You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: CƠ SỞ LUẬT KINH TẾ
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Na


Lớp: LAW 403 B
Nhóm: 08

Đà Nẵng, tháng 03 năm 2023

1
MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU

II. NỘI DUNG

2.1 Khái quát về cạnh tranh

2.1.1 Khái niệm

2.1.2 Đặc điểm

2.1.3 Vai trò

2.2 Quy trình của pháp luật về cạnh tranh

2.2.1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.2.2 Tập trung kinh tế

2.2.3 Cạnh tranh không lành mạnh

2.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật cạnh tranh

III. KẾT LUẬN

2
I. MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, là động lực phát triển của thị trường
và đã có một thời kì nguyên tắc tự do cạnh tranh được tôn trọng tuyệt đối nên nhà nước
không can thiệp vào hoạt động cạnh tranh trên thị trường.

Để xây dựng kinh tế thị trường với chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Nhà nước với tư cách là chủ thể có quyền và trách
nhiệm quản lý kinh tế - xã hội phải đảm bảo sự lành mạnh của thị trường. Sự đa dạng về
thành phần kinh tế và có sự tham gia của các chủ thể kinh doanh hiện nay đã làm cho
cuộc sống thị trường ngày càng phát triển, tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng khắc
nghiệt và gay gắt. Vì vậy Nhà nước cần phải xây dựng những chế độ để ổn định thị
trường, đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh.

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể để điều chỉnh các hoạt động
cạnh tranh trên thị trường, trong đó các quy định kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường của
doanh nghiệp. Nhưng không thể đảm bảo một doanh nghiệp tham gia thị trường lành
mạnh lúc nào cũng tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp rất dễ lợi dụng vị trí của mình để
đưa ra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, từ đó triệt tiêu khả năng cạnh tranh của bất kỳ
đối thủ nào ngay khi vừa nhen nhóm hình thành. Để bảo vệ quyền tự do chính đáng của
các doanh nghiệp, chống lại các hành vi hạn chế cạnh tranh, cũng như tạo lập và duy trì
một môi trường kinh doanh bình đẳng thì việc tìm hiểu về các quy định Luật Cạnh Tranh
là vô cùng cần thiết. Và các quy định này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm
pháp lý về môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng của một nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch của doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nội dung quan trọng đã được đề
cập đến trong Đại hội lần thứ XI của Đảng (1), nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó, việc hoàn thiện pháp luật

3
cạnh tranh với vai trò được coi là trụ cột của pháp luật kinh tế công, là “Hiến pháp” của
thị trường như cách ví von của các nhà khoa học là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Sự ra đời của Luật Cạnh tranh đã góp phần tạo lập một môi trường pháp lý lành
mạnh và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

II. NỘI DUNG

2.1 Khái quát về cạnh tranh

2.1.1 Khái niệm

Cạnh tranh xuất hiện từ khi có nền sản xuất hàng hóa vào thế kỷ XIV - XV trong cuộc
cách mạng tư sản và công nghiệp. Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Cạnh
tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị
trường, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Cạnh tranh thúc
đẩy các nhà kinh doanh phải luôn đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng
hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất để tăng
năng suất lao động, tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng và vì vậy
mang lại sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện mục đích vì lợi nhuận và chi phối thị trường.
Vậy cạnh tranh là gì? Canh trạnh được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc
vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học.

Theo từ điển tiếng Việt năm 1997, “Cạnh tranh được hiểu là sự cố gắng giành phần hơn,
phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm lợi ích như nhau”.
Với khái niệm này, cạnh tranh được xem xét ở góc độ chung nhất của đời sống xã hội.

Còn xem xét cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thì Từ điển Kinh doanh của Anh xuất
bản năm 1992 đã định nghĩa cạnh tranh như sau: "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch
giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản
xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình".

4
Theo K. Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi
nhuận siêu ngạch.”

Như vậy, Cạnh tranh được hiểu là hành vi tranh đua của hai hoặc nhiều chủ thể với mục
đích giành cho mình vị trí nổi bật và ưu thế cao nhất trên thị trường.

2.1.2 Đặc điểm

- Một là, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh
chỉ có thể tồn tại nếu như các chủ thể kinh doanh có quyền tự do hành xử trên thị trường.

