You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

BÀI TẬP NHÓM

CHỦ ĐỀ : BÌNH ỔN GIÁ KHẨU TRANG

Nhóm thực hiện : Nhóm 15

Giảng viên hướng dẫn : Võ Thị Kim Loan

Lớp : 212_71POLE10022_45

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2022


BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP
NHÓM
Tên thành viên Mã sinh viên Mức độ tham gia làm bài
Trương Hữu Huy 2173402010413 5
Trần Gia Huy 2177203010044 5
Nguyễn Ngọc Lan Phương 2173403010315 5
Phan Kim Ngân 2173402010442 5
Vũ Thị Thu Hà 2173401011397 5
Trần Thị Nhân Ái 2173201040174 5
Nguyễn Thanh Nga 2173201040195 5
Cao Thị Thảo 2175106050357 5
Nguyễn Kiều Phương 2173201040157 5
Đào Ngọc Mai Vy 2173403010315 5
Nguyễn Mai Bảo Ngọc 2173403010297 5
Cao Quang Mỹ Kiều 2172102050055 5
MỤC LỤC
Lí do chọn chủ đề..........................................................................................................1
I/ Những nội dung trong bài học để giải quyết vấn đề...................................................2
1. Thị trường, các loại thị trường & vai trò của thị trường :.................................2
2. Cơ chế thị trường & kinh tế thị trường :...........................................................2
3. Một số quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường :..............................................3
II/ Những nội dung cần hướng tới để giải quyết tình huống..........................................7
1. Các nguyên nhân dẫn đến việc phải bình ổn giá...............................................8
2. Ảnh hưởng từ nguyên nhân phải bình ổn giá....................................................9
3. Biện pháp bình ổn giá.....................................................................................10
III.Ý nghĩa của việc nghiên cứu và bài học kinh nghiệm từ vấn đề nghiên cứu...........13
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................15
MỞ ĐẦU

Lí do chọn chủ đề
Mục đích để tìm hiểu về các biến động của hàng hóa thị trường và đưa ra được những
phương hướng giải quyết hợp lý nhằm giúp cho kinh tế phát triển, giải quyết tình trạng
lạm dụng thu lợi bất chính.

2 cửa hàng ở Hà Nội bị phạt vì bán khẩu trang tăng giá. Ảnh: MXH

Đông người dân tới chợ thuốc lớn nhất TPHCM để mua khẩu trang. Ảnh: Ngọc Lê
NỘI DUNG
I/ Những nội dung trong bài học để giải quyết vấn đề
1. Thị trường, các loại thị trường & vai trò của thị trường :

Thị trường là gì ?
Thị trường là nơi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm , dịch vụ hoặc tiền tệ
bằng cách trực tiếp hay gián tiếp , nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về
một loại sản phẩm nhất định . Trong kinh tế , thị trường bao gồm cả người mua và
người bán.
Các loại thị trường :
 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo : Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều
người bán và người mua và các sản phẩm tại thị trường là tương đồng nhau . Tại
đây ,tất cả những người bán và người mua đều nắm được những thông tin cụ thể và
ít cạnh tranh vì nhu cầu của người mua có thể được thảo mãn bằng các sản phẩm
được bán bởi bất kì người bán nào trên thị trường .
 Thị trường độc quyền :là một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi một người
bán duy nhất , bán một sản phẩm duy nhất trên thị trường và có nhiều người mua .
Trong thị trường này , người bán không phải đối mặt với sự cạnh tranh . Do đó , thị
trường độc quyền là thị trường không cạnh tranh .
 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo :Cạnh tranh không hoàn hảo là một cấu
trúc kinh tế , không đáp ứng những điều kiện của cạnh tranh không hoàn hảo . Đây
là một thị trường khắc nghiệt chỉ toàn sự độc quyền và cạnh tranh độc quyền
Vai trò của thị trường :

Thị trường vừa là điều kiện , vừa là mooti trường cho sản xuất phát triển , là nơi quan
trọng để đánh giá , kiểm định năng lực của các chủ thể kinh tế . Thị trường lá thành tố
gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể từ sản xuất , phân phối , lưu thông , trao đổi ,
tiêu dùng , gắn kết nền sản xuất trong nước với nền kinh tế thế giới .

