiệu c/v) của tư bản tăng lên
Cấu tạo hữu cơ là cấu cấu tạo giá trị của tư bản hiểu hiện qua giá trị kỹ thuật của tư bản và
phản ánh sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỉ lệ giữa số lượng tư liệu lao động và số lượng sức lao động sử
dụng những tư liệu đó
- Tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng
Tích tự tư bản là
Sự phát triển của tích tụ tư bản dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp nhỏ liên kết lại với nhau thành
một doanh nghiệp tư bản cá biệt lớn
Trong quá trình tích luỹ, tích tụ và tập trung tư bản thúc đẩy quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ
thành sản xuất lớn
- Sự bần cùng hoá giai cấp công nhân làm thuê
Trong chủ nghĩa tư bản, thu nhập mà giai cấp tư sản có được lớn hơn gấp nhiều lần thu nhập của
giai cấp công nhân lao động dưới dạng tiền công. Điều này dẫn đến sự bần cùng hoá
+ Bần cùng hoá tương đối
+ Bần cùng hoá tuyệt đối
Câu 3. Trình bày nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc
quyền trong chủ nghĩa tư bản? Những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền trong chủ
nghĩa tư bản ngày nay.
Độc quyền là sự liên kết giữa các nhà tư bản với nhau nhằm nắm trong tay quyền sản xuất và
tiêu thụ một số loại hàng hoá nhất định, có khả năng định ra giá cả độc quyền nhằm thu lại lợi
nhuận cao
Nguyên nhân hình thành
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất và kinh doanh
Từ cuối TK XIX, nhiều thành tựu khoa học đã ra đời như động cơ điezen, máy phát điện,
cùng sự ra đời và phát triển của các phương tiện vận chuyển như máy bay, xe hơi, tàu thuỷ
Cùng với đó, các quy luật kinh tế thị trường như quy luật giá trị thặng dư,… cũng phát triển
mạnh mẽ, đòi hỏi nền kinh tế phải phát triển theo hướng tập trung sx quy mô lớn
- Sự cạnh tranh gay gắt đã làm phá sản nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp
lớn dù tồn tại nhưng suy yếu, dẫn đến sự hợp nhất các doanh nghiệp
- Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 đã làm phá sản nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thức đẩy tập trung sản xuất và tích tụ tư bản
- Sự ra đời của tín dụng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất và tích tụ tư bản,
đánh dấu sự ra đời của các công ty cổ phần
Những đặc điểm kinh tế của độc quyền
- Tập trung sản xuất và tổ chức độc quyền
+ Cartel -> kí hiệp định, thoả hiệp về giá cả, thị trường, loại hàng hoá
+ Syndicate -> vẫn có quyền tự do về sản xuất nhưng mất quyền tự do về lưu thông hàng hoá
(hàng hoá sẽ do ban quản trị của Syndicate định giá và lưu thông)
+ Trust -> mất cả quyền sản xuất và lưu thông hàng hoá, ban quản trị sẽ nắm quyền và phân phát
lợi nhuận dựa theo cổ phần
+ Consortium -> tham gia ko chỉ có các tư bản lớn mà còn các Cartel, Syndicate, Trust thuộc các
ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có chung đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật
- Tư bản tài chính và bọn tài phiệt
Sự phát triển của ngành ngân hàng dẫn đến sự ra đời của các công ty độc quyền trong lĩnh vực
tài chính. Tư bản tài chính là sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng và công nghiệp.
