You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


…………

BÀI TẬP LỚN MÔN: Kinh tế Chính trị Mác-Lênin

ĐỀ TÀI: Tác động của Cạnh tranh

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Linh


Sinh viên thực hiện: Lưu Ngọc Anh Thư
MSV: 20050163
Ngày sinh: 22/07/2002
Lớp: QH 2020 E KTQT 2

Hà Nội, năm 2021

1
MỤC LỤC
1. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? Các tác động này
đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay? Minh hoạ bằng ví dụ cụ thể?

1. Khái niệm kinh tế thị trường

2. Khái niệm cạnh tranh

3. Khái niệm cạnh tranh cùng ngành

4. Khái niệm cạnh tranh khác ngành

5. Tác động tích cực của cạnh tranh

6. Tác động tiêu cực của cạnh tranh

7. Tác động của cạnh tranh đến nền kinh tế thị trường
của Việt Nam

8. Ví dụ về tác động của cạnh tranh đến nền kinh tế thị


trường của Việt Nam

2. Các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Việt Nam?

1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2. Chỉ thị của Nhà nước về việc Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa

3. Cách để tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4. Điều kiện cần để tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại
hóa
2
3. Tài liệu tham khảo

3
1.Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? Các tác động này
đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay? Minh
hoạ bằng ví dụ cụ thể?

Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh; động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi
ích kinh tế - xã hội khác. (Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin trang 39

Kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, nền kinh tế
hàng hóa phát triển cao, ở đó ta có mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông
qua thị trường, đều chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.

Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên, tự
túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường. Kinh
tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị
trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại ngày nay. Kinh tế thị trường là sản
phẩm của văn minh nhân loại.

Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh
là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất kinh doanh với
nhau để giành lấy những điều kiện có lợi về sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hoá,
nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình.

I. Tác động tích cực


Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho sự
phát triển kinh tế. Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
thị trường thể hiện qua một số điều sau:
Đầu tiên: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh trong nội
bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.

Cạnh tranh nội bộ ngành: Có thể được hiểu như sự cạnh tranh giữa các doanh
4
nghiệp trong cùng một ngành kinh doanh với nhau nhằm mục đích tranh giành các

điều kiện thuận lợi để sản xuất hàng hóa hay tiêu tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi

nhuận trên thị trường. Kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị

trường của từng loại mặt hàng và thương hiệu doanh nghiệp, góp phần tạo nên sự
phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường nói riêng. Đây là loại hình cạnh
tranh có thể khiến các doanh nghiệp có quy mô sản xuất tầm trung phát triển mạnh.

Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở cùng một ngành là sự cạnh tranh nhằm
giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được
lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm, do đó
kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị trường của từng loại mặt
hàng. Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa vào điều kiện sản xuất trung bình
của toàn bộ xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất dưới mức
trung bình sẽ có nguy cơ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn những doanh nghiệp có
điều kiện sản xuất trên mức trung bình trong xã hội sẽ thu được lợi nhuận chính
thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất.

Cạnh tranh giữa các ngành khác nhau: Được coi là sự cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác nhau. Bản chất của loại cạnh tranh này

hướng tới mục đích tranh chấp những nơi đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Loại

cạnh tranh này được coi là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế

bởi lẽ việc cạnh tranh này hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị
hang hoá chuyển thành giá cả sản xuất. Đối với giá trị thị trường của hàng hóa, ta
có thể biết được doanh nghiệp nào đang kinh doanh kém hiệu quả, từ đó thay đổi
định hướng và kế hoạch kinh doanh. Còn với tỷ suất lợi nhuận bình quân, cho biết
lợi nhuận đầu tư của các nhà tư bản sẽ là như nhau cho dù có đầu tư vào các ngành
5
khác biệt.
Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những loại hàng hóa khác nhau. Mục
đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh nghiệp tự do di
chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh tranh này dẫn đến hình
thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân cũng như giá trị hàng hoá chuyển thành giá
cả sản xuất.
Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận bình quân là
điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị trường của hàng hoá
cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hay làm ăn không có hiệu quả. Từ đó sẽ có
những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Với tỉ suất lợi
nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ là như nhau cho dù đầu
tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như nhau.

