You are on page 1of 5

Đề tài: Kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam


2. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2.1. Khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
- Thể chế kinh tế: là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành
nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và
các quan hệ kinh tế.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: là hệ thống đường lối, chủ
trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành,
điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích
của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị
trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2.2. Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
* Thực trạng:
Riêng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kể từ
năm 1986 đến nay, Trung ương Đảng đã hai lần ban hành Nghị quyết chuyên đề về
chủ đề này, đó là Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/1/2008 của Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của
Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII về “Hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Bản thân các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu, lượng vốn
đầu tư nước ngoài được thu hút hàng năm, cùng mỗi năm khoảng trên 100 ngàn doanh
nghiệp được thành lập mới là những con số biết nói minh chứng cho những thành tựu
của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
thời gian qua.
Mặc dù vậy, khách quan mà nói, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa cần tiếp tục được cải cách và hoàn toàn có thể
được cải cách. Thực tế cho thấy, nhiều quy định về đất đai, đăng ký tài sản, giao dịch
điện tử, thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm an toàn thực
phẩm, bảo vệ dữ liệu cá nhân, các quy định điều chỉnh các mô hình kinh doanh mới
trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quy định về giải quyết
tranh chấp thương mại v.v. đang rất cần được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.
- Một số lí do hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Thứ nhất, do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đồng
bộ.
Thứ hai, hệ thống thể chế chưa đầy đủ. Thể chế kinh tế thị trường là sản phẩm của nhà
nước, là nhân tố quyết định số lượng, chất lượng của thể chế.
Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị trường và
các loại thị trường
* Nội dung:
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh
nghiệp
Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ, trách nhiệm trong thủ tục hành chính để
quyền tài sản được giao dịch thông suốt. Nâng cao năng lực của các thiết chế và hoàn
thiện cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản.

Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không
phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh
theo pháp luật. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân
Việt Nam thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tính độc lâp, tự chủ của nền
kinh tế.

- Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường

Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; hoàn thiện pháp luật về phí và lệ phí. Đẩy
mạnh hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện pháp luật về phá
sản doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, thể chế bảo vệ nhà đầu tư.

Đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa - dịch vụ; phát triển cân bằng, đồng bộ thị
trường tài chính, đẩy mạnh hợp tác công - tư, điều hành lãi suất phù hợp; đổi mới phát
triển mạnh mẽ thị trường khoa học, công nghệ, tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở
hữu trí tuệ; hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để phát triển và vận hành thông
suốt thị trường bất động sản; hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên
thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề.

- Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã
hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát triển xã hội bền
vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội
tham gia bình đẳng và thụ hưởng công bằng thành quả từ quá trình phát triển. Phát
triển hệ thống an sinh xã hội, huy động sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân, cộng
đồng xã hội thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Hoàn thiện thể chế về kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh,
phát triển các khu kinh tế - quốc phòng. Gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp quốc
phòng, an ninh với công nghiệp dân sinh trong tổng thể chính sách công nghiệp quốc
gia. Phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc
gia và nâng cao đời sống Nhân dân vùng biển.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và
phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội
Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội. Nâng cao
năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; đổi
mới, kiện toàn tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Đảng, đáp ứng yêu cầu
lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính
trị.

Nhà nước tập trung thể chế hóa nghị quyết của Đảng, xây dựng và tổ chức thực hiện
pháp luật; đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và thực thi pháp luật; tạo môi
trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức chính trị - xã hội. Bảo đảm mọi người đều được bình đẳng trong tiếp cận các
cơ hội, điều kiện phát triển, được tham gia và hưởng lợi từ quá trình phát triển. Thể
chế hóa các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, quyền và
nghĩa vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội -
nghề nghiệp.

- Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quan
đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại,
đầu tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiêp phát triển thị trường, nhất là thị trường
xuất khẩu. Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế.

Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế
quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường. Xây dựng và thực hiện các cơ chế
phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trên
thị trường thế giới, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Tóm lại, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội là
một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh
và bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng
bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần huy động và phân bổ, sử
dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và
bền vững, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

2.3. Thành tựu và hạn chế


- Thành tựu: Những sự đổi mới tư duy sáng suốt của Đảng ta đã mang lại cho đất nước
nhiều thành tựu:
+ Tăng trưởng kinh tế, vị thế của nước ta trên thương trường ngày càng cao, từ một
đất nước thiếu lương thực nay trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lương
thực hàng đầu thế giới...
+ Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức, nhất
là tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch
Covid-19 nhưng nhờ phát triển KTTT định hướng XHCN một cách sáng tạo, kinh tế vĩ
mô của chúng ta vẫn ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được duy trì ở
mức khá cao
+ Tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Các yếu tố thị
trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu
vực và thế giới.
+ Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện và thông thoáng hơn, quyền tự do kinh
doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
được bảo đảm hơn.
+ Các cơ chế, chính sách được ban hành trong nhiệm kỳ qua đã chú trọng kết hợp giữa
phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội cho người dân
tham gia và nhận được thành quả từ quá trình phát triển kinh tế.
Phương thức lãnh đạo của Ðảng, hoạt động của Nhà nước cũng từng bước được đổi
mới phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế.
- Hạn chế:
+ Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta thực hiện còn chậm; một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn
chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán; còn biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa
tạo bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát triển; thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để đảm bảo
thị trường vận hành thông suốt.
+ Hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền
kinh tế còn nhiều hạn chế; việc tiếp cận một số nguồn lực xã hội chưa bình đẳng giữa
các chủ thể kinh tế; cải các hành chính còn chậm; môi trường đầu tư, kinh doanh chưa
thực sự thông thoáng, mức độ minh bạch, ổn định chưa cao; quyền tự do kinh doanh
chưa được tôn trọng đầy đủ; quyền sở hữu tài sản chưa đảm bảo thực thi nghiêm minh.
+ Một số loại thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng
mắc, kém hiệu quả; giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa được xác lập thật
sự theo cơ chế thị trường.
+ Thể chế đảm bảo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều bất cập; bất bình
đẳng xã hội, phân hóa giàu – nghèo có xu hướng tăng; xóa đói, giảm nghèo còn chưa
bền vững
2.4. Phương hướng hoàn thiện và vai trò của công dân
* Phương hướng hoàn thiện:
- Nhận thức rõ quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế chính trị định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường
- Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
Định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
- Đề ra nhiều chủ trương đối với thể chế về sở hữu và quyền tài sản, quyền tự do kinh
doanh, đối với thể chế về tự do kinh doanh, đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế,
đối với thể chế về bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm phát
triển bền vững
- Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số và chính phủ
số phù hợp với bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Coi trọng việc xử lý các khía cạnh pháp lý của quá trình hội nhập
- Đề cao yêu cầu dân chủ hóa trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là việc phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các
tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng trong tham gia xây dựng, phản
biện và giám sát thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước
Có thể nói, những chủ trương, định hướng kể trên sẽ chi phối công tác hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thập niên sắp tới.
Thực hiện được đầy đủ những chủ trương, định hướng này sẽ góp phần đặc biệt quan
trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất
nước ta trong tình hình mới.
* Vai trò của công dân nêu lên nhiệm vụ hoàn thành thể chế:
- Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời tin
tưởng và thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước
- Thực hiện tích cực và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân (VD: tham gia rộng rãi
và thường xuyên vào các công việc quản lí kinh tế, quản lí xã hội)
- Tập trung giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh, kiên cường bất khuất của nhân
dân ta, làm cho mỗi người tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, soi mình vào những
tấm gương ấy
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực,
phù hợp với khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, tham gia những hoạt động
mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên...
- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc
Nguồn:
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin, ĐH Thương mại
Thực trạng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và định hướng xây
dựng... (moj.gov.vn)
Nội dung chủ yếu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
(baclieu.gov.vn)

You might also like