You are on page 1of 5

I. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

1. Nguồn gốc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, là kết quả lâu dài của
sự phát triển lực lượng sản xuất và xã hội hóa các quan hệ kinh tế.
- Tuy nhiên, không có mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia và mọi
giai đoạn phát triển. Mỗi nước có mô hình kinh tế thị trường riêng, mỗi nền
kinh tế thị trường vừa có những đặc điểm tất yếu không thể thiếu của nền kinh
tế thị trường nói chung vừa có những đặc trưng phản ánh những điều kiện lịch
sử, chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
- Một số kiểu kinh tế thị trường như:
● Kinh tế thị trường tự do mới ở Mỹ.
● Kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức.
● Kinh tế thị trường Nhật Bản.
● Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc.
- Tại Việt Nam, sau khi xóa bỏ Kinh tế kế hoạch hóa bao cấp, Đảng khởi xướng
các cải cách kinh tế nhằm tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam hướng tới một nền
kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường đồng thời hướng đến nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa.

2 . Định nghĩa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Định nghĩa: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một
xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết
của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Bản chất KTTT: Là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường.

Mục tiêu: Xây dựng một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh

- 5 đặc trưng này phải được thực hiện một cách đồng bộ vì nếu không thì sẽ giống
như:

+ Một vài quốc gia có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân cao nhưng xã hội
lại thiếu văn minh vì phân biệt chủng tộc, khủng bố, hay xả súng tại các trường
học... vẫn diễn ra thường xuyên.
+ Hay một số quốc gia tuy sở hữu nền quân sự hùng mạnh nhưng kinh tế đất
nước lại kém phát triển, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Bản chất KTTT ở Việt Nam: Có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo.

Lưu ý: Cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt
đến chủ nghĩa xã hội mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã
hội chủ nghĩa trong tương lai.

II. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đang
thực hiện. Tuy nhiên, cách thức xây dựng triển khai ở mỗi quốc gia lại khác nhau. Đối
với Việt Nam, khi xây dựng nền kinh tế thị trường chúng ta khẳng định KTTT định
hướng XHCN là tất yếu khách quan trong thời kì quá độ.

2.1. Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp
với quy luật phát triển khách quan.
- Kinh tế thị trường bản chất là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, hay kinh
tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nhất định tất yếu sẽ chuyển sang kinh tế thị
trường.

Đó là quy luật phát triển tất yếu khách quan, nằm ngoài suy nghĩ của con
người.(Giống như sâu kén phát triển tới một thời điểm sẽ lột xác thành bướm.)

🡪
- Nhìn lại lịch sử Việt Nam chúng ta vốn đã hình thành nền kinh tế hàng hóa từ
lâu, cuối thời phong kiến rồi sang thời Pháp thuộc và giai đoạn kháng chiến
chống Mỹ. Cùng với những điều kiện để thúc đẩy, phát triển kinh tế hàng hóa
như: thị trường cung-cầu, thị trường lao động, vị trí địa lý, tài nguyên… Như
vậy vừa có nền tảng là nền KTHH, vừa có điều kiện thuận luận phát triển tất
yếu sẽ hình thành nền KTTT.

+
Kinh tế hàng hóa phong kiến Điều kiện thuận lợi

2.2 Hai là, kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt, là động lực quan trọng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Kinh tế thị trường là một thành tựu phát triển văn minh của nhân loại trong sản
xuất và trao đổi sản phẩm với nhiều ưu việt như:

+ Là phương thức phân bổ các nguồn lực tối ưu và hiệu quả:

● Dưới sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, sẽ phân bổ
nguồn lực hiệu quả.

Ví dụ: Sinh viên đi học xa, có nhu cầu thuê trọ sẽ làm thúc đẩy hình thành
những người sở hữu đất xây nhà để cho thuê mà không cần nhà nước kêu
gọi (Quy luật cung – cầu).Và dựa vào quy luật cạnh tranh, sinh viên sẽ có
một mức giá thuê nhà trung bình mà mình có thể chấp nhận bỏ tiền ra được.

+ Là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả cao, kích
thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
và hạ giá thành sản phẩm.

Ví dụ: Dưới sự tác động của cơ chế thị trường,các nhà sản xuất điện thoại phải luôn
cải tiến mẫu mã, đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm để cạnh tranh với các đối thủ khác.Ngoài ra, nếu so sánh nền Kinh tế bao cấp
trước kia với nền KTTT hiện nay thấy rằng, trong KTTT chất lượng hàng hóa tốt, số
lượng hàng hóa rất đa dạng, phong phú hơn rất nhiều, chính là tác động tích cực từ
quy luật thị trường mang lại.
Như vậy, sự phát triển của KTTT không hề mâu thuẫn với mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội, kinh tế thị trường là công cụ, phương tiện để thúc đẩy lực lượng sản xuất, thực
hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

- Tuy nhiên KTTT vẫn luôn tiềm ẩn những khuyết tật và thất bại của thị trường
như: độc quyền, ô nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh,.. nên rất
cần sự can thiệp của nhà nước.

2.3 Ba là, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân mong muốn một xã hội dân giàu nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.

- Nhà nước Việt Nam được hình thành từ cuộc cách mạng vô sản. Bản chất của nhà
nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân Việt Nam luôn mong muốn và
hướng tới một xã hội có đầy đủ các yếu tố trên.

- Không những thế, sự tồn tại của nền kinh tế thị trường còn là động lực quan trọng
trong việc thúc đẩy quan hệ sản xuất ( phá vỡ tính tự cấp tự túc, đẩy mạnh phân công
lao động xã hội, phát triển ngành nghề, ứng dụng khoa học xã hội…); làm bước đệm
cho người dân cùng nhau hướng tới cuộc sống tốt hơn; nhân dân học hỏi, ứng dụng
kiến thức giúp nền kinh tế thị trường của đất nước ngày càng ổn định và phát triển.

Vấn đề đặt ra:

Tại sao lại là KTTT định hướng XHCN mà không phải là các kiểu KTTT khác?

- KTTT ở mỗi hình thái kinh tế XH cụ thể sẽ phải chịu sự chi phối của các quan
hệ sản xuất thống trị, hay là sẽ phát triển theo định hướng của nhà nước thống
trị. Mà Việt Nam đang đi theo định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa.

-> Do vậy, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân
tộc.

- Mặt khác, xét về tiến trình phát triển loài người sẽ tuần tự phát triển từ thấp
đến cao từ CSNT (cộng sản nguyên thuỷ) -CHNL( chiếm hữu nô lệ)-PK(phong
kiến)-TBCN-XHCN.
Mà Việt Nam quá độ từ PK lên XHCN bỏ qua TBCN , cho nên việc bỏ qua giai
đoạn phát triển KTTT tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp với điều kiện và đặc
điểm tình hình ở Việt Nam.

You might also like