2. Cơ chế thị trường & kinh tế thị trường :

Cơ chế thị trường :


Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các cân
đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế
Kinh tế thị trường :
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
 Đặc trưng của nền kinh tế :
 Đa dạng các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu
 Thị trường đóng vai trò quyết định việc phân bố nguồn lực xã hội
 Giá cả được hình thành theo nguyên tắc của thị trường
 Lợi ích kinh tế - xã hội là động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh
 Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường
 Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mở
 Ưu thế của nền kinh tế thị trường :
 Nền kinh tế thị trường tạo môi trường và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển
 Nền kinh tế thị trường khai thác lợi thế và nâng cấp lợi thế của các chủ thể, vùng,
miền, quốc gia
 Kinh tế thị trường phục vụ tốt các nhu cầu của con người, thúc đẩy tiến bộ xã hội
 Khuyết điểm của nền kinh tế thị trường :
 Nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn khủng hoảng kinh tế
 Nền kinh tế thị trường làm cạn kiệt tài nguyê thiên nhiên, ô nhiễm môi trường tự
nhiên & xã hội
 Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc
trong xã hội

3. Một số quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường :

Quy luật Lưu thông tiền tệ


Là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất
định.
Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông ,thì số lượng tiền cần
thiết cho lưu thông được tính theo công thức :
M=P.Q/V
 Trong đó:
M :là lượng tiền cần thíêt cho lưu thông
P :là mức giá cả
Q :là khối lừợng hàng hóa đem ra lưu thông
V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
 Tức:
M= Tổng giá cả hàng hóa đem ra lưu thông / số vòng luân chuyển trung bình của một
đơn vị tiền tệ
Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện thanh toán thì số lượng cần thiết cho lưu
thông được xác định.
Quy luật giá trị
 Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị :
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa Quy luật
giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó ,tức trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết .
Trong sản xuất quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao
động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết ,có như
vậy họ mới có thể tồn tại được .Còn trong trao đổi hay lưu thông phải thực hiện theo
nguyên tắc ngang giá .Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một
lượng lao động như nhau hoặc trao đổi mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả
bằng gía trị .
Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá
trị.
 Tác động của quy luật giá trị
Trong nền sản xuất hàng hóa quy luật giá trị có 3 tác động sau:

 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa :


Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất ,nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị ,hàng hóa bán chạy
và lãi cao những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất ,đầu tư thêm tư liệu sản
xuất và sức lao động .Mặt khác ,những người sản xuất hàng hóa khác nhau cũng có thể
chuyển sang sản xuất mặt hàng này ,do đó tư liệu sản xúât và sức lao động ở ngành
này tăng lên quy mô sản xuất ngày càng mở rộng.
Thứ hai,nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị sẽ bị lỗ vốn.Tình hình
đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản
xuất mặt hàng khác làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi ở
ngành khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng gía trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản
xuất mặt hàng này.
Như vậy quy luật gía trị đã tự động điều tiết tỉ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao
động vào các ngành sản xuất khác nhau đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy lụât giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút
hàng hóa từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá cả cao và do đó góp phần làm cho hàng
hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định .
 Kích thích cải tiến kĩ thuật ,hợp lí hóa sản xuất tăng năng xuất lao động hạ giá
thành sản phẩm.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau nhưng trên thị trường
thì các hàng hóa thì đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động cá biệt khác
nhau ,nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí
lao động xã hội cần thiết .Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao
động thấp hơn mức lao hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ đựơc nhiều lãi và càng
thấp hơn càng lãi .Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tíên kĩ
thuật ,hợp lí hóa sản xuất ,cải tiến tổ chức quản lí ,thực hiền tiết kịêm …nhằm tăng
năng xuất lao động ,hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.Nếu
người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng xuất lao
động xã hội không ngừng tăng lên ,chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.

 Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu ,nghèo.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức lao
động hao phí xã hội cần thiết ,khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần
thiết sẽ thu được nhiều lãi ,giàu lên có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất ,mở rộng sản
xuất kinh doanh,thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
Ngược lại những người sản xuất hàng hóa nào có mức lao động cá biệt lớn hơn mức
hao phí lao động xã hội cần thiết ,khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ ,nghèo
đi ,thậm chí có thể phá sản,trở thành lao động làm thuê.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất
TBCN ,cơ sở ra đời của CNTB. Như vậy quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa
có tác động tiêu cực .Do đó đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát
triển ,nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực
của nó ,đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
Quy luật cung cầu :
Cung và cầu là hai hoạt động tương tác qua lại lẫn nhau và không hoạt động độc lập
trong nền KT-TT. Cung đến từ hoạt động sản xuất, khai thác tạo ra sp, tổng cung là
tổng số lượng sp / dv. Cầu đến từ nhu cầu sử dụng sp / dv và khả năng chi trả của KH
cho sp / dv đó. Điểm gặp nhau giữa cung và cầu gọi là giá cả bình quân, ở đó người
mua chấp nhận trả tiền trên cơ sở win – win. Các DN tham gia vào hoạt động sx kd là
tham gia vào dòng cung sp / dv vì vậy cần xác định rõ xu hướng tăng giảm của tổng
cầu cho sp / dv trước khi đi ra các chiến lược cạnh tranh.
VD : Trong trường hợp miếng đất ở trên, nếu thời điểm ban đầu tổng cung cao,
người mua có thể mua được sp với giá tốt, tuy nhiên đến thời điểm cao điểm, khi tổng
cầu lớn hơn tổng cung, điểm cân bằng giá trị thông qua giá cả sẽ bị thị trường đẩy lên
cao do đó người mua có thể phải thanh toán mức giá cao hơn, đến thời điểm tổng cầu
giảm đến mức nhỏ hơn tổng cung, có thể mức giá sẽ xuống thấp hơn nhiều so với mức
giá người mua mua vào ban đầu.
Quy luật cạnh tranh :
Trong nền KT-TT nhiều người mua và nhiều người bán, sự cạnh tranh là tất yếu. Các
chủ thể tham gia ở vai trò cung cần xác định rõ lợi thế của sp / dv và đưa ra các chiến
lược cạnh tranh phù hợp về giá, khuyến mại, khuyến mãi, dịch vụ khách hàng,…Việc
nhiều người bán cạnh tranh sẽ dẫn đến giá cả sp / dv sẽ giảm xuống và có lợi cho
người mua và ngược lại, khi nhiều người mua cạnh tranh để có được sp / dv, người
bán có thể tăng giá cả trao đổi sp / dv đó.
VD : Cùng thời điểm tết khi mà rất nhiều các DN bán lẻ cùng muốn đẩy hàng
nhanh và sự cạnh tranh cao xuất hiện, dẫn đến việc giá có thể giảm và có lợi cho người
mua…
Quy luật lưu thông tiền tệ :
Dòng tiên lưu thông trong thị trường đại diện cho sức mua, tổng số lượng sp / dv đại
diện cho sức bán. Sức mua của thị trường sẽ bị chi phối bởi sự biến đổi của sức khoẻ
đồng tiền, các công cụ lưu trữ, vận chuyển tiền tệ (vàng, đô la,…), tỉ lệ lạm phát, lãi
suất ngân hàng, các chỉ số tăng trưởng kinh tế khác, các biến động kinh tế, chính trị
trong nước và toàn cầu, …
Quy luật giá trị thặng dư :
Bất cứ hoạt động trao đổi nào người bán cũng đều phải nhận lại giá trị thặng dư so với
giá trị sp / dv để bù đắp các chi phí ban đầu, tái sản xuất và sinh lời theo quy tắc : T –
H – H’ – T’
Giá của các loại khẩu trang vải kháng khuẩn dao động từ 20.000 đồng - 30.000
đồng/gói 3 cái. Đối với loại hộp khẩu trang có 50 cái, 2 lớp có giá dao động từ 50.000
- 70.000 đồng/hộp. Với mỗi loại khẩu trang khác nhau sẽ có mức giá khác nhau.
Người dân đeo khẩu trang để phòng bệnh ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1,
TP.HCM - Ảnh: Quang Định

Có thể bị phạt 30 triệu đồng nếu tăng giá bán khẩu trang y tế
Ngày 30.1.2020, Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương có văn
bản hoả tốc 149/TCQLTT-CNV yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành
phố cùng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường nhanh chóng phát hiện, xử lý các
hành vi lợi dụng dịch bệnh viêm phổi do virus Corona để thu lợi trái phép.
Ngoài các mặt hàng Khẩu trang y tế, cồn, nước rửa tay, … đối với các sản
phẩm y tế là thuốc, Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 8.5.2017 quy định giá
thuốc phải được niêm yết, giá bán lẻ lợi nhuận không vượt quá 15%. Cơ sở bán
lẻ thuốc nào vi phạm quy định này đều có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Dược.

