You are on page 1of 6

CHƯƠNG 4

CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

A/ MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG

Chương 4 cung cấp hệ thống tri thức về mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền
và lý luận về độc quyền và độc quyền nhà nước trên cơ sở hững luận điểm lý luận của
V.I. Lênin sau khi sinh viên đã được trang bị hệ thống tri thức lý luận cốt lõi của C.Mác
trong các chương trước. Thông qua đó, sinh viên có thể hiểu được bối cảnh nền kinh tế
thé giới đang có những đặc trưng mới và hình thành được tư duy thích ứng với bối cảnh
thế giới luôn có nhiều thách thức.

B/ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG


4. 1 Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Một số khái niệm
Cạnh tranh là sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng hóa tư nhân
nhằm giành giật lấy điều kiện sản xuất và tiêu thụ hoàng hóa thuận lợi nhất để thu lợi
nhuận tối đa.
Có 2 loại cạnh tranh là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
Trong nền kinh tế thị trường dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư đã thúc đấy
quá trình tích tụ và tập trung tư bản. Khi tập trung tư bản phát triển đến một mức độ nhất
định đã dẫn đến độc quyền
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, năm trong tay phần lớn việc
sản xuất và tiêu thụ một loại hang hóa, định ra giá cả độc quyền và thu lợi nhuận độc
quyền cao.
Như vậy độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do nhưng độc quyền không thủ tiêu
được cạnh tranh tự do mà trái lại còn làm cho cạnh tranh gay gắt hơn
Hay có thể nói trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và độc quyền tồn tại xen kẽ
lẫn nhau
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyênd
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các tổ chức độc quyền
- Cạnh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
4.2 Độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường
4.2.1 Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường
4.2.1.1 Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền
Nguyên nhân hình thành độc quyền
▪ Sự phát triển của LLSX
▪ Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và sự áp dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học,
kỹ thuật mới trong 30 năm cuối thế kỷ XIX
▪ Tác động của các quy luật kinh tế thị trường TBCN làm biến đổi cơ cấu kinh tế xã
hội
▪ Quy luật cạnh tranh
▪ Khủng hoảng kinh tế năm 1873
▪ Sự phát triển hệ thống tín dụng
Lợi nhuận độc quyền
Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân, di sự thống trị
của các tổ chức độc quyên