Tiếp theo: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực xã hội một cách hiệu quả nhất.
Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng hoá cạnh tranh
nhau về giá bán, hình thức cũng như chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh
tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có năng suất lao động cao hơn
thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi. Điều đó giúp cho việc sử dụng các nguồn nguyên vật
liệu của xã hội sẽ có hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để
cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí
nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã hội mang lại không cao, chi phí cho sản
xuất tăng cao, giá trị hàng hoá lại tăng lên không cần thiết.

Thêm vào đó: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hóa trên thị trường, kích thích
thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và tăng vốn đầu
tư vào sản xuất trên thị trường, khi cùng một hàng nào đó lớn hơn cầu hàng hóa thì

6
phải làm cho giá cả của hàng hóa giảm xuống, làm cho lợi nhuận thu được của các
doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu như giá cả giảm xuống dưới mức hoặc bằng chi
phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn không có hiệu quả và bị phá sản. Chỉ có
những doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất giá cả thanh toán của hàng hóa thì
doanh nghiệp đó mới thu được. Điều đó mua các doanh nghiệp muốn tồn tại thì
phải giảm chi phí sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích
cực ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất.

Ngược lại khi cùng một hàng hóa nào đó nhỏ hơn cầu hàng hóa của thị trường vô
rồi nó đến sự khăn hiếm hàng hóa đến giá cả của hàng hóa tăng cao dẫn đến lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng lên, nâng cao năng suất lao động bằng ứng dụng
khoa học công nghệ tiên tiến hoặc mở rộng quy mô sản xuất để có được lượng
hàng hóa thị trường. Điều này làm tăng thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh,
nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Điều này quan trọng là động lực này
hoàn toàn tự nhiên không theo và không cần bất kỳ một các cơ quan quản lý nhà
nước.

Cuối cùng: Trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những người lao động với
nhau, để có một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp. Điều đó khiến mọi người
trong xã hội luôn luôn, nâng cao trình độ tay nghề của mình. Vì làm cho con người
ta hoàn thiện hơn, có một phần trong việc hình thành nên con người mới trong xã
hội mới thông minh, năng động và sáng tạo

II. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực của cạnh tranh với nền kinh tế, những tác động
tiêu cực mà nó mang lại cũng đáng để chú ý và lưu tâm:

7
Doanh nghiệp dùng những thủ đoạn vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật để
thu được nhiều lợi ích nhất cho mình, gây tổn hại đến lợi ích của tập thể, xã hội,
cộng đồng như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp bản quyền, tung tin phá
hoại uy tín đối thủ.

Cạnh tranh là đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường

Cạnh tranh tăng sự phân hóa giàu nghèo.

Cạnh tranh dẫn đến tổn hại đối với môi trường sinh thái ..v.v..

III. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam
Những thập kỷ gần đây, nhờ có cạnh tranh lớn nhỏ giữa các thị trường trong nước,
ngoài nước đã khiến nền kinh tế của Việt Nam gia tăng đáng kể. Thị trường Việt
Nam hiện nay được coi là một thị trường “béo bở”, giàu tài nguyên vì thế doanh
nghiệp nào cũng muốn có được một phần của nó.

Tác động của cạnh tranh có thể dễ dàng thấy được khi ta so sánh nền kinh tế nước
nhà thời phong kiến với hiện nay. Thời phong kiến hầu như các vương chiều đều
đóng cửa, có nền kinh tế tự cung tự cấp, tiền tài hầu như nằm trong tay vua chúa,
địa chủ, quý tộc. Vì thế nên nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào sự sản xuất của
nông dân, công nhân. Sau này khi chúng ta kết thúc được thời kỳ bóc lột đó, tiến
lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện những chính sách mở cửa, giao lưu, đối ngoại với
các quốc gia trên thế giới, nguồn tiền được đầu tư vào nhiều hơn, nền kinh tế xuất
hiện sự cạnh tranh. Lấy cạnh tranh làm động lực để tiến đến nền kinh tế đã phần
nào đủ đầy hơn nhiều. Nói chung, thị trường thì không nên bị nắm trong tay một
hay một vài cá nhân, mà nên được chia đều và chia theo thực lực của mỗi cá nhân,
hội nhóm.

Nhưng cũng chính vì thế mà cũng sinh ra nhiều những mặt trái mà ai cũng có thể
thấy được nhưng không làm gì được, điển hình là tham nhũng.

8
Tham nhũng trong kinh doanh gồm có hối lộ, kế toán gian dối, trốn thuế, kinh
doanh nội gián, rửa tiền, tham ô và giả mạo văn bản.