II/ Những nội dung cần hướng tới để giải quyết tình huống
Trang thiết bị y tế là loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người. Trước khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona xuất hiện, có lẽ không
nhiều người để ý đến những trang thiết bị y tế thông thường là khẩu trang y tế, nước
sát trùng,... Nhưng nay, giữa “bão” dịch, một chiếc khẩu trang y tế đội giá hàng chục
lần so với bình thường mà người dân vẫn phải chấp nhận mua. Do nhu cầu sử dụng
tăng cao đột biến và việc gian thương lợi dụng tình trạng khẩn cấp để đầu cơ, tích trữ,
tăng giá sản phẩm. Vì vậy việc phải bình ổn giá vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Người dân ra đường hay đến những nơi công cộng, đông người cần mang khẩu trang.
Ảnh: MXH

1. Các nguyên nhân dẫn đến việc phải bình ổn giá


Ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng, bảo đảm an sinh xã hội.
Khi mặt bằng giá biến động làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế xã hội, gây tác động
xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân, giá mua hoặc giá bán trên thị trường tăng hoặc
giảm bất hợp lý trong các trường hợp sẽ xảy ra sự mất cân bằng kinh tế tệ hơn là
khủng hoảng kinh tế – tài chính, mất cân đối cung – cầu tạm thời.
Tránh được tình trạng lạm dụng các biến động về nguồn hàng, giá cả mà sản xuất, thu
mua các sản phẩm giả, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc làm ảnh hưởng đến tâm
lý và quyền lợi người tiêu dùng.
Hoạt động điều tiết giá giúp lập lại công bằng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, do giá cả
là biểu hiện của quan hệ trao đổi của cải vật chất giữa người mua- người bản, giữa
người sản xuất- người sử dụng,… rộng hơn nữa là giữa các nhóm dân cư, tầng lớp xã
hội khác nhau,…

Chen chúc mua khẩu trang ở TPHCM (Ảnh minh họa: Tin tức Việt Nam)
2. Ảnh hưởng từ nguyên nhân phải bình ổn giá

TPHCM: Chen lấn mua khẩu trang vẫn...về tay trắng | VTC Now
Sức tàn phá khủng khiếp của dịch bệnh Covid 19 trong những năm vừa qua đã chứng
tỏ rằng, con người vẫn luôn mong manh và yếu đuối trước các tai họa bất ngờ. Giữa
tình trạng ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, hàng trăm nghìn người đang lâm vào cảnh
thất nghiệp, nợ nần. Dù vậy các chủ buôn thương đều tăng giá các mặt hàng thiết yếu
tạo nên hiệu ứng “té nước theo mưa” với khách hàng, nhất là mặt hàng “khẩu trang”.
Và giá thành của một hộp khẩu trang vẫn có thể tăng lên hàng trăm. Nhiều hộ nghèo
đôi khi cũng rất đắn đo trong việc mua một hộp 20 chiếc khẩu trang với giá 280.000
đồng ( theo giá trung bình vào đầu dịch ). Từ đó tạo nên việc người tiêu dùng tìm kiếm
những nguồn hàng rẻ, rồi từ đó dính phải hang giả hay thậm chí là những chiếc khẩu
trang đã qua sử dụng.
Sau khi các mặt hàng khẩu trang tăng giá đến “choáng ngợp”, khắp các trang mạng xã
hội, người trẻ bức xúc về vấn nạn này. Nhiều bạn trẻ kêu gọi hơn lúc nào hết chúng ta
cần chung tay phòng chống dịch chứ không phải lợi dụng cơ hội tăng giá, trục lợi.
Trong bài báo “Tăng giá khẩu trang: Xin đừng kinh doanh kiểu 'Thạch Sùng' trên đại
dịch” trên trang thanhnien.vn, anh Cao Trung Hiếu (sáng lập và điều hành Dân Trí
Soft) bức xúc và bày tỏ quan điểm rằng đây là kiểu kinh doanh Thạch Sùng như truyện
cổ tích của Việt Nam, còn theo kinh tế học thì đó là cách kinh doanh của sự hoang dại,
người làm kinh doanh chỉ biết đến đồng tiền và lợi nhuận. Anh còn cho rằng anh thấy
buồn cho văn hóa kinh doanh của một bộ phận người kinh doanh Việt Nam.

