You are on page 1of 3

1. Nguyên nhân ra đời độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là do đâu?

- Trình độ xã hội hóa nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi nền kinh tế phải được điều
tiết từ một trung tâm. Mâu thuẫn cơ bản của chủ ngĩa tư bản gay gắt đến mức đòi hỏi
phải có điều chỉnh trong quan hệ sản xuất. sự can thiệp của nhà nước tư sản vào nền
kinh tế là một tất yếu.
- Sự phát triển của phân công lao động đã làm xuất hiện những ngành mà tư nhân
không thể hoặc không muốn đầu tư (do vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, tỉ
suất lợi nhuận thấp, độ rủi ro quá cao) nhưng đây lại là những ngành có vị trí quan
trọng đối với nền kinh tế. Vì vậy, nhà nước đã tham gia vào nền kinh tế như một nhà
đầu tư.
- Sự thống trị của độc quyền cùng với hậu quả của hai cuộc thế chiến đã làm sâu sắc
them mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã
buộc nhà nước tư sản phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó.
- Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ vào nửa sau của thế kỉ
20 cũng thúc đẩy nhà nước tư sản tham gia vào điều tiết các quan hệ chính trị và
kinh tế quốc tế.

2. Nêu bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản?
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó
chặt chẽ với nhau: Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tang vai trò can thiệp của
nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà
nước trong một cơ chế thống nhất và làm cho bộ máy nhà nước ngày càng phụ thuộc vào
các tổ chức độc quyền.
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hình thành nhằm phục vụ lợi ích của các tổ
chức độc quyền tư nhân và tiếp tục duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản.
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là hình thức vận động mới của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa tạo nên sự phù hợp nhất định với trình độ phát triển cao của lực
lượng sản xuất, làm cho chủ nghĩa tư bản vẫn thích nghi với điều kiện lịch sử mới và do
đó vẫn tiếp tục phát triển.

3. Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là gì?
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản
Các tổ chức độc quyền xâm nhập vào bộ máy nhà nước tư sản nhằm tác động vào
các chính sách của nhà nước có lợi cho các tổ chức độc quyền. Ngược lại nhà nước
thông qua việc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp cũng sẽ đưa người vào các vị trí
lãnh đạo các tổ chức độc quyền nhằm hỗ trợ, kiểm tra, giám sát các tổ chức độc
quyền.
b. Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước
Sở hữu nhà nước hình thành thông qua các hình thức như: xây dựng doanh nghiệp
nhà nước bằng vốn ngân sách, quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân bằng cách
mua lại, nhà nước đầu tư cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước thường
đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế mà tư nhân không thể hoặc
không muốn đầu tư. Nhà nước cũng có thể dùng ngân sách đầu tư nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp thoát khỏi phá sản trong các cuộc khủng hoảng kinh tế nhằm hỗ trợ
nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng.

c. Sư điều tiết của nhà nước tư sản


Sự điều tiết của nhà nước được thực hiện thông qua một hệ thống luật pháp, các
chính sách kinh tế, các công cụ kinh tế và hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu
của điều tiết là nhằm duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường
cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua các giai đoạn
suy thoái, thúc đẩy tạo việc làm,...

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?
a. Ý nghĩa lý luận
Hiểu được chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự điều chỉnh về quan hệ sản
xuất cảu chủ nghĩa tư bản trong điều kiện những mâu thuẫn ngày càng trở nên gay
gắt. Về mặt bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản,
vẫn chịu chi phối của qui luật giá trị thặng dư.
Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là một tất yếu, cho phép hạn
chế bớt tính tự phát của thị trường, giảm bớt những tổn thất do nền kinh tế thị trường
tự do gây ra, tạo môi trường phát triển thuận lợi hơn cho chủ nghĩa tư bản.
Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước dược điều tiết bởi các yếu
tố: cơ chế thị trường – tức sự điều tiết của các qui luạt của thị trường, các tổ chức
độc quyền và nhà nước tư sản. Trong đó nhà nước không thay thế thị trường mà giữ
vai trò hỗ trợ cho sự vận hành của thị trường.

b. Ý nghĩa thực tiễn


Việt Nam lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Việt Nam phải kiên định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và vai trò lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam để đảm bảo mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa.
Song song đó phải tôn trọng điều tiết của cơ chế thị trường.

5. Các hình thức độc quyền cơ bản gồm những gì?


Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa, các liên minh độc quyền hình thành theo liên
kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng
về sau theo mổi liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết
dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là cácten,
xanhđica, tơnrớt, côngxoỏcxiom, cônggơlômêrát.

Cácten (Cartel) là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thỏa
thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán, V.V..
Các nhà tư bản tham gia cácten vần độc lập về sản xuẩt và thương nghiệp. Họ chỉ cam
kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy,
cácten là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều trường hợp, những thành
viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi cácten, làm cho cácten thường tan vỡ trước kỳ
hạn.

- Xanhđica (Syndicate) là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten.
Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu
thông: mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của xanhđica đảm nhận. Mục đích
của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán đề mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng
hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

- Tơrớt (Trust) là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống
nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý. Các nhà tư bản
tham gia tơrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.

- Côngxoócxiom (Consortium) là một hình thức độc quyền có trình độ và quy mô lớn
hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia côngxoócxiom không chỉ có các nhà tư bản
lớn mà còn cả các xanhđica, tơrớt, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau
về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một côngxoócxiom có thể có hàng
trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài hình vào một nhóm tư bản
kếch sù.

Tham khảo: https://loigiaihay.com/nhung-dac-diem-kinh-te-co-ban-cua-chu-nghia-tu-ban-doc-quyen-


c126a20283.html#ixzz6kTP8yRfi

You might also like