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến xuất hiện một nhóm nhỏ những nhà tư bản kếch xù
(hay còn gọi là trùm tài chính), nắm trong tay quyền điều khiển nền kinh tế, chính trị, xã hội
- Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản là đầu tư tư bản ra nước ngoài nhằm bóc lột giá trị thặng dư và thu về những
lợi nhuận khác từ các nước nhập khẩu tư bản. Có 2 hình thức
+ Xuất khẩu trực tiếp -> đưa doanh nghiệp ra nước ngoài hoặc thu mua lại các cty nhỏ và biến
chúng thành chi nhánh của cty mẹ ở đế quốc
+ Xuất khẩu gián tiếp -> qua việc cho vay vốn thu lợi tức, thu mua cổ phiếu, trái phiếu và các
chính sách kinh tế khác để thu lợi nhuận nhưng ko trực tiếp tham gia quản lý đầu từ
- Sự phân chia thế giới về kinh tế
Sự phát triển về tập trung sản xuất và tích tụ tư bản cùng với việc xuất khẩu tư bản phát triển dẫn
đến sự phân chia thế giới về kinh tế
Sự canh tranh gay gắt giữa các công ty độc quyền hùng hậu tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp,
kí các hiệp định nhằm củng cố địa vị độc quyền ở những ngành hay trị trường nhất định
Bên cạnh đó, xu hướng khu vực hoá kinh tế trở nên phổ biến: EU với 27 nước thành viên,
NAFTA với 3 nước Mĩ, Mexico và Canada
- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ
Sự phân chia về kinh tế tất yếu dẫn tới phân chia về lãnh thổ
Các cường quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa vì đây là thị trường tiêu thụ tốt, đảm bào nguồn
nguyên vật liệu và là nơi phù hợp để phục vụ các nhu cầu kinh tế, ctri, quân sự
Sự phân chia lãnh thổ không đều dẫn đến nhu cầu muốn phân chia lại lãnh thổ, là nguyên
nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh TG
Những biểu hiện mới
- Tập trung sản xuất và tổ chức độc quyền có biểu hiện mới đó là sự ra đời của các tổ chức
độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự xuất hiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là do
+ Việc ứng dụng các tiến bộ KHKT và công nghệ dẫn đến quá trình chuyên môn hoá, tiêu chuẩn
hoá sản xuất sâu, hình thành hệ thống gia công
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có các thế mạnh như: nhạy bén với sự thay đổi trong sản xuất,
linh động với sự biến động của thị trường, mạnh dạn đầu tư
- Tư bản tài chính và tài phiệt có vai trò quan trọng trong kinh tế và chính trị không chỉ
trong khuôn khổ quốc gia mà còn trên thế giới
Các trùm tài chính tăng cường phạm vị ảnh hưởng và lợi dụng quyền lực nhà nước. Trong chính
phủ, các trùm tài chính ngày càng có nhiều người đại diện, việc tự mình tham gia vào các vị trí
quan trọng cũng trở nên phổ biến
Để thích ứng với quốc tế hoá, các tập đoàn tư bản tài chính lớn đã thành lập các ngân hàng đa
quốc gia, xuyên quốc gia WB Ngân hàng thế giới, và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm giúp các
công ty độc quyền thâm nhập vào các nước khác
- Xuất nhập khẩu tư bản của các nước phát triển ngày càng tăng trưởng
Xuất khẩu tư bản của các nước phát triển có chiều hướng tăng rõ rệt nhưng đồng thời cũng xuất
hiện nhiều xu thế mới. Trước đây, xuất khẩu tư bản chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang
các nước kém phát triển. Hiện nay, sau CTTTGT2, đại bộ phận tư bản chủ yếu chảy qua chảy lại
giữa các nước tư bản với nhau
- Xu hướng quốc tế hoá, kinh tế hoá ngày càng phổ biến bên cạnh khu vực hoá
Ngày càng nhiều các tổ chức kinh tế khu vực như ASEAN, APEC. Bên cạnh đó, việc tham gia
vào các tổ chức kinh tế quốc tế cũng ngày càng phổ biến, chẳng hạn như CU
- Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức mới
Chủ nghĩa thực dân cũ đã biến mất và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, song các cường quốc
vẫn duy trì tầm ảnh hưởng của mình với các nước kém phát triển thông qua các vấn đề về vốn,
công nghệ, dẫn đến sự lệ thuộc của các nước đó vào các cường quốc
Sự xuất hiện của các cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh thương mại ngày càng nhiều, xung
đột sắc tộc, tôn giáo. Ẩn sau đó là sự tiếp tay của các đế quốc

Câu 4. Trình bày những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam? Phân tích những nhiệm vụ chủ yếu đề hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" 
KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế vận động theo quy luật khách quan của thị trường, nhằm
xác lập một xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” dưới sự điều tiết của
Nhà nước
Đặc trưng
- Về mục tiêu
Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu xã
hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
- Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người
Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý
- Nội dung kinh tế: sở hữu là tiền đề, là cơ sở của sản xuất.
