You are on page 1of 3

Câu 10:

Chủ nghĩa tư bản độc quyền


Nguyên nhân:
- Nguyên nhân thứ nhất, là do sự phát triển và tiến bộ khoa học – kỹ thuật làm xuất hiện những
ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngành có trình độ tích tụ cao và nó đã làm lực
lượng sản xuất ngày càng trở nên phát triển hơn trước.
- Nguyên nhân thứ hai, chủ nghĩa tư bản được quyền ra đời do có sự cạnh tranh tự do rất ngay gắt.
Khi sự ra đời và tiễn bộ của khoa học kỹ thuật thì buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy
mô tích luỹ. Còn đối với những doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh
hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh.
- Nguyên nhân thứ ba, khi nền kinh tế có sự chênh lệch giữ cung và cầu ắt sẽ sảy ra cuộc khủng
hoàng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản. Các công ty muốn thoát khỏi khủng
hoảng  thì cũng phải liên kết tập trung lại để sản xuất.
- Bốn là, Khi các công ty tập trung và liên kết lại để kinh doanh thì tiếp tục có sự cạnh tranh giữa các
xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh này ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế
nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.
Đặc điểm:
– Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản độc quyền sẽ tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
– Thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền có tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính
– Thứ ba, chủ nghĩa tư bản độc quyền sẽ xuất khẩu tư bản

Câu 11: kinh tế thị trg định hg XHCN


Khái niệm:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế,
vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
tính tất yếu khách quan:
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với tính quy luật phát triển của khách quan
- Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước
- Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân,
mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ ,công bằng, văn minh
Đặc trưng kinh tế:
– Thứ nhất là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: nhằm thực
hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
– Thứ hai là vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
– Thứ ba là hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
– Thứ tư kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân
phối.
– Thứ năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã hội nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: CNH-HĐH


Khái niệm:
1. Công nghiệp hóa: Là một giai đoạn phát triển lịch sử, không chỉ đơn thuần là những biến đổi về
kinh tế mà còn bao gồm cả các biến đổi về văn hóa, xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên công nghiệp,
từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp.
2. Hiện đại hóa: Là quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ tiên
tiến nhất của thời đại hiện nay.
Nội dung cơ bản:
– Công nghiệp hóa, hiện đại trong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất:
+ Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội
+ Đồng thời chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.
– Củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đồng thời,
hướng tới việc xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản xuất xã hội trong toàn bộ nền kinh
tế quốc dân.
– Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao

Câu 13: hội nhập KT-QT


Khái niệm:
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia vào nền
kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong
những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.
Tác động:
Tích cực:
-    Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa,
xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và
điều kiện thuận lợi để khai thác toi ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước
chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và
tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường
xuất khẩu và nhập khẩu.
-    Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển
các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho
việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương.
-    Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc
làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.
-     Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh
tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
-     Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới, giúp
tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu
vực và thế giới.
-    Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật pháp, thông
lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiêu cực:
-    Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều doanh nghiệp,
ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản.
-    Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế giới. Điều này
khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực.
-    Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác” công nghiệp của
các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
-    Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước theo quan niệm
truyền thống.
-    Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa nước
ngoài.
-    Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế,
buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp.
-    Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm nước khác nhau
trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa các quốc gia hay tầng lớp dân
cư trong xã hội.
Giải pháp tăng cường:
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế
- Tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
- Mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp.
Tính tất yếu khách quan:
- Thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia. Các quốc gia có nền kinh tế phát
triển mạnh cần mở rộng thị trường giao thương hàng hóa, đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước
ngoài, đồng thời tận dụng và khai thác được các nguồn lực từ bên ngoài (tài nguyên, lao động và thị
trường); từ đó gia tăng các ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình trên trường quốc tế.
- các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng cần thúc đẩy tiến trình quan hệ hợp tác kinh tế
với các nền kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và cơ hội xuất khẩu hàng hóa, từng
bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

You might also like