You are on page 1of 4

Độc quyền ở Việt Nam hiện nay

Thực tế ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình độc quyền sau: Loại thứ nhất là kết
quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. . Tuy thế, như đã đề cập ở trên, nền
kinh tế thị trường Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, vì vậy, cho
đến nay chỉ có một vài trường hợp liên quan đến độc quyền là kết quả của cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường. Chắc chắn trong tương lai, loại hình độc quyền
này sẽ phổ biến hơn. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường của bất kỳ nền kinh
tế cạnh tranh nào. Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển, vấn đề này sẽ được giải quyết bằng những quy định  về chống độc quyền
trong luật cạnh tranh như các quy định về cấm đoán tự thân (per se prohibition),
quy định về thoả thuận giá cả giữa các đối thủ cạnh tranh, tẩy chay hàng hoá, lạm
dụng sức mạnh thị trường, tập trung kinh tế v.v... Luật cạnh tranh của Việt Nam 5
cũng đã bao gồm các quy định này. Đó là những quy định tại chương 2 về các vấn
đề thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc
quyền, tập trung kinh tế. Nếu so với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển
thì những quy định trong Luật cạnh tranh của Việt Nam về kiểm soát độc quyền
chưa thể nói là đầy đủ. Tuy thế, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc
quy định như vậy là tương đối rõ ràng và thống nhất. Trong tương lai, khi tính
cạnh tranh của thị trường đạt ở mức độ cao hơn với nhiều hành vi cạnh tranh khác
phát sinh, sự bổ sung các quy định mới về kiểm soát độc quyền sẽ là cần thiết. 
Loại thứ hai là loại hình độc quyền được coi là phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay
là độc quyền là kết quả của cơ chế hành chính trước đây và một số quy định của
pháp luật cũng như các chính sách kinh tế hiện hành. Trong nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung cao độ trước đây, chúng ta chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước
và sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân không tồn tại trong thời gian đó. Chế độ công
hữu này đã tạo ra sự độc quyền nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế. Nhà nước
thành lập các xí nghiệp quốc doanh để sản xuất và cung ứng sản phẩm cho người
tiêu dùng. Cơ chế quản lý kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính đã hình thành
nên các doanh nghiệp nhà nước độc quyền mà một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày
nay. Hơn nữa, hiện nay còn có xu hướng độc quyền nhà nước biến thành độc
quyền doanh nghiệp. Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN). ở nước ta đã có một
số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng chỉ EVN đ-ợc nắm giữ hệ thống truyền tải
điện. Trong thị trường điện lực, việc sản xuất điện có liên quan mật thiết đến việc
truyền tải điện. Điều này làm cho các doanh nghiệp sản xuất điện phải phụ thuộc
vào EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường. Chính vì vậy, độc quyền
của EVN đối với việc kinh doanh điện là điều không thể tránh khỏi.
Một số giải pháp để giải quyết độc quyền trong ngành điện