- Về quan hệ quản lý Nhà nước
Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý nhà nước pháp quyền xhcn của dân, do dân, vì
dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS, sự giám sát của nhân dân với mục đích dùng KTTT để xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật XHCN
Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xhcn bằng pháp luật, các quy định, kế
hoạch, quy hoạch, các chế tài liên quan, tôn trọng quy luật kinh tế thị trường
- Về quan hệ phân phối
Đảm bảo việc sản xuất, tiếp cận các cơ hội, điều kiện của mọi người dân là như nhau, hướng tới
xây dựng xã hội mọi người đều giàu có. Đồng thời phân phối kết quả làm ra dựa trên hiệu quả
kinh tế, thành quả lao động, mức góp vốn và các điều kiện khác
Nền KTTT nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, do đó có sự đa dạng hoá về hình thức sở
hữu, dẫn đến sự đang dạng các hình thức phân phối khác nhau
- Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội
Việc tăng trưởng phải luôn gắn liền với công bằng xã hội; các chính sách kinh tế phải nhằm phát
triển xã hội và các chính sách xã hội phải nhằ làm động lực thúc đẩy nền kinh tế; coi việc đầu tư
cho xã hội (văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao) là đầu tư cho sự phát triển bền vững
Những nhiệm vụ chủ yếu
-
Câu 5. Phân tích nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam? 
Nội dung cơ bản
- Một là, tạo lập những điều kiện để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền
sản xuất – xã hội tiến bộ
- Hai là, thực hiện những nhiệm vụ để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền
sản xuất – xã hội tiến bộ
+ NV1: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất, kinh doanh, đời
sống
Khoa học kĩ thuật là yếu tố then chốt trong việc chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất – xã hội tiến bộ, giúp tăng hiệu quả quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp
phần bảo vệ an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền
kinh tế
Tuy nhiên việc phát triển KHKT phải đi đôi với việc phát triển tri thức. Nếu như muốn phát triển
bền vững thì không thể tách rời khỏi con đường phát triển tri thức
+ NV2: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
Cơ cấu kinh tế là tỉ lệ giữa các ngành, vùng, các thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế hiện đại là coi trọng cơ cấu ngành kinh tế (nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ) vì
đây là kết quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách
hiệu quả là tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp xuống.
Tuy nhiên việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế cũng không thể tách rời việc thúc đẩy phát triển
các ngành khác như năng lượng, bưu chính viễn thông, điện tử,…
+ NV3: Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất
Mục tiêu của CNH, HĐH ở nước ta là nhằm xây dựng CNXH, vì vậy cần củng cố và hoàn thiện
quan hệ sản xuất. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ nhằm hoàn thiện quản hệ sở hữu, quan hệ
pháp lý, quan hệ phân phối, giải phóng sức sáng tạo của toàn dân
Câu 6. Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Quan điểm
- Một là, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn lực
Quá trình CNH, HĐH của các nước hiện nay đều không tránh khỏi sự tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa là thách thức, vừa là
cơ hội cho các nước đang phát triển nếu như ta biết tận dụng nó. Vì vậy cần chủ động chuẩn bị
các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn lực để thích ứng được với tác động của cách mạng
công nghiệp và coi đây là điểm xuất phát
- Hai là, các biện pháp thích ứng phải được thực hiện đồng bộ, phát huy sức sáng tạo của
toàn dân
Muốn thành công thì các biện pháp không thể thực hiện rời rạc mà phải thực hiện đồng bộ giữa
các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, có sự phối hợp giữa tất cả các chủ thể trong nền
kinh tế-xã hội.
Giải pháp
- Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế trên nền tảng sáng tạo
+ Cải thiện khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo
+ Đề cao tính sáng tạo trong doanh nghiệp, có các chế độ thưởng cho sáng kiến
+ Thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo
+ Phát huy vai trò của đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu chất lượng cao, đồng thời kết nối
với mạng lưới tri thức toàn cầu
- Ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh
Cần huy động nguồn vốn trong nước, quốc tế và cả nhân dân phục vụ cho việc nghiên cứu, triển
khai, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để ứng phó với tác động tiêu cực của cuộc cách mạng
công nghệ 4.0
+ Xây dựng và phát triển hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thông
+ Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ
+ Phát huy lợi thế của ngành dịch vụ, du lịch
+ Phát triển ngành công nghiệp
+ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
+ Đẩy mạnh hội nhập quốc tế

You might also like