You are on page 1of 5

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?

- Thể chế kinh tế là một hệ thống quy tắc, pháp luật,bộ máy quản lý và cơ chế vận
hành và điều chỉnh các hành vi của các chủ thế kinh tế, các hành vi sản xuất kinh
doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế kinh tế cơ bản gồm có 3 bộ phận:

+ Hệ thống pháp luật kinh tế của nhà nước (luật thương mại, luật đầu tư…), các
quy tắc chuẩn mực xã hội trong kinh doanh (đạo đức nghề nghiệp, uy tín, cạnh
tranh lành mạnh…).

+Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế(bộ, sở, ban, ngành, hải quan, thanh tra…).

+ Cơ chế vận hành nền kinh tế (cơ chế cạnh tranh, phân cấp quản lý, tham gia
giám sát).

 “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường
lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác lập cơ chế
vận hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ kinh tế của các chủ thể có liên
quan đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập đồng bộ các yếu tố
thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu nước mạnh,
dân chủ, công bằng và văn minh”

.Vì sao phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

-Để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì
việc phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một
cách liên tục là rất quan trọng. Có 3 lí do cơ bản:

+Đầu tiên là hệ thống thể chế chưa đồng bộ do thiếu sự thống nhất và chồng chéo
về mặt nội dung, chức năng, nhiệm vụ của thế chế kinh tế. Ví dụ: Sự thiếu thống
nhất trong hệ thống pháp luật giữa Luật Đầu Tư và Luật Đất đai. Khi xin cấp phép
chuyển mục đích sử dụng đất < 10 ha đất nông nghiệp thì luật đầu tư 2020 tại
khoản a điều 32 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền chấp nhận cấp
phép chuyển mục đích trong khi luật đất đai 2013 lại xác định đó là thẩm quyền
của hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại điều 58.

=> Thiếu đồng bộ về thể chế cụ thể là Luật pháp và chức năng của cơ quan quản lý
nhà nước.

+Tiếp theo là hệ thống thể chế chưa đầy đủ do thể chế luôn luôn đi sau sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Các hình thức kinh doanh online hay kiếm tiền từ các
nền tảng internet trực tuyền( Facebook, Youtube, Tik tok) rất phát triển nhưng
nhà nước hiện vẫn chưa có văn bản luật và cơ chế thu thuế cụ thể, rõ rang từ các
hoạt động này.

+Cuối cùng kém hiệu quả vì kinh tế thị trường được tạo thành từ nhiều loại thị
trường khác nhau như thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường lao động, thị
trường bất động sản, thị trường tài chính và thị trường công nghệ mà các thị
trường này chưa hoàn thiện hay ở trình độ thấp dẫn tới hệ thống thể chế kém
hiệu lực và hiệu quả thực thi chưa cao. Ví dụ thị trường hàng hóa dịch vụ: các cơ
quan quản lý kinh tế của nhà nước chưa thực sự đủ mạnh để quản lý và kiểm soát
các loại hình công ty dẫn đến các công ty đa cấp biến tướng gây thiệt hại đến cuộc
sống của người dân: hàng giả hàng nhái làm ảnh hưởng lớn đến người tiêu dung
đồng thời nhiều công ty gây ô nhiễm thiệt hại đến môi trường.

.Giải pháp:

-Hệ thống pháp luật:

+Tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm giải quyết các
những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, tháo gỡ những điểm nghẽn, cản trở sự
phát triển. Xây dựng khung khổ luật pháp, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát
triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ,
khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh
mới và cũng phải phù hợp với những điều ước mà Việt Nam đã ký kết. Cần nghiên
cứu nhằm điều chỉnh chính sách thuế, phí, lệ phí theo nguyên tắc thị trường, phù
hợp với thông lệ quốc tế. Đổi mới các chính sách quản lý đất đai để khuyến khích
và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, bãi bỏ các giới hạn về đối tượng nhận
chuyển nhượng đất nông nghiệp, tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông
nghiệp. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền gắn với tăng
cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cá nhân và nâng cao trách nhiệm phối hợp
giữa các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện. Đẩy nhanh xây dựng khung chính
sách, pháp luật đối với việc xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số...

.Thành phần kinh tế:

-Thành phần kinh tế nhà nước:

+Tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để đẩy nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổ
phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước từ đó tạo điều kiện thúc đẩy nhằm
đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, quản trị doanh nghiệp hiện đại để nâng cao
sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động trong cơ chế thị trường; đồng thời, quản lý
chặt chẽ không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước.

-Thành phần kinh tế tư nhân:

+Đẩy mạnh hỗ trợ việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, cụ thể cần tập trung hỗ
trợ có hiệu quả cho hai nhóm doanh nghiệp là: doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, cần có các quy định, chính
sách hỗ trợ về vốn, công nghệ, quản trị… các điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp
dễ dàng được thành lập về mặt hành chính, gia nhập thị trường trong cạnh tranh,
phát triển và tiêu thụ các sản phẩm mới. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, lực
lượng chiếm số lượng đông đảo nhất, năng động nhất, với những đóng góp không
thể phủ nhận cho kinh tế - xã hội, nhưng cũng là khu vực dễ bị tổn thương, cần có
chính sách hỗ trợ cụ thể được luật định rõ ràng, xóa bỏ mọi gánh nặng(thủ tục
hành chính, quy trình cấp phép rườm ra, lỗi thời…) nhằm giúp dễ dàng tiếp cận và
được phép khai thác hiệu quả các nguồn lực quốc gia. 

- Hoàn thiện thể chế để phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại
thị trường. Ví dụ: Bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền tự do kinh doanh, tự do lưu
thông hàng hóa, dịch vụ, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế ở thị trường hàng hóa dịch vụ theo các phương
thức tổ chức, giao dịch văn minh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài
chính, tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm trên nền tảng ứng dụng công nghệ số.

.Thành tựu:

-Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn
với thị trường khu vực và thế giới. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ
bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và
phát triển doanh nghiệp khá sôi động. Doanh nghiệp nhà nước từng bước được
sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một
động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với
cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh.

-Bản thân các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu, lượng vốn
đầu tư nước ngoài được thu hút hàng năm, cùng mỗi năm khoảng trên 100 ngàn
doanh nghiệp được thành lập mới là những con số biết nói minh chứng cho
những thành tựu của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta thời gian qua.

-Trong từng lĩnh vực pháp luật cụ thể, có thể thấy, các đạo luật điều chỉnh những
quan hệ kinh tế, dân sự cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đã được ban hành, trong số đó, phải kể tới các đạo luật sau: Luật
Thương mại, Luật Đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ… => không gian hoạt động kinh
doanh, đầu tư của người dân, doanh nghiệp từ “trong khuôn khổ do pháp luật
quy định” sang không gian rộng lớn hơn nhiều, thỏa sức sáng tạo, chỉ ngoại trừ
những ngành, lĩnh vực pháp luật cấm.

-Các nỗ lực trong cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh
bất hợp lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong những năm qua,

You might also like