 Một là, thực hiện cơ cấu lại ngành điện, đặc biệt tiếp tục tái cơ cấu EVN.
- Tiếp tục tổ chức lại các nhà máy điện thuộc EVN thành các đơn vị phát điện độc
lập. Yêu cầu trước tiên để thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh là các nhà
máy
điện tham gia thị trường phải bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà máy
điện thuộc EVN và các nhà máy điện thuộc các ngành khác ngoài EVN như PVN,
TKV…
- Tổ chức lại Công ty mua bán điện, sớm phá bỏ thế độc quyền hay vị trí người
mua duy nhất của EVN. EVN cần chuyển giao và phân bổ dần các hợp đồng mua
bán
điện hiện nay EVN đã ký cho 5 Tổng công ty Điện lực.
- Tổ chức lại đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia hay đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện (SMO), phải là đơn vị hoạt động phi lợi nhuận, tách biệt
độc
lập hoàn toàn với EVN, hoặc ít nhất là một công ty TNHH một thành viên tách biệt
riêng trong EVN. Đơn vị này cũng cần phải độc lập với cả bên mua điện và bên
bán
điện. Mức độ độc lập cần phải tuyệt đối, từ cơ sở vật chất, nhân sự, chức năng
cũng
tách biệt với các bộ phận khác của EVN.
- Tách đơn vị truyền tải độc lập để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng.
- Việc thực hiện cấp độ thị trường bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh sẽ mở rộng
sự tham gia đối với các đơn vị trong và ngoài EVN. Hiện EVN đang nắm giữ hầu
như
toàn bộ bán buôn và bán lẻ. Thực hiện cấp độ này liên quan chặt chẽ tới nội dung
tái
cấu trúc của EVN và cả ngành điện.
- Các nhà máy điện có trên lãnh thổ Việt Nam không nhất thiết phải đấu nối với
lưới điện quốc gia (hoặc nối chỉ để trao đổi) và bán cho Công ty mua bán điện
thuộc
EVN; có quyền bán trực tiếp cho các khách hàng theo quy định của Chính phủ và
Luật Điện lực. Khách hàng tiêu thụ điện ở mọi quy mô đều có quyền lựa chọn, thay
đổi đơn vị bán điện cho mình.
 Hai là, thực hiện hiệu quả lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện
cạnh tranh tại Việt Nam quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày
08/11/2013 của Thủ tướng chính phủ.
 Ba là, tăng cường các chính sách khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu
tư ứng dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả về kinh tế và môi trường; phát
triển năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình mới (như các cụm năng
lượng tái tạo nhỏ, tận dụng tài nguyên và sự tham gia của doanh nghiệp và
người dân, giảm gánh nặng cho nhà nước trong đầu tư phát triển điện).
 Bốn là, chú trọng chính sách khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu
quả; chính sách giá mua-giá bán tính đủ chi phí ngoại biên cho mọi loại hình
doanh nghiệp, hướng tới hình thành hệ chính sách phát triển điện cạnh tranh,
xóa bỏ độc quyền.
 Năm là, đảm bảo tiếp cận công bằng tới hệ thống cốt lõi trong ngành điện
(khâu có tính chất độc quyền tự nhiên), gồm hệ thống lưới điện (truyền tải
và phân phối), các hệ thống đo đếm điện năng (công tơ đo đếm, thu thập, lưu
trữvàquản lý số liệu đo đếm) và hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công
tác vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Nguyên tắc cơ bản nhất trong
việc tiếp cận các hạ tầng cốt lõi để thúc đẩy cạnh tranh trong ngành điện đó
là tiếp cận mở (Open Access) (World Bank,2013), gồm: Không biệt đối xử
(bình đẳng); Minh bạch; Chi phí hợp lý.
 Sáu là, tăng cường vai trò thực chất của cơ quan điều tiết; đảm bảo tính độc
lập và năng lực của cơ quan điều tiết (Cục Điều tiết điện lực) và cơ quan
quản lý cạnh tranh, đảm bảo tất cả các người dùng mạng có thể truy cập và
sử dụng mạng lưới cung cấp năng lượng trên cơ sở không phân biệt đối xử
nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong khâu sản xuất, thương mại và bán lẻ. Cơ
quan điều tiết thực hiện công khai báo cáo hàng năm về tổng kết, đánh giá
tình hình hoạt động điều tiết và vận hành của thị trường điện.
 Bảy là, thực hiện công khai cơ cấu giá điện; ban hành và thực hiện cơ chế
giám sát hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp ngành
điện, đặc biệt đối với EVN với sự tham gia của các Hiệp hội ngành và
chuyên gia độc lập nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của các doanh
nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng và nên kinh tế.
Những công cụ nào để quản lí cạnh tranh cũng như các điều kiện đảm bảo
chống độc quyền hiện nay

- Thi hành các chính sách hành chính nhà nước: chính phủ ban hành các văn bản
pháp luật nhằm ngăn ngừa một số hành vi xấu như các doanh nghiệp cấu kết với
nhau để nâng giá hay hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định có hại đến nền
kinh tế của một đất nước. Các nước có thị trường phát triển thường dùng biện pháp
này để điều tiết những doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần rất cao trong khoảng thời
gian dài. Phán quyết của tòa án Mỹ năm 1911 buộc nhóm công ty Standard Oil
phải tách ra thành 34 công ty độc lập là ví dụ điển hình.

- Khuyến khích các công ty phát triển nhờ những chính sách của chính phủ: chính
phủ thi hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển đồng thời phá
bỏ những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ đầu tư cho quá trình phát triển.

- Giám sát một cách chặt chẽ: chính phủ có thể đề ra các quy định cưỡng chế
doanh nghiệp phải thực thi trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ấy. Đây là
biện pháp phổ biến để kiểm soát các công ty thuộc sở hữu nhà nước trong một nền
kinh tế mới và đang phát triển.

- Kiểm soát tài khoản: chính phủ quy định phù hợp với những điều kiện của doanh
nghiệp để doanh nghiệp bán sản phẩm đạt được mức doanh thu hiệu quả. Tuy
nhiên biện pháp này có một khó khăn cơ bản là chính phủ rất khó xác định mức
giá chung của nền kinh tế và dễ dẫn đến một sự lạm phát hay giảm phát không tốt
cho nền kinh tế.

- Mời gọi đầu tư từ nước ngoài làm cho nền kinh tế thị trường trở nên đa dạng hơn,
nâng cao tính cạnh tranh cho những doanh nghiệp trong nước duy trì một nền kinh
tế ổn định và phát triển trong tương lai.

You might also like