You are on page 1of 3

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỪ TỰ DO CẠNH TRANH SANG ĐỘC QUYỀN

1.Thời gian:
- Từ cuối TK XIX – đầu TK XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát
triển mới là chủ nghĩa tư bản độc quyền.
2.Nguyên nhân:
- Trong điều kiện phát triển của khoa học – kỹ thuật đã phát sinh các ngành sản
xuất mới ảnh hưởng từ kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng mạnh mẽ, làm thay
đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn
và những hình thức tổ chức kinh tế mới.
=> Buộc các nhà tư bản phải cải tiến công nghệ và tăng quy mô tích lũy. Mặt
khác, nó cũng dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị các đối thủ
mạnh thâu tóm. Kết quả là một nhóm các doanh nghiệp tư bản lớn thống trị một
hoặc nhiều ngành.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị
phả sản. Một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do
đó thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.
- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn, các công ty có tiềm lực kinh tế mạnh
tiếp tục gay gắt, khó thắng thua, có xu hướng thỏa hiệp, hình thành các tổ chức
độc quyền.
- Ta có thể khẳng định: “ cạnh tranh tự do hình thành ra tập trung sản xuất và
sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn đến
độc quyền.”
3.Biểu hiện:
- Hình thành các xí nghiệp có quy mô sản xuất lớn. Các nhà nước tư bản được coi là doanh nghiệp
độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá trong nền kinh
tế. Xuất hiện việc xuất khẩu tư bản. Hình thành những liên minh độc quyền quốc tế.
4.Hình thức:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa
tư bản nhà nước trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền
duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong
nền kinh tế. Nhà nước sẽ kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, thương mại và các cơ
sở sản xuất được tổ chức và quản lý như doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả
quá trình tích lũy vốn, lao động tiền lương và quản lý tập trung). Các hoạt động
trong nền kinh tế được hoạch định và điều phối bởi các cơ quan lập kế hoạch
kinh tế và các cơ quan chính phủ được tập trung hóa (các cơ quan được tổ chức
theo thực tiễn quản lý kinh doanh).Chủ nghĩa tư bản độc quyền sẽ xuất hiện khi
chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định. Mới đầu khi chưa
hoàn toàn là chủ nghĩa tư bản độc quyền thì các tư bản độc quyền chỉ có trong
một số ngành, một số lĩnh vực của nền kinh tế. Nhưng đến khi sức mạnh của
các tổ chức độc quyền đã được nhân lên nhanh chóng và từng bước chiếm địa vị
chi phối trong toàn nền kinh tế thì lúc này tư bản độc quyền đã được thực sự là
chủ nghĩa tư bản đúng nghĩa và đem trong mình những bản chất riêng biệt.
5.Ý nghĩa:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển đạt tới
mức điển hình trong lịch sử sản xuất của nhân loại. Sự phát triển cả về chiều
rộng, chiều sâu đã dẫn đến phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với
quy mô hợp lý. Quá trình sản xuất được liên kết và phụ thuộc lẫn nhau thành hệ
thống. Trình độ chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác lao động, mối liên hệ kinh
tế giữa các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ. Sản xuất độc quyền góp
phần xây dựng tác phong công nghiệp, thay đổi thói quen của người sản xuất
nhỏ, hoàn thiện hơn một bước nền dân chủ tư sản so với trước.
Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản độc quyền gắn với quá trình bóc lột chiếm lợi
nhuận cao; bản chất bóc lột thể hiện rõ dưới nhiều hình thức. Các mâu thuẫn xã
hội vốn có trong xã hội tư bản không những không khắc phục nổi mà càng gay
gắt hơn. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển cao với chiếm hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất ngày càng lớn lên về quy mô và phạm vi. Sự cạnh tranh
quyết liệt là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến xung đột và chiến tranh đe doạ hòa bình
và ổn định của nhân dân toàn thế giới.
6.Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở
những năm đầu thế kỉ XX:
+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo
ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản
tài chính” đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa
quan trọng đặc biệt.
+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau
thế giới.
+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên
thế giới.
- Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền :
+Lợi nhuận và lợi ích cá nhân: Mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng
kinh tế, tập trung vào lợi ích cá nhân.
+Cạnh tranh và tồn tại thị trường: Sự cạnh tranh trên thị trường thúc đẩy sự đổi
mới và phát triển kinh tế.
+Thị trường tự do: Quyết định về sản xuất, giá cả và tiêu thụ được dựa trên
cung cầu và sự cạnh tranh trên thị trường .
7.Mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do.
Nhưng sự xuất hiện cura độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn
làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại lớn.
+Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền.
+Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.
+Cạnh tranh nội bộ của các tổ chức độc quyền.

You might also like