Một bạn trẻ bày tỏ quan điểm trước việc tang giá khẩu trang
Lối tư duy này rất nguy hiểm với một người kinh doanh nhất là thời đại công nghệ
thông tin hiện tại. Việc kinh doanh kiểu tăng giá vô tội vạ sẽ là con dao 2 lưỡi có thể
giúp họ kiếm một khoản lời trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể bị cả xã hội tẩy
chay, lên án và khả năng cũng sẽ bị cơ quan chức năng xử lý nếu đủ cơ sở.
3. Biện pháp bình ổn giá

Căn cứ diễn biến giá cả thị trường 2 tháng đầu năm và các dự báo cho năm 2022 cho
thấy vẫn có nhiều rủi ro cho việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2022.
Do vậy, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa
phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn
giá cả thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Trong đó
chú trọng việc chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt
hàng quan trọng, thiết yếu phục vụ đời sống người dân, nhất là những mặt hàng có xu
hướng tăng giá như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng...; trên cơ sở đó, chủ động tăng
cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá để góp
phần giữ ổn định giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu
hàng hóa, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách, lợi dụng các thời điểm lễ,
Tết để tăng giá bất hợp lý. 
Cùng với đó, theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu và giá các mặt hàng nguyên vật liệu
chính cho sản xuất trong nước đang hoặc dự báo có biến động tăng cao trên thị trường
thế giới để có biện pháp quản lý, điều hành kịp thời để bình ổn thị trường, nhất là đối
với mặt hàng xăng dầu. Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ các giải pháp về thuế theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 160/CĐ-TTg.
Đồng thời, không điều chỉnh tăng giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá,
việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ những tác động đến
CPI của quý II để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm.
Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giá và kịp thời xử lý
các sai phạm. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ
trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội, góp phần tạo ra sự đồng thuận trong xã hội để hạn chế tối đa các tác động
tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát.
Tùy vào các trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng có thời
hạn một hoặc một số biện pháp sau để thực hiện bình ổn giá quy định tại Điều 17 Luật
giá 2012. Bao gồm:
1. Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông
hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
2. Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
3. Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá
thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho
bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất
thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống.
4. Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối
lượng hàng hóa hiện có;
5. Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện
bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá;
6. Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết
quốc tế;
7. Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của
từng loại hàng hóa, dịch vụ theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại
Luật này.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất
trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các biện pháp bình
ổn giá dưới đây:
a) Mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia;
b) Các biện pháp về tài chính; hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và
cam kết quốc tế;
c) Lập và sử dụng quỹ bình ổn giá theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
d) Đăng ký giá; định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá đối với hàng
hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trừ các hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm
h, 1 khoản 1 Điều 3 Nghị định này
e) Kiểm tra yếu tố hình thành giá;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có trách
nhiệm tham mưu đề xuất trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện
đối với các biện pháp bình ổn giá dưới đây:
a) Điều hòa cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ
chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ lưu thông thuộc
thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có
thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất
trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện bình ổn giá đối với mặt
hàng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết
yếu quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 3 Nghị định này bằng các biện pháp bình ổn giá
dưới đây:
a) Điều hòa cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ
chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ lưu thông;
b) Kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
c) Đăng ký giá; định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá.
Hành vi găm hàng, tăng giá bán cao hơn gấp nhiều lần có thể bị xử phạt theo các quy
định đã được Nhà nước ban hành (Ảnh minh họa: VTV)