Muốn có một con đường kinh doanh thuận lợi, không bị Nhà nước sờ gáy? Hối lộ.

Muốn giàu lên thật nhanh? Rửa tiền, tham ô.

Muốn khiến công ty đối thủ “biến mất”? Kinh doanh nội gián.

Muốn trốn thuế? Kế toán gian dối.

Muốn độc chiếm thị trường, muốn là bá chủ? Chơi xấu.

Đó là những thực trạng đã và đang diễn ra hàng ngày ở thị trường Việt Nam.

Dù có tác động xấu nhưng ta vẫn không thể phủ nhận sự tích cực của việc cạnh
tranh.

Việc cạnh tranh giữa các ngành nghề, cạnh tranh cùng ngành nghề giúp hàng hóa
trên thị trường trở nên phong phú, giải quyết vấn đề việc làm.

Ví dụ: Vào ngày 27/02/2014, Grab chính thức có mặt tại Việt Nam, thời đó, xe ôm
công nghệ còn quá mới mẻ đối với Việt Nam, chúng ta quen thuộc hơn với những
chú xe ôm đầu ngõ, xe ôm trên đường quốc lộ. Dần dần với sự tiện ích của nó,
Grab trở nên “bành chướng” và chiếm lĩnh hầu như toàn bộ thị trường xe ôm lúc
bấy giờ.

Nhưng cũng không lâu sau đó, khi các nhà đầu tư, các nhà khởi nghiệp Việt Nam
và cả nước ngoài nhìn thấy được tiềm năng của ngành nghề này thì đã liên tục mở
ra những thương hiệu xe ôm công nghệ tương tự: Goviet, Be, Gojek,…

(https://thuonghieucongluan.com.vn/cac-ong-lon-ve-ung-dung-goi-xe-cong-nghe-
tai-viet-nam-lam-an-sao-a114821.html)

Sau một khoảng thời gian chiếm lĩnh thị trường thì Grab lại phải san đều nguồn
khách hàng cho các hãng xe ôm mới do họ có nhiều ưu đãi cho khách hơn. Thị
9
trường lại được cân bằng. Việc mở rộng thị trường xe ôm công nghệ như vậy giúp
đỡ cho nền kinh tế Việt Nam ở nhiều mặt: GDP tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm,..

Bên cạnh sự ứng dụng khoa học công nghệ đó vào ngành xe ôm, những hãng xe
ôm truyền thống nếu không theo kịp chắc chắn bị đào thải. Điển hình là Mai Linh,
Mai Linh vỡ nợ, phá sản trong ngành taxi. Lý do cho sự phá sản này chắc chắn
không chỉ ở việc không chuyển hướng sang taxi công nghệ nhưng dù sao đây cũng
là một trong những lí do quan trọng khiến Mai Linh đến bước đường ngày hôm
nay. Đó chính là bản chất của cạnh tranh, nếu không tiến lên phía trước, chắc chắn
bạn sẽ bị bỏ lại đằng sau.

(https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/chuyen-mai-linh-va-nhung-dai-gia-vo-no-
102568.html)

Sau khi thị trường xe ôm công nghệ được bão hòa, thì vấn đề mới lại nảy ra, đó
chính là sự kiện “khủng hoảng thừa”.

(https://laodong.vn/so-tay-kinh-te/dau-hieu-khung-hoang-thua-648511.ldo)

Tựu chung lại thì cạnh tranh vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến thị trường
Việt Nam, không tốt hẳn cũng không xấu hẳn, là một tất yếu khách quan đối với
mọi quốc gia.

2.Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội
lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam?

Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình
phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đất
nước lên trình độ mới.

Nghị quyết Trung ương khoá VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra định
nghĩa về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:

10
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản cũng như toàn diện
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ song song quản lý kinh tế - xã hội, từ
sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã
hội cao.

Các chuyên gia trên thế giới khái quát bốn trình độ công nghiệp hóa từ thấp đến
cao.

- trình độ lắp ráp (Assemblement).

