You are on page 1of 3

1.

Điện tử luật giao dịch: đây là bộ luật được ban hành nhằm hướng dẫn các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện những giao dịch điện tử theo quy định của pháp
luật và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.
- Đối tượng áp dụng: các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử
- Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam: Nhằm tạo hành
lang pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực
sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Luật giao dịch điện tử có hiệu
lực từ ngày 1/3/2006, được xem là luật khung, quy định những vấn đề kỹ thuật,
đặc thù phát sinh trên môi trường điện tử. Sau 16 năm thực hiện, Luật đã có những
đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; tạo hành lang pháp lý hỗ
trợ ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trước bối cảnh công nghệ thay đổi
nhanh chóng, Luật giao dịch điện tử 2005 cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như:
Nội dung cơ bản bám theo Luật mẫu của Liên hợp quốc nên còn mang tính khung
và tính nguyên tắc chung. Luật mẫu của Liên hợp quốc có xu hướng viết cho các
nước đã phát triển, nơi có hệ thống, pháp luật và văn hóa khá khác biệt với Việt
Nam. Vì vậy, khi áp dụng vào Việt Nam, phát sinh một số bất cập khó thực thi
trong thực tế, đặc biệt với vấn đề đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch điện tử.

2. Luật Thương mại: là bộ luật bao gồm tổng thể các quy phạm quy định cụ thể của
pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thực hiện các hoạt động thương
mại như kinh doanh, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh với
nhau nhằm tạo thuận lợi về công bằng và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình thương mại, điuwocj sự quyết định của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định.
- Đối tượng áp dụng:
+  Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.
+ Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
+ Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp
dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
- Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam:
+ đối vưới nhà nước: luật thương mại là văn bản pháp lý thực hiện trách nhiệm và ràng
buộc trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo hoạt động, đáp ứng nhu cầu, nguyện
vọng, giải quyết về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật
thương mại còn là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô một cách
hiệu quả nhất. Nắm bắt những thay đổi và xu hướng của nền kinh tế.
+ đối với các chủ thể thương nhân kinh doanh: luật thương mại là cơ sở ràng buộc trách
nhiệmc ủa các chủ thể kinh doanh từu khi bắt đầu thành lập những cơ sở hoạt động đến
quá trình đang hoạt động và cuối cùng là giải thể và phá ản. Ràng buộc và quy định
doanh nghiệp phải thưucj hiện và áp dụng theo đúng quy trình và điều kiện, phạm vi, nội
dung trong luật nhà nước đã áp dụng cho đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất, các
nhân kinh trong trong kinh tế. Nắm bắt luật thương mại, doanh nghiệp sẽ biết cách điều
tiết tuyển lao động phổ thông một cách hợp lý phát triển hoạt động kinh doanh cũng như
đem lại lượi ích cho chính doanh nghiệp và người lao động.

3. Bộ luật: là cũng một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành nhưng
nhằm điều chỉnh bao quát và rộng hơn luật. Bộ luật tác động rộng rãi đến các quan
hệ xã hội, nội dung bao hàm và liên quan nhiều lĩnh vực trong xã hội. Bài viết
xoay quanh một số vấn đề về Bộ luật.

4. Luật công nghệ thông tin


- Đối tượng áp dụng: Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức,
cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin tại Việt Nam.
- Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam:
CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Ứng dụng và
phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và
tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện
đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,
hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng “đi
tắt, đón đầu” để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Tuy vậy, CNTT Việt
Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, sự phát triển chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được
yêu cầu CNH, HĐH và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Ban hành Luật CNTT là rất cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý cơ bản để điều
chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, tạo điều kiện thuận lợi để từng
bước phát triển kinh tế tri thức, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, góp phần
đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mặt khác, việc ban hành Luật CNTT nhằm tạo sự
đồng bộ với các quy định trong các đạo luật có liên quan đồng thời tạo khuôn khổ
pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế với
ASEAN, APEC, WTO…

5. Luật An ninh mạng


- Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
- Tác dụng của luật trong môi trường thương mại điện tử Việt Nam:
+ là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi
vi phạm pháp luật, như: Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
bao gồm sử dụng không gian mạng, tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua
chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
+ nhằm phòng, chống tấn công mạng

You might also like