Giá cả độc quyền


Là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hóa
Giá cả độc quyền cao khi bá và giá cả độc quyền thấp khi mua
Giá cả độc quyền là một hình thức biểu hiện của giá trị hang hóa trong giai đọn độc
quyền
Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế
- Những tác động tích cực
+ Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động
khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật
+ Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản
thân các tổ chức độc quyền
+ Độc quyền tao được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo
hướng sản xuất lớn, hiện đại
- Những tác động tiêu cực
+ Độc quyền làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dung và xã
hội
+ Độc quyền có thể kìm hàm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế-
xã hội
+ Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế- xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo
4.2.1.2 Những đặc điểm của độc quyền trong CNTB
Một là: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
• Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản, nắm trong tay phần lớn
việc sản xuất một loại hàng hóa nào đó, định giá cả độc quyền và thu lợi nhuận
độc quyền cao.
• Các tổ chức độc quyền phát triển từ thấp đến cao dưới các hình thức
⮚ Cartel
⮚ Cyndicast
⮚ Trust
⮚ Consortium
Cartel là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các doanh nghiệp
thành viên để thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ
hạn thanh toán… còn việc sản xuất và kinh doanh vẫn do bản thân mỗi thành viên thực
hiện
Cyndycast là hình thức tổ chức độc quyền, trong đó có một ban quản trị chung đảm
nhiệm việc mua bán, còn sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên. Mục đich
của Cyndycast là thống nhất đầu mối mua và bán hàng hóa
Trust là một hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, các thành viên mất tính độc lập cả lưu
thông lẫn sản xuất, họ là những cổ đông hưởng lợi tức cổ phần. Điều hành sản xuất, mua
bán là do một ban quản trị đảm nhận.
Consortium: Là sự liên kết giữa các nhà tư bản ở các ngành khác nhau nhưng có liên
quan đến nhau về kinh tế và kỹ thuật (liên kết dọc). Điều hàng sản xuất kinh doanh do
một nhà tư bản tài chính khống chế.
Conglomerat: Là sự kết hợp của hang chục các hang vừa và nhỏ không có sự liên quan
trực tiếp hoặc dịch vụ cho sản xuất. Mục đích chủ yếu của tổ chức này là thu lợi nhuận từ
kinh doanh chứng khoán
Ở các nước tư bản phát triển hiện nay bên cạnh các tổ chức độc quyền lớn lại ngày càng
xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Nguyên nhân là do
+ Việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật cho phép tiêu chuẩn hóa và chuyên môn
hóa sản xuất sâu, dẫn đến hình thành hệ thống gia công
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh của nó đó là; nhạy cảm đối với
những thay đổi trong sản xuất, linh hoạt ứng phó với sự biến động của thị trường, mạnh
dạn đầu tư vào những ngành mới….
Hai là: Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế
• Quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong công nghiệp đã thúc đẩy quá trình tích
tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng.
• Cạnh tranh là phá sản các ngân hàng nhỏ, chỉ còn lại một số ít ngân hàng lớn
thống trị.
⮚ Vai trò của ngân hàng thay đổi
● Không chỉ đơn thuần là một trung gian trong việc thanh toán và tín dụng.
● Do nắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng có quyền lực vạn
năng, chi phối các hoạt động kinh tế - xã hội.
● Quan hệ giữa tư bản độc quyền với tư bản ngân hàng đã có sự thay đổi. Hai bên
đều quan tâm đến hoạt động của nhau, tìm cách thâm nhập vào nhau.
● Hình thành nên một loại tư bản mới: Tư bản tài chính
⮚ Tư bản tài chính là thâm nhập, dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền
trong ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.
Sự phát triển của tư bản tài chính đã dẫn đến hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi
phối toàn bộ đời sống kinh tế- chính trị của xã hội tư bản. Đó là hệ thống tài phiệt chi
phối sâu sắc nền kinh tế
Ba là: Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
• Xuất khẩu tư bản là mang tư bản ra nước ngoài để chiếm đoạt giá trị thặng dư và
các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
• Ở các nước tư bản phát triển. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất
lao động tăng, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung tư bản, đã dẫn đến hiện tượng
“thừa tương đối” tư bản, cần tìm nơi đầu tư có tỉ suất lợi nhuận cao. Trong khi đó
ở các nước kém phát triển lại rất thiếu tư bản, khoa học- kỹ thuât lạc hậu, nguồn
nhân lực và nguồn nguyên liệu rẻ. Các nước phát triển xuất khẩu tư bản “thừa”
sang các nước kém phát triển
Bốn là: Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền
Năm là: Sự phân chia thế giới về địa lý giữa các cường quốc tư bản
4.2.2 Lý luận của Lênin về độc quyền Nhà nước trong CNTB
4.2.2.1 Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền Nhà nước trong CNTB
• Sự phát triển của LLSX dẫn đến tích tụ và tập trung tư bản, tập trung sản xuất, quy
mô sản xuất ngày một lớn, cơ chế thị trường không thể tự điều tiết, do đó cần phải
có một trung tâm điều khiển nền kinh tế đang ngày càng được xã hội hóa
• Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới
có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng các tổ chức độc quyền tư nhân lại
không thể hoặc không muốn kinh doanh vì vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít
lợi nhuận. Ví dụ giao thông vận tải, y tế, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo
• Mâu thuẫn cơ bản của CNTB
• Sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền.
• Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế
4.2.2.2 Bản chất của độc quyền Nhà nước trong CNTB
• CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư
nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chể thống nhất
nhằm mục đích phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho
CNTB.
• Nhà nước tư sản biểu hiện như một chủ sở hữu tư bản, một nhà tư bản xã hội,
đồng thời lại là người quản lý xã hội bằng pháp luật tư sản với bộ máy bạo lực to
lớn.
4.2.2.3 Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền Nhà nước trong CNTB
• Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước.
• Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước.
• Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.
4.2.2.4 Vai trò lịch sử của CNTB
▪ Chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa; chuyển SX nhỏ
thành SX lớn.
▪ Phát triển LL SX.
▪ Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
▪ Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động.
▪ Thiết lập nền dân chủ tư sản – xây dựng trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể
cá nhân.

You might also like