- trình độ sản xuất với kỹ thuật riêng (Own Engineering Manufacturing-OEM)

- trình độ sản xuất với thiết kế riêng (Own Design Manufacturing - ODM)

- trình độ sản xuất với thương hiệu riêng (Own Brand Manufacturing - OBM)

Điều kiện cần để tiến lên trình độ công nghiệp hóa cao là mỗi quốc gia nhất thiết
phải có một số ngành sản xuất công nghiệp nền tảng. Các ngành:

- luyện kim

- cơ khí

- chế tạo

- hóa chất

- năng lượng…

chính là những nền tảng để các ngành công nghiệp khác có điều kiện, tiền đề xây
dựng, phát triển. Thực tế, không ít quốc gia đã không dành sự quan tâm ở tầm
chiến lược cho các ngành công nghiệp này, hệ quả trực tiếp là nền sản xuất công
nghiệp quốc gia về cơ bản chững lại ở trình độ lắp ráp cùng các ngành công nghiệp
phụ trợ vì thế không thể phát triển. Trước thực trạng này, văn kiện Ðại hội XIII xác
11
định: "Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh…tập trung phát triển những
ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ
trợ".

Trong thế giới ngày nay, quá trình công nghiệp hóa của mọi quốc gia không thể
tiến hành biệt lập, khép kín mà phải đặt trong chuỗi sản xuất - kinh doanh toàn cầu.
Ðối với Việt Nam, đòi hỏi này trở nên bức thiết gấp bội vì nền kinh tế nước ta đã
hội nhập rất sâu với nền kinh tế thế giới: Giá trị tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu
bằng 160% đến 200% GDP trong một vài năm qua. Trên ý nghĩa rất lớn, quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cũng là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế
dựa trên lợi thế cạnh tranh; bảo đảm tự chủ kinh tế quốc gia thông qua đổi mới
công nghệ, nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Ðể định hướng cho quá trình chuyển đổi quan trọng này, văn kiện Ðại hội XIII chỉ
rõ:

- Cơ cấu lại công nghiệp

- Nâng cao trình độ công nghệ

- Đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số...

- Nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế

- Có khả năng tham gia sâu

- Có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu

Một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao được xác định là
những ưu tiên phát triển gồm có:

- Công nghệ thông tin và truyền thông

- công nghiệp điện tử - viễn thông

- ô-tô

12
- thiết bị tích hợp vận hành tự động

- công nghiệp sản xuất rô-bốt, điều khiển từ xa

- công nghiệp sản xuất phần mềm

- sản phẩm số

- công nghiệp an toàn thông tin

- công nghiệp dược phẩm

- sản xuất chế phẩm sinh học

- công nghiệp môi trường

- công nghiệp năng lượng sạch

- năng lượng tái tạo

- năng lượng thông minh

- công nghiệp chế biến

- chế tạo phục vụ nông nghiệp và vật liệu mới…..

(https://nhandan.vn/dang-va-cuoc-song/ay-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-tren-
nen-tang-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-641488/)

Để tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta phải cố gắng:

− Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác, mở rộng cũng như hợp tác quốc tế,
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Dựa trên những nguồn lực
trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ, tận dụng tối đa nguồn lực từ bên
ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở cửa hội nhập, hướng mạnh về sản xuất cho
xuất khẩu, đồng thời thay thế sản phẩm nhập khẩu để có hiệu quả.

− Công nghiệp hóa - hiện đại hóa chính là sự nghiệp của toàn dân, được mọi
thành phần kinh tế tham gia, và trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo.

13
− Lấy việc phát huy yếu tố con người làm chủ đạo, việc tăng trưởng kinh tế gắn
liền với việc cải thiện đời sống người dân, tăng cường dân chủ, thực hiện tiến
bộ công bằng trong xã hội.

− Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kết hợp
công nghệ truyền thống song song công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào
công nghệ hiện đại ở những khâu có tính chất quyết định.

− Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương
án phát triển rồi lựa chọn dự án đầu tư phát triển và công nghệ, đầu tư có chiều
sâu để khai thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển
quy mô vừa, nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh,
đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả.

− Kết hợp chặt chẽ toàn diện lẫn phát triển kinh tế quốc phòng

14
CÁC NGUỒN THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác Lênin

2. https://laodong.vn/so-tay-kinh-te/dau-hieu-khung-hoang-
thua-648511.ldo

3. https://nhandan.vn/dang-va-cuoc-song/ay-manh-cong-
nghiep-hoa-hien-dai-hoa-tren-nen-tang-khoa-hoc-cong-
nghe-va-doi-moi-sang-tao-641488/

4. https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/chuyen-mai-linh-va-
nhung-dai-gia-vo-no-102568.html

5. https://www.slideshare.net/hoanghaint/ch-canh-tranh-kinh-
t-vit-nam-nhng-vn-t-ra-v-gii-php

15

You might also like