You are on page 1of 3

Chương 4: Những phương thức có thể kiểm soát độc quyền thực hiện của

các tổ chức này trong quan hệ lợi ích xã hội

Để kiểm soát độc quyền, người ta đề xuất 4 phương thức chính:


- Phương thức thứ nhất, để kiểm soát việc độc quyền thì cần phải tiếp tục đổi
mới nhận thức về cạnh tranh, phải thống nhất quan điểm đánh giá vai trò của
cạnh tranh trong nền kinh tế đối với thị trường nước ta. Theo đó nên coi cạnh
tranh trong nền kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ví dụ: Nhà nước không chỉ là người quản lý, người ban hành các quy định, các
luật chơi trên thị trường, mà còn đóng vai trò chủ thể hoạt động sản xuất (nhất
là các hàng hóa và dịch vụ công), là người mua và bán các hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường. Như vậy lúc này quan hệ giữa nhà nước và thị trường biểu hiện
ra là quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường, quan hệ giữa những người mua và
người bán hàng hóa và dịch vụchịu sự tương tác, giàng buộc của các quy luật
kinh tế trên thị trường, cũng như sự quản lý điều hành của nhà nước thông qua
hệ thống quy định luật pháp và các công cụ quản lý.
Quốc phòng là một ví dụ chứng tỏ vai trò tối quan trọng của Nhà nước. Điều đó
được quyết định bởi quốc phòng là một kiểu hàng hoá hoàn toàn khác hẳn với
các loại hàng hoá vật thể khác ở chỗ, người ta không trả tiền cho mỗi đơn vị sử
dụng mà mua nó như một tổng thể nhằm mục đích bảo vệ an ninh của cả một
quốc gia. Ở đây, bảo vệ cho một cá nhân không có nghĩa là giảm bảo vệ cho
người khác, bởi tất cả mọi người tiêu thụ các dịch vụ quốc phòng một cách
đồng thời.

Để làm được như vậy cần có những chính sách để thúc đẩy nhanh quá trình cải
cách doanh nghiệp Nhà nước, giảm thiểu đi sự độc quyền của các doanh nghiệp
Nhà nước, các rào cản đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
cần được tháo gỡ dần nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh
chung của toàn bộ nền kinh tế, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Bên
cạnh đó có thể giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

- Phương thức thứ hai, cần đề ra quy định hợp lý để có thể cải tổ pháp luật về
cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được vận hành một cách thuần thục nhất và
cần hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Tạo các
điều kiện gia nhập và rút lui khỏi thị trường để khuyến khích các nhà đầu tư
tham gia sản xuất kinh doanh. Theo đó thì vấn đề việc hình thành nên khung
pháp lý chung cho các loại hình kinh doanh thuộc các khu vực kinh tế khác
nhau là điều cần thiết. Việc cải tổ pháp luật về cạnh tranh cần phải sửa đổi từ
quy trình ban hành pháp luật.
Ví dụ:
Theo đó Điều 28 của Luật Cạnh tranh năm 2018 về kiểm soát doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực độc quyền như sau:
“Điều 28. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà
nước
1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà
nước bằng các biện pháp sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà
nước;
b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ
thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
c) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc
lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan.
2. Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước thực hiện
hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước thì hoạt động
kinh doanh đó của doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh quy định tại khoản 1
Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của quy định khác của Luật này.”
Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN). Ở nước ta đã có một số doanh nghiệp
sản xuất điện nhưng chỉ EVN được nắm giữ hệ thống truyền tải điện. Trong thị
trường điện lực, việc sản xuất điện có liên quan mật thiết đến việc truyền tải
điện. Điều này làm cho các doanh nghiệp sản xuất điện phải phụ thuộc vào
EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường.

- Phương thức thứ ba, tiến hành thực hiện xây dựng một cơ quan chuyên trách
theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền vì điều đó
sẽ làm giảm đi sự cạnh tranh nên nền kinh tế rất có thể sẽ bị đi xuống vì không
có động lực. Theo đó cần soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực độc
quyền, kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ hơn.

Ví dụ: Năm 2003, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã thành lập Ban Quản lý cạnh
tranh. Năm 2018, Luật cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua và chính thức có
hiệu lực vào ngày 01/07/2019. 
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật này, đối với các hành vi hạn chế cạnh
tranh, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ đảm nhận vai trò điều tra, thu thập, tìm kiếm
các chứng cứ có liên quan đến vụ việc, còn việc xét xử, xử lý, đưa ra các quyết
định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc cạnh tranh thì do Hội đồng
cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh) đảm nhận. Hội đồng cạnh tranh
là cơ quan do Chính phủ thành lập gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng
Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại
(nay là Bộ Công thương). Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh cũng được Thủ tướng
bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên của Hội đồng cạnh tranh theo đề nghị
của Bộ trưởng Bộ Thương mại. 

- Phương thức thứ tư, đó là cần thực hiện những kế hoạch cải thiện môi trường
thông tin và pháp luật theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, bên cạnh đó cũng
phải nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.
Ví dụ: Lập ra các trang thông tin trên mạng xã hội (Facebook, chinhphu.vn,
online.gov.vn, baochinhphu.vn…) để cập nhật thông tin một cách chuẩn xác,
kịp thời để người dân, doanh nghiệp dễ nắm bắt. Hay, đào tạo đội ngũ cán bộ
hiểu sâu về các vấn đề trên, tối giản các thủ hành chính để việc cạnh tranh diễn
ra dễ dàng hơn.

Link:
1. https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-y-duoc-thanh-pho-ho-chi-
minh/kinh-te-chinh-tri/ktct-doc-quyen-co-tac-dong-tich-cuc-doi-voi-nen-kinh-
te-vay-vi-sao-can-kiem-soat/30464460

2. https://luatduonggia.vn/doc-quyen-la-gi-nguyen-nhan-dan-den-doc-quyen-va-
bien-phap-chong-doc-quyen/

3. https://luathoanganh.vn/thuong-mai/kiem-soat-doanh-nghiep-hoat-dong-
trong-linh-vuc-doc-quyen-nha-nuoc-nhu-the-nao-lha7996.html

4. https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-
truong.aspx

5. https://luatminhkhue.vn/co-quan-quan-ly-canh-tranh-o-viet-nam-nhung-bat-
cap-va-phuong-huong-hoan-thien.aspx

You might also like