- Hai là, cạnh tranh thể hiện sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp, nói cách
khác, cạnh tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà
kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng.

- Ba là, mục đích của cạnh tranh là tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ.

Do đó, cạnh tranh luôn thể hiện tính hai mặt, một là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cạnh
tranh buộc các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, đưa ra nhiều lựa chọn hơn về
sản phẩm và dịch vụ với giá cả, chất lượng tốt hơn cho khách hàng. Trong một nền kinh
tế thị trường cạnh tranh, giá cả và lợi nhuận không bị bóp méo sẽ tạo động lực cho doanh
nghiệp cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, kích thích sự
sáng tạo, tăng cường sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Hai là, sự chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp có thể bằng cách: dựng
lên các hàng rào thương mại, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế mang lại
những hệ quả bất lợi cho nền kinh tế

2.1.3 Vai trò

Có thể nói, cạnh tranh là yếu tố cần có để tạo động lực phát triển, đi lên cho chủ thể trong
các lĩnh vực khác nhau.

a. Mặt tích cực của cạnh tranh


5
- Xét trong lĩnh vực kinh tế

Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa
và các nền sản xuất kinh doanh khác.

Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn là yếu tố điều
tiết hệ thống thị trường, khiến cho các mối quan hệ xã hội trở nên lành mạnh hơn.

Chính yếu tố cạnh tranh đã thúc đẩy các nhà kinh doanh cần không ngừng sáng tạo, đổi
mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả các nguồn
tài nguyên, áp dụng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động.

- Xét về tầm vi mô

Cạnh tranh khiến nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng tốt
hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, đối với người tiêu dùng, khi
có sự cạnh tranh, họ sẽ dễ dàng so sánh mặt hàng để tìm ra những sản phẩm có chất
lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng
trong xã hội.

- Đối với người tiêu dùng

Hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú đa dạng
hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Vì vậy, đối với người tiêu
dùng, cạnh tranh có các vai trò sau: người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc
lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.

Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thỏa mãn ngày càng
tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm nhiều hơn. Đó chính
là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp:

6
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có
những vai trò sau: được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh
nghiệp. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn.
Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự
phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt
đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyết
định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó.

Buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng được
nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.

b. Mặt tiêu cực của cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất, phát triển và kinh doanh. Tuy nhiên,
cạnh tranh như thế nào là lành mạnh? Đó mới là mấu chốt vấn đề. Rất nhiều người không
áp dụng việc cạnh tranh lành mạnh, dẫn đến hàng loạt những vấn đề tiêu cực gây ra hiện
tượng lạm quyền, độc quyền, hình thành sự phân hóa giàu nghèo một cách mạnh mẽ.
Chính bởi việc không hiểu rõ bản chất của cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, rất
nhiều người đã sử dụng những thủ đoạn xấu xa để chuộc lợi cá nhân một cách bất hợp
pháp.

2.2 Quy trình của pháp luật về cạnh tranh

2.2.1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

a. Khái niệm

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây
tác động hạn chế cạnh tranh.

b. Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

7
Thứ nhất, về chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt
động độc lập.

Theo Luật Cạnh tranh 2018 thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các doanh
nghiệp. Doanh nghiệp trong pháp luật cạnh tranh thì doanh nghiệp bao gồm tổ chức, cá
nhân kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động độc lập với nhau
và hoàn toàn không phụ thuộc với nhau về tài chính. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có
thể diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau trên một thị trường liên
quan bên không phải đối thủ của nhau. Như vậy, trường hợp công ty mẹ – công ty con,
hay giữa công ty với đại lý của mình có sự thỏa thuận thì không coi là thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh.

Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự thống nhất ý chí
của các bên tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai. Đây là
dấu hiệu quan trọng nhất của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai
lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa thuận cạnh tranh gây ra cho thị trường
sự xóa bỏ cạnh tranh, các đối thủ trên thị trường sẽ không còn cạnh tranh nữa. Hậu quả
của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các
doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận.

c. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Theo quy định tại Điều 11 Luật cạnh tranh 2018, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh bao gồm:

- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng
hóa, cung ứng dịch vụ.

8
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ.

- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc
phát triển kinh doanh.

- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia
thỏa thuận.

- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.

- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các
nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng
dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Bên cạnh các thỏa thuận về hạn chế cạnh tranh thì tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018,
pháp luật còn quy định các Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong các trường hợp
cụ thể như sau:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6
Điều 11 của Luật này.

9
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan
quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác
nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch
vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi
thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách
đáng kể trên thị trường.

2.2.2 Tập trung kinh tế

a. Khái niệm và hình thức

Theo quy định Điều 29 Luật Cạnh Tranh 2018, Tập trung kinh tế là hành vi của doanh
nghiệp bao gồm

- Sáp nhập doanh nghiệp

- Hợp nhất doanh nghiệp

- Mua lại doanh nghiệp

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp

- Và các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 29 Luật Cạnh Tranh 2018, các hình thức tập trung kinh tế
được hiểu như sau:

- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời
chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập

10
- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng
thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ
hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh
nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp
một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới.

Ngoài ra, Pháp luật còn quy định về Tập trung kinh tế bị cấm tại Điều 30: Doanh nghiệp
thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế được quy định tại Điều 44, Luật
Cạnh Tranh 2018 (Đây là một điểm mới mà Luật Cạnh Tranh 2004 chưa có)

b. Mục đích

- Tập trung kinh tế giúp cho doanh nghiệp tạo ra mô hình kinh doanh lớn nhằm tăng lợi
thế kinh tế nhờ quy mô

- Tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác mà
doanh nghiệp không mong muốn

- Tập hợp các doanh nghiệp phân phối hoặc khách hàng vào một mối để đảm bảo tốt hơn
nguồn cung ứng hoặc khả năng tiêu thụ sản phẩm

- Triển khai các chiến lược tập trung vào một số hoạt động hoặc đa dạng hoá hoạt động

- Đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài chiếm được chỗ đứng trên thị trường

11
- Tạo ra cơ hội xâm nhập vào các thị trường mới

2.2.3 Cạnh tranh không lành mạnh

a. Khái niệm

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh Tranh 2018, Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán
thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Tại Điều 45 Pháp luật quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
bao gồm:

1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

• Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp
bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

• Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu
thông tin đó.

2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa
hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín,
tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián
tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

12
• Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng
hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

• So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp
khác nhưng không chứng minh được nội dung.

6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn
đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

b. Đặc điểm cạnh tranh không lành mạnh

Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh
doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận. Có thể phân tích vấn đề này
trên hai khía cạnh:

Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại
các nguyên tắc, thông lệ tổt trong kinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung
đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Thứ ba, hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nó
gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác.

Về đối tượng thực hiện: Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp.

Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với nguyên tắc thiện
chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh
doanh. Tuy nhiên, “chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” là thuật ngữ mang
tính trừu tượng và khó xác định. Bởi vậy đặc điểm này đòi hỏi cơ quan xử lý phải có
những hiểu biết và có được sự đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để có thể phân
định được rằng hành vi nào là hành vi đi ngược lại với chuẩn mực thông thường về đạo

13
đức kinh doanh trong một thời điểm nhất định, bên cạnh đó cũng đòi hỏi pháp luật cạnh
tranh cần được chỉnh lý, bổ sung để phù hợp với thực tiễn.

c. Mức phạt

Sẽ có nhiều mức phạt khác nhau như sau:

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

• Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác.

• Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa
thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài
chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

• (Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trở lên thì phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng)

• Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa
thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài
chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

• (Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trở lên thì phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng)

• Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Gián tiếp cản trở, làm gián đoạn
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

• (Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trở lên thì phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng)

• Trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

14
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng

• (Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trở lên thì phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng)

2.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật cạnh tranh

Do nền kinh tế thị trường nước ta mới hình thành chưa lâu, các quan hệ kinh doanh chưa
đủ thời gian để trở thành tập quán và được chấp nhận rộng rãi. Pháp luật Việt Nam không
thừa nhận án lệ, các cơ quan tài phán của nước ta thường có vai trò hạn chế trong việc
vận dụng pháp luật, các cơ quan công quyền cũng không đủ hiểu biết thực tế để thay cho
thương nhân đặt ra các quy tắc đạo đức trong một ngành kinh doanh cụ thể. Do đó gây rất
nhiều khó khăn cho việc thực thi pháp luật. Thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta thời
gian qua cho thấy thực trạng cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt ở những mức độ và
hình thức khác nhau giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt
là vấn đề cạnh tranh không lành mạnh đang là một vấn đề nhức nhối, thu hút sự quan tâm
của toàn xã hội.