III.Ý nghĩa của việc nghiên cứu và bài học kinh nghiệm từ vấn đề
nghiên cứu
Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Các công tác nghiên cứu, tăng cường nghiên cứu khoa học và bình ổn giá cả có ý
nghĩa rất quan trọng thời đại dịch COVID diễn ra, giá của nhiều mặt hàng thiết yếu
luôn thấp hơn thị trường ít nhất 10 - 15% đã góp phần làm giảm bớt khó khăn cho
nhân dân, nhất là lao động nghèo, người có thu nhập thấp.Bảo đảm giá cả hợp lý, đáp
ứng nhu cầu người tiêu dùng.Mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nền kinh
tế quốc dân và đời sống nhân dân hoặc những hàng hóa, dịch vụ cần sự kiểm soát của
nhà nước. Giải pháp bình ổn giá, thực hiện chính sách điều hành đảm bảo mục tiêu, sát
với tình hình thực tế và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ động tháo gỡ khó
khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa
phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng
hóa thiết yếu cũng như các trang thiết bị y tế cần thiết cho người dân kịp thời. Chủ
động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa để chuẩn
bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường.
Vừa giữ bình ổn mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, lưu
thông hàng hóa phục vụ đời sống của người dân, đảm bảo các điều kiện cho công tác
phòng chống dịch bệnh vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để không gây ra đình
trệ cho nền kinh tế.

Các quầy thuốc chật kín người dân tìm mua khẩu trang y tế và nước rửa tay sát
khuẩn.
(Ảnh: Việt Linh/Zing.vn)
Bài học rút ra
Không thể phủ nhận rằng đại dịch covid vừa qua đã tạo ra những thay đổi rất lớn về tất
cả mọi mặt trong đời sống thường nhật của mỗi chúng ta, nó cho ta nhiều bài học về
những giá trị trong cuộc sống và hiểu về tầm ý nghĩa của cuộc sống hơn.
Chưa bao giờ, mỗi người trong xã hội hiện đại lại phải học cách trở về với đời sống
nội tâm của mình, hiểu thêm những giá trị yêu thương trong gia đình và người thân
yêu nhiều đến mức như vậy.Nhận ra rằng tiền không là tất cả, không phải là thứ quan
trọng nhất và mục đích sống mà chúng ta tìm kiếm, chính mạng sống,sức khỏe của bản
thân, gia đình và của tất cả mọi người xung quanh
Thời gian qua Nhà Nước cũng như Chính Phủ đã nổ lực hết mình đề quan tâm , chăm
sóc và tạo điều kiện giúp đỡ tốt nhất cho chúng ta.Nhà nước đã hiểu rõ nỗi lòng của
người dân và đưa ra các chính sách hết sức thiết thực như: bình ổn lại các mức giá như
giá của các nhu yếu phẩm, các mặt hàng cần thiết cho thời buổi dịch bệnh, đặc biệt là
khẩu trang và các thiết bị cho y tế, bởi hiện tại đây là những thiết bị cần thiết nhất đối
với mọi người.Chúng ta không nên đặt lợi nhuận kinh doanh lớn hơn tính mạng của
người dân. Chúng ta không thể kinh doanh cũng như trục lợi cho bản thân trên sức
khỏe của mọi người. Đây là những sự chia sẻ, cảm thông cũng như thấu hiểu của con
người dành cho nhau, của nhà nước dành cho người dân của mình.Chính vì vậy, hi
vọng rằng ở bất kì nơi nào trên thế giời này, mọi người luôn thấu hiểu và cảm thông
cho nhau, tạo ra những giá trị sống đích thực đề xây dựng cuộc sống tốt hơn.Và các
Quốc Gia đều cố gắng đưa ra thêm những chính sách giúp bình ổn giá cả đề người dân
có thể yên tâm hơn trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch.

Tài liệu tham khảo

http://www.dankinhte.vn/cac-quy-luat-cua-kinh-te-thi-truong/
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/nhan-thuc-va-giai-quyet-moi-quan-he-giua-
tuan-theo-cac-quy-luat-cua-kinh-te-thi-truong-va-bao-dam-dinh-huong-xa-hoi-chu-
nghia.html
https://vephuongdong.com/ban-ve-5-quy-luat-chinh-cua-nen-kinh-te-thi-truong/
https://vandekinhte.wordpress.com/2016/01/19/co-che-thi-truong-va-cac-quy-luat-thi-
truong/

You might also like