You are on page 1of 3

3.

Biểu hiện thời kì quá độ ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế,
tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập. Trong
nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam còn tồn tại cả chế độ
sở hữu tư nhân (chế độ tư hữu), cả chế độ sở hữu xã hội (chế độ công hữu) và hình
thức sở hữu hỗn hợp, thì nên phân chia nền kinh tế nước ta thành ba thành phần:
kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp:
- Thành phần kinh tế công bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, giữ vị trí, vai trò
then chốt trong nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là Nhà nước (được
Nhân dân ủy quyền). Nhà nước thông qua Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua hợp đồng
tín dụng. Ban Lãnh đạo DNNN được giao quyền quản lý, sử dụng vốn một cách
hiệu quả theo cơ chế thị trường. Các DNNN tập trung phát triển trong những
ngành và lĩnh vực then chốt. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của DNNN,
mà Nhà nước thông qua những hợp đồng kinh tế để đặt hàng cho DNNN sản xuất
những hàng hóa có vai trò quan trọng đến quốc kế dân sinh, kể cả những hàng
quân sự, quốc phòng. DNNN phải tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất - kinh
doanh của mình... Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo,
quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực tiên tiến của quốc tế, thực sự hoạt động theo
cơ chế thị trường, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp...
- Thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chủ thể
của thành phần kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: các hộ kinh doanh cá
thể, các hộ tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản... với các
loại hình kinh doanh tương ứng như hộ sản xuất, kinh doanh cá thể (hộ nông dân,
hộ tiểu - thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ...), chủ trang trại, hộ tiểu chủ,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tư bản (tư bản trong nước và tư bản
ngoài nước), tập đoàn tư bản. Hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư
nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình
thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, năng
lực quản trị tiên tiến của thế giới. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa
- Thành phần kinh tế hỗn hợp (một phần trong đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước
theo cách gọi của V.I.Lênin) bao gồm các công ty, các doanh nghiệp, các hợp tác
xã, các tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở liên kết các chủ sở hữu khác
nhau với nhau: giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân trong nước;
giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài; giữa các chủ thể
kinh tế tư nhân trong nước với nhau; giữa chủ thể kinh tế tư nhân trong nước và
chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài... để thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết
sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất và chuỗi giá
trị thị trường nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa về công nghệ tiên tiến và
quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Loại hình
tổ chức sản xuất - kinh doanh thường là công ty liên doanh, công ty hợp doanh,
công ty cổ phần, công ty TNHH có từ hai chủ sở hữu trở lên, các loại hình hợp tác
xã... Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế đa sở hữu có đủ khả năng tham
gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Điểm chung của các loại hình
tổ chức sản xuất - kinh doanh này là đối tượng sở hữu gồm tài sản hữu hình và vô
hình của các tổ chức sản xuất - kinh doanh được hình thành từ sự đóng góp của các
chủ sở hữu riêng theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi.
7. Những thành tựu và hạn chế của thời kì quá độ ở Việt Nam hiện nay?
Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng gần 40 năm, đất nước ta đã giành
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử được thể hiện cả về nhận thức lý luận và thực tiễn
- Về nhận thức lý luận: Mục tiêu, đặc trưng, quan điểm chỉ đạo, định hướng phát
triển đất nước và các mốc quan hệ lớn mang tính quy luật trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ
sung, phát triển, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội của Việt Nam ngày càng sáng tỏ. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam. Gắn kết giữa tăng
trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát huy nhân tố con
người, lấy nhân dân làm trung tâm; phát huy vai trò của văn hoá - nền tảng tinh
thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Khẳng định bản chất của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân… Quán triệt sâu sắc phương châm bảo đảm quốc phòng, an
ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… Hoàn thiện và nhận thức sâu sắc hơn
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển…
- Về thực tiễn: Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử,
toàn diện trên các lĩnh vực:
+ Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện và
ngày càng được nâng cao.
+ Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
+ Quốc phòng, an ninh được giữ vững, tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được
nâng cao.
Tuy nhiên, trước đây quan niệm về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam còn bộc lộ một số hạn chế; về cơ bản chưa đề ra được cách thức, biện pháp
của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hệ
quả, kinh tế - xã hội rơi vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng vào cuối những
năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX.
- Trong những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, song kinh tế phát
triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững, đặc
biệt trong 10 năm gần đây. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực
cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, hệ thống thị trường hình thành và
phát triển chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ
tầng chưa đồng bộ và hiện đại đang cản trở sự phát triển; việc tạo nền tảng để trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm và gặp nhiều khó khăn.

- Trên lĩnh vực phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi
trường, còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Nhiều vấn đề
bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý phát triển xã hội chưa được
nhận thức và giải quyết có hiệu quả. Đạo đức xã hội có một số mặt xuống cấp; văn
hóa phẩm độc hại, lai căng tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã hội; tài
nguyên bị khai thác bừa bãi, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn
cầu ngày càng tác động đến Việt Nam gây hậu quả nặng nề; trên một số mặt, một
số lĩnh vực, người dân chưa được thực hưởng đầy đủ, công bằng thành quả đổi
mới.

- Trên lĩnh vực chính trị và hệ thống chính trị, đổi mới chính trị còn chậm, chưa
đồng bộ với đổi mới kinh tế, nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ chế, chính
sách. Hệ thống chính trị còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn thấp,
chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Biên chế của hệ thống chính trị ngày càng tăng lên,
nhưng chất lượng công vụ thấp.

- Việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tuy có nhiều
tiến bộ song cũng còn nhiều hạn chế. Nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước
còn nhiều bất cập. Số văn bản luật ngày càng tăng nhưng hiệu lực pháp luật chưa
cao, việc phát huy dân chủ chưa đi liền với bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, pháp luật.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế, cải cách hành chính
còn chậm trễ, cải cách tư pháp còn lúng túng.

You might also like