Thực tế, đã xuất hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức kinh doanh, cạnh
tranh không lành mạnh, xâm nhập vào trong lĩnh vực đời sống như các hành vi buôn bán
hàng giả, nhái kiểu dáng sản phẩm, quảng cáo mang tính chất rem pha, đưa ra những tin
tức sai sự thật làm mất uy tín của các đối thủ cạnh tranh… Để chống lại đối thủ cạnh
tranh, duy trì sự tồn tại, mở rộng thị trường, thu nhiều lợi nhuận, không phải lúc nào
doanh nghiệp cũng sử dụng phương pháp cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Thay vào đó,
nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng cả các thủ đoạn cạnh. Thậm chí tình
trạng làm hàng giả cũng diễn ra một cách hết sức phức tạp. Theo khảo sát, các hình thức
vi phạm cạnh tranh tại Việt Nam phổ biến nhất kể đến như: Xâm phạm thông tin bí mật
trong kinh doanh, Cung cấp thông tin sai lệch về doanh nghiệp khác, ép buộc trong kinh
doanh, hành vi lôi kéo khách hàng bất chính, hành vi ép buộc trong kinh doanh, bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác…

15
Kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là khi áp lực cạnh tranh trên thị trường
ngày một lớn, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến sự tồn tại của nhiều loại hành vi
cạnh tranh được coi là không lành mạnh. Hành vi gièm pha doanh nghiệp và gây rối hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường
được các doanh nghiệp “không lành mạnh” sử dụng nhằm "hạ gục" đối thủ trên thương
trường điển hình như tin đồn rằng ăn bột ngọt- mì chính của hãng bột ngọt Ajinomoto là
“gây ung thư”. Hành vi “gây nhầm lẫn cho khách hàng” bằng cách nhái nhãn mác, ăn
theo các thương hiệu nổi tiếng: chẳng hạn Lavie và La Ville

Mặc dù Luật Cạnh tranh được ra đời từ năm 2004 và được sửa đổi qua các năm với
những điều luật chặt chẽ và quy định xử phạt được đánh giá là khá "mạnh", song sau
nhiều năm thực hiện, luật vẫn chưa thực sự có ảnh hưởng lớn với doanh nghiệp, thậm chí
nhiều quy định vẫn còn “nằm trên giấy”. Theo đánh giá của các chuyên gia pháp luật thì
Luật Cạnh tranh của Việt Nam đã tiếp cận rất gần với pháp luật quốc tế, đủ cơ sở để tạo
lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, kiểm soát độc quyền, bảo vệ người tiêu
dùng cũng như hội nhập quốc tế. Mặc dù việc thực thi Luật Cạnh tranh sẽ có những tác
động trực tiếp đến doanh nghiệp và giúp họ loại bỏ nhiều khó khăn trong quá trình kinh
doanh song các doanh nghiệp Việt Nam lại tỏ ra rất thờ ơ với điều này. Thậm chí nhiều
doanh nghiệp khi được hỏi còn không biết đến sự tồn tại của Luật Cạnh tranh cũng như
cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thi hành luật này.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh thì các hình thức xử lý vi phạm Luật Cạnh tranh của
chúng ta khá nặng. Như phạt tiền lên đến 2 tỷ đồng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Ngoài
ra, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha
doanh nghiệp khác, lạm dụng vị thế độc quyền... sẽ bị ngăn chặn và xử lý nghiêm nhờ
Luật.

Trên thực tế thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang ngày càng có chiều hướng gia
tăng tại Việt Nam. Theo số liệu tổng kết cuối năm 2018 của Cục và Bảo vệ người tiêu
dùng, Việt Nam có đến gần 400 hồ sơ khiếu nại vi phạm cạnh tranh và hơn 200 vụ việc

16
được điều tra, xử lý. Nếu như so với mức ngân sách nhà nước thu về từ xử lý vi phạm
cạnh tranh năm 2007 là 85 triệu đồng thì đến năm 2016 con số này đã lên đến 2,114 tỷ
đồng.

Chúng ta có thể thấy rằng các doanh nghiệp vẫn chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng
của luật này khiến Luật Cạnh tranh chưa được ứng dụng vào thực tế một cách đúng mức.
Trên thực tế nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại không được xử lý dứt điểm.
Do đó, một vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm là việc thực thi Luật Cạnh tranh có minh
bạch, ổn định và không phân biệt đối xử? Đây là cũng là nền tảng cho một nền kinh tế thị
trường ổn định vững mạnh.

III. KẾT LUẬN

Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường bởi vì theo lý
thuyết của kinh tế học, cạnh tranh mang lại hiệu quả kinh tế xét trên các phương diện
phân bổ nguồn lực và đổi mới sản xuất. Chính vì lý do này nên pháp luật cạnh tranh cần
phải được ban hành để duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.

Cạnh tranh là một phần của nền kinh tế thị trường, nó vừa mang tính lợi vừa mang tính
hại. Tuy nhiên, khi đặt vào trong bối cảnh lâu dài và toàn diện, dựa vào toàn bộ lợi ích
của xã hội thì cạnh tranh chính là động lực phát triển của kinh tế xã hội. Những mặt trái
do cạnh tranh đem lại là điều không đáng ngại nếu như chúng ta có một chính sách duy
trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền hợp lý.

Những quy định pháp luật về cạnh tranh đã tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác
định phạm vi, đối tượng vi phạm để xử lý.Trong việc thực hiện luật cạnh tranh của các
doanh nghiệp hay trong việc thi hành luật của các cơ quan chức năng chuyên ngành. Điều
đó cho thấy chúng ta cần phải nghiêm khắc và có các biện pháp cụ thể nhằm chỉ đạo cho
các doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức thực hiện cũng như thi hành áp dụng luật một
cách đúng đắn, có như thế thì nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mới đảm bảo công bằng, ổn
định và phát triển.

17
Tóm lại, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một con dao hai lưỡi, nó có là động
lực cho sự phát triển kinh tế hay không còn tùy thuộc vào sự vận dụng quy luật này ở mỗi
nước. Nếu có chính sách cạnh tranh hợp lý, thì nước đó sẽ được lợi ích do cạnh tranh
đem lại và ngược lại. Tuy ra đời muộn so với Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật
đầu tư…và cần phải bổ khuyết, nhưng Luật cạnh tranh đã phát huy được sức mạnh pháp
lý xác lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh góp phần thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế,
xác lập niềm tin và bảo vệ lẽ phải, lẽ khách quan, lẽ công bằng cho các chủ thể kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường. Là nước áp dụng phương pháp luật cạnh tranh muộn,
Việt Nam sẽ học hỏi và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ những nước đi trước để tìm
ra lối đi thực sự phù hợp cho chính mình và hy vọng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho cạnh
tranh phát huy hết ưu điểm của nó.

18
DANH SÁCH ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

ST MSSV Họ và tên Công việc được giao Đánh giá


T
1 26207220101 Dương Quang Minh Anh Slide + Word 100%
2 25207210638 Bùi Huỳnh Kim Anh Phần Kết Luận 100%
3 26202532608 Trần Thị Quỳnh Anh Phần 2.2.2 100%
4 26207124465 Phan Thị Hoài Phần Mở Đầu 100%
5 26202525629 Nguyễn Thị Quỳnh Như Phần 2.2.1 100%
6 25208713095 Nguyễn Thị Mỹ Nghĩa Phần 2.2.3 100%
7 26217130685 Nguyễn Công Trí Phần 2.3 100%
8 26212626301 Nguyễn Văn Thái Phần 2.3 100%
9 26202435360 Vy Thanh Xuân Phần 2.1 100%
10 26207130936 Nguyễn Thị Mỹ Thuận Phần 2.3 100%
11 26207128172 Nguyễn Thị Thu Thảo Thuyết trình 100%
12 26202220711 Võ Thị Hải Yến Phần 2.1 100%
13 26207132129 Lê Thị Thảo Vi Slide + Word 100%

19

You might also like